Tham Trang

Sanh từ đâu đến ? Chết rồi về đâu ?

Hiếu

Registered

Phật tử
Reputation: 41%
Tham gia
21/9/16
Bài viết
254
Điểm tương tác
113
Điểm
43
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
Ngài Viên Quang thông thạo kinh sách, không biết ngài đã tìm thấy chỗ nào định nghĩa về NGÃ chưa? Trước đây ở dd cũ có hỏi KKT (LaughingHaha), một người đọc rất nhiều kinh và có trí nhớ siêu phàm, nhưng ông ta vẫn không tìm thấy. Kể cũng lạ, vì Phật giáo và Ấn giáo khác nhau chỉ mỗi vấn đề đó thôi, có lẽ họ ngầm hiểu với nhau rằng Ngã là gì rồi nên không nhắc lại. Do đó chúng ta chỉ có thể dựa vào những gì kinh sách thuyết giảng mà đưa ra định nghĩa về Ngã.

Ngài VQ cho rằng NGÃ có nghĩa là gì? VÔ NGÃ có nghĩa là gì?

Tôi rất mong được biết quan điểm của ngài, trước khi trao đổi tiếp về Phật pháp. Quan điểm của doccoden thì đã từng nói trước đây, xin nhắc lại:

Ngã là cái gì đó có những đặc tính tự hữu, độc nhất và đồng nhất.

Nhiều người thường quan niệm rằng Ngã là Cống cao ngã mạn hay Ngã là Bản ngã, là cái Tôi. Nói vậy là sai lệch và thiếu xót. Đức Phật tuyên thuyết 'chư hành vô thường, vạn pháp vô ngã'. Ngã theo lời Phật bao hàm vạn vật chứ không riêng con người, nên nói Ngã là cái Ta không áp dụng cho cục đá được.

......

Nói về Ngã - Vô Ngã thì còn nhiều quan điểm khác nhau, nhưng nói về Thường - Vô thường thì tôi tin là ai cũng hiểu đúng: Thường là bất biến, không thay đổi. Vô thường là có biến đổi. Do đó nếu Phật tử nào nghĩ rằng có cái gì đó thường hằng bất biến là có quan điểm của ngoại đạo, vì trái với lời Phật dạy.

Cũng y như thế, theo Lý duyên khởi 'Cái này có do cái kia có...' thì không thể có cái gì tự hữu (tự tồn tại), cho nên Phật tử nào nghĩ rằng có cái gì đó tự hiện hữu là có quan điểm của ngoại đạo, vì trái với lời Phật dạy.

Có câu nói bất hủ của Đức Phật về Vô Ngã sau đây cũng được xem như 'kính chiếu yêu':

"Hỡi các Tỳ kheo, khi mà Ngã hay bất cứ cái gì thuộc về Ngã không có, thì quan điểm tư duy này: "Vũ trụ là Linh hồn, ta sẽ là Linh hồn sau khi chết, sẽ trường cửu, tồn tại, vĩnh viễn bất biến, và ta sẽ hiện hữu như thế cho đến vô tận thời gian", quan điểm ấy có phải là hoàn toàn điên rồ chăng?"
(Trung bộ kinh)


Do đó Phật tử nào cho rằng mình có cái Ta thường hằng bất biến là theo quan điểm Thường kiến của ngoại đạo, vì trái với lời Phật dạy. Tất nhiên quan điểm Đoạn kiến cũng là của ngoại đạo, vì trái với lời Phật dạy.



Chào bạn Hiếu.

Theo bạn thì vũ trụ từ đâu mà có? Hay là bạn cho rằng vũ trụ có sẵn? Nếu theo ý thứ hai thì bạn theo quan điểm của ngoại đạo rồi nhé. Theo PG thì mọi thứ đều không nằm ngoài lý duyên khởi, đều tuân theo tiến trình 'thành, trụ, hoại, diệt'.

Tôi dùng từ sanh tạo là nói nôm na cho nó thông dụng thôi, chứ đúng ra dùng từ hóa hiện, biến hiện...Quan trọng là hiểu nghĩa, đừng chấp vào ngôn từ. Sanh tạo là tạo sinh ra một cái gì đó mới, vậy nói tạo ra cũng đúng, vì sự huyễn ảo tuy không thật có nhưng vẫn là sự vật mới xuất hiện, giống như khi ta mơ một giấc mơ có đủ thứ cảnh vật, người xe. Còn nói về 'Một' thì có thể hiểu như Hoa nghiêm tông: 'tất cả là một, một là tất cả'. Như Lai không phải là cái Một, vì nó không phải là một Thực thể. Điều này tôi đã nói nhiều lần rồi nhé.
Hí hí,

Bác biết đã có "sanh" thì ắt có kẻ sanh và thứ bị sanh, tức là câu chuyện 2 thứ. Như Lai của bác đính chính lại là không phải sanh, mà là biến hoá như mơ mộng, thì lại tòi ra cái đứa nằm mộng không biết mình mộng rồi tưởng Thế giới là thật có. Rồi ngày nào đó đẹp Trời "giật mình lại thấy thương mình biết bao", tức là thức dậy, và đọc lên bài thơ sau:

Gá thân mộng, dạo cảnh mộng...

Bác bảo là mộng thì chẳng đúng, có ai mà ngồi coi TV thấy cảnh trong TV cãi nhau hay tự sát v..v mà lại lao vào khuyên can không nhỉ ? Nếu đã tỉnh thì không làm việc khờ dại như vậy, trừ khi là còn mê man mới gắng sức Gá mộng thuyết mộng.

Lại nếu Thế giới là hư ảo, thì Kinh pháp thuyết ra truyền tới nay là do bác mộng mà thành hay do Phật thuyết ? Hí hí.

Rồi Phật là người tỉnh mộng lại thuyết cho kẻ do mình mông ra tức chúng sanh hay sao ? Vậy là Thế giới mà giả có thì có mà bác Đen khỏi cần lo trị bệnh hay kiếm cơm khỏi đói khát ?

Bác thấy sao ?

A Di Đà Phật.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,243
Điểm tương tác
1,230
Điểm
113
........

Ngài VQ cho rằng NGÃ có nghĩa là gì? VÔ NGÃ có nghĩa là gì?

Tôi rất mong được biết quan điểm của ngài, trước khi trao đổi tiếp về Phật pháp. Quan điểm của doccoden thì đã từng nói trước đây, xin nhắc lại:

Ngã là cái gì đó có những đặc tính tự hữu, độc nhất và đồng nhất.
Dạ VQ cũng đồng thuận về v/đ trên. Chỉ muốn thêm 1 chút xíu theo VQ thấy là:

Ngã là cái gì đó (Mà con người tưởng lầm rằng): có những đặc tính tự hữu, độc nhất và đồng nhất.

