KINH DỊCH có gì hay ?

KINH DỊCH có gì hay ?

Hiếu

Registered

Phật tử
Reputation: 59%
Tham gia
21/9/16
Bài viết
392
Điểm tương tác
157
Điểm
43
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
Thời gian gấp lắm ai ơi
Tu mau kẻo trễ, phận người mỏng thay.
Kiếp người nay đó mai đây,
Giàu nghèo thọ yểu sang hèn khác chi.
Một mai "mưa gió" trái kỳ,
Tuổi thời trai trẻ, mả thời xanh non.

Đầu bạc, môi thắm còn son;
Lụm khụm hay vẫn trăng non má hồng.
Sống sao cho khỏi chạnh lòng,
Tài năng Đức độ, khổ công gắng rèn.
Trước nhọc, sau ắt vững nền,
Bằng không mưu mẹo sớm phiền, họa tai.

Mưu cao sao thoát ngục hài,
Cười người hôm trước, người cười hôm sau.
Dù cho khuất mặt, oán sâu;
Làm Ma, làm Qủy theo không buông rời.
Ngấm ngầm hãm hại khắp nơi,
Chớ cho người mất, chẳng còn phiền ta.
Biển thù, oán nghiệp bao la,
Trời cao dẫu tỏ, cũng đà buông tay !

Nghe sao tiếng thét đọa đầy,
Ngục "Tam Thái Tử", đất ngay sát mình.
Rên la nam nữ, thật kinh.
Chích điện, hãm hiếp, mổ hình lấy gan.
Khác nào dã thú, hổ mang
Khác nào "địa ngục trần gian" kia người.

Vì sao nghèo mạt, Trời ơi ?
Vì sao phải khổ, theo người xứ xa ?
Vì sao oán ghét thù nhà ?
Vì sao người Việt nhẫn đà giết nhau ?

Bởi Danh, bởi Lợi chứ đâu.
Bởi vì hai chữ: Tiều mau đến liền !
Bợi do nhẹ dạ cả tin,
Bởi do nghiệp cũ, oan khiên đắp bù.

Hiện thực nó cứ lù lù,
Phải mau phản tỉnh, khéo tu sửa mình.
Đạo lộ Hiền Thánh rộng thênh,
Buông nhẹ là thoát trầm luân thôi à !
Nhìn cho thấu rõ sơn hà:
Nhân Duyên, Nghiệp Báo khéo mà vững tin !

Sửa mình quý nhất cần chuyên,
Rèn Tài luyện Đức, tinh chuyên sớm chiều.
Mai này Đức sáng Tài nhiều,
Của danh đâu thiếu, chẳng tiêu hết mà !
Bởi do ít muốn, thật thà.
Bởi do, cần kiệm khéo là đủ thôi.
Bởi do học một biết mười.
Bởi do chăm gốc, quả thời xum xuê.

Thánh nhân dạy bảo quay về:
Tu Tâm, dưỡng Tánh, Lễ Nghi học hành.
Văn ôn Võ luyện cho tinh.
Mai này dựng đắp quê mình đẹp tươi.
Người người, tại xứ vui cười.
Chẳng còn thấy cảnh buôn người xứ xa
Chẳng còn lừa lọc gian tà,
Chẳng còn khổ lụy, xót xa cõi lòng.
Chẳng còn phiêu bạt mông lung.
Quê mình mình ở, thái bình yên vui.

Tiếp đây "Di" ấy dưỡng nuôi.
"Đoài" thời hoan hỷ, vui tươi tràn trề.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Hiếu

Registered

Phật tử
Reputation: 59%
Tham gia
21/9/16
Bài viết
392
Điểm tương tác
157
Điểm
43
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
1752037733551.webp

Sơn Lôi Di

頤: 貞吉. 觀頤, 自求口實.
Di: Trinh cát. Quan di, tự cầu khẩu thực.

“Di” nghĩa là nuôi nấng, nuôi dưỡng. Trước là quẻ Phục, sau là quẻ Truân.

Trước kia lỡ phạm phải sai lầm, nay tự ý thức nhận ra sửa sai để nhằm khôi “Phục” lại Trinh đức ban đầu bị thói hư tật xấu chôn vùi, che lấp. Vì thế, sau Phục là Di, tức sự nuôi dưỡng lại Đức hạnh đã lỡ bị thói xấu làm cho “vấy bẩn”, làm cho yếu đi. Nhưng nhân đã gieo thì quả phải gặt, lỡ phạm sai lầm rồi thì trong lúc nuôi dưỡng sửa sai, ắt phải đối diện với khó khăn thử thách “Truân” – một là để trả giá cho hành động sai lệch trong lúc ngu tối mình lỡ phạm, hai là thói cũ lâu ngày nó có lực kéo khó bỏ, rất dễ cuốn dẫn mình trở lại “đường xưa”, sửa đổi thói xấu như mang nặng leo dốc, hay chèo thuyền ngược gió vậy đó, không hề dễ dàng, không hề đơn giản, nhưng trong toàn Kinh Dịch đều nói rõ ràng: việc khó không đáng sợ, sợ nhất là làm việc sai hay lòng mình yếu nản khi đứng trước “giống tố, mưa xa” mà thôi.

Kinh nói: Di, trinh cát.

