G
gioidinhtue
Guest
1) Quán xét về sự sanh sống của loài người, thì chúng ta nhận thấy rằng : Tiếng nhơn người là một danh-từ chỉ cho sự hành-vi của sắc thân, có chứa lòng nhơn ái. Nên gọi người là gồm cả thân và tâm. Tâm đây là lấy sự nhơn (lòng nhơn) làm trung-tâm-điểm; mà lòng nhơn ấy có là tại nơi hành-vi, việc làm thiện.
2) Loài người có, là trước kia do nơi thú tiến hóa ra. Chủng-tộc người sanh ra trước nhất tại chân núi Hy-mã-lạp-sơn, hồi ấy là vượn khỉ, giống giàu lòng gia-tộc thường cất nhà ở trên ngọn cây, cả bầy có tới số trăm ngàn.
3) Về chơn-lý chỉ rằng : Tư thuở tứ-đại địa-cầu mới nổi thì cỏ cây thú do ấm tứ-đại sinh ra, từ ít tới nhiều, từ nhỏ tới lớn, bởi nơi sự khổ là gió làm duyên. Thời gian càng đưa tới, mỗi kiếp lại lớn khôn, loài thú hoặc trong đất sinh ra, hoặc trong nước sinh ra, hoặc hóa sanh nơi cỏ cây đồ vật biến đổi hình dạng do tư tưởng, con này thành ra con kia, hoặc khi đã có rồi thì sanh thai trứng, hầu hết đều trong loại ngũ sắc đủ hình.
Loài thú, phần đông, chỉ biết sát hại để ăn, giành giựt cho có, dâm dục chơi bời la lối ngông-nghêu, lắm con lại say sưa bất kể. Loài thú chỉ có tư-tưởng biết lo nhớ, và hành động theo ý dục của thọ tình. Chẳng biết sự phân chia tốt xấu khen chê, đen trắng từ trong đen ác tiến lần ra ngoài trắng, thiện làm người. Xưa kia loài cọp dữ hung hăng lúc nhỏ, ỷ mạnh làm oai, giết hại ăn nhau, tập ác cho nhau sanh ra thù oán. Khi trở về già bệnh yếu, bị trẻ nhỏ rình đón hăm-he mới phải sợ chết mới lìa rừng, trèo lên cây cao và non núi đói ăn bông trái lá hột, ốm yếu nhỏ hình, trở nên khỉ, vượn, gấu, đười ươi. Nhờ sự chết mà biết ăn-năn sám hối, bỏ dữ theo lành, lên ở trên cao; bậc đã lớn tuổi nhiều năm kinh nghiệm, có trí-hóa biết thương yêu và hay tha thứ.
Từ lúc chạy bốn cẳng đến khi biết đứng hai chân hái trái, biết đến trèo leo, về sau đói khát thiếu ăn khi mùa nắng hạn, mới chạy tuốt xuống đồng bằng; vì đó mà tập bươi đất dập hột gieo trồng; vì mưa nắng mà che lùm cất ổ sửa sang nhà cửa; vì nóng lạnh nên đóng khố choàng khăn, bằng bố, bô, vỏ, lá, bàng, cối, vải sồ, khi đau ốm, bởi tại miệng ăn, thì tìm miếng ăn đối trị, nếm thử mùi vị mà chế ra thuốc uống.
Về sự ăn, mặc, ở, bịnh, cần sống, càng chế biến mở-mang nên việc càng nhiều, ý càng hay, trí càng sáng, theo nẻo vật chất, tham-sanh, tiếc thân, gìn của, lại tự-cao chưng-diện, lông lá đứt rụng lần, không mọc ra dài được. Nhờ ở ăn no ấm thân thể được trắng trẻo phì-mĩ, và bởi sự ưa dâm mà trau dồi nên ra bóng sắc.
Sự tấn hóa hay hơn hết về lẽ sống là lòng nhơn thành thiện, biết thương yêu nhau, lập ra gia đình xã-hội, trói buộc cho nhau bằng tình nghĩa cang-thường luân-lý, và đua chen nhau học hành vật-chất, quyền-thế lợi danh, để cầu mong được cái vui say êm sướng cho xác thịt. Lắm kẻ lại nhắm mắt đánh liều, sống chết tới đâu hay tới đó, lại đi làm việc hung ác ngang-bạo, phá rối sự sống chung của số đông người, mà phải bị lập ra pháp-luật, để xử hình răn phạt.