Ngoài ra xin trao đổi với Ngài ạ.

Kính mong Ngài triển khai tiếp. VQ lắng xin nghe....
 

doccoden

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
700
Điểm tương tác
433
Điểm
63
Hí hí,

Bác biết đã có "sanh" thì ắt có kẻ sanh và thứ bị sanh, tức là câu chuyện 2 thứ. Như Lai của bác đính chính lại là không phải sanh, mà là biến hoá như mơ mộng, thì lại tòi ra cái đứa nằm mộng không biết mình mộng rồi tưởng Thế giới là thật có. Rồi ngày nào đó đẹp Trời "giật mình lại thấy thương mình biết bao", tức là thức dậy, và đọc lên bài thơ sau:

Gá thân mộng, dạo cảnh mộng...

Bác bảo là mộng thì chẳng đúng, có ai mà ngồi coi TV thấy cảnh trong TV cãi nhau hay tự sát v..v mà lại lao vào khuyên can không nhỉ ? Nếu đã tỉnh thì không làm việc khờ dại như vậy, trừ khi là còn mê man mới gắng sức Gá mộng thuyết mộng.

Lại nếu Thế giới là hư ảo, thì Kinh pháp thuyết ra truyền tới nay là do bác mộng mà thành hay do Phật thuyết ? Hí hí.

Rồi Phật là người tỉnh mộng lại thuyết cho kẻ do mình mông ra tức chúng sanh hay sao ? Vậy là Thế giới mà giả có thì có mà bác Đen khỏi cần lo trị bệnh hay kiếm cơm khỏi đói khát ?

Bác thấy sao ?

A Di Đà Phật.

Hahaha....Có kinh tên là 'Phật tự thuyết' đó bạn, còn nói đến thế gian huyễn ảo thì kinh Phật cũng nói nhiều, chẳng hạn kinh Kim cang. Chắc bạn đã nghe câu 'Tất cả do tâm tạo' rồi chứ? Đã là do tâm tạo thì đâu phải là thật, mà là mộng huyễn hư ảo. Có điều khác biệt ở Ấn giáo và Phật giáo. AG cho rằng 'thế gian là mộng ảo', PG cho rằng 'thế gian như mộng ảo', vì AG thì có người (chủ thể) nằm mộng trong khi PG thì lại không có chủ thể.

Dạ VQ cũng đồng thuận về v/đ trên. Chỉ muốn thêm 1 chút xíu theo VQ thấy là:

Ngã là cái gì đó (Mà con người tưởng lầm rằng): có những đặc tính tự hữu, độc nhất và đồng nhất.

Ngoài ra xin trao đổi với Ngài ạ.

Kính mong Ngài triển khai tiếp. VQ lắng xin nghe....

Ngài nói do con người tưởng lầm là có Ngã, vậy ngài dựa vào đâu để khẳng định là không có Ngã? Xin làm rõ ý về Ngã:

1. Tự hữu: là tự hiện hữu, do đó không do cái gì sinh ra và không bao giờ biến mất.
2. Độc nhất: là có tính đặc thù riêng biệt, không thể có cái khác giống như vậy.
3. Đồng nhất: là đơn nhất, không có cấu trúc nội tại, không do những thứ khác hợp thành.

Bây giờ mời ngài VQ xem lại kinh Phật, có thấy điều gì lạ lùng không? Có kinh thì nói vô ngã, có kinh thì nói 'thường lạc ngã tịnh'. Kinh thì nói không có cái Ta, kinh thì nói Ta là Chân tâm thường hằng bất biến. Vậy thì kinh nào nói đúng và ngài theo quan điểm nào?
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,243
Điểm tương tác
1,230
Điểm
113
Kính Bạch Ngài:

+ Vấn đề 1: dựa vào đâu để khẳng định là không có Ngã?

- Dạ. Theo Phật dạy. Các Pháp do nhân duyên sinh, không do tự có. - Nên:

1. KHÔNG Tự hữu
2. KHÔNG Độc nhất
3. KHÔNG Đồng nhất

+ Vấn đề 2: Có kinh thì nói vô ngã, có kinh thì nói 'thường lạc ngã tịnh'. Kinh thì nói không có cái Ta, kinh thì nói Ta là Chân tâm thường hằng bất biến. Vậy thì kinh nào nói đúng ?

- Dạ. Kinh nói thì Đúng nhưng chỉ vì ta hiểu chưa đúng.- Nên VQ sẽ tư duy kỷ trước khi theo bài kinh ấy.

* Dạ , VQ đang lắng nghe Ngài để tự Tư Duy cho đúng ạ.
 

Hiếu

Registered

Phật tử
Reputation: 41%
Tham gia
21/9/16
Bài viết
254
Điểm tương tác
113
Điểm
43
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
Hahaha....Có kinh tên là 'Phật tự thuyết' đó bạn, còn nói đến thế gian huyễn ảo thì kinh Phật cũng nói nhiều, chẳng hạn kinh Kim cang. Chắc bạn đã nghe câu 'Tất cả do tâm tạo' rồi chứ? Đã là do tâm tạo thì đâu phải là thật, mà là mộng huyễn hư ảo. Có điều khác biệt ở Ấn giáo và Phật giáo. AG cho rằng 'thế gian là mộng ảo', PG cho rằng 'thế gian như mộng ảo', vì AG thì có người (chủ thể) nằm mộng trong khi PG thì lại không có chủ thể.



Ngài nói do con người tưởng lầm là có Ngã, vậy ngài dựa vào đâu để khẳng định là không có Ngã? Xin làm rõ ý về Ngã:

1. Tự hữu: là tự hiện hữu, do đó không do cái gì sinh ra và không bao giờ biến mất.
2. Độc nhất: là có tính đặc thù riêng biệt, không thể có cái khác giống như vậy.
3. Đồng nhất: là đơn nhất, không có cấu trúc nội tại, không do những thứ khác hợp thành.

Bây giờ mời ngài VQ xem lại kinh Phật, có thấy điều gì lạ lùng không? Có kinh thì nói vô ngã, có kinh thì nói 'thường lạc ngã tịnh'. Kinh thì nói không có cái Ta, kinh thì nói Ta là Chân tâm thường hằng bất biến. Vậy thì kinh nào nói đúng và ngài theo quan điểm nào?
Hí hí,

"Phật tự thuyết" thì chưa đầy đủ, phải là "vô vấn tự thuyết" - tức không ai hỏi mà tự nói, do quán xét thời cơ phù hợp để nói ra, bởi nếu Phật không tự nói ra thì chúng sanh không biết có sự đó mà hỏi. Ví dụ: Phật thuyết A Di Đà Kinh, cũng thuộc dạng "vô vấn", do đệ tử chưa thấy được tới " mười muôn ức cõi" trong "hằng hà sa số thế giới".

