kakaka, khả năng tiếng Việt của bạn kém thật. Vả lại , lý luận rất ngây thơ, đổ vở ngay khi phát biểu.
Vật chất và tinh thần ở đây là ở tầm vũ trụ chứ không phải với bạn hay với ai.
Trước khi bạn chưa sanh ra thì thế giới vật chất này vẫn tồn tại với những người khác.
Cái thân xác của bạn hiện nay chỉ là vay mượn, tinh thần cũng vậy, trong bản nguyên thật sự của bạn vốn không có hai thứ vật chất hay tinh thần.
Chư Phật thì cứ nối tiếp nhau mà thành tựu, còn chúng sanh ( hiện tượng vật chất, tinh thần) thì cứ nối tiếp nhau mà sanh ra, chưa từng dừng nghỉ, không có mở đầu, không có kết thúc.
kakaka, đoạn này chính bạn chẳng hiểu sai nên cứ suy đoán theo tư tưởng riêng.
Vật chất và ý thức đồng thời cùng tồn tại trong vũ trụ, không hề có trước hay sau. Giống như bên đạo giáo nói âm - dương. Âm và dương chẳng rời nhau.
Cũng giống bàn tay có hai mặt cùng tồn tại, không trước, không sau.
(Hãy nhớ rằng: chúng ta đang nói vật chất-tinh thần ở tầm vũ trụ chứ không phải cho một cá nhân)
kakaka, chỗ này bàn tới cá nhân, không phải bàn vũ trụ.
Khi bạn giác ngộ, những thứ dị biệt bất đồng trong lăng kính của bạn sẽ biến mất, thay vào đó là pháp nhãn thanh tịnh đúng như bản tánh vô cấu nhiễm của chính bạn. Giống như người trong chiêm bao thấy đủ thứ sai biệt, nhưng khi tỉnh mộng, ngay cả giấc mộng còn không có thì lấy đâu ra sự dị biệt. Tất cả kinh điển Đại Thừa Phật giảng rất nhiều về điều này.
Những người trong chiêm bao thì vẫn thấy dị biệt, tức là vật chất - tinh thần vẫn hiện hữu với họ. Cái vũ trụ chiêm bao ấy vẫn cứ tồn tại mãi, người vô minh xuất hiện hoài không ngớt, không có mở đầu không có kết thúc.
Người giác ngộ chân thật biết rõ: chúng sanh vốn nơi tự thể chẳng có dị biệt, bản tánh bình đẳng với Phật không khác. Chính vì vậy mới tuyên giáo pháp nhầm trợ duyên cho họ ra khỏi biển mê mà giác ngộ như bản thân của người đã giác ngộ, đó là chỗ tột cùng của sự tiếp duyên, niệm niệm là bản lai.
Tất cả Kinh điển đại thừa đều khẳng định: Chân Tâm.
Phật dạy rằng: Ta là Phật đã thành, các con là Phật sẽ thành. Vì sao? Vì mỗi chúng sanh đều có Chân Tâm bình đẳng với Chân Tâm của Phật không khác. Tuy chúng sanh hiện đang điên đảo mê lầm nhưng cái Chân Tâm tự thể của mỗi chúng sanh không hề bị biến hoại, đến khi thành Phật cũng không hệ thêm vào đó bất kì điều gì.
Vũ trụ vốn là rỗng rang vắng lặng: là cái thấy của người giác ngộ. Như đã nói: vũ trụ gồ các hiện tượng dị biệt như là chiêm bao, mê thì có, ngộ thì không.
Những cái tôi chân thật chưa giác ngộ thì cùng nhau, tạo ra vũ trụ đủ các hiện tượng dị biệt; còn những cái tôi chân thật đã giác ngộ thì duyên nhau với tất cả còn lại ở nơi bản tánh vốn có.
Bây giờ anh nói lại cách hiểu của cu Nhí cho có đầu có đuôi, chỉ ra những chỗ thiếu sót cũng như sai lầm cùng lúc luôn. Trước tiên anh yêu cầu cu vài điều sau:
1. Chỗ nào anh vẫn còn hiểu sai thì cu đính chính lại cho đúng ý cu.
2. Chỗ nào còn thiếu thì cu bổ sung, còn nếu không biết thì cứ nói thật rồi có thể suy đoán giống như bạn Ba Tuần, miễn sao nghe hợp lý là được.