Nuôi dưỡng hạnh Đức để làm sáng tỏ Trinh đức, thì tất nhiên tương lại là “Cát” hỷ vui mừng. Thế phải nuôi dưỡng như nào để cho Trinh đức được hiển bày “rực rỡ” ? Trinh đức hiển bày rực rỡ, tức là đồng nghĩa với “Minh tâm kiến tánh” trong nhà Phật.

Trước đây đã nói tới 3 pháp môn căn bản để thành tựu Trí Huệ như chư Phật đó là: Samatha (Chỉ) ở quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp, Tam Ma Bát Đề (Quán) ở quẻ Phong Địa Quan và Thiền na (Tham thiền) ở quẻ Sơn Thủy Mông. Cả ba pháp môn này tương ứng với ba bảo vật của Phật Pháp là Giới – Định – Huệ. “Chỉ” tương ứng với “Giới”, “Quán” tương ứng với “Định” và Tham thiền tương ứng với Huệ. Tham thiền thì tức là quay về Tiềm thức để tìm câu trả lời cho vấn đề mình chưa rõ, còn nghi hoặc, muốn sáng tỏ; thay vì hướng ra ngoài ngoại cảnh hay chạy theo suy nghĩ để tìm câu trả lời, thì xoay vào trong mà tìm kiếm, sức tìm kiếm nội tâm càng mạnh thì sức phá vỡ sự “thiếu hiểu biết” càng lớn, khi nhân duyên đầy đủ, nó pha tan đi cái “vô thủy vô minh” mà khai mở Đại Trí Huệ.

Khai mở “Vô sư trí” thì tương ứng với Huệ đúng rồi, nhưng tại sao Quán lại tương ứng với Định – tức khả năng bất động trước sự tác động ? Là vì Quán mang lại sự hiểu biết Nhân – Duyên – Quả, thấy được sự Vô thường và Vô ngã của vạn sự vạn vật, cho nên khiến con người giải thoát chính mình khỏi sự trói cột của định kiến, của kiến thức, của kinh nghiệm, của cảm giác v…v vì nó vô thường nên nó không vĩnh cửu, biết nó không vĩnh cửu nên không ôm giữ nó, thế nên trước sự tác động không bị chạy theo, nhân đó mà được Định. Lại nữa, vì Quán xét sự vật tới tận cùng nên hiểu bản chất của sự vật, hiểu rằng: cái gì xuất hiện trên đời, hay với người đều có nguyên nhân sâu xa đăng sau, đều có điều kiện nhất định khiến nó hiện hữu và vì thế thì nhân và điều kiện chẳng còn thì sự vật cũng tan biến theo, biết rõ như vậy nên được sự Định tĩnh trước ngoại cảnh tác động.

Nay muốn khiến cho Tâm ta được sáng suốt (Minh tâm), khiến cho Trinh đức được hiển bày rõ ràng (Kiến tánh) thì ắt ta phải kiên trì mà thực hiện các pháp môn trên đây, có thể tuần tự hoặc tùy ý chọn lựa một pháp có duyên, ấy là do căn cơ trình độ tu tập của mỗi người. Xong về căn bản, Giới là nền cho Định – Huệ, như Lễ Nghi Đạo đức là nền cho Tài Trí cao dày, không thể bỏ qua việc giữ gìn Giới luật – tức là sự kỷ luật bản thân mình, việc đề ra lộ trình hành động và phải tuân thủ đúng với lộ trình mình đã đề ra, cam kết kiên trì cho tới khi thành tựu mới thôi. Thành tựu rồi thì Trinh đức được sáng rõ, không còn bị thói quen chi phối sai khiến, tùy theo Trí Huệ mà điều khiên thân tâm hành xử trong mọi hoàn cảnh, như thế tức là tự do vui vẻ, là “Cát” hỷ đó vậy.

Kinh nói: Quan di, tự cầu khẩu thực.

“Quan di” nghĩa là xem xét kỹ việc nuôi dưỡng. “Khẩu thực” nói lời thật thà. “Tự cầu” nghĩa mong muốn của mình, cái mình tìm kiếm.

Việc sửa mình cốt để làm tốt cho mình trước tiên, đó là điều mình mong muốn phát xuất ra từ sự hiểu biết Nhân Quả, biết Thiên luật, muốn thành tựu bền vững chân thật. Phật dạy “Trực tâm” – tâm ngay thẳng không quanh co, là đạo tràng, là Tịnh độ - nơi yên bình thanh tịnh. “Khẩu thực” chính con đường đưa đến, hình thành “Trực tâm” vì đó là lời thành thật, không chỉ với mình mà còn với người, trong ngoài chẳng khác, trước sau như một, thành thực như vậy thì Tâm không còn quanh co, suy tư mưu lợi mà nói dối gian trá, thực hành khẩu thực tức là bước đầu tiến sâu vào con đường làm cho Tâm sáng, khiến cho Trinh đức được tỏ lộ ngày một rõ ràng hơn. Cho tới khi, chẳng còn chút gian dối nào thì Tâm tự nhiên được tịnh, Trí tự nhiên sẽ sáng và Trinh đức tự nhiên sẽ hiển hiện phơi bày.

