- Tham gia
- 10/7/16
- Bài viết
- 709
- Điểm tương tác
- 438
- Điểm
- 63
Chào các bạn, tôi xin trình bày quan điểm riêng của mình về Phật giáo. Trước tiên là khái quát triết lý của Ấn giáo, sau đó là Phật giáo. Có gì sai sót thì kính mong các bậc cao nhân trong diễn đàn chỉ giáo, xin cám ơn trước.
Triết học Ấn độ giáo
Samkhya:
Là thường phái lâu đời nhất của Ấn giáo, theo quan điểm Nhị nguyên, cho rằng thế giới này có 2 bản nguyên vật chất và tinh thần cùng tồn tại độc lập nhau. Vật chất (Prakiti) là các sự vật hiện tượng trong thế gian, chúng có đặc tính là có hình tướng, thô kệch, vô tri giác, tối tăm, năng động. Tinh thần, là linh hồn của con người, gọi là Chân ngã (Purusha), chúng có đặc tính hoàn toàn ngược lại, đó là vô hình tướng, rất vi tế, có tri giác, sáng soi, an lạc và tĩnh tại. Do vậy mà Chân ngã hợp tác với lại vật chất để bổ xung những thiếu xót của nhau. Ví dụ như 2 thằng mù và thằng què, thằng mù cõng thằng què thì cả hai có thể đi được và thấy được. Chân ngã, tức là cái TA của mỗi con người, cho nên có rất nhiều Chân ngã. Vì nếu có một Chân ngã thì khi nó vô minh là tất cả đều vô minh và khi nó giác ngộ thì tất cả đều giác ngộ, nhưng thực tế không như vậy. Chân ngã là cái TA thật, là khán giả thụ động nhìn ngắm thế gian này. Khi Chân ngã bám chấp vào thế gian rồi lầm tưởng mình là thân xác này, là ý thức này, thế là phát sinh ra đau khổ, chạy theo cảnh trần mà tạo nghiệp và phải chịu cảnh luân hồi hết đời này đến kiếp khác. Dù cho cái Ta giả tạo có đau khổ, có yêu ghét giận hờn…nhưng cái Ta thật, là Chân ngã, vẫn nhìn ngắm thụ động và vô tình (không có tình cảm) trong suốt quá trình tái sinh luân hồi đau khổ của kiếp người. Cho đến khi nhận ra rằng mình chính là Chân ngã thì lúc đó người giác ngộ sẽ có hành động “rút lui ra khỏi thế gian”, tức là dù thân xác còn đó nhưng bậc giác ngộ đã trở về với Chân ngã thường hằng bất diệt, luôn an lạc và tĩnh tại. Những người còn lại vẫn bị vô minh thì cứ lặn ngụp trong thế gian này, vì họ không biết mình là ai. Phương pháp đạt đạo của phái này là dùng trí tuệ để suy ngẫm mà dẫn đến giác ngộ (lúc này chưa có Thiền). Chính vì có đau khổ nên mới có động lực làm cho con người phải đi tìm hiểu căn nguyên, từ đó tìm về con người thật của mình.
Vedanta:
Là trường phái mới nhất, ra đời cùng lúc với Duy thức tông của PG, cho rằng thế giới này chỉ có một bản nguyên duy nhất tồn tại, đó là Đại ngã (Brahman). Đại ngã chính là linh hồn vũ trụ, thế gian này chỉ là giấc mộng của Đại ngã nên nó huyễn ảo, chỉ có Đại ngã mới có thật mà thôi. Mọi sự vật hiện tượng trong thế gian này như con người, cảnh vật…đều do Đại ngã mơ mộng mà ra. Đại ngã có những đặc tính như Chân ngã, nhưng có vài điểm khác biệt đó là nó năng động và chỉ có 1 mà thôi, đó cũng chính là cái TA chân thật của mình. Do vậy có thể nói TA chính là tác giả và cũng là khán giả duy nhất của thế gian này. Mọi sự vật hiện tượng của thế gian đều là sự hiển bày của Đại ngã cho nên về bản chất thật cũng đều là Đại ngã. Ví như đại dương là Đại ngã thì những cơn sóng là thế gian, nó do đại dương làm ra rồi cũng trở về đại dương. Dù các cơn sóng lúc hiện lúc mất nhưng đó là hình tướng mà thôi, còn nước của sóng cũng là nước của đại đương. Ví như đất sét là Đại ngã thì mọi vật dụng làm từ đất sét như nồi, ấm, ly, chén…là những hình tướng khác biệt là do dụng (cho con người sử dụng) chứ thể (bản thể) của chúng vẫn là đất sét. Cho nên cái chén dù có mất đi thì vật liệu đất sét của nó vẫn như như bất biến. Nguyên nhân làm cho con người phải chịu cảnh khổ đau cũng được giải thích giống như Samkhya, tức là do bám chấp vào thế gian rồi lầm tưởng mình là thân xác này, là ý thức này, thế là phát sinh ra đau khổ, chạy theo cảnh trần mà tạo nghiệp và phải chịu cảnh luân hồi hết đời này đến kiếp khác. Đến khi chợt nhận ra thế gian này chỉ là một giấc mơ do mình tạo ra nó, Đại ngã đã trở lại với bản chất thật của mình, biết rằng TA là một thực thể thường hằng bất diệt, luôn an lạc và tĩnh tại. Hành giả nhận ra như vậy chính là một bậc giác ngộ.