Kinh Kim Cang có bài kệ rằng:

Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.

Tức là tất cả các pháp có hình tướng thì giống như (phép so sánh tương đối) mộng, huyễn, bọt, bóng, sương, điện chớp; nên quán sát như vậy. Ấy là chỉ cho sự " vô thường tấn tốc", bởi có đó mất đó rất nhanh chóng, đó là cách nói khác của phép tu "quán vô thường" nhằm xả bỏ tâm nắm giữ "tới chết không buông" về sự vật gì, làm tâm không thể tự thanh tịnh, làm tình không thể tự ngủ yên, mà suốt ngày hỷ nộ ái ố tham sân v..v

Kinh Hoa Nghiêm có bài kệ rằng:

Nhược nhân dục liễu tri,
Tam thế nhất thiết Phật,
Ưng quán pháp giới tánh,
Nhất thiết duy tâm tạo.

Tức là: ai muốn hiểu thấy ba đời chư Phật thì nên quán sát tánh của Pháp giới, tất cả đều do tâm tạo. Ví dụ: bác thấy nước thì mát, lửa thì nóng; bác cho là lửa tánh nó như vậy, nước tánh nó như thế; ấy là do tâm bác tạo ra. Thế rồi một ngày nào đó, bác thấy ai đó tay sờ lửa cồn loãng hay đèn khò vặn nhỏ, bác hoảng hốt la lên vì sợ nóng bỏng, nhưng kỳ thật nó chẳng bỏng nóng như bác tưởng, ấy là vì tưởng tánh chấp tánh của các Pháp là do tâm tạo, là bệnh của tâm hồn mà thôi. Tự lửa chẳng nói là nó nóng, tự nước chẳng nói là nó mát. Hí hí, ấy cũng là pháp tu chứ chẳng phải định luận hay quan điểm chết cứng.

Phật pháp là bất định, không có chết cứng, cốt như thuốc trị bệnh, chẳng phải là định pháp bất di bất dịch. Cho nên, lời "Tất cả do tâm tạo" là tạo cái gì ? "Tánh Pháp giới", kỳ thật " Tâm không pháp tánh như hư không".

Chủ thể nằm mộng hay mộng do duyên hợp thành thì ấy là việc luận giải sự kiện nơi thế giới, vấn đề là thế giới đã là duyên hợp thành thì thời gian và không gian do cái gì duyên hợp mà thành bác nhỉ ?

A Di Đà Phật.
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 47%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
365
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Theo Tương Ưng Bộ kinh, tập II (tập 16, 17, đại 2, 85a);
  • Theo kinh Phật Tự Thuyết (Udàna), Tiểu Bộ kinh;
  • Theo kinh Đại Bỗn, Trường Bộ kinh II, Đại tạng kinh Việt Nam (ĐTKVN);
  • Theo kinh Đại Duyên, Trường Bộ kinh II, ĐTKVN;
  • Theo kinh Trường Đại Bỗn Duyên, Trường A Hàm I, ĐTKVN;
  • Theo kinh Điển Tôn, Trường A Hàm I, ĐTKVN, và nhiều kinh khác thuộc Nam tạng, Bắc tạng (Pháp Hoa...).

khi nhân loại đang chấp thủ ngã và ngã sở (Ta, của ta) để chìm sâu vào sinh tử thì Đức Phật nói lên tiếng nói Vô ngã (không phải ta, không phải của ta).
Đức Phật thấy không phải ta, không phải của ta,

Vậy cái gì là docoden làm ơn khẳng định:
Cái gì là docoden có phải là docoden hay không phải?

Dám chắc docoden không biết docoden là cái giống gì là Vô Ngã?
Vì đức Phật không biết (ta?) không phải là?

Chắc chắn không ai có thể khẳng định mình đang là?

Nhái lại không phải là thấy! Khỏi cần dị nghị.

ờ mà đúng hông! [smile]
 

doccoden

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
700
Điểm tương tác
433
Điểm
63
Hí hí,

"Phật tự thuyết" thì chưa đầy đủ, phải là "vô vấn tự thuyết" - tức không ai hỏi mà tự nói, do quán xét thời cơ phù hợp để nói ra, bởi nếu Phật không tự nói ra thì chúng sanh không biết có sự đó mà hỏi. Ví dụ: Phật thuyết A Di Đà Kinh, cũng thuộc dạng "vô vấn", do đệ tử chưa thấy được tới " mười muôn ức cõi" trong "hằng hà sa số thế giới".

Kinh Kim Cang có bài kệ rằng:

Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.

Tức là tất cả các pháp có hình tướng thì giống như (phép so sánh tương đối) mộng, huyễn, bọt, bóng, sương, điện chớp; nên quán sát như vậy. Ấy là chỉ cho sự " vô thường tấn tốc", bởi có đó mất đó rất nhanh chóng, đó là cách nói khác của phép tu "quán vô thường" nhằm xả bỏ tâm nắm giữ "tới chết không buông" về sự vật gì, làm tâm không thể tự thanh tịnh, làm tình không thể tự ngủ yên, mà suốt ngày hỷ nộ ái ố tham sân v..v

Kinh Hoa Nghiêm có bài kệ rằng:

Nhược nhân dục liễu tri,
Tam thế nhất thiết Phật,
Ưng quán pháp giới tánh,
Nhất thiết duy tâm tạo.

Tức là: ai muốn hiểu thấy ba đời chư Phật thì nên quán sát tánh của Pháp giới, tất cả đều do tâm tạo. Ví dụ: bác thấy nước thì mát, lửa thì nóng; bác cho là lửa tánh nó như vậy, nước tánh nó như thế; ấy là do tâm bác tạo ra. Thế rồi một ngày nào đó, bác thấy ai đó tay sờ lửa cồn loãng hay đèn khò vặn nhỏ, bác hoảng hốt la lên vì sợ nóng bỏng, nhưng kỳ thật nó chẳng bỏng nóng như bác tưởng, ấy là vì tưởng tánh chấp tánh của các Pháp là do tâm tạo, là bệnh của tâm hồn mà thôi. Tự lửa chẳng nói là nó nóng, tự nước chẳng nói là nó mát. Hí hí, ấy cũng là pháp tu chứ chẳng phải định luận hay quan điểm chết cứng.