Xưa kia thú dữ ở nơi rừng, chỉ có móng, răng, giết nhau mỗi lần một mạng ! Từ khi đã có lập gia-đình xã-hội, đoàn nhóm, thì lại hay sanh ra giặc-giã lớn-lao, tàn sát triệu ức mạng người. Có biết làm cơ khí giỏi hay, mà hại thú vật, một lần không số đếm, ấy cũng vì danh lợi mà ra. Lắm kẻ lại vì tình riêng giành giựt, mà sanh ra cướp trộm đánh phá sự hung ác trở lại hơn buổi ban đầu.
Hồi tưởng lại thuở mới có một hai người, nơi mặt đất bằng, bấy giờ họ rất biết thương yêu nhau che chở cho nhau, rủ nhau đến ở chung, chung sống, cùng nhau đồng hòa sức lực, chống chỏi với mọi tai nạn khủng khiếp, đầy dẫy khắp nơi lúc nào cũng có ! Những kẻ ấy đồng cảnh ngộ mà đến ở chung, đồng kinh nghiệm, đồng lòng nhân-ái, đồng góp sức gia-công, đồng vui tuơi hòa-hiệp, nên mới có cõi đời này. Cõi đời của loài người, mà càng thành lập lớn lao đông đúc, thì càng sanh lắm tai nạn chém giết cùng nhau, do đó sự chia rẽ nhiều nơi mới có, và có số chết kia, thì rồi sau lại số sanh nọ càng nhiều hơn, càng nhiều là càng khổ, bởi quá khổ mới có kẻ sáng trí, gọi Phật Trời !
Buổi đầu chưa có người, loài thú ăn thịt uống máu lẫn nhau, gọi là Hồng-hoang thượng-cổ.
Kế đó sanh nảy loài người lập Gia-đình Xã-hội cõi sống lòng nhơn, gọi là Toại-nhân.
Đến sau càng đông nhiều, chen chúc thiếu hụt tranh giành, kẻ đi vào sâu trong vật-chất, người lại vất bỏ mà lần lượt đến cõi tinh-thần, sáng-lạng vui tuơi vĩnh-viễn, chắc thật gọi là văn-minh, lành sáng, có học, đạo giáo, bậc Trời, cõi Trời thiện đạo, chư thiên trọn lành trên mặt đất. Sau rốt đời sẽ trở nên cõi Phật, và quả địa-cầu, thế-giới phải đến lúc diệt tiêu, đặng mà thay đổi tượng sanh trở lại, sau thời kỳ khác, đúng theo lẽ vô thường, khổ-não, vô-ngã, của không gian và thời gian là võ-trụ.
ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN SANH LÀ NAM VÀ NỮ
Loài người có nam và nữ là bởi nơi thú có đực cái. Thú có đực cái là bởi cây cỏ âm dương tình thọ ! Tình thọ có hai, khi ưa vầy, khi muốn khác, do mưa nắng các pháp tương-đối đổi thay. Căn thân do thức chủ mà tượng thành lấy trần vật chất làm ra cái có.
Hình thể của thân do cây cỏ, thân hình cây cỏ do kẹt đất đá mọc lên. Đầu miệng phía dưới, đuôi miệng phía trên ăn đất nước nơi đầu gốc là gốc rễ, đem lại nuôi đuôi phía trên là tăng nhánh, để sanh tinh ba trái hột là con. Đến loài thú thì đầu đuôi ngang nhau, tiến đến người thì đầu trên chân dưới. Sự thay chân đổi đầu là bởi khổ, mới tập theo duyên cảnh mà quen lần.
