- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,978
- Điểm tương tác
- 789
- Điểm
- 113
Không ít người cho rằng: Chỉ loài hữu tình mới có Phật Tánh. Chẳng hạn, đạo hữu khuclunglinh viết:
khuclunglinh đã viết:
PHẬT = PHẬT TÁNH ... cho loài hữu tình
VÔ TÌNH làm gì có tánh giác [smile]
PHẬT TÁNH ---> là tánh thanh tịnh bản nhiên của chúng sanh HỮU TÌNH.
PHÁP TÁNH ---> là tánh thanh tịnh bản nhiên của chúng sanh VÔ TÌNH
VNBN sẽ chỉ ra Phật Tánh và cả Pháp Tánh không hề dành riêng cho loài nào.
Các bạn nên xem lại là về Chân Ngã và Tự tánh: https://diendanphatphap.com/diendan/threads/chan-nga-va-tu-tanh.38560/page-2#post-143218
1. Phật Tánh là Tự Tánh của Chân Thật Ngã, vô tướng, vô trụ, không có sai biệt riêng lẽ.
Phật Tánh là Tánh Tự Thân hằng có của mình, không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài. Nó có trước muôn loài, muôn vật. Sau khi có muôn loài thì Tánh chất của nó cũng không hề bị biến dạng.
Vì vậy, những người nào cho rằng "chỉ có loài hữu tình có Phật Tánh" là trụ tướng pháp hữu tình,dính vào tướng chúng sanh. Đó là tư tưởng sai lầm mà Đức Phật đã phê phán:
Phật bảo Tu-bồ-đề: Các vị Bồ-tát lớn nên như thế mà hàng phục tâm kia.
Có tất cả các loài chúng sanh hoặc loài sanh bằng trứng, hoặc loài sanh bằng thai, hoặc sanh chỗ ẩm ướt, hoặc hóa sanh, hoặc có hình sắc, hoặc không hình sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng có tưởng chẳng không tưởng,
ta đều khiến vào vô dư Niết-bàn mà được diệt độ đó. Diệt độ như thế vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh mà thật không có chúng sanh được diệt độ. Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả tức chẳng phải là Bồ-tát.
Theo lời dạy trên, sự thật không có chúng sanh để diệt độ, nghĩa là đối với người đã giác ngộ (sống trọn vẹn với Phật Tánh) thì vạn pháp muôn loài đều chỉ là giả danh, không phải cái Thật có. Bởi vậy, những ai thấy rằng có cái Phật Tánh trụ ở lời hữu tình là cái thấy sai lầm, không phải cái thấy đúng đắng mà bậc giác ngộ đã chỉ dạy.
Thấy Phật Tánh chỉ trụ riêng ở hữu tình là cái thấy điên đảo, lệ thuộc nơi ý thức.
2. Pháp Tánh
Pháp là gì?
Pháp là các hiện tượng, sự vật nói chung.Như vậy hiện tượng vô tình, hiện tượng hữu tình, hiện tượng Thăn Văn, hiện tượng Duyên giác, hiện tượng Bồ Tát, hiện tượng Phật,.... đều gọi là PHÁP.
Chính vì những người không hiểu rõ Pháp nên mới phát biểu thật sai lầm rằng: PHẬT TÁNH ---> là tánh thanh tịnh bản nhiên của chúng sanh HỮU TÌNH, PHÁP TÁNH ---> là tánh thanh tịnh bản nhiên của chúng sanh VÔ TÌNH.
Hữu tình và Vô Tình chúng sanh đều là Pháp, thì đều gom chung vào Pháp Tánh. Chính vì không hiểu rõ nguồn góc về hữu tình chúng sanh và vô tình chúng sanh nên người ấy mới phân biệt ra như vậy, biến pháp vốn bất nhị nay trở thành ra hai pháp hữu-vô bất đồng.