Vì thế, trong việc sửa mình, trong việc nuôi dưỡng đức hạnh cần xem xét cho nó kỹ lưỡng – “Quan di” – để có thể nhìn nhận thân tâm hoàn cảnh đúng như nó là, đúng nhưn những gì đang diễn ra, mà chẳng suy diễn, ngụy biện, tô vẻ thêm sự vật, rồi theo cảm xúc hay hiểu biết sai lầm mà diễn giải nó ra, đôi khi chỉ riêng việc hiểu sai cái đang là cũng đủ để tâm mình rối ren rồi, chưa cần phải có vấn đề bất như ý xảy ra. Muốn sáng tỏ Trinh đức thì lòng phải trong sạch trong sáng, ý mình phải thành thật chân phương, không có gì gọi là giả dối, sai với sự thật ở đây, vì đó là bụi phủ gương tâm, che mờ Trí Huệ, dẫn đường cho thói lươn lẹo, đó là mảnh đất “phì nhiêu” cho thói xấu tật hư nảy sinh và lớn mạnh.

Ngược với “trực” tức là “tà vạy, cong vẹo, lươn lẹo, che đậy”, thế thì Trực Tâm là đất lành cho Trí Tuệ và Trinh đức hiển lộ, thì Tà Tâm là đất tốt cho Si mê và Tà đức vươn lên làm Đời người rơi vào vòng xoay của bất hạnh, khổ đau.
 

Hiếu

Registered

Phật tử
Reputation: 59%
Tham gia
21/9/16
Bài viết
392
Điểm tương tác
157
Điểm
43
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
1752038030523.webp

Tập Đoài

習兌; 亨.利貞.
Tập Đoài; Hanh. Lợi trinh.

Trước Đoài là Khuê – mâu thuẫn, sau Đoài là Lí – thẳng thắn nói lên sự thật. Khi con người ta không hài lòng về nhau, nhưng vẫn chôn dấu trong lòng, kìm nén chưa bộc lộ ra ngoài, đó chính là nhân của sự xa cách, sự thù hiềm và sự tranh cãi mai sau, do đó muốn được sự vui vẻ hòa thuận của Đoài, phải có sự dũng cảm nói ra nỗi lòng, nói lên sự thật của “Lí” thì mọi sự tương lai mới được hanh thông thuận lợi.

Kinh nói: Đoài hanh.

Mâu thuẫn lại chuyển thành vui vẻ, vì mâu thuẫn đã được giải quyết, hiềm khích đã được xóa nhà, sự thật đã được phơi bày và nỗi lòng đã được cảm thông thấu hiểu. Trước kia chưa hiểu gì về nhau, cho nên nhìn nhận sự việc bị cảm tính, đem định kiến hạn hẹp áp đặt lên đối phương, rồi nương theo sự suy diễn cá nhân mà định hình lên sự vật, cho đó là sự thật là chân lý, sử dụng nó làm cơ sở để đánh giá, để quyết định phương cách đối ứng hành xử với người. Nay nhờ hiểu rõ hơn về người, biết được chỗ hay chỗ dở, biết được chỗ khó chỗ dễ, biết được chỗ khuyết chỗ ưu v…v đã hiểu nhau rồi thì liền tự nhiên cảm thấy gần gũi, muốn thay đổi cách ứng xử, muốn thay đổi lại hành vi tiêu cự dành cho nhau trước đây, niềm vui sinh ra từ sự hiểu biết và cảm thông. Vậy Đoài là niềm vui của sự thông hiểu.

Nhờ sự mâu thuẫn mà hiểu nhau, mình hiểu người, người hiểu mình, do đó thông cảm được cho nhau rồi vui vẻ trở lại, sự thông hiểu được nhân đôi mang lại niềm vui cho cả đôi bên thì gọi là “Tập Đoài”. Vui vẻ rồi thì hợp tác dễ dàng, làm gì cũng được “hanh” thông.

Kinh nói: Lợi Trinh.

Hiểu nhau, vui vẻ hợp tác với nhau, nhưng sự lợi ích khi mà cả hai cùng hợp tác làm điều đúng đắn, làm điều thiện lành, chứ không phải như trong chốn quan trường, hòa đồng vui vẻ cùng chia sẻ lợi ích “nhóm”, chỉ có phe cách đồng chí thì được lợi còn ngoài nhóm hội mình, chẳng cần quan tâm, có bị hư hoại hay chịu cảnh oan khiên thiệt thòi thì cũng mặc kệ, chẳng ngó ngàng tới. Sự vui vẻ sinh ra do Lợi ích có được dựa trên sự bất hạnh của kẻ khác, sự đau khổ của người khác, ấy là sự “nhẫn tâm”, là trái đạo Nhân Nghĩa, thế thì ắt là chẳng được lợi ích lâu dài, sớm muộn cùng theo Nhân Quả mà trả giá đắt về sau. Do đó, thông hiểu vui vẻ hợp tác gắn bó, phải lấy Trinh đức – thành tín trong sáng thiện lành – làm nền tảng, cùng xây dựng điều tốt đẹp, như vậy thì mới là “Lợi Trinh” mà Thánh nhân muốn khuyến khích người Quân tử học tập thực hành.
 

Hiếu

Registered

Phật tử
Reputation: 59%
Tham gia
21/9/16
Bài viết
392
Điểm tương tác
157
Điểm
43
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
1752116435740.webp

Thuần Cấn

纯 艮: 艮 其 背, 不 獲 其 身, 行 其 庭, 不 見 其 人. 無 咎 .
Thuần Cấn: Cấn kỳ bối, bất hoạch kỳ thân, hành kỳ đình, bất kiến kỳ nhân, vô cựu.

