- Tham gia
- 3/7/16
- Bài viết
- 174
- Điểm tương tác
- 58
- Điểm
- 28
Người chấp pháp thì thấy một bên hướng nội một bên hướng ngoại. Người thấy vạn pháp tùy duyên thì thấy cùng một đích đến. haaaaaaaaaaaa.
Người chấp pháp thì thấy trái ngược nhau ôm đồm vào thì dễ bị tẩu hỏa nhập ma, người không chấp pháp thì thấy vạn pháp tùy duyên mà sanh tùy duyên mà diệt, ung dung trong vạn pháp mà không dính mắc.
A di đà Phật!
Bạn đừng vội hiểu sai ý tôi. Đây là nói về phương tiện để tu học, nên chọn cái nào hợp nhất với mình. Chọn cả hai thứ trái ngược nhau thì không nên. Tại sao? Cũng như bạn đi đến một nơi nào đó thì hoặc máy bay, xe, tàu...lẽ nào bạn đòi vừa đi máy bay ở trên trời vừa đi tàu ngầm ở dưới nước?
Tịnh độ chọn hướng ngoại, luôn giữ niềm tin là có cõi Tây phương cực lạc, có Phật A Di Đà dẫn dắt mình đi qua đó...Còn Thiền tông thì chọn hướng nội, chỉ tìm Phật ở bên trong mình, cứ đòi "gặp phật chém phật" thì phật nào thèm tới rước đây
Trích đoạn bài thuyết pháp đầu tiên của Bồ Ðề Ðạt Ma tại Trung Hoa:
Vậy phải nhìn vào trong chứ không nhìn ra ngoài. Phải tự lắng vào chính mình để thấy Phật tánh trong chính mình. Tất cả chúng sanh đều là Phật như mình nên mình chẳng cứu ai cả. Không có vị Phật nào hơn mình nên không phải van xin, cầu nguyện ai cả.
Bạn thấy nó trái ngược với Tịnh độ chưa? Một bên nhờ vào tha lực, một bên nhờ vào tự lực, nếu tham lam ôm hết cả hai thì chả khác gì bạn vừa đẩy vừa kéo một vật gì đó![]()
Theo góc nhìn về tu tập của mình thì sự phân loại của Docoden là cần thiết cho người tu tập để bước vào ban đầu. Pháp mình coi ngoại hay nội cũng là cảnh, cái gì cũng là cảnh hết, gom chung tất cả các trạng thái nhận thức về 1 thứ gì đó đều là cảnh, việc chọn 1 cảnh để trị các cảnh khác sẽ sớm đến đoạn không thể phân biệt nội hay ngoại nữa. Người hướng nội sẽ thấy ngoại trong nội. Người hướng ngoại sẽ thấy nội trong ngoại. Từ đoạn đó trở đi 2 phương pháp hòa làm một vì phải trị chung 1 cảnh giới là ngoại nội không còn phân biệt nữa.
Nhưng trước đó thì có phân biệt và cũng nên phân biệt để người tập sẽ xuất hiện những cảnh tương hỗ cho cảnh ban đầu mà họ đi. Ví dụ người tu hướng nội sẽ xuất hiện các cảnh tương hỗ mà từ hướng nội, thêm các cảnh khác của hướng nội rồi dẫn đến hòa nội vào ngoại.
Ngược lại, người hướng ngoại sẽ xuất hiện các cảnh tương hỗ cho cảnh ngoại, và rồi cũng đến điểm hòa hợp đó.
Nếu một người nhận ra họ không chấp vào nội hay ngoại nữa thì có hai khả năng:
1. Là đó là 1 cảnh của phương pháp của họ
2. Họ đã qua giai đoạn 2 cảnh hòa vào nhau rồi
Tất nhiên, đây là góc nhìn theo pháp của mình thôi nhé, nó chỉ có giá trị tham khảo!