Những điều cần biết khi muốn hóa giải oan gia
(Tranh chấp trong gia đình, nhà cửa lục đục, thân thuộc phân ly, oan gia gặp nhau v.v.. đều thuộc dạng oan gia đến đòi nợ)
Rất nhiều người cảm thấy mình là người tốt, tâm địa hiền lành, chưa từng có ý muốn hại người thì làm gì có việc oan gia đến đòi nợ? Kỳ thật trong vô số kiếp đến nay thân, khẩu, ý của chúng ta đã tạo ra quá nhiều ác nghiệp tham, sân, si, sát sanh, trộm cướp, tà dâm v.v.. đã kết không ít oán thù với vô số chúng sanh. Những nghiệp ác khác tạm thời chưa bàn, chỉ nói đến việc sát sanh ăn thịt là đã kết oán thù thâm sâu với chúng sanh rồi.
Đại sư Ấn Quang nói: “Phàm gặp phải những bệnh nguy hiểm đa số đều là do nghiệp của đời trước và kiếp này tạo nên.” Trong một bát thịt, oan hồn lẩn quẩn; một niệm sát sanh, tội nợ khó tránh. Khi chúng bị con người giết hại, đau đớn vô ngần, sự oán hận này giống như chiếc cùm vô hình khóa chặt sự thống khổ của chúng, khiến cho chúng lúc nào cũng bị dày vò trong niềm thống hận mà không có cách nào giải mở được. Niềm đau của chúng lớn như vậy, chả trách kiếp này gặp lại người đã từng giết hại mình, chúng lập tức muốn đòi nợ ngay – đòi lại một sự công bằng. Chúng ta thường không chịu nổi khi phải chứng kiến cảnh tượng thống khổ của một người lúc lâm chung và tự hỏi tại sao họ lại bị vằn vặt đến thế? Đó đều là do oan gia của họ đến đòi nợ. Chúng ta do không hiểu rõ đạo lý này nên chỉ biết gây tạo nghiệp duyên chẳng lành với chúng sanh, không biết rằng oan gia trái chủ từ nhiều kiếp của mình đến nay đa số đều là những chúng sanh đã từng bị mình ăn nuốt.
Không chỉ là thống khổ, mà ngay cả vô số việc trái ý nghịch lòng trong cuộc sống hằng ngày cũng thường do oán thân trái chủ quấy nhiễu mà thành. Trong “Kinh Địa Tạng” nói: “Người làm thiện ở cõi Ta bà, khi lâm chung cũng có trăm ngàn hung thần ác quỷ biến thành hình cha mẹ hoặc quyến thuộc đến gạt gẫm dẫn họ vào đường ác, huống chi người vốn sẵn tạo nghiệp bất thiện.” Những hung thần ác qủy giả dạng khi chúng ta lâm chung cũng đều là những oan gia trái chủ biến hiện ra lừa dẫn chúng ta vào ba đường ác chịu cảnh thống khổ.
Do đây, khi chúng ta mắc phải những bệnh nghiêm trọng, hoặc gặp phải nghịch cảnh thì nên y theo pháp Phật dạy, dũng cảm đối mặt, không nên chạy vạy khắp nơi cầu thần xem bói hầu mong hóa giải nạn kiếp, cách làm này không những tiêu tốn rất nhiều tiền của mà kết cục vẫn uổng công vô ích. Đại sư Ấn Quang nói: “Người đời gặp phải bệnh tật hay tai nạn nguy hiểm v.v.. đã không biết niệm Phật tu thiện, lại còn vọng tưởng cầu khấn quỷ thần, thậm chí giết hại sanh mệnh chúng sanh để cúng tế, như vậy nghiệp ác chồng thêm nghiệp ác, thật đáng thương xót! Con người sanh ra trên đời, mỗi người đều có một cảnh ngộ riêng, đó đều do túc nghiệp chiêu cảm. Đã đau khổ thì nên niệm Phật hành thiện, sám hối tội căn, nhờ đó nghiệp tiêu bệnh giảm. Bản thân của những quỷ thần kia vẫn còn ở trong biển nghiệp thì làm sao có thể giúp người tiêu trừ nghiệp chướng được chứ? Cho dù là những vị đại tiên có uy lực lớn thì uy lực ấy so với Phật và Bồ tát cũng giống như đom đóm sánh với ánh mặt trời. Là đệ tử Phật, sao chúng ta không cầu nguyện Phật và Bồ tát mà lại đi cầu khấn quỷ thần? Đó là tà kiến, trái lại lời Phật dạy.”