“Cấn” là bền cứng, bền vững, kiên cố; cũng nghĩa là ngừng lại, đình chỉ. “Kỳ” là ấy, đó. “Bối” là mặt trái, mặt sau; là quay lưng lại; là làm trái, làm ngược lại; cũng nghĩa là cõng, đeo, gánh vác; là giấu giếm, lén lút. “Hoạch” là thâu được, bắt được; giành được. “Thân” là thân thể; là chính mình. “Hành” là làm; đi; là lưu thông. “Đình” là sân trước; chỗ rộng rãi. “Kiến” là gặp; là đụng, chạm. Chữ “Thuần” nghĩa là thuần túy, thành thực.

Ở đây xác định từ “kỳ” lặp lại bốn lần, nhấn mạnh vào những đối tượng cụ thể trong hoàn cảnh thực tế mà người rơi vào tính huống “Cấn” đang đối mặt - hay nhất định sẽ phải gặp, bởi Thánh nhân dụng lời định hướng cho trăm họ, mà “mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh” cho nên sẽ nói tới cái chung thường gặp mà gạt qua cái cá biệt đơn lẻ - cần xem xét kỹ : “bối”, “thân”, “đình”, “nhân”; Sáng tỏ: mình và người, che dấu và công khai, sau và trước, hẹp và rộng, trách nhiệm cá nhân và lợi ích của tập thể.

Toàn câu Kinh trên nghĩa là: Thành thực mà dừng lại điều mình đang giấu giếm, bản thân chớ nên ôm lấy trách nhiệm vượt quá sức mình, hãy nhận lãnh việc đó một cách công khai, đừng lén gặp riêng ai để tìm kiếm sự nâng đỡ, thì sẽ không phạm lỗi lầm.

Có những việc mình đang “gánh vác” (“kỳ bối”) mà vượt quá “sức” mình, có thể là quyền hạn hay năng lực, thì cần chia sẻ, cần trình bày ra công khai (“kỳ đình”) ở nơi những người (“kỳ nhân”) có trách nhiệm liên quan, có quyền hạn xử lý hay năng lực giải quyết nghe được, chớ nên đơn độc xử lý hay giành lấy phần việc ấy cho mình “bất hoạch kỳ thân”, như thế thì kết quả của việc làm mới tránh được những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra (“vô cữu”). Ấy tức là “lượng lực nhi hành” – làm việc theo sức mình, chớ ôm đồm quá khả năng; lại cũng đúng với phương châm: “Chúng nhân tiễn trảo, sơn khả di” – người người chung tay, núi cũng dời được. Và quan trọng hơn là “ Càng phận chi tâm, tất chiêu kỳ họa” – hành động vượt quá chức phận, ắt sẽ tự rước họa vào thân. Nay chẳng “tùy tiện” hành sự, lại sẻ chia với người, thì tất nhiên là thoát “họa” được “vô cữu” cũng là nhờ Thánh nhân căn dặn kỹ càng. “Tri kỷ vi kỷ giả, sinh tử tương đạc” – người đã hiểu rõ mình như hiểu chính bản thân đến vậy thì tất nhiên là việc sống chết cũng có thể gửi gắm mà an tâm !

Lại cũng có nghĩa là, phàm nhận lãnh chức vụ trong một tập thể, luôn luôn phải tự chân thật xem xét năng lực của mình, đối chiếu với trách nhiệm của vị trí ấy có tương xứng, có phù hợp, có đảm đương nổi không ? Nếu không nổi, chưa đủ sức thì cần phải trình bày nó ra công khai trước tất cả tập thể, hay trước người giao phó trách nhiệm cho mình, để nhận được lời khuyên, sự chia sẻ đúng đắn. Chớ nên thì Danh Lợi của quyền chức làm mê muội tâm trí, tặc lưỡi làm liều hay hối lộ luồn lách tìm cách để được đề bạt, làm như thế thì ắt là tự mình “cố ý” đẩy mình vào vòng nguy hiểm của sự “chênh vênh” nơi quẻ Đại Quá.

Trước quẻ Cấn là quẻ Khiêm, sau quẻ Cấn là quẻ Kiển, ban đầu nhờ khiêm cung học hỏi, kính trên nhường dưới mà được người cảm mến giao phó trọng trách – Cấn, nhưng nếu khi nhận lãnh trọng trách, được Quyền cao Chức trọng rồi, thì rất có thể lại sanh tâm khinh mạt kẻ dưới – Kiển, do đó Thánh nhân phòng tránh cho người Quân tử mà răn dạy: chớ nên nhận việc quá sức mình hay tìm cách thăng tiến “cửa sau”, như vậy thì lợi bất cập hại, không có được sự tốt lành mai sau. Vì sao ? Vì mà lén lút để tìm người nâng đỡ đề bạt, do bản thân không tự tin về tài trí của mình cũng như thiếu sự đồng tình của mọi người trong tập thể, thế thì ắt phải “chung chi” một khoản không nhỏ, đã bỏ của để được thăng Quan thì sau này ắt phải lợi dụng địa vị làm điều “khuất tất” nhằm thu lại vốn cũ bỏ ra, làm như thế thì sao mà chẳng sinh ra “tai ương”, sao mà chẳng lâm vào cảnh “hung” xấu về sau. Dó đó, hãy cứ “hành kỳ đình, bất kiến kỳ thân” (bổ nhiệm công khai, dựa vào tài trí bản thân, chẳng nhờ luồn cúi hối lộ tìm cầu nâng đỡ) thì sẽ được “vô cữu” (chẳng phạm lỗi lầm).
 