Phật pháp là bất định, không có chết cứng, cốt như thuốc trị bệnh, chẳng phải là định pháp bất di bất dịch. Cho nên, lời "Tất cả do tâm tạo" là tạo cái gì ? "Tánh Pháp giới", kỳ thật " Tâm không pháp tánh như hư không".

Chủ thể nằm mộng hay mộng do duyên hợp thành thì ấy là việc luận giải sự kiện nơi thế giới, vấn đề là thế giới đã là duyên hợp thành thì thời gian và không gian do cái gì duyên hợp mà thành bác nhỉ ?

A Di Đà Phật.

Phật tự thuyết: bạn nên suy ngẫm sâu hơn nữa. Tất cả do tâm tạo nên tất cả đều là huyễn mộng. Làm gì có thật chúng sanh để mà thuyết pháp. Phật giáo có câu 'thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn', ý nói Phật là cao quý nhất. Tâm tạo ra thế gian, chúng sanh, chư Phật. Tức tâm tức phật, Tâm ta mới là Đức Phật cao quý nhất!

Bạn nên nhớ Phật giáo giảng giải theo duy tâm, nhưng mọi người có thiên hướng theo duy vật nên hiểu sai. Trước đây Trừng Hải hay nói đến duy tâm, nhưng khi tôi hỏi cho ra lẽ thì ông ta bí lù cũng vì lẽ như thế. Hahaha...té ra Trừng Hải cũng như bao Phật tử khác, nghe kinh nói thì nói lại như con két chứ không hiểu gì. À mà ông ta hiểu đúng về duy tâm chứ không như những Phật tử khác, có điều vẫn theo tập tính duy vật cố hữu như bao người khác nên vẫn bị vướng mắc.

Bạn dùng ví dụ 'nước thì mát, lửa thì nóng' để giải thích do tâm tạo là sai rồi. Phải nói cho đúng là do tâm so sánh phân biệt. Trừng Hải mới là người hiểu đúng 'do tâm tạo' nghĩa là gì.

Cả vũ trụ bao la còn do tâm tạo thì thời gian và không gian cũng đều do tâm tạo hết.

Kính Bạch Ngài:

+ Vấn đề 1: dựa vào đâu để khẳng định là không có Ngã?

- Dạ. Theo Phật dạy. Các Pháp do nhân duyên sinh, không do tự có. - Nên:

1. KHÔNG Tự hữu
2. KHÔNG Độc nhất
3. KHÔNG Đồng nhất

+ Vấn đề 2: Có kinh thì nói vô ngã, có kinh thì nói 'thường lạc ngã tịnh'. Kinh thì nói không có cái Ta, kinh thì nói Ta là Chân tâm thường hằng bất biến. Vậy thì kinh nào nói đúng ?

- Dạ. Kinh nói thì Đúng nhưng chỉ vì ta hiểu chưa đúng.- Nên VQ sẽ tư duy kỷ trước khi theo bài kinh ấy.

* Dạ , VQ đang lắng nghe Ngài để tự Tư Duy cho đúng ạ.

Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan​


Chắc chắn ngài VQ đã từng nghe câu này. Có người nhận xét rằng kinh điển Đại thừa giảng giải chẳng khác gì Ấn độ giáo. Tôi thấy đúng là như vậy. Bởi vậy khi đọc kinh Phật chúng ta nên cẩn thận, luôn ghi nhớ câu 'y nghĩa bất y ngữ'. Vì chân lý tuyệt đối không thể dùng tư duy mà hiểu được, nên mọi lời giảng giải trong kinh sách đều là khiên cưỡng 'tạm nói' cho dễ hình dung. Bởi vậy Thiền tông mới có phương châm 'Bất lập văn tự, kiến tánh thành Phật'.

Chẳng hạn chúng ta nghe nói đến Vô ngã, là cốt tủy của đạo Phật. Vì vô ngã nên các pháp không có tự tánh, vốn dĩ là Không. Nếu nói theo kiểu xác định tức là có tự tánh Không. Đã là Không (trống không, trống rỗng) thì chân lý tuyệt đối cũng không thể có cái gọi là 'Vô ngã'. Sở dĩ đức Phật thuyết giảng Vô ngã là vì chúng sanh mê lầm chấp Ngã, nói vậy để phá chấp. Cũng vậy, khi nói đến 'thường hằng bất biến' là ý nói cái Chân tướng của vũ trụ không giống cái vũ trụ vô thường sinh diệt, luôn biến đổi. Nói vậy là đối đãi nên chỉ là tạm nói thôi, chứ không đúng với bản chất 'bất khả tư nghì' của Như Lai.

Thật tướng của vạn vật là Không (Tánh không, Phật tánh...) nằm ngoài sự đối đãi, dù nó sinh ra đối đãi. Theo doccoden thì cách nhanh nhất để ngộ đạo là vào cửa 'Bất nhị'. Trước đây anh bạn mà tôi nói đã chủ động làm quen với tôi và có khuyên rằng dùng trí óc tư duy để cầu đạo thì chỉ quanh quẩn bên ngoài thôi. Tôi cũng tự cho là mình có trí, thông minh, nhưng mãi không tìm ra chân lý. Đến khi nghe KKT khen ngợi Nam hoa kinh của Trang Tử, tôi tò mò xem thử, khi đọc đến câu 'Đây có là do đó có, đó có là do đây có' thì bỗng nhiên tôi liễu ngộ chân lý! Bởi vậy nên Phật giáo mới có lời khuyên chúng ta tu học Phật pháp chẳng cần thầy bà gì cả, họ chỉ là trợ duyên giúp ta gỡ đinh tháo chốt thôi. Hãy để cho đầu óc trống không rỗng rang như bản chất của Phật tánh thì sẽ đến lúc Như Lai hiện tiền.

 

Hiếu

Registered

Phật tử
Reputation: 41%
Tham gia
21/9/16
Bài viết
254
Điểm tương tác
113
Điểm
43
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
Phật tự thuyết: bạn nên suy ngẫm sâu hơn nữa. Tất cả do tâm tạo nên tất cả đều là huyễn mộng. Làm gì có thật chúng sanh để mà thuyết pháp. Phật giáo có câu 'thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn', ý nói Phật là cao quý nhất. Tâm tạo ra thế gian, chúng sanh, chư Phật. Tức tâm tức phật, Tâm ta mới là Đức Phật cao quý nhất!