Đức Phật dạy: vạn pháp đều là biến hiện của Như Lai Tạng,tức là do công đồng các Chân Thật Ngã tương tác nhau mà sanh ra.
Như vậy: PHÁP TÁNH = rỗng lặng của PHÁP, không có một Chân Ngã cố định nào gây ra (không có Tự tánh), mà là sự hợp tác giữa các Chân Ngã cùng nhau biến hiện thị Giả hiển Chân.
3. Phật Tánh và Pháp Tánh bất nhị.
Phật Tánh = Tự Tánh của Chân Thật Ngã (là chính nó không xen lẩn với cái khác), là cái gốc. (Nội tại)
Pháp Tánh = Bản chất các Hiện tượng của Chân Thật Ngã (bóng dáng phản chiếu) là rỗng không không có tự tánh riêng, là cái ngọn. (Đối ngoại)
Pháp là bóng dáng của Tự Tánh Chân Thật Ngã,cho nên Phật tánh và Pháp Tánh không phải là hai thứ riêng biệt.
Tuy nhiên nó cũng không phải là một thứ, vì sao? Vì Chân Thật Ngã cái có Tự Tánh, tự nó đã có, không do nhân duyên; còn Pháp thì không thể một mình tự có mà do sự hợp tác không có Tự Tánh là nó.
4. Tâm (niệm) vô ngã triệt để, Chân Ngã hiển lộ (Thành Phật).
Phật với chúng sanh, Thánh Nhân đều là bóng dáng của Chân Ngã. Với tâm niệm (duyên pháp) có trụ, chấp,dính mắc thì nhân nơi đó Chân Ngã sẽ sanh ra hiện tượng bị biến hoại, biến dịch... trong phạm vi sanh -diệt. Ngược lại, tâm niệm rỗng rang trung đạo triệt để thì Nhân nơi đó Chân Ngã thị hiện sự thật về nó nơi mỗi niệm, không sanh diệt, vô nhiễm, không biến hoại mà vẫn không ở ngoài vạn pháp như tấm gương trong suốt thanh tịnh mà vẫn phản chiếu tất cả ánh sáng đến.
khuclunglinh đã viết:
PHẬT = PHẬT TÁNH ... cho loài hữu tình
VÔ TÌNH làm gì có tánh giác [smile]
PHẬT TÁNH ---> là tánh thanh tịnh bản nhiên của chúng sanh HỮU TÌNH.
PHÁP TÁNH ---> là tánh thanh tịnh bản nhiên của chúng sanh VÔ TÌNH
VNBN sẽ chỉ ra Phật Tánh và cả Pháp Tánh không hề dành riêng cho loài nào.
Các bạn nên xem lại là về Chân Ngã và Tự tánh: https://diendanphatphap.com/diendan/threads/chan-nga-va-tu-tanh.38560/page-2#post-143218
1. Phật Tánh là Tự Tánh của Chân Thật Ngã, vô tướng, vô trụ, không có sai biệt riêng lẽ.
Phật Tánh là Tánh Tự Thân hằng có của mình, không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài. Nó có trước muôn loài, muôn vật. Sau khi có muôn loài thì Tánh chất của nó cũng không hề bị biến dạng.
Vì vậy, những người nào cho rằng "chỉ có loài hữu tình có Phật Tánh" là trụ tướng pháp hữu tình,dính vào tướng chúng sanh. Đó là tư tưởng sai lầm mà Đức Phật đã phê phán:
Phật bảo Tu-bồ-đề: Các vị Bồ-tát lớn nên như thế mà hàng phục tâm kia.
Có tất cả các loài chúng sanh hoặc loài sanh bằng trứng, hoặc loài sanh bằng thai, hoặc sanh chỗ ẩm ướt, hoặc hóa sanh, hoặc có hình sắc, hoặc không hình sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng có tưởng chẳng không tưởng,
ta đều khiến vào vô dư Niết-bàn mà được diệt độ đó. Diệt độ như thế vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh mà thật không có chúng sanh được diệt độ. Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả tức chẳng phải là Bồ-tát.
