Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)
An Long Vừa Đọc Môt Bài Trên MạngKINH KIM CƯƠNG ( Trang 13 -Biên dịch : Thiều Chửu)
..." Sao Vậy ? - Vì rằng CÁC CHÚNG SANH ẤY KHÔNG CÒN CÓ TƯỚNG NGÃ TƯỚNG NHÂN , TƯỚNG CHÚNG SANH , TƯỚNG THỌ GIẢ, KHÔNG CÓ TƯỚNG PHÁP, CŨNG KHÔNG CÓ CẢ TƯỚNG PHI PHÁP. BỞI VÌ CỚ SAO VẬY ? VÌ RẰNG CÁC CHÚNG SANH ẤY NẾU TÂM CÒN NHẬN LẤY TƯỚNG TỨC LÀ CÒN CHẤP TRƯỚC CÁI TƯỚNG NGÃ, NHÂN , CHÚNG SANH ,THỌ GIẢ RỒI ; NẾU CÒN NHẬN LẤY TƯỚNG PHÁP TỨC LÀ CHẤP TRƯỚC VÀO CÁI TƯỚNG NGÃ , NHÂN , CHÚNG SANH , THỌ GIẢ RỒI. SAO VẬY ? - VÌ NẾU CÒN NHÂN THẤY CÓ CÁI TƯỚNG PHI PHÁP , TỨC LÀ CHẤP TRƯỚC CÁI TƯỚNG NGÃ , NHÂN , CHÚNG SANH , THỌ GIẢ RỒI. VÌ THẾ CHO NÊN KHÔNG NÊN NHẬN LÀ CÓ PHÁP KHÔNG NÊN NHẬN LÀ CÓ PHI PHÁP, VÌ CÁI NGHĨA ẤY NÊN NHƯ LAI THƯỜNG NÓI : " TỲ KHIÊU CÁC ÔNG , NÊN BIẾT PHÁP TA NÓI RA ĐÓ, CŨNG VÍ NHƯ BÈ ĐỂ QUA SÔNG THÔI , PHÁP CÒN NÊN BỎ ĐI, HUỐNG CHI LÀ PHI PHÁP"...
Ông Tu- Bồ-Đề Bạch rằng: CỨ NHƯ Ý CON ĐÃ HIỂU CÁI NGHĨA CỦA PHẬT ĐÃ NÓI, THÌ KHÔNG CÓ PHÁP GÌ NHẬT ĐỊNH GỌI LÀ PHÉP A -LỐC ĐA -LA TAM -DIỂU TAM -BỒ- ĐỀ, CŨNG KHÔNG CÓ PHÉP GÌ NHẤT ĐỊNH MÀ NHƯ LAI NÓI ĐƯỢC. SAO BIẾT ?
- VÌ RẰNG NHỮNG PHÉP CỦA NHƯ LAI NÓI ĐỀU KHÔNG LẤY ĐƯỢC KHÔNG NÓI ĐƯỢC , KHÔNG PHẢI LÀ PHÁP ,CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ PHI PHÁP ,VÌ SAO THẾ ?- VÌ RẰNG HẾT THẨY THÁNH HIỀN , ĐỀU LẤY PHÉP VÔ VI ĐÓ MÀ TU CHỨNG MÀ CÓ CHỖ KHÁC NHAU ...........
-Này Ông Tu- Bồ-Đề ! HẾT THẨY CHƯ PHẬT VÀ PHÉP A -LỐC ĐA- LA TAM -DIỂU TAM -BỒ- ĐỀ CŨNG ĐỀU BỞI KINH NÀY MÀ RA.Ông Tu-Bồ-Đề CÁI PHÁP TA GỌI LÀ PHẬT PHÁP ĐÓ , TỨC KHÔNG PHẢI LÀ PHẬT PHÁP. "...
-----(Hết Trích )
( Xin TỰ Tìm Hiểu Thêm Trong KINH KIM CƯƠNG Và CÁC
KINH KHÁC... DO ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI THUYẾT GIẢNG=ĐỂ THAM CỨU THÊM )
Chỗ không minh bạch là ở chỗ "vạn vật duy thức"có chỗ nào không minh bạch.? làm sao chỉ ra? làm sao nêu chỗ không rõ ràng, chưa sáng tỏ theo cái nhìn của ?
Nếu được 2 vị gia cố cho ánh đèn sáng hơn thì OK.
Chỗ không minh bạch là ở chỗ "vạn vật duy thức"
Cho dù ngài nói gì thì cũng chẳng ai thấy được cái ngài muốn nói gì.
Con người chỉ có khả năng thấy bằng khái niệm được lưu trữ trong tiềm thức.
Xin lỗi ngài là tất cả những gì ngài nói vốn đã được lưu trữ trong đầu ngài mà thôi.
Cũng có thể nói rằng tất cả những gì ngài nói chỉ những người có Duyên với ngài mới thấy được một phần rất là nhỏ mà thôi.
Chắc ngài rõ biết nói hay diễn bày cái thấy của Ngài là điều không thể được thì người khác cũng như thế.