Bạn nên nhớ Phật giáo giảng giải theo duy tâm, nhưng mọi người có thiên hướng theo duy vật nên hiểu sai. Trước đây Trừng Hải hay nói đến duy tâm, nhưng khi tôi hỏi cho ra lẽ thì ông ta bí lù cũng vì lẽ như thế. Hahaha...té ra Trừng Hải cũng như bao Phật tử khác, nghe kinh nói thì nói lại như con két chứ không hiểu gì. À mà ông ta hiểu đúng về duy tâm chứ không như những Phật tử khác, có điều vẫn theo tập tính duy vật cố hữu như bao người khác nên vẫn bị vướng mắc.

Bạn dùng ví dụ 'nước thì mát, lửa thì nóng' để giải thích do tâm tạo là sai rồi. Phải nói cho đúng là do tâm so sánh phân biệt. Trừng Hải mới là người hiểu đúng 'do tâm tạo' nghĩa là gì.

Cả vũ trụ bao la còn do tâm tạo thì thời gian và không gian cũng đều do tâm tạo hết.


Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan​


Chắc chắn ngài VQ đã từng nghe câu này. Có người nhận xét rằng kinh điển Đại thừa giảng giải chẳng khác gì Ấn độ giáo. Tôi thấy đúng là như vậy. Bởi vậy khi đọc kinh Phật chúng ta nên cẩn thận, luôn ghi nhớ câu 'y nghĩa bất y ngữ'. Vì chân lý tuyệt đối không thể dùng tư duy mà hiểu được, nên mọi lời giảng giải trong kinh sách đều là khiên cưỡng 'tạm nói' cho dễ hình dung. Bởi vậy Thiền tông mới có phương châm 'Bất lập văn tự, kiến tánh thành Phật'.

Chẳng hạn chúng ta nghe nói đến Vô ngã, là cốt tủy của đạo Phật. Vì vô ngã nên các pháp không có tự tánh, vốn dĩ là Không. Nếu nói theo kiểu xác định tức là có tự tánh Không. Đã là Không (trống không, trống rỗng) thì chân lý tuyệt đối cũng không thể có cái gọi là 'Vô ngã'. Sở dĩ đức Phật thuyết giảng Vô ngã là vì chúng sanh mê lầm chấp Ngã, nói vậy để phá chấp. Cũng vậy, khi nói đến 'thường hằng bất biến' là ý nói cái Chân tướng của vũ trụ không giống cái vũ trụ vô thường sinh diệt, luôn biến đổi. Nói vậy là đối đãi nên chỉ là tạm nói thôi, chứ không đúng với bản chất 'bất khả tư nghì' của Như Lai.

Thật tướng của vạn vật là Không (Tánh không, Phật tánh...) nằm ngoài sự đối đãi, dù nó sinh ra đối đãi. Theo doccoden thì cách nhanh nhất để ngộ đạo là vào cửa 'Bất nhị'. Trước đây anh bạn mà tôi nói đã chủ động làm quen với tôi và có khuyên rằng dùng trí óc tư duy để cầu đạo thì chỉ quanh quẩn bên ngoài thôi. Tôi cũng tự cho là mình có trí, thông minh, nhưng mãi không tìm ra chân lý. Đến khi nghe KKT khen ngợi Nam hoa kinh của Trang Tử, tôi tò mò xem thử, khi đọc đến câu 'Đây có là do đó có, đó có là do đây có' thì bỗng nhiên tôi liễu ngộ chân lý! Bởi vậy nên Phật giáo mới có lời khuyên chúng ta tu học Phật pháp chẳng cần thầy bà gì cả, họ chỉ là trợ duyên giúp ta gỡ đinh tháo chốt thôi. Hãy để cho đầu óc trống không rỗng rang như bản chất của Phật tánh thì sẽ đến lúc Như Lai hiện tiền.

Hí hí,

Bác đang phân định đúng sai một Luận lý, là dựa trên sự thật - tức chân lý làm cơ sở hay dựa trên tư kiến cá nhân có được từ sự suy tư lời Phật trong Kinh làm cơ sở thế ?

1. Không có bác Đen để Phật thuyết pháp cho nghe, tức là bác đen không có đối với Phật hay Phật không có đối với bác Đen ? Hay cả hai đều không có ?

Và như thế là bác đang nói chuyện với chính bác hay là đang nói chuyện với em, với tư cách là hai thực thể độc lập về tư duy ? Hí hí

2. Tâm bác Đen là đức Phật, lời bác Đen là lời Phật, vậy Kinh Phật là lời của ai ? Hí hí

3. Phật giáo chẳng giảng giải theo Tâm hay Vật mà mô tả sự thật nó bị hiểu lầm, việc bác tách Tâm Vật ra làm hai hướng mâu thuẫn chỉ là vì đó là do đặc tính cố hữu của nhận thức nhị nguyên kiến tạo lên. Như em đã nói, nước không tự nói tánh nó mát, lửa không tự nói tánh nó nóng, do người cho là và mặc định tánh nó nên hiểu sai về nó và về chính mình, lỗi tại cố định cái thứ vốn bất định. Hí hí.

4. Bác lại chia Tâm ra thành phân biệt tâm và bất nhị Tâm, như chia không gian phòng ra thành nhà vệ sinh và gian thờ Phật, một thì mê lầm một thì đúng như thật, một thì ô uế, một thì tịnh thanh. Hí hí, đó vẫn là sản phẩm cố hữu của tư duy nhị nguyên.

Giờ bác bảo là tánh nóng lạnh ấy chỉ là chỗ thấy của tâm "bệnh" tạo ra, còn tâm "khoẻ" nó tạo ra cả bác Đen, vũ trụ không gian thời gian. Hí hí, nghĩa là tạo ra cả em trong đó.

Vâng thưa bác, bác tạo ra em bằng Tâm gì vậy ? Và như thế nó khác gì đức Chúa Trời ?

A Di Đà Phật
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,243
Điểm tương tác
1,230
Điểm
113

Chẳng hạn chúng ta nghe nói đến Vô ngã, là cốt tủy của đạo Phật. Vì vô ngã nên các pháp không có tự tánh, vốn dĩ là Không. Nếu nói theo kiểu xác định tức là có tự tánh Không. Đã là Không (trống không, trống rỗng) thì chân lý tuyệt đối cũng không thể có cái gọi là 'Vô ngã'. Sở dĩ đức Phật thuyết giảng Vô ngã là vì chúng sanh mê lầm chấp Ngã, nói vậy để phá chấp. Cũng vậy, khi nói đến 'thường hằng bất biến' là ý nói cái Chân tướng của vũ trụ không giống cái vũ trụ vô thường sinh diệt, luôn biến đổi. Nói vậy là đối đãi nên chỉ là tạm nói thôi, chứ không đúng với bản chất 'bất khả tư nghì' của Như Lai.​


Thật tướng của vạn vật là Không (Tánh không, Phật tánh...) nằm ngoài sự đối đãi, dù nó sinh ra đối đãi. Theo doccoden thì cách nhanh nhất để ngộ đạo là vào cửa 'Bất nhị'. Trước đây anh bạn mà tôi nói đã chủ động làm quen với tôi và có khuyên rằng dùng trí óc tư duy để cầu đạo thì chỉ quanh quẩn bên ngoài thôi. Tôi cũng tự cho là mình có trí, thông minh, nhưng mãi không tìm ra chân lý. Đến khi nghe KKT khen ngợi Nam hoa kinh của Trang Tử, tôi tò mò xem thử, khi đọc đến câu 'Đây có là do đó có, đó có là do đây có' thì bỗng nhiên tôi liễu ngộ chân lý! Bởi vậy nên Phật giáo mới có lời khuyên chúng ta tu học Phật pháp chẳng cần thầy bà gì cả, họ chỉ là trợ duyên giúp ta gỡ đinh tháo chốt thôi. Hãy để cho đầu óc trống không rỗng rang như bản chất của Phật tánh thì sẽ đến lúc Như Lai hiện tiền.
Mô Phật.

Những chia sẻ của Ngài. - VQ đồng thuận không chút nào chống trái ạ.

Càng nghe thì càng thấm thía ngọt ngào ạ.
 

doccoden

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
700
Điểm tương tác
433
Điểm
63
Hí hí,

Bác đang phân định đúng sai một Luận lý, là dựa trên sự thật - tức chân lý làm cơ sở hay dựa trên tư kiến cá nhân có được từ sự suy tư lời Phật trong Kinh làm cơ sở thế ?

1. Không có bác Đen để Phật thuyết pháp cho nghe, tức là bác đen không có đối với Phật hay Phật không có đối với bác Đen ? Hay cả hai đều không có ?

Và như thế là bác đang nói chuyện với chính bác hay là đang nói chuyện với em, với tư cách là hai thực thể độc lập về tư duy ? Hí hí

2. Tâm bác Đen là đức Phật, lời bác Đen là lời Phật, vậy Kinh Phật là lời của ai ? Hí hí

3. Phật giáo chẳng giảng giải theo Tâm hay Vật mà mô tả sự thật nó bị hiểu lầm, việc bác tách Tâm Vật ra làm hai hướng mâu thuẫn chỉ là vì đó là do đặc tính cố hữu của nhận thức nhị nguyên kiến tạo lên. Như em đã nói, nước không tự nói tánh nó mát, lửa không tự nói tánh nó nóng, do người cho là và mặc định tánh nó nên hiểu sai về nó và về chính mình, lỗi tại cố định cái thứ vốn bất định. Hí hí.

4. Bác lại chia Tâm ra thành phân biệt tâm và bất nhị Tâm, như chia không gian phòng ra thành nhà vệ sinh và gian thờ Phật, một thì mê lầm một thì đúng như thật, một thì ô uế, một thì tịnh thanh. Hí hí, đó vẫn là sản phẩm cố hữu của tư duy nhị nguyên.

Giờ bác bảo là tánh nóng lạnh ấy chỉ là chỗ thấy của tâm "bệnh" tạo ra, còn tâm "khoẻ" nó tạo ra cả bác Đen, vũ trụ không gian thời gian. Hí hí, nghĩa là tạo ra cả em trong đó.

Vâng thưa bác, bác tạo ra em bằng Tâm gì vậy ? Và như thế nó khác gì đức Chúa Trời ?

A Di Đà Phật

Trước khi bàn luận tiếp với bạn Hiếu, tôi muốn biết bạn dựa vào đâu để biết đúng hay sai?

Kinh Phật toàn là thuyết giảng 'các pháp do tâm tạo', tôi chưa thấy có kinh nào nói 'các pháp do vật tạo', nếu có thì nhờ bạn mách cho tôi biết với.

Phật giáo chẳng giảng giải theo Tâm hay Vật mà mô tả sự thật nó bị hiểu lầm

Cho hỏi sự thật mà Phật thuyết giảng là gì? Tại sao lại bị hiểu lầm?

....

Đề nghị bạn tìm hiểu duy tâm nghĩa là gì trước đã. Đây là triết học căn bạn, khi bạn đã hiểu đúng về duy tâm và duy vật thì sẽ không hỏi những câu buồn cười đó nữa. Ở đây tôi chỉ muốn tranh luận xem duy tâm và duy vật là đúng hay sai, không nên mất thì giờ vào những thứ khác.
 

doccoden

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
700
Điểm tương tác
433
Điểm
63
Mô Phật.

Những chia sẻ của Ngài. - VQ đồng thuận không chút nào chống trái ạ.


Càng nghe thì càng thấm thía ngọt ngào ạ.

Nếu tôi nhớ không lầm thì trước đây ngài có quan điểm khác. Nếu ngài đồng thuận với những gì tôi nói thì đã đi đúng theo con đường Chánh pháp. Bây giờ mời ngài theo dõi những gì doccoden và Hiếu tranh luận, biết đâu sẽ ngộ được điều gì đó.

Hãy nhớ lại xem xưa kia Đức Phật đã ngộ ra được điều gì nhé:


“Ta nhớ thuở trước, khi chưa thành Chánh giác, một mình ở chỗ vắng, chuyên tinh Thiền định tư duy, khởi nghĩ như sau: Pháp gì có nên già, chết có? Duyên pháp gì nên già, chết có? Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Vì có sanh nên có già, chết. Duyên sanh nên có già, chết. Cũng như vậy, hữu, thủ, ái, thọ, xúc, lục nhập, danh sắc.

Pháp gì có nên danh sắc có? Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Vì có thức nên có danh sắc. Duyên thức nên có danh sắc. Khi Ta tư duy đều biết ngang thức mà lui không thể vượt qua nó. Nghĩa là duyên thức có danh sắc, duyên danh sắc có lục nhập, duyên lục nhập có xúc,..., duyên hữu có sanh, duyên sanh có lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não. Như thế thuần là nguyên nhân của khổ uẩn.

Lớn thay nguyên nhân ấy! Thế là, với ta, chưa từng nghe pháp ấy mà sinh mắt, sinh trí, sinh tuệ, sinh sáng, sinh ánh sáng.

Làm thế nào không có già, chết? Cái gì diệt thời già, chết diệt? Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Không sanh thời không già, chết. Sanh diệt thời già, chết diệt.

Làm thế nào có được không sanh, không hữu, không thủ, không ái, không thọ, không xúc, không lục nhập, không danh sắc, cho đến cái gì diệt thời danh sắc diệt?

Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục:
Không có thức thời không có danh sắc. Thức diệt thời danh sắc diệt.

Làm thế nào để không có thức? Cái gì diệt thời thức diệt? Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Không có danh sắc thời không có thức. Danh sắc diệt thời thức diệt.

Lúc đó Ta lại tự nghĩ, cái đạo mà Ta vừa ngộ có thể đạt được, tức là, danh sắc diệt thời thức diệt, thức diệt thời danh sắc diệt. Do danh sắc diệt mà lục nhập diệt, lục nhập diệt thời xúc diệt,..., sanh diệt thời già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não diệt. Như vậy là thuần diệt những khổ uẩn.

Lớn thay sự tiêu diệt ấy! Thế là, với ta, chưa từng nghe pháp ấy mà sinh mắt, sinh trí, sinh tuệ, sinh sáng, sinh ánh sáng. Điều này cũng giống như người bộ hành sau bao thuở lang thang trong cánh đồng hoang vắng rốt cuộc thấy một con đường cổ, con đường bao người trước đã đi qua. Ta bèn noi theo đó mà đi, và gặp làng mạc, cung điện, vườn tược, núi rừng, hồ sen, thành quách, và nhiều cảnh trí khác từng làm nơi an thân lập mệnh của bao người trước.”

(Tương Ưng Bộ, XII.65)


Thập nhị nhân duyên là giảng giải theo duy tâm, nhiều người vẫn hiểu sai về nó. Ngài VQ xem kỹ phần tôi tô đậm xem, có đúng là đức Phật đã ngộ ra chân lý 'Bất nhị' mà tôi từng nói hay không? Đó là thông qua sự đối đãi để đến chỗ không đối đãi, nhìn thấy chân tướng của vũ trụ.
 
Sửa lần cuối:

Hiếu

Registered

Phật tử
Reputation: 41%
Tham gia
21/9/16
Bài viết
254
Điểm tương tác
113
Điểm
43
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
Trước khi bàn luận tiếp với bạn Hiếu, tôi muốn biết bạn dựa vào đâu để biết đúng hay sai?

Kinh Phật toàn là thuyết giảng 'các pháp do tâm tạo', tôi chưa thấy có kinh nào nói 'các pháp do vật tạo', nếu có thì nhờ bạn mách cho tôi biết với.

Phật giáo chẳng giảng giải theo Tâm hay Vật mà mô tả sự thật nó bị hiểu lầm

Cho hỏi sự thật mà Phật thuyết giảng là gì? Tại sao lại bị hiểu lầm?

....

Đề nghị bạn tìm hiểu duy tâm nghĩa là gì trước đã. Đây là triết học căn bạn, khi bạn đã hiểu đúng về duy tâm và duy vật thì sẽ không hỏi những câu buồn cười đó nữa. Ở đây tôi chỉ muốn tranh luận xem duy tâm và duy vật là đúng hay sai, không nên mất thì giờ vào những thứ khác.
Hí hí,

1. Em hỏi bác nhưng bác "dấu nghề" nên quay qua hỏi em, vậy thì cho phải phép em phởi trả nhời, nếu không bác lại phán: Chú cũng không biết mà lại còn "chê" anh ! Hí hí.

Cái nào là chân lý thì không thể chỉ ra sự sai lầm của nó trong thực tế cảm giác được ! Hí hí

Vd: Bác bảo "Tất cả do tâm tạo" là chân lý, mà em hỏi bác Tâm nào bác tạo ra em ? Bác bí lù, tức không phải chân lý.

Phật dạy: Vạn pháp vô thường, thực tế là tìm không ra cái gì chẳng thay đổi nên biết là chân lý. Hí hí (Cho nên Phật dạy "chớ vội tin" )

2. Bác chắc bị vô thường chi phối nên quên chính điều mình đã nói ra chăng: Bác bảo bác không có đọc bản Kinh nào trọn vẹn cả, ngoại trừ Bát Nhã Tâm Kinh vì nó ngắn. Hí hí, mà chưa đọc cuốn nào trọn vẹn ngoài đoạn Tâm Kinh trích ra từ Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa (600 quển, Hán tạng) thế thì làm sao bác biết được các Pháp do Tâm hay do Vật tạo, hay danh từ Pháp thực ra đã bao hàm cả Tâm lẫn Vật. Hí hí.

Cho nên bác mới nói Tam Pháp ấn làm "kính chiếu yêu" , chớ không nói Tam Tâm ấn hay Tam Vật ấn. Nếu quả Phật giáo đều quy về Tâm thì nên lưu truyền Tâm ấn thay vì Pháp ấn. Hí hí.

Sắc pháp thâu nạp Vật, Tướng, Dụng v..v; Tâm pháp thâu nạp Tâm, Tánh, Thức, Trí, Tình, Tưởng v..v.

Cho nên "quán tánh pháp giới, hết thảy do tâm tạo", chớ có phải quán tất cả pháp hết thảy do tâm tạo đâu ?! Đấy là chỗ bác học mà không đủ nên thành ra hiểu sai. Hí hí

3. Phật nói sự thật là: Khổ do Tập, Diệt do Đạo. Muốn hết Khổ phải đoạn Tập, muốn chứng Diệt phải tu Đạo.

Người đời hiểu sai Tập nên Khổ còn mãi, người đời không biết Diệt nên Sinh tử mãi.

Mà bác khuyên em về nghiên cứu lại hay là bác tự khuyên mình đấy, vì như tinh thần "Tất cả do tâm tạo" của bác thì em không có tồn tại đâu á ! Hí hí

A Di Đà Phật.
 
Sửa lần cuối:

An Long

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,731
Điểm tương tác
246
Điểm
63
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
...A NAN !

- Vô Sanh ! ... Thì DIỆT CÁI CHI ,
Danh Đấy , Sắc Đấy ...RÕI KHI TỎ TƯỜNG !
=Hiện Sương ...Chớp Lóe ...=> CÒN NƯƠNG ? !
Hay Danh , Hay Sắc ...CŨNG ĐƯỜNG VÔ SANH ! ?
Vô Sanh ...LẠI CHẲNG VÔ SANH ...
Muốn Vào Hang Hội : RỜI ANH CỘT CỜ

Kha Kha ...HỘI CHĂNG :)
 

doccoden

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
700
Điểm tương tác
433
Điểm
63
Hí hí,

1. Em hỏi bác nhưng bác "dấu nghề" nên quay qua hỏi em, vậy thì cho phải phép em phởi trả nhời, nếu không bác lại phán: Chú cũng không biết mà lại còn "chê" anh ! Hí hí.

