- Tham gia
- 20/3/07
- Bài viết
- 599
- Điểm tương tác
- 65
- Điểm
- 28
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính chúc Toàn Thể Đại Chúng ở Diễn Đàn Phật Pháp Online một mùa Phật Đản an vui giải thoát.
Phật Đà nghĩa là bậc Giác Ngộ.
Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật đản sinh nhằm một mục đích duy nhứt đó là "Khai Thị Ngộ Nhập Tri Kiến Phật Cho Chúng Sanh". Nghĩa là đem giáo lý Giác Ngộ mà ngài đã chứng và thấy biết được soi sáng chúng sanh, giúp cho chúng sanh theo đó mà tu tập để cùng được chứng thấy biết như Phật, tức là trở về với và sống thật với Tánh Viên Giác của mỗi chúng sanh sẵn có.
Kinh Ưu Bà Di Pháp Môn Tịnh Hạnh - Phẩm Thụy Ứng chép: "Sau khi mang thai đấng Đại thánh" gần đến ngày mãn nguyệt khai hoa, hoàng hậu Ma-gia theo phong tục trở về quê hương để sinh nở. Trên đường về, nghỉ chân ở một công viên xinh đẹp gọi là vườn Lâm-tỳ-ni, hoàng hậu khoan thai dạo bước trong vườn hưởng một bầu không khí trong lành, khỏe khoắn sau chặng đường dài mệt nhọc. Đến dưới một gốc Vô ưu, nhìn đoá Ưu-đàm ngàn năm một lần khoe sắc đưa hương "bất giác" hoàng hậu Ma-gia giơ cánh tay phải lên hái hoa "liền đó từ phía hông hữu" đức Phật đản sinh - nhẹ nhàng đi bảy bước trên bảy hoa sen, mỗi bước nhìn mỗi phương: 1, Thị Đông phương giả, vị chư chúng sinh tác đạo sư cố; 2, Thị Nam phương, vị chư chúng sinh tác lương phước điền cố; 3, Thị Tây phương giả, ngã sinh dĩ tận thị tối hậu thân cố; 4, Thị Bắc phương giả, ư nhất thiết chúng sinh, ngã đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu-tam-bồ-đề cố; 5, Thị Hạ phương giả, vị dục phá ma binh chủng linh kì thời tận cố; 6, Thị Thượng phương giả, vị chư thiên nhân chi sở quy y cố; 7. Đến bước cuối cùng, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất và tuyên bố rằng : ''Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn''. Nói xong, chư thiên dâng hai dòng nước nóng lạnh tắm cho Ngài. Và Ngài trở lại như mọi đứa trẻ bình thường.
http://daitangkinhvietnam.org/van-hoc-v ... a-sen.html
Mỗi bước đi trong bảy bước đi đầu tiên của cuộc đời, đức Thế Tôn đều vì muốn lợi ích cho chúng sanh. Và thật thế cả một cuộc đời Thị Hiện Ta Bà, cho đến 49 năm thuyết Pháp, đức Thế Tôn đều vì muốn khai mở trí tuệ cho chúng sanh được giác ngộ và giải thoát.
Do vì tỏ lòng Tri Ân đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni mà hằng năm các nước Phật giáo đều tổ chức lễ Phật Đản để kỷ niệm đức Thế Tôn đản sinh. Theo Nam truyền thì gọi là ngày Vesak, thường gồm Đản Sinh, Thành Đạo và Niết Bàn, còn gọi là ngày Tam Hiệp.
Ngoài việc làm lễ Phật Đản hàng năm để Tri Ân, Báo Ân và Kỷ Niệm ngày đức Thế Tôn đã thị hiện Ta Bà, giác ngộ giáo hóa chúng sanh, chúng ta nên làm hơn thế nữa, bằng cách cúng dường. Mà Pháp cúng dường là hơn hết như Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện có nói:
"Thiện nam tử ! Trong các thứ cúng dường, pháp cúng dường là hơn hết. Pháp cúng dường là: Tu hành đúng theo lời Phật dạy để cúng dường, làm lợi ích cho chúng sanh để cúng dường, chịu khổ thế cho chúng sanh để cúng dường, nhiếp thọ chúng sanh để cúng dường, siêng năng tu tập căn lành để cúng dường, không bỏ hạnh Bồ Tát để cúng dường, chẳng rời tâm Bồ Ðề để cúng dường."
Rất mong mọi người Phật Tử chúng ta kỷ niệm Phật Đản bằng cách mà ngài Phổ Hiền đã dạy như trên.
Ngày Phật Đản nên là ngày vui vẻ nhứt của những người Phật Tử.
1. Vui vì ngày đó kỷ niệm đức Phật Đản Sinh để đem ánh sáng Trí Tuệ cho đời và lợi ích chúng sanh.
2. Vui vì ngày đó hàng Phật Tử hảnh diện vì mình là đệ tử của Phật, được làm học trò của bậc Viên Giác.
3. Vui vì mình được học Phật Pháp, được hành Phật Pháp (vì Phật khó gặp, Pháp khó nghe) để đưa đến giác ngộ và giải thoát.
4. Vui vì ngày nầy Tứ Chúng Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di hội tụ, sống trong thanh tịnh và hòa hợp. Sau ngày lễ các vị xuất gia sẽ An Cư Kiết Hạ, các vị tại gia sẽ Tùng Hạ để trao dồi giới đức, học tập chánh Pháp của Phật.
Tôi thay mặt Diễn Đàn Kính Chúc Toàn Thể Đại Chúng một mùa Phật Đản thanh tịnh an vui, và nguyện cầu cho các vị sớm được Giác Ngộ và Giải Thoát.