Hiếu

Registered

Phật tử
Reputation: 59%
Tham gia
21/9/16
Bài viết
392
Điểm tương tác
157
Điểm
43
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
1752116605247.webp

Thuần Chấn

纯 震: 震 亨.震來虩虩, 笑言啞啞.震驚百里, 不喪匕鬯.
Thuần Chấn: Chấn hanh. Chấn lai hách hách, tiểu ngôn ách ách. Chấn kinh bách lý, bất táng chuỷ sướng.

“Chấn” là tiếng sấm sét; là rúng động, vang dôi, khiến giật mình kinh hãi. “Thuần chấn” là tiếng sấm lớn tới mức cùng lúc tất cả mọi người, mọi loài đều nghe thấy. Trước quẻ Chấn là quẻ Ích, sau quẻ Chấn là quẻ Phệ Hạp. Làm việc lợi “Ích” không ngừng, trong thì sửa mình, ngoài thì giúp người, trong ngoài đều “Lợi” thì tiếng thơm vang xa, danh tiếng như “sấm động ngang tai”. Người xưa nói: “Nhất thanh lôi động, vạn cổ lưu phương” – một tiếng sấm vang rền (thức tỉnh, đánh thức mọi người), mà tiếng thơm lưu truyền thiên cổ (ý chỉ cho việc lợi ích lớn lao rộng khắp), thế thì khi nói tới sự lợi ích lớn người ta hay ví với tiếng Sấm, vì sấm phát xuất nơi Trời mà vang xuống nơi Người, nó đại bảo cho Thiên lý Đạo đức, nó mạnh mẽ chấn động tâm can người, làm xoay chuyển con người từ chỗ tệ ác sai lầm, sang thành thiện lành đức độ, sự xoay chuyển người và mình nó có sức mạnh ghe gớm, lợi ích lớn lao cho nên Thánh nhân đặt để gọi là “Thuần Chấn”.

Nhưng sự thức tỉnh này, như người mơ màng bị dội gáo nước lạnh, ngay phút ấy tỉnh lại song có thể vài ngày sau thì “chứng nào tật ấy”, “bệnh cũ tái phát” v..v bởi thế sau Chấn là Phệ Hạp – tức là sự tu sửa trong kỷ luật và quyết tâm, dùng sức Giới – Định để uốn dẹp thói cũ. Trước khi “Chấn” – thức tỉnh, thì chìm đắm trong sai lầm tà vạy, nay nhân có người chỉ bày mà sinh tâm kinh sợ nghiệp quả ác báo, tâm liền khởi ý sám hối ăn năn, lòng thời rõ ràng sự nguy hại của điều sai lầm trước đây, ý muốn thay đổi, nhưng thói cũ đã quen cứ kìm kẹp chẳng dời, vì thế cần quyết tâm và kỷ luật để thắng sức ì Nghiệp lực, mà kiến tạo được Đức hạnh tốt lành. Sự tiếp nối giữ Chấn và Phệ Hạp, có sự quan hệ chặt chẽ, hỗ tương cho nhau cần thiết tới vậy. Thiếu “Chấn” thì chẳng biết sai để mà “Phệ Hạp”, nhưng thiếu “Phệ Hạp” thì “Chấn” cũng chỉ là gió thoảng mây bay, nước đổ lá khoai v…v ngày sau cũng phải mang thân này đền trả “chủ nợ”.

Kinh nói: Chấn hanh, chấn lai hích hích, tiểu ngôn ách ách.

“Chấn” là sự rúng động do mình được “thức tỉnh” bởi lời răn nhắc, thấy rõ sự nguy hại của Nhân Quả Ác Nghiệp mà lòng sinh sợ hãi, ấy là điều tốt đẹp, biết sợ thì né tránh chẳng phạm, do đó mà được “hanh” thông.

Khác với “Tỉnh” là chánh niệm trong mỗi việc làm, biết rõ mình người vạn sự vạn vật; thì “Chấn” là trực nhận ra điều đúng đắn, khiến kinh sợ mà chuyển tâm. Không có sự “Tỉnh” thì rất khó có được sự “Chấn”, tại sao vậy ? Vì bị cuốn theo, bị sai xử bởi thói hư tật xấu rồi, ngay đó tâm trí mê muội, làm theo phản xạ không hề “tỉnh táo”, dĩ nhiên không biết mình làm gì thì làm sao mà biết mình làm thế có tốt hay không ? Biết được mình làm gì đó sai trái, ấy đã là sự tiến bộ vượt bậc trong tiến trình làm sáng tỏ cái Trinh đức, giúp khai mở Trí Tuệ nơi Tiềm thức, cũng như đặt bước chân vững chắc trên con đường mà chư vị Hiền Thánh đã bước đi lâu xa về trước.