tuvienhuequang.com
(Tranh chấp trong gia đình, nhà cửa lục đục, thân thuộc phân ly, oan gia gặp nhau v.v.. đều thuộc dạng oan gia đến đòi nợ)
Rất nhiều người cảm thấy mình là người tốt, tâm địa hiền lành, chưa từng có ý muốn hại người thì làm gì có việc oan gia đến đòi nợ? Kỳ thật trong vô số kiếp đến nay thân, khẩu, ý của chúng ta đã tạo ra quá nhiều ác nghiệp tham, sân, si, sát sanh, trộm cướp, tà dâm v.v.. đã kết không ít oán thù với vô số chúng sanh. Những nghiệp ác khác tạm thời chưa bàn, chỉ nói đến việc sát sanh ăn thịt là đã kết oán thù thâm sâu với chúng sanh rồi.
Đại sư Ấn Quang nói: “Phàm gặp phải những bệnh nguy hiểm đa số đều là do nghiệp của đời trước và kiếp này tạo nên.” Trong một bát thịt, oan hồn lẩn quẩn; một niệm sát sanh, tội nợ khó tránh. Khi chúng bị con người giết hại, đau đớn vô ngần, sự oán hận này giống như chiếc cùm vô hình khóa chặt sự thống khổ của chúng, khiến cho chúng lúc nào cũng bị dày vò trong niềm thống hận mà không có cách nào giải mở được. Niềm đau của chúng lớn như vậy, chả trách kiếp này gặp lại người đã từng giết hại mình, chúng lập tức muốn đòi nợ ngay – đòi lại một sự công bằng. Chúng ta thường không chịu nổi khi phải chứng kiến cảnh tượng thống khổ của một người lúc lâm chung và tự hỏi tại sao họ lại bị vằn vặt đến thế? Đó đều là do oan gia của họ đến đòi nợ. Chúng ta do không hiểu rõ đạo lý này nên chỉ biết gây tạo nghiệp duyên chẳng lành với chúng sanh, không biết rằng oan gia trái chủ từ nhiều kiếp của mình đến nay đa số đều là những chúng sanh đã từng bị mình ăn nuốt.
Không chỉ là thống khổ, mà ngay cả vô số việc trái ý nghịch lòng trong cuộc sống hằng ngày cũng thường do oán thân trái chủ quấy nhiễu mà thành. Trong “Kinh Địa Tạng” nói: “Người làm thiện ở cõi Ta bà, khi lâm chung cũng có trăm ngàn hung thần ác quỷ biến thành hình cha mẹ hoặc quyến thuộc đến gạt gẫm dẫn họ vào đường ác, huống chi người vốn sẵn tạo nghiệp bất thiện.” Những hung thần ác qủy giả dạng khi chúng ta lâm chung cũng đều là những oan gia trái chủ biến hiện ra lừa dẫn chúng ta vào ba đường ác chịu cảnh thống khổ.
Do đây, khi chúng ta mắc phải những bệnh nghiêm trọng, hoặc gặp phải nghịch cảnh thì nên y theo pháp Phật dạy, dũng cảm đối mặt, không nên chạy vạy khắp nơi cầu thần xem bói hầu mong hóa giải nạn kiếp, cách làm này không những tiêu tốn rất nhiều tiền của mà kết cục vẫn uổng công vô ích. Đại sư Ấn Quang nói: “Người đời gặp phải bệnh tật hay tai nạn nguy hiểm v.v.. đã không biết niệm Phật tu thiện, lại còn vọng tưởng cầu khấn quỷ thần, thậm chí giết hại sanh mệnh chúng sanh để cúng tế, như vậy nghiệp ác chồng thêm nghiệp ác, thật đáng thương xót! Con người sanh ra trên đời, mỗi người đều có một cảnh ngộ riêng, đó đều do túc nghiệp chiêu cảm. Đã đau khổ thì nên niệm Phật hành thiện, sám hối tội căn, nhờ đó nghiệp tiêu bệnh giảm. Bản thân của những quỷ thần kia vẫn còn ở trong biển nghiệp thì làm sao có thể giúp người tiêu trừ nghiệp chướng được chứ? Cho dù là những vị đại tiên có uy lực lớn thì uy lực ấy so với Phật và Bồ tát cũng giống như đom đóm sánh với ánh mặt trời. Là đệ tử Phật, sao chúng ta không cầu nguyện Phật và Bồ tát mà lại đi cầu khấn quỷ thần? Đó là tà kiến, trái lại lời Phật dạy.”
tuvienhuequang.com