Với lại ánh sáng không phải đèn, hay mặt trời không phải ánh sáng.
Ánh sáng mà ý ngài muốn nói là sự vốn trong sáng, trong sạch của chân tâm.
Chân tâm sáng được bao nhiêu là ở sự rõ biết chính mình.
Tự mình chưa rõ mình tìm gì thì tìm gì trong giáo lý, kinh luận Tiểu Thừa, Đại Thừa hay Phật giáo Phát Triển gì đi chăng nữa cũng không thể sáng được chân tâm mình.
Chắc chắn Tâm ngài đã sáng tỏ. Nhưng tâm ngài vẫn chưa thông suốt qua được Thức của Ngài nên ngài vẫn phải Dựa vào Thức của Ngài để nói, diễn tả Chân Tâm.
Chân tâm vô ngôn. Người diễn bày chân tâm ở nơi vô ngôn mà thuyết.
Hí hí,Bài 25.- C8.- Y Cứ Vào thuyết Trung Ấm .
Các bài kinh Phật nói về Thân Trung Ấm:
* K. NB phẩm 24 Ca Diếp Bồ Tát: Phật nói Thân Trung Ấm:
Nầy Thiện Nam Tử! Trong khế kinh ta lại nói rằng do ba sự hòa hiệp mà có thân: Cha mẹ, trung ấm. Hoặc có lúc ta nói bực A Na Hàm nơi hiện thân nhập Niết Bàn, hoặc nói nơi thân trung ấm nhập Niết Bàn. Hoặc nói rằng thân căn của trung ấm minh mẫn sáng suốt đều do nơi hạnh nghiệp đời trước, như đề hồ trong sạch.
Nầy Thiện Nam Tử! Có lúc ta nói rằng chúng sanh tệ ác thọ thân trung ấm xấu xí như vải bố thô. Chúng sanh thuần thiện thọ thân trung ấm tốt đẹp như lụa trắng. Các đệ tử của ta nghe lời nầy chẳng hiểu ý của ta bèn cho rằng đức Như Lai nói có thân trung ấm.
Nầy Thiện Nam Tử! Ta lại vì những chúng sanh phạm tội nghịch mà nói rằng kẻ tạo tội ngũ nghịch sau khi chết chẳng vào địa ngục A Tỳ.
Ta lại nói rằng Tỳ Kheo Đàm Ma Lưu Chi, sau khi chết chẳng vào địa ngục A Tỳ, nơi khỏang giữa không chỗ dừng ở.
Ta lại bảo Phạm Chí Độc Tử: Nầy Phạm Chí! Nếu có thân trung ấm thời có sáu sự có. Ta lại nói có chúng sanh cõi vô sắc không có thân trung ấm. Các đệ tử của ta nghe lời trên đây chẳng hiểu được ý của ta bèn nói rằng đức Phật quyết định nói không thân trung ấm.
phatphapungdung.com
* K. Lăng Nghiêm. chương 2.- 7 đoạn gạn tâm:
Để trả lời, Phật lại dạy rằng nếu cho rằng phải có mắt mới thấy sự vật thì tại sao người mới chết hai mắt vẫn còn nguyên vẹn mà họ không thấy gì hết! Còn những người đã chết, mắt không còn dùng được mà vẫn thấy sự vật? Lời Phật muốn dạy A Nan rằng không nhất thiết có mắt mới thấy mà tâm cũng thấy được. Khi một người đã chết, thần thức thoát ra khỏi thân xác và lưu lại ở một thế giới trung gian từ một tới bảy tuần lễ để tùy theo nghiệp lực mà đi tái sinh thì gọi là thân trung ấm. Thân trung ấm là thân không có xác thịt mà chỉ là bóng dáng. Vì là bóng dáng nên thân trung ấm không có sáu căn : mắt, tai, mủi, lưỡi, thân và ý, nhưng họ có thể thấy, nghe, hay, biết một cách rõ ràng. Họ có thể ngửi mùi hương mà thân quyến đốt cho họ…Họ có thể thấy gia quyến thương tiếc khóc than cho họ. Do đó thân trung ấm vẫn thấy mọi hiện tượng mà không cần có mắt. Vậy cái thấy của thân trung ấm chính là do tâm mà có chớ đâu phải do mắt.
* Kinh Bát Nhã:
Trung Ấm.
....... Lại do nhân duyên có "thức" gá vào thai mẹ, mà bào thai lúc ban đầu chẳng bị hư nát. Thức này rất vi tế, được gọi là thức trung ấm.
....... Nếu chẳng có "thức" gá vào thai mẹ, thì bào thai chẳng có thể được hình thành. Phải hội đầy đủ tất cả các nhân duyên hòa hợp mới hình thành bào thai vậy.
.......Hỏi: Vì sao thức lại vào thai mẹ ?
.......Đáp: Do nhân duyên có 3 nghiệp quá khứ, nên khi cha mẹ giao hợp thì các nghiệp ấy liền dẫn thức vào thai mẹ.