Theo lời dạy trên, sự thật không có chúng sanh để diệt độ, nghĩa là đối với người đã giác ngộ (sống trọn vẹn với Phật Tánh) thì vạn pháp muôn loài đều chỉ là giả danh, không phải cái Thật có. Bởi vậy, những ai thấy rằng có cái Phật Tánh trụ ở lời hữu tình là cái thấy sai lầm, không phải cái thấy đúng đắng mà bậc giác ngộ đã chỉ dạy.
Thấy Phật Tánh chỉ trụ riêng ở hữu tình là cái thấy điên đảo, lệ thuộc nơi ý thức.
2. Pháp Tánh
Pháp là gì?
Pháp là các hiện tượng, sự vật nói chung.Như vậy hiện tượng vô tình, hiện tượng hữu tình, hiện tượng Thăn Văn, hiện tượng Duyên giác, hiện tượng Bồ Tát, hiện tượng Phật,.... đều gọi là PHÁP.
Chính vì những người không hiểu rõ Pháp nên mới phát biểu thật sai lầm rằng: PHẬT TÁNH ---> là tánh thanh tịnh bản nhiên của chúng sanh HỮU TÌNH, PHÁP TÁNH ---> là tánh thanh tịnh bản nhiên của chúng sanh VÔ TÌNH.
Hữu tình và Vô Tình chúng sanh đều là Pháp, thì đều gom chung vào Pháp Tánh. Chính vì không hiểu rõ nguồn góc về hữu tình chúng sanh và vô tình chúng sanh nên người ấy mới phân biệt ra như vậy, biến pháp vốn bất nhị nay trở thành ra hai pháp hữu-vô bất đồng.
Đức Phật dạy: vạn pháp đều là biến hiện của Như Lai Tạng,tức là do công đồng các Chân Thật Ngã tương tác nhau mà sanh ra.
Như vậy: PHÁP TÁNH = rỗng lặng của PHÁP, không có một Chân Ngã cố định nào gây ra (không có Tự tánh), mà là sự hợp tác giữa các Chân Ngã cùng nhau biến hiện thị Giả hiển Chân.
3. Phật Tánh và Pháp Tánh bất nhị.
Phật Tánh = Tự Tánh của Chân Thật Ngã (là chính nó không xen lẩn với cái khác), là cái gốc. (Nội tại)
Pháp Tánh = Bản chất các Hiện tượng của Chân Thật Ngã (bóng dáng phản chiếu) là rỗng không không có tự tánh riêng, là cái ngọn. (Đối ngoại)
Pháp là bóng dáng của Tự Tánh Chân Thật Ngã,cho nên Phật tánh và Pháp Tánh không phải là hai thứ riêng biệt.
Tuy nhiên nó cũng không phải là một thứ, vì sao? Vì Chân Thật Ngã cái có Tự Tánh, tự nó đã có, không do nhân duyên; còn Pháp thì không thể một mình tự có mà do sự hợp tác không có Tự Tánh là nó.
4. Tâm (niệm) vô ngã triệt để, Chân Ngã hiển lộ (Thành Phật).
Phật với chúng sanh, Thánh Nhân đều là bóng dáng của Chân Ngã. Với tâm niệm (duyên pháp) có trụ, chấp,dính mắc thì nhân nơi đó Chân Ngã sẽ sanh ra hiện tượng bị biến hoại, biến dịch... trong phạm vi sanh -diệt. Ngược lại, tâm niệm rỗng rang trung đạo triệt để thì Nhân nơi đó Chân Ngã thị hiện sự thật về nó nơi mỗi niệm, không sanh diệt, vô nhiễm, không biến hoại mà vẫn không ở ngoài vạn pháp như tấm gương trong suốt thanh tịnh mà vẫn phản chiếu tất cả ánh sáng đến.
Sửa lần cuối: