Hí hí,Ngài Viên Quang thông thạo kinh sách, không biết ngài đã tìm thấy chỗ nào định nghĩa về NGÃ chưa? Trước đây ở dd cũ có hỏi KKT (LaughingHaha), một người đọc rất nhiều kinh và có trí nhớ siêu phàm, nhưng ông ta vẫn không tìm thấy. Kể cũng lạ, vì Phật giáo và Ấn giáo khác nhau chỉ mỗi vấn đề đó thôi, có lẽ họ ngầm hiểu với nhau rằng Ngã là gì rồi nên không nhắc lại. Do đó chúng ta chỉ có thể dựa vào những gì kinh sách thuyết giảng mà đưa ra định nghĩa về Ngã.
Ngài VQ cho rằng NGÃ có nghĩa là gì? VÔ NGÃ có nghĩa là gì?
Tôi rất mong được biết quan điểm của ngài, trước khi trao đổi tiếp về Phật pháp. Quan điểm của doccoden thì đã từng nói trước đây, xin nhắc lại:
Ngã là cái gì đó có những đặc tính tự hữu, độc nhất và đồng nhất.
Nhiều người thường quan niệm rằng Ngã là Cống cao ngã mạn hay Ngã là Bản ngã, là cái Tôi. Nói vậy là sai lệch và thiếu xót. Đức Phật tuyên thuyết 'chư hành vô thường, vạn pháp vô ngã'. Ngã theo lời Phật bao hàm vạn vật chứ không riêng con người, nên nói Ngã là cái Ta không áp dụng cho cục đá được.
......
Nói về Ngã - Vô Ngã thì còn nhiều quan điểm khác nhau, nhưng nói về Thường - Vô thường thì tôi tin là ai cũng hiểu đúng: Thường là bất biến, không thay đổi. Vô thường là có biến đổi. Do đó nếu Phật tử nào nghĩ rằng có cái gì đó thường hằng bất biến là có quan điểm của ngoại đạo, vì trái với lời Phật dạy.
Cũng y như thế, theo Lý duyên khởi 'Cái này có do cái kia có...' thì không thể có cái gì tự hữu (tự tồn tại), cho nên Phật tử nào nghĩ rằng có cái gì đó tự hiện hữu là có quan điểm của ngoại đạo, vì trái với lời Phật dạy.
Có câu nói bất hủ của Đức Phật về Vô Ngã sau đây cũng được xem như 'kính chiếu yêu':
"Hỡi các Tỳ kheo, khi mà Ngã hay bất cứ cái gì thuộc về Ngã không có, thì quan điểm tư duy này: "Vũ trụ là Linh hồn, ta sẽ là Linh hồn sau khi chết, sẽ trường cửu, tồn tại, vĩnh viễn bất biến, và ta sẽ hiện hữu như thế cho đến vô tận thời gian", quan điểm ấy có phải là hoàn toàn điên rồ chăng?"
(Trung bộ kinh)
Do đó Phật tử nào cho rằng mình có cái Ta thường hằng bất biến là theo quan điểm Thường kiến của ngoại đạo, vì trái với lời Phật dạy. Tất nhiên quan điểm Đoạn kiến cũng là của ngoại đạo, vì trái với lời Phật dạy.
Chào bạn Hiếu.
Theo bạn thì vũ trụ từ đâu mà có? Hay là bạn cho rằng vũ trụ có sẵn? Nếu theo ý thứ hai thì bạn theo quan điểm của ngoại đạo rồi nhé. Theo PG thì mọi thứ đều không nằm ngoài lý duyên khởi, đều tuân theo tiến trình 'thành, trụ, hoại, diệt'.
Tôi dùng từ sanh tạo là nói nôm na cho nó thông dụng thôi, chứ đúng ra dùng từ hóa hiện, biến hiện...Quan trọng là hiểu nghĩa, đừng chấp vào ngôn từ. Sanh tạo là tạo sinh ra một cái gì đó mới, vậy nói tạo ra cũng đúng, vì sự huyễn ảo tuy không thật có nhưng vẫn là sự vật mới xuất hiện, giống như khi ta mơ một giấc mơ có đủ thứ cảnh vật, người xe. Còn nói về 'Một' thì có thể hiểu như Hoa nghiêm tông: 'tất cả là một, một là tất cả'. Như Lai không phải là cái Một, vì nó không phải là một Thực thể. Điều này tôi đã nói nhiều lần rồi nhé.
Bác biết đã có "sanh" thì ắt có kẻ sanh và thứ bị sanh, tức là câu chuyện 2 thứ. Như Lai của bác đính chính lại là không phải sanh, mà là biến hoá như mơ mộng, thì lại tòi ra cái đứa nằm mộng không biết mình mộng rồi tưởng Thế giới là thật có. Rồi ngày nào đó đẹp Trời "giật mình lại thấy thương mình biết bao", tức là thức dậy, và đọc lên bài thơ sau:
Gá thân mộng, dạo cảnh mộng...
Bác bảo là mộng thì chẳng đúng, có ai mà ngồi coi TV thấy cảnh trong TV cãi nhau hay tự sát v..v mà lại lao vào khuyên can không nhỉ ? Nếu đã tỉnh thì không làm việc khờ dại như vậy, trừ khi là còn mê man mới gắng sức Gá mộng thuyết mộng.
Lại nếu Thế giới là hư ảo, thì Kinh pháp thuyết ra truyền tới nay là do bác mộng mà thành hay do Phật thuyết ? Hí hí.
Rồi Phật là người tỉnh mộng lại thuyết cho kẻ do mình mông ra tức chúng sanh hay sao ? Vậy là Thế giới mà giả có thì có mà bác Đen khỏi cần lo trị bệnh hay kiếm cơm khỏi đói khát ?
Bác thấy sao ?
A Di Đà Phật.