Nam hay nữ, đực hay cái, cỏ hay cây, Trời hay Phật cũng đều gọi là chúng sanh, chung sống, sống chung hay là những loại có sự sống như nhau, ở chung trong bầu võ trụ. Kẻ như đầu, kẻ như chân, kẻ như mắt, kẻ như tai, kẻ như mũi, kẻ như luỡi, kẻ như tay, kẻ như tim, gan, tỳ, phổi, thận, kẻ như da, lông, xương, thịt máu, huyết, tinh-ba v.v… gồm tất cả là một cơ thể sống của võ trụ. Cái sống toàn thể ấy gọi là ta, cái ta chung hiệp tất cả như nhau làm một, không thể tách lìa không hề rã loạn, chẳng riêng tư, không ích-kỷ, chẳng phân chia, tức là sự trọn sống, trọn yên vui, trọn không đau đớn khổ sở tai họa. Như vậy thì đâu có sự thương hay ghét, hoặc ta và người, những điều nhỏ hẹp.
Trái lại sự khổ của người là bởi nơi nam và nữ mê muội, và do nơi đó mới có đạo giải thoát cứu khổ ra đời. Sự khổ ấy là lòng thương, sự cứu khổ ấy cũng lòng thương; cái thương sái trật và cái thương trúng phải.
Cây có đực cái nhưng chẳng gian dâm. Thú tình dục khó dằn mà giao cấu. Người ham lạc thú mới chơi bời mang khốn lụy, tự giết hại chôn mình. Trời thì chán sợ xa dâm, và Phật tự nhiên không chú ý. Con đường từ không có đến có mà phải khổ, và vất bỏ để được yên vui kêu là đạo. Đạo mà người giác ngộ hiểu rõ sự quí báu, mới thật hành được hiệu quả, kêu là đạo quả. Con đường ấy nơi khoảng giữa của tương-đối nam nữ, đực cái, âm dương, hai bờ lề kêu là trung-đạo, không thiên vị sa ngã bên nào.
Lòng thương có hai cách, thương mà được yên vui cứu khổ cho nhau; hay là thương mà rối khổ vì nhau, để giết hại lẫn nhau về sau; hay là cái thương tăng hót bên ngoài xác thịt giả dối, và cái thương chắc thật vĩnh viễn trong tâm hồn. Đức Phật khi xưa có dạy rằng : Lòng thương phải có, mà dục vọng thì đừng. Ay vậy cái thương đầy quí báu tốt dẹp biết bao nhiêu.
Con thú ác, giết hại tất cả mà còn thương vợ con nó. Kẻ hung bạo sát nhân nhưng không giết được đàn bà. Nước mất nhà tan, nhưng nhờ sắc đẹp của người đàn bà (cống hồ) mà được khôi phục lại; đó tức là lòng thương của kẻ ác, thương một người rồi thường lần đến những kẻ khác, mà được có lòng nhân, hay là mỹ nhân kế của Đức Khổng-tử, để lập thành nhân đạo, cho đám người xưa hung bạo. Đó là lòng thương tạo nhân đạo của kẻ ác, miễn cho được sống trong lúc nguy hiểm đánh liều sự may rủi khổ sở về sau; cũng gọi là cái thương của người trẻ nhỏ vậy. Thương đây tức là lòng dục vọng, thương ấy giống tựa luỡi đao thương, nó làm cho sống mà chịu đau khổ, nó cứu bây giờ mà hại về sau ! Một khi con người đã hiền lành rồi, mà vướng phải sự thương yêu, thì ôi thôi, trở nên dốt nát, ngây cuồng hung bạo trở lại, mà còn chết cả thân tâm, tan hoang cả sự nghiệp sa địa ngục rất dễ dàng. Cho nên gọi cái thương của dục vọng ấy. Chẳng phải là sự yêu thương nhau mà giết hại nhau, hay là cái thương giả dối độc ác là cái thương dốt nát bằng xác thịt dâm cuồng của người hạ trí vậy.
Đối với đời, tham sống, thì cái thương ấy cũng còn khá hơn là sự giết nhau, như thế cũng là phải, nhưng họ còn lầm, kìa như loài thú kia giết nhau nào ai can gián giải hòa; mà khi loài đực dữ chết bớt, chỉ còn loài cái ngoan ngoãn hiền từ; thì tự nhiên sẽ yên ổn hòa bình ngay được, nên trái lại, đối với đạo, về sự khổ của người hiền thì tình dục là lửa địa ngục nguy hiểm lắm, nó giết hại cả thân và tâm lận. Đó tức là cái thân tạm, cái thương mới tập, chớ chưa phải là chắc chắn, tốt dẹp hay lành. Nhưng cũng từ cái thương thấp kém của loại ác thú kia để cho được cái sống trước, rồi sau mới đến được cái thương xót từ bi của người hiền và chư phật, mà dứt khổ trọn vẹn, ấy là lòng thương có nhỏ mới có lớn, và bởi có được sống mà khổ, mới có tìm vui thêm về sau. Vậy ta nên nhớ rằng:
Thương một người là tập lần thương tất cả, để sống với tất cả không còn tai nạn, chớ không phải chỉ thương yêu riêng mãi một người mà chịu mang khốn khổ. Lòng thương phải trong sạch, cao viễn, hơn ác thú hung hăng, thương là phải cứu khổ cho nhau, thương mà không ích kỷ; lòng thương ấy tức là đạo chánh-đẳng chánh-giác công bình, thương khắp cả muôn loài vạn vật, để cho ta được học lòng thương ấy tức là đạo ân nghĩa của chung sanh, tức là sợi dây huyết quản của cái ta, là thân hình võ-trụ chúng sanh chung, cũng gọi là linh hồn, sự sống của muôn loài, hay là sợi dây kết chặt thuyền bè giữa biển, ràng trói các cây cây to để chống chỏi nạn bão to gió lớn. Lòng thương từ bi cũng như vách đá sau lưng, của người đi tới, cũng như dây xích dắt kẻ lạc đàng v.v... có lòng thương từ bi rộng lớn thì mới đến được cái sống, cái yên vui trọn đủ được, chớ sống mà khổ là cũng không ai muốn sống cả; vì cái khổ tức là một sự ép ngặt, thiếu thốn khó chịu hơn là cái chết.
Vậy nên lòng thương phải nẩy nở, trong sạch, phải cho biết thương, thương phải có học, có kinh nghiệm, chớ chẳng nên thương bướng, thương càng, thương nhục nhã, xấu xa, đê tiện.
Trong đời mà ai chẳng có lòng thương, ai mà chẳng thương mình, mà thương mình là thương tất cả chúng sanh ta và người như nhau, nên gọi lòng thương là bình đẳng tánh, là niệm vô tránh, hay Pháp-tạng, A-di-đà Phật vậy.
daophatkhatsi.net
2) Loài người có, là trước kia do nơi thú tiến hóa ra. Chủng-tộc người sanh ra trước nhất tại chân núi Hy-mã-lạp-sơn, hồi ấy là vượn khỉ, giống giàu lòng gia-tộc thường cất nhà ở trên ngọn cây, cả bầy có tới số trăm ngàn.
3) Về chơn-lý chỉ rằng : Tư thuở tứ-đại địa-cầu mới nổi thì cỏ cây thú do ấm tứ-đại sinh ra, từ ít tới nhiều, từ nhỏ tới lớn, bởi nơi sự khổ là gió làm duyên. Thời gian càng đưa tới, mỗi kiếp lại lớn khôn, loài thú hoặc trong đất sinh ra, hoặc trong nước sinh ra, hoặc hóa sanh nơi cỏ cây đồ vật biến đổi hình dạng do tư tưởng, con này thành ra con kia, hoặc khi đã có rồi thì sanh thai trứng, hầu hết đều trong loại ngũ sắc đủ hình.
Loài thú, phần đông, chỉ biết sát hại để ăn, giành giựt cho có, dâm dục chơi bời la lối ngông-nghêu, lắm con lại say sưa bất kể. Loài thú chỉ có tư-tưởng biết lo nhớ, và hành động theo ý dục của thọ tình. Chẳng biết sự phân chia tốt xấu khen chê, đen trắng từ trong đen ác tiến lần ra ngoài trắng, thiện làm người. Xưa kia loài cọp dữ hung hăng lúc nhỏ, ỷ mạnh làm oai, giết hại ăn nhau, tập ác cho nhau sanh ra thù oán. Khi trở về già bệnh yếu, bị trẻ nhỏ rình đón hăm-he mới phải sợ chết mới lìa rừng, trèo lên cây cao và non núi đói ăn bông trái lá hột, ốm yếu nhỏ hình, trở nên khỉ, vượn, gấu, đười ươi. Nhờ sự chết mà biết ăn-năn sám hối, bỏ dữ theo lành, lên ở trên cao; bậc đã lớn tuổi nhiều năm kinh nghiệm, có trí-hóa biết thương yêu và hay tha thứ.