Đó là 2 trường phái tượng trưng nhất cho Lục đại môn phái Ấn giáo. Một môn phái lớn khác là Yoga, khác với Vedanta ở chỗ cho rằng mỗi người đều có một Tiểu ngã (Atman), giác ngộ và nhập Niết bàn là khi Tiểu ngã hòa nhập vào Đại ngã, giống như nước của một con sông đổ ra biển. Yoga chú trọng thực hành Thiền định, cho rằng mọi giải thích đều chỉ là lý thuyết và “hãy đến rồi thấy”. Các môn phái kia không khác gì nhiều, cũng dựa trên căn bản Tiểu ngã và Đại ngã, phương pháp thì chú trọng về thực hành đạo đức tiết hạnh, hoặc là hành xác…Nói chung thì quan điểm của Ấn giáo là dựa trên linh hồn, nó rất vi tế nên nằm ở tầng mức sâu nhất. Đầu tiên là thân xác và cảnh giới, tiếp theo là ý thức, sau cùng là linh hồn. Do con người cứ lăng xăng bám lấy cảnh giới mà không nhận ra linh hồn, phải tĩnh tâm lại, giống như nước trên bề mặt phải lặng sóng thì mới nhìn thấy đáy hồ. Chỉ có những người có trí tuệ cao trong giới tăng lữ thì mới có thể giác ngộ, hết vô minh, còn các tầng lớp khác thì ngu độn, chỉ biết cúng bái tôn thờ Do đó từ một Đại ngã (Brahman) các đạo sư đã biến tấu nó ra thành một Thượng đế Ishvara cho con người tôn thờ, từ Brahman hóa thân ra nhiều thần linh khác nhau ứng với mỗi lãnh vực. Họ không hiểu ra sự thật rằng Ta chính là Thượng đế chứ không phải cái gì khác, tu hành là để trở thành Thượng đế chứ không phải là tôn sùng Thượng đế.
Triết học Ấn độ giáo
Samkhya:
Là thường phái lâu đời nhất của Ấn giáo, theo quan điểm Nhị nguyên, cho rằng thế giới này có 2 bản nguyên vật chất và tinh thần cùng tồn tại độc lập nhau. Vật chất (Prakiti) là các sự vật hiện tượng trong thế gian, chúng có đặc tính là có hình tướng, thô kệch, vô tri giác, tối tăm, năng động. Tinh thần, là linh hồn của con người, gọi là Chân ngã (Purusha), chúng có đặc tính hoàn toàn ngược lại, đó là vô hình tướng, rất vi tế, có tri giác, sáng soi, an lạc và tĩnh tại. Do vậy mà Chân ngã hợp tác với lại vật chất để bổ xung những thiếu xót của nhau. Ví dụ như 2 thằng mù và thằng què, thằng mù cõng thằng què thì cả hai có thể đi được và thấy được. Chân ngã, tức là cái TA của mỗi con người, cho nên có rất nhiều Chân ngã. Vì nếu có một Chân ngã thì khi nó vô minh là tất cả đều vô minh và khi nó giác ngộ thì tất cả đều giác ngộ, nhưng thực tế không như vậy. Chân ngã là cái TA thật, là khán giả thụ động nhìn ngắm thế gian này. Khi Chân ngã bám chấp vào thế gian rồi lầm tưởng mình là thân xác này, là ý thức này, thế là phát sinh ra đau khổ, chạy theo cảnh trần mà tạo nghiệp và phải chịu cảnh luân hồi hết đời này đến kiếp khác. Dù cho cái Ta giả tạo có đau khổ, có yêu ghét giận hờn…nhưng cái Ta thật, là Chân ngã, vẫn nhìn ngắm thụ động và vô tình (không có tình cảm) trong suốt quá trình tái sinh luân hồi đau khổ của kiếp người. Cho đến khi nhận ra rằng mình chính là Chân ngã thì lúc đó người giác ngộ sẽ có hành động “rút lui ra khỏi thế gian”, tức là dù thân xác còn đó nhưng bậc giác ngộ đã trở về với Chân ngã thường hằng bất diệt, luôn an lạc và tĩnh tại. Những người còn lại vẫn bị vô minh thì cứ lặn ngụp trong thế gian này, vì họ không biết mình là ai. Phương pháp đạt đạo của phái này là dùng trí tuệ để suy ngẫm mà dẫn đến giác ngộ (lúc này chưa có Thiền). Chính vì có đau khổ nên mới có động lực làm cho con người phải đi tìm hiểu căn nguyên, từ đó tìm về con người thật của mình.