Kinh Không Uế Nhiễm, Trung Bộ Kinh, Phật dạy:

“ Này chư Hiền, ở đời có bốn hạng người. Thế nào là bốn? Chư Hiền, ở đây, có hạng người có cấu uế, nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta có cấu uế". Lại nữa chư Hiền, ở đây, có hạng người có cấu uế, và như thật tuệ tri: "Nội thân ta có cấu uế". Lại nữa chư Hiền, ở đây có hạng người không có cấu uế, nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu uế". Lại nữa, chư Hiền, ở đây, có hạng người không có cấu uế và như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu uế"…

Chư Hiền, ở đây, hạng người có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta có cấu uế". Trong hai hạng người có cấu uế, hạng người này vì vậy được gọi là hạng người hạ liệt. Chư Hiền, ở đây, hạng người có cấu uế và như thật tuệ tri: "Nội thân ta có cấu uế". Trong hai hạng người có cấu uế, hạng người này vì vậy được gọi là hạng người ưu thắng…

Này Hiền giả, hạng người có cấu uế, và như thật tuệ tri: "Nội thân ta có cấu uế". Với người này, có thể chờ đợi như sau: "Người này sẽ khởi lên ước muốn, sẽ cố gắng, sẽ tinh tấn để diệt trừ cấu uế ấy. Người này sẽ từ trần, trong khi không còn tham, không còn sân, không còn si, trong khi không còn cấu uế, trong khi tâm không còn ô nhiễm". Này Hiền giả, giống như cái bát bằng đồng, mang từ chợ về hay mang từ nhà thợ rèn về, phủ đầy bụi bặm, và người chủ cái bát ấy dùng đến, lau chùi và không quăng cái bát ấy vào chỗ đầy bụi bặm. Này Hiền giả, như vậy cái bát ấy, sau một thời gian được thanh tịnh hơn, được sạch sẽ hơn."


Vậy thì một người, tự mình nhận thức về bản thân mình còn có thói hư tật xấu, thì trong tương lai, khi điều kiện đầy đủ, họ sẽ khởi lên ý muốn diệt trừ nó, sau khi đã chịu đựng, sau khi đã phải trả giá vì những kết quả do thói xấu ấy gây ra, họ sẽ tìm cách để làm thanh tịnh tâm hồn mình, người như thế Phật dạy là người “ưu thắng” – tốt đẹp có sự mạnh mẽ, có tương lai “thắng” lợi trong đời sống làm người. Thế thì, nhân “Chấn” sẽ giúp người Quân tử thức tỉnh, nhân “Phệ Hạp” sẽ giúp người Quân tử tốt đẹp lên, nhờ hành động tu sửa chủ động, có ý thức, có quyết tâm, có mục tiêu rõ ràng.

“Chấn lai hách hách” - tiếng sấm vang lên khiến người loài run sợ, phát ra âm thanh rối rít như bầy chim non - “Tiểu ngôn ách ách”, khi người ta hoảng hốt sợ hai, tự nhiên sẽ có xu hướng phát ra âm thanh vô thức, ở đây sự cộng hưởng lớn do sự sợ hãi không chỉ có riêng mình ai, mà là tất cả đều chung cảm giác như nhau, do đó mà Thánh nhân lấy hình ảnh ríu rít của bầy chim non mà biểu tượng. Một là chim non thì còn phụ thuộc, ví như con người còn phụ thuộc vào Trời Đất, tiếng sấm vang lên như lời cảnh báo của Trời Đất về một sự kiện, một điều gì đó lớn lao sắp xảy tới, sắp diễn. Sự vĩ đại của điều sắp xảy đến này nó có tính ảnh hưởng rộng lớn cho toàn nhân loại, cho nên nhân loại khi biết được mới hoảng hốt đồng thanh kêu la “rối rít” như vậy. Nhưng khiến người sợ hãi không phải mục đích của lời răn mà Trời rao giảng, cốt để người thức tỉnh mà thay đổi chính mình thôi và đó là điều tốt lành, là lợi ích, phải nên trân trọng cơ hội ngàn vàng mà hữu duyên lắm mới có được này !

Kinh nói: Chấn kinh bách lý, bất táng chủy sưởng.

“Sưởng” là rượu nếp, thứ có hương thơm lại còn làm cho người say đắm. “Chủy sưởng” là cái muỗng để mục rượu nếp.

“Chấn kinh bách lý”, là tiếng sấm lớn vang xa cả trăm dặm. Đáng ra phải làm cho người nghe phải kinh hãi, buông rơi chính cái việc mà mình đang làm, nhưng ở đây thì lại là “bất táng” nghĩa là chẳng đánh rơi. Tại sao lại như vậy ? Vì có Định tâm, do giữ Giới, do hành Thiện tạo nên. Người Quân Tử nhờ học tập theo Đạo đức, biết giữ gìn Nhân – Nghĩa – Lễ - Trí – Tín, mà khi gặp chuyện “bất ngờ” như sấm động, chuyện “bí mật” đáng sợ tới động Trời ,mà lòng chẳng giao động. Ấy là vì cái điều được “bật mí” là cái sự người Quân tử đang làm rồi, chỉ có chăng là bây giờ biết thêm tầm quan trọng của việc ấy trong giai đoạn này nó khẩn thiết và cấp bách hơn, thì bản thân sẽ cố gắng và tập trung rèn luyện nhiều hơn bình thương nữa thôi. Việc đang làm cứ làm, không có gì mà phải “hoảng hốt cả”, vậy thì điều làm say đắm lòng người như rượu nếp, đó chính là Thiện hạnh thiện Đức, và hương thơm của Đức hạnh thì nó còn có thể “bay ngược gió”, nó giúp “chuyển gió nghiệp” từ tà sang chánh, từ ác sang lành, từ hướng hạ sang hương thượng, nó rất là tốt đẹp, rất là đáng quý, vì thế không thể “chủy” – đánh rơi nó được ! Phải giữ chắc, nắm chắc và thực hành kiên trì cho tới khi thành tựu mới được.
 