Từ lúc chạy bốn cẳng đến khi biết đứng hai chân hái trái, biết đến trèo leo, về sau đói khát thiếu ăn khi mùa nắng hạn, mới chạy tuốt xuống đồng bằng; vì đó mà tập bươi đất dập hột gieo trồng; vì mưa nắng mà che lùm cất ổ sửa sang nhà cửa; vì nóng lạnh nên đóng khố choàng khăn, bằng bố, bô, vỏ, lá, bàng, cối, vải sồ, khi đau ốm, bởi tại miệng ăn, thì tìm miếng ăn đối trị, nếm thử mùi vị mà chế ra thuốc uống.
Về sự ăn, mặc, ở, bịnh, cần sống, càng chế biến mở-mang nên việc càng nhiều, ý càng hay, trí càng sáng, theo nẻo vật chất, tham-sanh, tiếc thân, gìn của, lại tự-cao chưng-diện, lông lá đứt rụng lần, không mọc ra dài được. Nhờ ở ăn no ấm thân thể được trắng trẻo phì-mĩ, và bởi sự ưa dâm mà trau dồi nên ra bóng sắc.
Sự tấn hóa hay hơn hết về lẽ sống là lòng nhơn thành thiện, biết thương yêu nhau, lập ra gia đình xã-hội, trói buộc cho nhau bằng tình nghĩa cang-thường luân-lý, và đua chen nhau học hành vật-chất, quyền-thế lợi danh, để cầu mong được cái vui say êm sướng cho xác thịt. Lắm kẻ lại nhắm mắt đánh liều, sống chết tới đâu hay tới đó, lại đi làm việc hung ác ngang-bạo, phá rối sự sống chung của số đông người, mà phải bị lập ra pháp-luật, để xử hình răn phạt.
Xưa kia thú dữ ở nơi rừng, chỉ có móng, răng, giết nhau mỗi lần một mạng ! Từ khi đã có lập gia-đình xã-hội, đoàn nhóm, thì lại hay sanh ra giặc-giã lớn-lao, tàn sát triệu ức mạng người. Có biết làm cơ khí giỏi hay, mà hại thú vật, một lần không số đếm, ấy cũng vì danh lợi mà ra. Lắm kẻ lại vì tình riêng giành giựt, mà sanh ra cướp trộm đánh phá sự hung ác trở lại hơn buổi ban đầu.
Hồi tưởng lại thuở mới có một hai người, nơi mặt đất bằng, bấy giờ họ rất biết thương yêu nhau che chở cho nhau, rủ nhau đến ở chung, chung sống, cùng nhau đồng hòa sức lực, chống chỏi với mọi tai nạn khủng khiếp, đầy dẫy khắp nơi lúc nào cũng có ! Những kẻ ấy đồng cảnh ngộ mà đến ở chung, đồng kinh nghiệm, đồng lòng nhân-ái, đồng góp sức gia-công, đồng vui tuơi hòa-hiệp, nên mới có cõi đời này. Cõi đời của loài người, mà càng thành lập lớn lao đông đúc, thì càng sanh lắm tai nạn chém giết cùng nhau, do đó sự chia rẽ nhiều nơi mới có, và có số chết kia, thì rồi sau lại số sanh nọ càng nhiều hơn, càng nhiều là càng khổ, bởi quá khổ mới có kẻ sáng trí, gọi Phật Trời !
Buổi đầu chưa có người, loài thú ăn thịt uống máu lẫn nhau, gọi là Hồng-hoang thượng-cổ.
Kế đó sanh nảy loài người lập Gia-đình Xã-hội cõi sống lòng nhơn, gọi là Toại-nhân.