Thánh Tri Kính Viết
Mùa Phật Đản 2011
Kính chúc Toàn Thể Đại Chúng ở Diễn Đàn Phật Pháp Online một mùa Phật Đản an vui giải thoát.
Phật Đà nghĩa là bậc Giác Ngộ.
Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật đản sinh nhằm một mục đích duy nhứt đó là "Khai Thị Ngộ Nhập Tri Kiến Phật Cho Chúng Sanh". Nghĩa là đem giáo lý Giác Ngộ mà ngài đã chứng và thấy biết được soi sáng chúng sanh, giúp cho chúng sanh theo đó mà tu tập để cùng được chứng thấy biết như Phật, tức là trở về với và sống thật với Tánh Viên Giác của mỗi chúng sanh sẵn có.
Kinh Ưu Bà Di Pháp Môn Tịnh Hạnh - Phẩm Thụy Ứng chép: "Sau khi mang thai đấng Đại thánh" gần đến ngày mãn nguyệt khai hoa, hoàng hậu Ma-gia theo phong tục trở về quê hương để sinh nở. Trên đường về, nghỉ chân ở một công viên xinh đẹp gọi là vườn Lâm-tỳ-ni, hoàng hậu khoan thai dạo bước trong vườn hưởng một bầu không khí trong lành, khỏe khoắn sau chặng đường dài mệt nhọc. Đến dưới một gốc Vô ưu, nhìn đoá Ưu-đàm ngàn năm một lần khoe sắc đưa hương "bất giác" hoàng hậu Ma-gia giơ cánh tay phải lên hái hoa "liền đó từ phía hông hữu" đức Phật đản sinh - nhẹ nhàng đi bảy bước trên bảy hoa sen, mỗi bước nhìn mỗi phương: 1, Thị Đông phương giả, vị chư chúng sinh tác đạo sư cố; 2, Thị Nam phương, vị chư chúng sinh tác lương phước điền cố; 3, Thị Tây phương giả, ngã sinh dĩ tận thị tối hậu thân cố; 4, Thị Bắc phương giả, ư nhất thiết chúng sinh, ngã đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu-tam-bồ-đề cố; 5, Thị Hạ phương giả, vị dục phá ma binh chủng linh kì thời tận cố; 6, Thị Thượng phương giả, vị chư thiên nhân chi sở quy y cố; 7. Đến bước cuối cùng, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất và tuyên bố rằng : ''Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn''. Nói xong, chư thiên dâng hai dòng nước nóng lạnh tắm cho Ngài. Và Ngài trở lại như mọi đứa trẻ bình thường.
http://daitangkinhvietnam.org/van-hoc-v ... a-sen.html
Mỗi bước đi trong bảy bước đi đầu tiên của cuộc đời, đức Thế Tôn đều vì muốn lợi ích cho chúng sanh. Và thật thế cả một cuộc đời Thị Hiện Ta Bà, cho đến 49 năm thuyết Pháp, đức Thế Tôn đều vì muốn khai mở trí tuệ cho chúng sanh được giác ngộ và giải thoát.
Do vì tỏ lòng Tri Ân đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni mà hằng năm các nước Phật giáo đều tổ chức lễ Phật Đản để kỷ niệm đức Thế Tôn đản sinh. Theo Nam truyền thì gọi là ngày Vesak, thường gồm Đản Sinh, Thành Đạo và Niết Bàn, còn gọi là ngày Tam Hiệp.
Ngoài việc làm lễ Phật Đản hàng năm để Tri Ân, Báo Ân và Kỷ Niệm ngày đức Thế Tôn đã thị hiện Ta Bà, giác ngộ giáo hóa chúng sanh, chúng ta nên làm hơn thế nữa, bằng cách cúng dường. Mà Pháp cúng dường là hơn hết như Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện có nói:
"Thiện nam tử ! Trong các thứ cúng dường, pháp cúng dường là hơn hết. Pháp cúng dường là: Tu hành đúng theo lời Phật dạy để cúng dường, làm lợi ích cho chúng sanh để cúng dường, chịu khổ thế cho chúng sanh để cúng dường, nhiếp thọ chúng sanh để cúng dường, siêng năng tu tập căn lành để cúng dường, không bỏ hạnh Bồ Tát để cúng dường, chẳng rời tâm Bồ Ðề để cúng dường."
Rất mong mọi người Phật Tử chúng ta kỷ niệm Phật Đản bằng cách mà ngài Phổ Hiền đã dạy như trên.
Ngày Phật Đản nên là ngày vui vẻ nhứt của những người Phật Tử.
1. Vui vì ngày đó kỷ niệm đức Phật Đản Sinh để đem ánh sáng Trí Tuệ cho đời và lợi ích chúng sanh.
2. Vui vì ngày đó hàng Phật Tử hảnh diện vì mình là đệ tử của Phật, được làm học trò của bậc Viên Giác.
3. Vui vì mình được học Phật Pháp, được hành Phật Pháp (vì Phật khó gặp, Pháp khó nghe) để đưa đến giác ngộ và giải thoát.
4. Vui vì ngày nầy Tứ Chúng Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di hội tụ, sống trong thanh tịnh và hòa hợp. Sau ngày lễ các vị xuất gia sẽ An Cư Kiết Hạ, các vị tại gia sẽ Tùng Hạ để trao dồi giới đức, học tập chánh Pháp của Phật.
Tôi thay mặt Diễn Đàn Kính Chúc Toàn Thể Đại Chúng một mùa Phật Đản thanh tịnh an vui, và nguyện cầu cho các vị sớm được Giác Ngộ và Giải Thoát.
Thánh Tri Kính Viết
Mùa Phật Đản 2011