Hiếu

Registered

Phật tử
Reputation: 59%
Tham gia
21/9/16
Bài viết
392
Điểm tương tác
157
Điểm
43
Nơi ở
Hồ Chí Minh.

1752207820054.webp

Địa Trạch Lâm

臨: 元亨, 利貞.至于八月有凶
Lâm: Nguyên hanh, lợi trinh. Chí vu bát nguyệt hữu hung.

“Lâm” nghĩa là trên cao nhìn xuống; là gần, kề, đi đến, tới nơi; là đối mặt, gặp phải; Trước Lâm là quẻ Đồng nhân, sau Lâm là quẻ Tổn. Lạc giữa "đất nước" mênh mông, bị mất phương hướng, thì nguy hiểm rình rập phía trước, "Tổn" hại khó mà tránh được.

Đồng nhân là hòa hợp, là đoàn kết. Đoàn kết thì tạo nên sức mạnh, một nhóm người cùng tiến về một hướng, nó có sự cộng hưởng rất lớn, cho nên sức ảnh hưởng ấy chấn động Trời Đất, chấn động người đứng ở trên những người ấy, vì thế mà khiến cho người đứng đầu phải chú ý, phải dõi theo, phải “nhìn xuống” – Lâm. Như trước đây, trong quẻ Đồng nhân đã từng nói, đoàn kết lại, tụ họp lại làm điều chánh nghĩa, làm điều thiện lành v…v thì rất tốt, sẽ mang lại kết quả “Cát” hỷ vui vẻ, thế nhưng ở đây “chí vu bát nguyệt hữu hung” – trong khoảng thời gian 8 tháng tính từ thời điểm “Lâm” này sẽ có sự “hung” xấu – như thế thì trong thời gian chưa tới 1 năm, lại có kết cục không tốt, rõ ràng là do làm điều phi nghĩa, trái Đạo gây ra.

Kinh nói: Lâm, nguyên hanh lợi trinh.

“Nguyên hanh lợi trinh” vốn là đức của Trời, trước nói nhìn xuống, sau nói đức Trời thì rõ là việc tụ họp này Trời rất quan tâm, có ý nghĩa chấn động rất lớn nên Trời mới phải ngó xuống nhìn xem, chứ “nguyên hanh lợi trinh” mà là tả cho sự Lâm thì chẳng thể nào có sự “hung” đằng sau được, cũng giống như Càn vậy, thay Trời hành Đạo thì vạn sự hanh thông, còn đây là trái Trời nghịch Đạo, do đó mới gặp phải điềm “hung” xấu.

Thế thì “Lâm” ở đây còn có nghĩa khác là “lâm nguy” - 臨危 là đối diện nguy hiểm, đối diện thử thách; vì là nguy hiểm là thử thách nên sau Lâm mới là Tổn – sự giảm bớt, sự tổn hại. Sở dĩ bị rơi vào cảnh hiểm nguy là vì Trời sắp đặt như vậy, Trời sắp đặt như vậy nên Trời mới ngó xuống nhìn xem, một là để coi những kẻ tụ họp lại làm điều trái Luật trái Đạo này có biết hối lỗi ăn năn khi gặp hiểm nguy không, mà nhân đó sửa tâm sửa tánh; hai là để cho nhân loại biết Thiên lý Thiên luật Thiên Đạo là có tồn tại, để biết kính Trời trọng Đất, để từ rày về sau không còn càn loạn như vậy nữa. Một sự hiểm nguy xuất hiện, vừa có tác dụng răn đe, vừa có tác dụng cải sửa, tại sao cần phải răn đe làm cho sợ hãi ? Bởi vì quá cố chấp, quá cứng đầu cứng cổ, dù dạy dù bảo nhiều cách nhẹ nhàng vẫn không chịu hối cải quay đầu, chẳng chịu nhìn nhận lỗi lầm là do nơi mình, cứ đổ tại người tại cảnh, tại Trời tại Đất v…v cứ mang họ “Đổ” mà chẳng chuyển sang họ “Nhận”, như tục nhân nói “chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ”, nay Trời mang nguyên cái “hòm lớn” để trình ình trước mặt nhân sinh, để coi xem, còn mạnh miệng mạnh thân, còn can đảm “coi Trời bằng vung” được tới khi nào ?

Như vậy thì, “Hung” không xấu, rất tốt là đằng khác vậy, như Thiền sư Lai Quả nói: “thiết ngạch đồng đầu tề hạ luyện” – những kẻ cứng đầu cứng cổ, đều cho vào lò luyện !

Kinh nói: Chí vu bát nguyệt, hữu hung.