Đến sau càng đông nhiều, chen chúc thiếu hụt tranh giành, kẻ đi vào sâu trong vật-chất, người lại vất bỏ mà lần lượt đến cõi tinh-thần, sáng-lạng vui tuơi vĩnh-viễn, chắc thật gọi là văn-minh, lành sáng, có học, đạo giáo, bậc Trời, cõi Trời thiện đạo, chư thiên trọn lành trên mặt đất. Sau rốt đời sẽ trở nên cõi Phật, và quả địa-cầu, thế-giới phải đến lúc diệt tiêu, đặng mà thay đổi tượng sanh trở lại, sau thời kỳ khác, đúng theo lẽ vô thường, khổ-não, vô-ngã, của không gian và thời gian là võ-trụ.
ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN SANH LÀ NAM VÀ NỮ
Loài người có nam và nữ là bởi nơi thú có đực cái. Thú có đực cái là bởi cây cỏ âm dương tình thọ ! Tình thọ có hai, khi ưa vầy, khi muốn khác, do mưa nắng các pháp tương-đối đổi thay. Căn thân do thức chủ mà tượng thành lấy trần vật chất làm ra cái có.
Hình thể của thân do cây cỏ, thân hình cây cỏ do kẹt đất đá mọc lên. Đầu miệng phía dưới, đuôi miệng phía trên ăn đất nước nơi đầu gốc là gốc rễ, đem lại nuôi đuôi phía trên là tăng nhánh, để sanh tinh ba trái hột là con. Đến loài thú thì đầu đuôi ngang nhau, tiến đến người thì đầu trên chân dưới. Sự thay chân đổi đầu là bởi khổ, mới tập theo duyên cảnh mà quen lần.
Nam hay nữ, đực hay cái, cỏ hay cây, Trời hay Phật cũng đều gọi là chúng sanh, chung sống, sống chung hay là những loại có sự sống như nhau, ở chung trong bầu võ trụ. Kẻ như đầu, kẻ như chân, kẻ như mắt, kẻ như tai, kẻ như mũi, kẻ như luỡi, kẻ như tay, kẻ như tim, gan, tỳ, phổi, thận, kẻ như da, lông, xương, thịt máu, huyết, tinh-ba v.v… gồm tất cả là một cơ thể sống của võ trụ. Cái sống toàn thể ấy gọi là ta, cái ta chung hiệp tất cả như nhau làm một, không thể tách lìa không hề rã loạn, chẳng riêng tư, không ích-kỷ, chẳng phân chia, tức là sự trọn sống, trọn yên vui, trọn không đau đớn khổ sở tai họa. Như vậy thì đâu có sự thương hay ghét, hoặc ta và người, những điều nhỏ hẹp.
Trái lại sự khổ của người là bởi nơi nam và nữ mê muội, và do nơi đó mới có đạo giải thoát cứu khổ ra đời. Sự khổ ấy là lòng thương, sự cứu khổ ấy cũng lòng thương; cái thương sái trật và cái thương trúng phải.
Cây có đực cái nhưng chẳng gian dâm. Thú tình dục khó dằn mà giao cấu. Người ham lạc thú mới chơi bời mang khốn lụy, tự giết hại chôn mình. Trời thì chán sợ xa dâm, và Phật tự nhiên không chú ý. Con đường từ không có đến có mà phải khổ, và vất bỏ để được yên vui kêu là đạo. Đạo mà người giác ngộ hiểu rõ sự quí báu, mới thật hành được hiệu quả, kêu là đạo quả. Con đường ấy nơi khoảng giữa của tương-đối nam nữ, đực cái, âm dương, hai bờ lề kêu là trung-đạo, không thiên vị sa ngã bên nào.
Lòng thương có hai cách, thương mà được yên vui cứu khổ cho nhau; hay là thương mà rối khổ vì nhau, để giết hại lẫn nhau về sau; hay là cái thương tăng hót bên ngoài xác thịt giả dối, và cái thương chắc thật vĩnh viễn trong tâm hồn. Đức Phật khi xưa có dạy rằng : Lòng thương phải có, mà dục vọng thì đừng. Ay vậy cái thương đầy quí báu tốt dẹp biết bao nhiêu.