Vedanta:
Là trường phái mới nhất, ra đời cùng lúc với Duy thức tông của PG, cho rằng thế giới này chỉ có một bản nguyên duy nhất tồn tại, đó là Đại ngã (Brahman). Đại ngã chính là linh hồn vũ trụ, thế gian này chỉ là giấc mộng của Đại ngã nên nó huyễn ảo, chỉ có Đại ngã mới có thật mà thôi. Mọi sự vật hiện tượng trong thế gian này như con người, cảnh vật…đều do Đại ngã mơ mộng mà ra. Đại ngã có những đặc tính như Chân ngã, nhưng có vài điểm khác biệt đó là nó năng động và chỉ có 1 mà thôi, đó cũng chính là cái TA chân thật của mình. Do vậy có thể nói TA chính là tác giả và cũng là khán giả duy nhất của thế gian này. Mọi sự vật hiện tượng của thế gian đều là sự hiển bày của Đại ngã cho nên về bản chất thật cũng đều là Đại ngã. Ví như đại dương là Đại ngã thì những cơn sóng là thế gian, nó do đại dương làm ra rồi cũng trở về đại dương. Dù các cơn sóng lúc hiện lúc mất nhưng đó là hình tướng mà thôi, còn nước của sóng cũng là nước của đại đương. Ví như đất sét là Đại ngã thì mọi vật dụng làm từ đất sét như nồi, ấm, ly, chén…là những hình tướng khác biệt là do dụng (cho con người sử dụng) chứ thể (bản thể) của chúng vẫn là đất sét. Cho nên cái chén dù có mất đi thì vật liệu đất sét của nó vẫn như như bất biến. Nguyên nhân làm cho con người phải chịu cảnh khổ đau cũng được giải thích giống như Samkhya, tức là do bám chấp vào thế gian rồi lầm tưởng mình là thân xác này, là ý thức này, thế là phát sinh ra đau khổ, chạy theo cảnh trần mà tạo nghiệp và phải chịu cảnh luân hồi hết đời này đến kiếp khác. Đến khi chợt nhận ra thế gian này chỉ là một giấc mơ do mình tạo ra nó, Đại ngã đã trở lại với bản chất thật của mình, biết rằng TA là một thực thể thường hằng bất diệt, luôn an lạc và tĩnh tại. Hành giả nhận ra như vậy chính là một bậc giác ngộ.
Đó là 2 trường phái tượng trưng nhất cho Lục đại môn phái Ấn giáo. Một môn phái lớn khác là Yoga, khác với Vedanta ở chỗ cho rằng mỗi người đều có một Tiểu ngã (Atman), giác ngộ và nhập Niết bàn là khi Tiểu ngã hòa nhập vào Đại ngã, giống như nước của một con sông đổ ra biển. Yoga chú trọng thực hành Thiền định, cho rằng mọi giải thích đều chỉ là lý thuyết và “hãy đến rồi thấy”. Các môn phái kia không khác gì nhiều, cũng dựa trên căn bản Tiểu ngã và Đại ngã, phương pháp thì chú trọng về thực hành đạo đức tiết hạnh, hoặc là hành xác…Nói chung thì quan điểm của Ấn giáo là dựa trên linh hồn, nó rất vi tế nên nằm ở tầng mức sâu nhất. Đầu tiên là thân xác và cảnh giới, tiếp theo là ý thức, sau cùng là linh hồn. Do con người cứ lăng xăng bám lấy cảnh giới mà không nhận ra linh hồn, phải tĩnh tâm lại, giống như nước trên bề mặt phải lặng sóng thì mới nhìn thấy đáy hồ. Chỉ có những người có trí tuệ cao trong giới tăng lữ thì mới có thể giác ngộ, hết vô minh, còn các tầng lớp khác thì ngu độn, chỉ biết cúng bái tôn thờ Do đó từ một Đại ngã (Brahman) các đạo sư đã biến tấu nó ra thành một Thượng đế Ishvara cho con người tôn thờ, từ Brahman hóa thân ra nhiều thần linh khác nhau ứng với mỗi lãnh vực. Họ không hiểu ra sự thật rằng Ta chính là Thượng đế chứ không phải cái gì khác, tu hành là để trở thành Thượng đế chứ không phải là tôn sùng Thượng đế.