Cái nào là chân lý thì không thể chỉ ra sự sai lầm của nó trong thực tế cảm giác được ! Hí hí

Vd: Bác bảo "Tất cả do tâm tạo" là chân lý, mà em hỏi bác Tâm nào bác tạo ra em ? Bác bí lù, tức không phải chân lý.

Phật dạy: Vạn pháp vô thường, thực tế là tìm không ra cái gì chẳng thay đổi nên biết là chân lý. Hí hí (Cho nên Phật dạy "chớ vội tin" )

2. Bác chắc bị vô thường chi phối nên quên chính điều mình đã nói ra chăng: Bác bảo bác không có đọc bản Kinh nào trọn vẹn cả, ngoại trừ Bát Nhã Tâm Kinh vì nó ngắn. Hí hí, mà chưa đọc cuốn nào trọn vẹn ngoài đoạn Tâm Kinh trích ra từ Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa (600 quển, Hán tạng) thế thì làm sao bác biết được các Pháp do Tâm hay do Vật tạo, hay danh từ Pháp thực ra đã bao hàm cả Tâm lẫn Vật. Hí hí.

Cho nên bác mới nói Tam Pháp ấn làm "kính chiếu yêu" , chớ không nói Tam Tâm ấn hay Tam Vật ấn. Nếu quả Phật giáo đều quy về Tâm thì nên lưu truyền Tâm ấn thay vì Pháp ấn. Hí hí.

Sắc pháp thâu nạp Vật, Tướng, Dụng v..v; Tâm pháp thâu nạp Tâm, Tánh, Thức, Trí, Tình, Tưởng v..v.

Cho nên "quán tánh pháp giới, hết thảy do tâm tạo", chớ có phải quán tất cả pháp hết thảy do tâm tạo đâu ?! Đấy là chỗ bác học mà không đủ nên thành ra hiểu sai. Hí hí

3. Phật nói sự thật là: Khổ do Tập, Diệt do Đạo. Muốn hết Khổ phải đoạn Tập, muốn chứng Diệt phải tu Đạo.

Người đời hiểu sai Tập nên Khổ còn mãi, người đời không biết Diệt nên Sinh tử mãi.

Mà bác khuyên em về nghiên cứu lại hay là bác tự khuyên mình đấy, vì như tinh thần "Tất cả do tâm tạo" của bác thì em không có tồn tại đâu á ! Hí hí

A Di Đà Phật.

- Bạn hỏi tâm nào tạo ra thì chứng tỏ bạn không hiểu gì về duy tâm. Bạn lười quá thì tôi giải thích luôn: duy tâm tức là quan điểm cho rằng không thật có thế giới khách quan, mà mọi thứ đều do tâm của bản thân mình tạo ra.

- Thập nhị nhân duyên là cách diễn giải theo duy tâm, mọi vật đều do tâm tạo cả. Không trách bạn được, vì nhiều người cũng hiểu sai giống bạn.

- Tuy nói do tâm tạo nhưng tâm vẫn vô ngã, khác với Ấn độ giáo, do đó cả tâm lẫn vật đều không có tự tánh.

- Quán tánh pháp giới tức là quan sát và suy xét về bản tánh của các pháp trong thế giới. Tức là không chỉ quán tất cả pháp mà còn đi sâu vào bản chất của sự vật.

Mà bác khuyên em về nghiên cứu lại hay là bác tự khuyên mình đấy, vì như tinh thần "Tất cả do tâm tạo" của bác thì em không có tồn tại đâu á

Xem ra bạn cũng hiểu lờ mờ về duy tâm, nhưng cũng như bao người khác, lại chấp trước duy vật nên luôn bác bỏ duy tâm. Con người khi sinh ra đã mặc định là chấp ngã, chấp duy vật, cho rằng thật có thế giới khách quan ngoài bản thân mình. Khoa học hiện đại ngày càng phát hiện ra những điều kỳ thú về thế giới mà mọi người tưởng là khách quan. Nơi đây không phải chỗ để nói về điều đó. Chỉ muốn nhắc cho bạn biết rằng, đối tượng quan sát không tồn tại nếu không có người quan sát. Bohr hỏi Einstein là người luôn tin theo duy vật, rằng ông có thể chứng minh được mặt trăng ở trên trời có tồn tại nếu không ai nhìn thấy nó hay không? Einstein cũng câm lặng, không thể chứng minh được.

Cái nào là chân lý thì không thể chỉ ra sự sai lầm của nó trong thực tế cảm giác được ! Hí hí

Bạn cũng hiểu lờ mờ chỗ dựa vào để tìm biết đúng sai, chân lý từ đâu phải không? Nếu không có các giác quan thì bạn dựa vào đâu để biết là có thế giới bên ngoài? Chắc chắn là không thể rồi, đúng không nào? Sau đó bạn thử suy ngẫm xem các giác quan có phản ánh chân thực thế giới đó hay nó tạo ra theo cách khác? Bạn biết đấy, thế giới bên ngoài là những hạt photon với những bước sóng khác nhau đập vào mắt, sau đó đi vào não và tạo ra các màu sắc khác nhau, ứng với từng bước sóng. Nói vậy để thấy thế giới bên ngoài làm gì có màu sắc hay hình dáng....do tâm ta tạo ra. Nói sơ nhiêu đó trước đã.

Tóm lại, duy tâm tạo tức là không có gì tồn tại ngoài tâm của mình, mọi thứ đều do tâm của tôi tạo ra.

Khi bạn hỏi tâm của ai, của tôi hay của bạn, thì cũng là đứng trên quan điểm duy vật mà hỏi, trong khi duy tâm bác bỏ duy vật. Nhiều người bị mắc kẹt ở điểm này. Phải quán chiếu vào tâm mình, không có chư Phật nào cả, không có tên doccoden nào cả, tất cả đều do tâm ta tạo ra...

Nhưng Phật giáo còn đi xa hơn duy tâm luận, khi cho rằng cả tâm của tôi cũng vô ngã, vô tự tánh nên thật sự không tồn tại! Cái này cũng giống như nói 'Phi tâm phi phật' nên để nói sau, trước tiên bạn phải biết rằng 'Tức tâm tức phật'.
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm

Users search this thread by keywords

  1. thiền tông
Top