Con thú ác, giết hại tất cả mà còn thương vợ con nó. Kẻ hung bạo sát nhân nhưng không giết được đàn bà. Nước mất nhà tan, nhưng nhờ sắc đẹp của người đàn bà (cống hồ) mà được khôi phục lại; đó tức là lòng thương của kẻ ác, thương một người rồi thường lần đến những kẻ khác, mà được có lòng nhân, hay là mỹ nhân kế của Đức Khổng-tử, để lập thành nhân đạo, cho đám người xưa hung bạo. Đó là lòng thương tạo nhân đạo của kẻ ác, miễn cho được sống trong lúc nguy hiểm đánh liều sự may rủi khổ sở về sau; cũng gọi là cái thương của người trẻ nhỏ vậy. Thương đây tức là lòng dục vọng, thương ấy giống tựa luỡi đao thương, nó làm cho sống mà chịu đau khổ, nó cứu bây giờ mà hại về sau ! Một khi con người đã hiền lành rồi, mà vướng phải sự thương yêu, thì ôi thôi, trở nên dốt nát, ngây cuồng hung bạo trở lại, mà còn chết cả thân tâm, tan hoang cả sự nghiệp sa địa ngục rất dễ dàng. Cho nên gọi cái thương của dục vọng ấy. Chẳng phải là sự yêu thương nhau mà giết hại nhau, hay là cái thương giả dối độc ác là cái thương dốt nát bằng xác thịt dâm cuồng của người hạ trí vậy.
Đối với đời, tham sống, thì cái thương ấy cũng còn khá hơn là sự giết nhau, như thế cũng là phải, nhưng họ còn lầm, kìa như loài thú kia giết nhau nào ai can gián giải hòa; mà khi loài đực dữ chết bớt, chỉ còn loài cái ngoan ngoãn hiền từ; thì tự nhiên sẽ yên ổn hòa bình ngay được, nên trái lại, đối với đạo, về sự khổ của người hiền thì tình dục là lửa địa ngục nguy hiểm lắm, nó giết hại cả thân và tâm lận. Đó tức là cái thân tạm, cái thương mới tập, chớ chưa phải là chắc chắn, tốt dẹp hay lành. Nhưng cũng từ cái thương thấp kém của loại ác thú kia để cho được cái sống trước, rồi sau mới đến được cái thương xót từ bi của người hiền và chư phật, mà dứt khổ trọn vẹn, ấy là lòng thương có nhỏ mới có lớn, và bởi có được sống mà khổ, mới có tìm vui thêm về sau. Vậy ta nên nhớ rằng:
Thương một người là tập lần thương tất cả, để sống với tất cả không còn tai nạn, chớ không phải chỉ thương yêu riêng mãi một người mà chịu mang khốn khổ. Lòng thương phải trong sạch, cao viễn, hơn ác thú hung hăng, thương là phải cứu khổ cho nhau, thương mà không ích kỷ; lòng thương ấy tức là đạo chánh-đẳng chánh-giác công bình, thương khắp cả muôn loài vạn vật, để cho ta được học lòng thương ấy tức là đạo ân nghĩa của chung sanh, tức là sợi dây huyết quản của cái ta, là thân hình võ-trụ chúng sanh chung, cũng gọi là linh hồn, sự sống của muôn loài, hay là sợi dây kết chặt thuyền bè giữa biển, ràng trói các cây cây to để chống chỏi nạn bão to gió lớn. Lòng thương từ bi cũng như vách đá sau lưng, của người đi tới, cũng như dây xích dắt kẻ lạc đàng v.v... có lòng thương từ bi rộng lớn thì mới đến được cái sống, cái yên vui trọn đủ được, chớ sống mà khổ là cũng không ai muốn sống cả; vì cái khổ tức là một sự ép ngặt, thiếu thốn khó chịu hơn là cái chết.
Vậy nên lòng thương phải nẩy nở, trong sạch, phải cho biết thương, thương phải có học, có kinh nghiệm, chớ chẳng nên thương bướng, thương càng, thương nhục nhã, xấu xa, đê tiện.
Trong đời mà ai chẳng có lòng thương, ai mà chẳng thương mình, mà thương mình là thương tất cả chúng sanh ta và người như nhau, nên gọi lòng thương là bình đẳng tánh, là niệm vô tránh, hay Pháp-tạng, A-di-đà Phật vậy.
daophatkhatsi.net