....... Ví như gió thổi làm lửa tắt, nhưng ở trong hư không lửa vẫn y chỉ nơi gió, nhen nhúm thêm nhiều đám lửa khác. Cũng như vậy, vì ở đời trước mỗi người đã từng đốt lên 6 thức, nên khi chết, gió nghiệp lại dẫn thức vào thai mẹ, để thọ thân ở đời sau.
.......Hỏi: Vì sao nghiệp ở đời trước thì gọi là "hữu", còn nghiệp ở đời sau thì gọi là "hành" ?
.......Đáp: Trên đây đã nói rằng do nghiệp nhân duyên đời trước mà nay có thân. Bởi vậy nên nghiệp đời trước gọi là "hữu".
....... Đời quá khứ đã diệt, nên nghiệp quá khứ chỉ còn là danh suông. Nhưng cái ý chỉ rơi rớt lại từ các nghiệp quá khứ trở thành nhân duyên cho các hành động tạo nghiệp ở đời hiện tại. Bởi vậy nên nghiệp đời này gọi là "hành".
....... Nhân duyên của "hành" là "vô minh". Hết thảy các phiền não, tuy đều do các nghiệp tạo ra, nhưng nhân duyên căn bản vẫn là "vô minh".
Kính các Bạn: Đức Phật có nói về Trung Ấm. Nhưng không nơi nào xác định Trung Ấm là Linh Hồn.
Vậy do đâu có sự nhận lầm Trung Ấm là Linh Hồn ?
Kinh nói không sai. Nhưng do chúng ta hiểu sai... mà ra.
![]()
Dạ. Viên Quang:Hí hí,
Thầy Vienquang chủ trì Phật Pháp, đại diện Tăng Bảo sao lại nhảy vào " hầm ngoại đạo" thế ?
A Di Đà Phật.
Hí hí,Dạ. Viên Quang:
- Không tự nhận mình chủ trì Phật Pháp ạ(Chỉ mong làm một THÀNH VIÊN THÔNG THƯỜNG)
- Không tự nhận mình đại diện Tăng Bảo ạ
- Không nhảy vào " hầm ngoại đạo" ạ
- Các bài viết của VQ chỉ là tự tư duy để làm một quyển " Trí Độ Từ Điển" cho riêng mình thôi ,- Chứ không tự nhận là Chân lý để phổ biến ạ.
Bạn đừng chụp mũ thế ạ .... tội nghiệp VQ ạ
Giờ gọi Trung ấm, thì nó là ấm nào trong Ngũ ấm ? Nếu là khoảng giữa, "trung", thì là giữa Sắc với Thọ, Thọ với Tưởng, Tưởng với Hành hay Hành với Thức ?
Lại trên văn trích ghi " Ta trong khế Kinh có nói", Kinh là do Phật dạy, hết thảy lời Phật dạy đều là Kinh, về sau chia Kinh thành Tam Tạng vì sở thấy của đệ tử. Vì thế biết, Phật chẳng tự nói "Ta trong khế Kinh", như người viết sách chẳng tự nói, trong sách tôi viết, hí hí. Mà nói là " Ta thường dạy rằng" hay "Ta đã từng nói".
A Di Đà Phật.
Hí hí,Bạn nói cũng ra vẻ lắm...
Nói thêm chỗ " nội trí" của bạn cho rõ đi bạn...
Hí hí,Hề hề,
Đạt ma tổ sư "Thế sự xoay vần gây đảo điên"
Lục tổ dạy "Người tu học vẫn ngụ tại thế gian chỉ xuất thế sự"
Từ "trung ấm" là dụng ngữ phổ thông đối với Phật tử Việt nên vẫn dùng được. Nếu gọi cho đúng Luận tụng thì phải gọi là "Trung hữu" một trong bốn Sanh tử hữu thuộc dòng sanh diệt, Bản hữu, Tử hữu, Trung hữu, Sanh hữu.
Lục tổ dạy "Tam tạng kinh được kết tập là vì chúng sanh còn cần tu học Chánh pháp"
Chánh pháp là Phật ý, không nằm trong văn tự nhưng lại mượn văn tự để phô diễn Pháp thân; đó là cảnh diệu kỳ làm cho tâm diệu kỳ bởi Nhất thiết pháp sở tri đều có căn cứ là tự tánh. Chỗ diệu kỳ vốn vô biên nên bất khả tư nghì vì vậy đừng khinh xuất thốt lời phân biện đúng sai mà tự hại mình, hại người.
Trừng Hải
tự hại mình, hại người.
tự hại mình, hại người tuyệt không phải do mình.
Hết thảy các pháp đều không có "Ta"tự hại mình, hại người tuyệt không phải do mình.
Hết thảy các pháp đều không có "Ta"
Kinh Pháp Cú câu 279
Cái gì khiến mình tự hại mình?
Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)
K |
Phật tại tâm nghĩa là gì vậy các bạn ? ( câu nói rất nhiều người biết)
|
![]() |
Băn khoăn của một người mới tu tập
|
![]() |
đôi lời của người mê mờ.
|
![]() |
Hãy thật trọng khi nhận xét về cá nhân người khác khi mà chưa biết rõ!
|
M |
mỗi người một vị, miễn là ăn no mà không ngộ độc
|