Trong quẻ Phục có nói tới “thất nhật lai phục”, ở quẻ Lâm này thì nói tới “bát nguyệt hữu hung” – một lợi một hại, một gần một xa, gần là tính bằng ngày, xa thì tính bằng tháng, cho nên ở đây chẳng nói tháng 8 mà là 8 tháng, hơn nữa nếu là tháng 8 thì nên gọi tên “Dậu” chứ chẳng phải là “bát” ý chỉ cho số đếm, đây là chỗ mà rất nhiều học giả, cũng như đọc giả băn khoăn khi nghiên cứu Kinh Dịch, nhân đây xác quyết lại sự hiểu cho đúng đắn: “bát nguyệt” nghĩa là tám tháng tới, tính từ thời điểm sự “Lâm” biểu hiện rõ ràng ra ngoài, chứ không phải thời điểm người đó nhận thức được sự “Lâm”, bởi sự vật biến chuyển độc lập theo quy luật Dịch khách quan, chẳng lệ thuộc ý chí nhận thức chủ quan của con người, dù có biết hay không biết, thì nó vẫn xảy ra, cho nên không dựa vào thời điểm nhận thức được sự có mặt của sự vật, mà dựa vào thời điểm sự vật xảy ra để tính đếm về sau cho đúng “bát nguyệt”.

Con số 8 có ý nghĩa rất thú vị, ở đây nói tới Dịch thì ta xét số 8 theo khía cạnh Bát Quái – tức là một chu kỳ chuyển dịch trọn vẹn từ Khôn tới Càn, từ thuần âm tới thuần dương, nay Lâm là trên cao nhìn xuống, thì vòng xoay lại ngược chiều, từ thuần dương tới thuần âm, ấy là theo góc nhìn về sự suy đồi của Đạo đức và lòng người. Xã hội cổ đại, tôn thời kính trọng Trời Đất thần linh, ngày nay giải thích đó là vì người xưa “ngu muội”, còn thời nay “khôn ngoan” hơn. Có “khôn ngoan” hơn thật không ? Vật chất và khoa học hiện đại tạo nên sự tiên nghi, nhưng Trái Đất thì bị tàn phá ghê gớm, chim thú muôn loài, đất đai bầu khí quyền, từ dòng suối tới con sông, từ khu rừng tới đồng lúa v…v tất cả đều bị “khám phá” một cách tàn bạo, con người thăng hoa về vật chất một thì tha hóa về Đạo đức mười, do đó đứng từ trên cao nhìn xuống, thì thực ra là nhân loại đang suy đồi xa rời Trời Phật, chứ chẳng phải là “tiến hóa” về gần với Trời Phật đâu ! Sống trong Trời Đất, mà xa rời Thiên luật, hủy họai Đạo đức, tàn phá thiên nhiên v…v thế thì họa tới gần kề, cũng không thể nào trách Trời sao không thương người cho được, vì người quá “ác” rồi ! Phải dạy dỗ thôi, phải cho đối diện “Đại Hung” thì mới mong, trong lúc cực suy này, họa may mới có được sự “Đại tỉnh”.

Việc này rất là hệ trọng, thiên tai nhân họa rất là ghê gớm, chẳng phải là việc nhỏ đâu, ai “khôn” thì nên sớm tỉnh mà sửa tâm sửa tánh, sửa dạ sửa lòng, bởi gấp lắm rồi, tính bằng “tháng” thôi đấy !
 

Hiếu

Registered

Phật tử
Reputation: 59%
Tham gia
21/9/16
Bài viết
392
Điểm tương tác
157
Điểm
43
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
1752207939072.webp

Phong Trạch Trung Phu

中孚: 豚魚吉, 利涉大川, 利貞.
Trung phu: Đồn ngư cát, lợi thiệp đại xuyên, lợi trinh.

Trước Trung phu là quẻ Tiết, sau Trung Phu là quẻ Quy Muội. Bên ngoài tiết chế hành vi, bên trong giữ sự thành tín, nhưng cũng đừng ép mình quá thì lại thành “quy muội” sẽ không tốt, cứ thả lỏng tự nhiên.

Như con heo con “đồn” – cứ ăn rồi ngủ, ngủ rồi ăn, vô lo vô nghĩ, chẳng bận tâm bên ngoài; như con cá “ngư” cứ bơi qua bơi lại, mắt mở chẳng nhắm, nhưng miệng thì im khép chẳng nói lời nào. Chẳng chạy theo bên ngoài mà chỉ lo việc mình như heo con, cứ mở mắt nhìn cho tỏ rõ việc mình mình làm chẳng nói lời thị phi, lấy cá lấy heo để tượng cho cái đức cần nhẫn thì sẽ được Cát Hỷ vui vẻ. Lo làm ăn đi, đừng có nói nhiều thì mọi sự sẽ được vui vẻ, ấy là nghĩa đen “trần trụi” của “Đồn ngư cát”.

Ít nói, siêng làm, trong nhẫn nại thành tín, ngoài tiết chế tự khiêm, làm như thế thì “lợi” ích nhân đôi, ngoài thì “thiệp đại xuyên” – vượt qua được thử thách khó khăn, trong thì “trinh” – làm trong sạch được tâm tánh. Trong ngoài đều tốt đẹp cả !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top