- Tham gia
- 2/12/06
- Bài viết
- 5,891
- Điểm tương tác
- 1,535
- Điểm
- 113
Con cám ơn bác Văn Học ! Xin phép cho con hỏi tiếp :
_ Như vậy, con hiện tại đang sống với A Lại Da Thức (cũng là A Lại Da Tâm), vậy là con cũng đang sống với cái Bản Thể Tâm _ cái Chân Thật Ngã _ của con, hay cũng là Phật tính, là Như Lai Tạng Tâm, là Chân Như Tâm chăng ? Như vậy con với Phật chỉ cách nhau "một bức màng vô hình" chăng ? Chỉ cần một lý do nào đó khiến cho không có (triệt tiêu) "bức màng vô hình" đó thì con là Phật chăng ?
Kính lắng nghe !
http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?26217-Từ-Vô-Ngã-đến-Hữu-Ngã/page9
Kính lạy Chư vị Đại Giác Ngộ, con Vô Học vốn chưa có chứng gì, mở chủ đề này e rằng có khi "vung tay quá trán" chăng ? Nhưng vì lợi ích cho con, cho diễn đàn, cho những Phật tử chân chính mà con không quản ngại cái Trí hãy còn cạn cợt của mình, đem vấn đề này ra mổ xẻ. Nguyện xin Chư vị Đại Giác Ngộ soi sáng cho con, để con không viết những lời sai trái.
Nam mô Cầu Sám Hối Bồ tát
------------------------
Kính quý Thiện Hữu Tri Thức ! Kính quý Phật tử chân chính, Kính các bạn trẻ.
Hoàng Mai mến ! Ắt hẵn bạn đã từng đọc qua cụm từ "Kiến Tánh thành Phật" mà Kinh điển Thiền Đốn ngộ thường hay nói.
Trước tiên, Vô Học xin ôn lại 2 từ "Kiến Tánh". Kiến Tánh là gi ?
Mặc dầu chữ Kiến là Thấy, nhưng ở đây chúng ta phải hiểu là KHÔNG PHẢI THẤY BẰNG MẮT.
Kiến Tánh là nhận ra Bản Thể Tâm bất sanh bất diệt của mình, nhận ra bằng sự trải nghiệm thật sự chứ không phải do lý luận, do suy diễn, do tưởng tượng mà nhận ra.
Thời khắc hiếm hoi ấy là sự vắng mặt của Ý Thức (gọi chung cả 7 Thức trước, từ Mạt Na Thức đến Nhãn Thức), hành giả chỉ sống bằng A Lại Da Tâm. Chứ không phải chỉ căn cứ vào câu nói của đức Lục Tổ "Không nghĩ Thiện, không nghĩ Ác, ngay đó là Bản Lai Diện Mục của Ông" rồi trong cuộc sống thường nhật, chúng ta tập trung tư tưởng không nghĩ lan man gì hết, "dòm" thấy cái không có tư tưởng gì sanh khởi (dù Thiện dù Ác) thì gọi đó là Bản Thể Tâm của Ta.
Trường hợp này vẫn là CÁI SỐNG CỦA Ý THỨC, của Mê Lầm, chứ nào phải "đương xứ tức Chân" là như vậy đâu.