3. Chỗ nào anh thắc mắc thì cu phải giải thích, không được giả lơ hay đánh trống lãng.
4. Chỗ nào anh nói cu sai thì cu phải phản biện, không được giả lơ hay đánh trống lãng.
VNBN: vũ trụ chỉ có những cái Tôi (Tâm chân thật) là hằng hữu. Cái Tôi không thể tự nó sanh ra cái gì khác, mà phải làm duyên cho nhau với các cái Tôi khác để sinh ra vât chất và tinh thần. Vì chúng duyên cho nhau từ vô thủy đến vô chung nên vật chất và tinh thần cũng tồn tại từ vô thủy đến vô chung.
DCD: Nguyên nhân vì sao những cái Tôi phải làm duyên cho nhau để sinh ra vạn vật trong vũ trụ? Hoặc hỏi khác đi, có động lực hay mục đích nào để cho những cái Tôi sinh ra vạn vật? Cu hiểu ý câu hỏi không? Tức là vì cu nói tự cái Tôi vốn như như tịch tĩnh, không có nhu cầu/không thể tạo sanh cái gì, vậy thì tại sao chúng lại duyên với nhau để tạo sanh vạn vật?
Ở đây, cu sai khi cho rằng chúng làm duyên cho nhau tạo sinh vạn vật. Khi đọc kinh, cu nhớ được câu đầu 'các pháp do duyên sinh' mà quên mất câu sau 'duyên diệt các pháp diệt', thế rồi vớ lấy 'duyên sinh' của Phật để kiến giải. Do duyên gì sinh ra vạn vật? Do duyên gì sinh ra vạn vật? Hãy lấy ví dụ 'cái bàn' do ông thợ mộc dùng búa, gỗ...đóng thành cái bàn. Cu không mất trí đến nỗi cho rằng từ hư không sinh ra một thứ gì đó, đúng không? Nên nhớ là cu đã cho rằng cái Tôi không tự sanh ra cái gì được, tức là nó không toàn năng. Vậy khi nói 'làm duyên cho nhau' thì những cái Tôi lại chính là vật chất và tinh thần, cũng giống như cái bàn chính là gỗ chứ ông thợ mộc không thể biến hư không thành cái bàn được. Tóm lại, cu cho rằng những cái Tôi không phải là vật chất hay tinh thần mà lại nói 'mấy cái Tôi làm duyên cho nhau' là sai bét!
VNBN: Cái Tôi không hề vô minh hay giác ngộ. Khi giác ngộ thì vật chất và tinh thần biến mất.
DCD: Vậy là cu Nhí xác nhận cái Tôi không có tri giác, tức là nó không có nhận thức sai lầm hay hiểu biết sáng suốt gì cả. Nói khác đi, nó vô tri vô giác như cục đá. Nếu vậy thì tu học theo Phật để làm gì vậy hè? Vì cái gì khác chứ cái Tôi không vô minh cũng như giác ngộ. Còn khi cu nói hễ giác ngộ là tinh thần hay vật chất gì đó bị hoại diệt thì anh vẫn chưa hiểu, đó là cái gì bị mất? Nếu nói thân xác và tinh thần của người giác ngộ biến mất thì sao lại có cảnh ông Phật đi giảng đạo? Còn người vô minh thì khi chết đi, cái gì tái sanh luân hồi? Tất nhiên cu cho rằng không phải cái Tôi. Vậy thì cái gì thì mặc xác nó chứ liên quan gì đến TÔI mà phải tu học theo Phật để giải thoát? Mà cái gì giải thoát và nhập Niết Bàn? Nhập Niết Bàn có nghĩa là sao?
Còn cái Tôi vì sao lại tạo sanh ra thân xác và tinh thần của cái Tôi? Đã có cái Tôi 'chân thật' rồi thì sinh ra cái Tôi 'giả tạo' để làm gì?
Sẵn tiện anh chỉ ra cái sai của cu khi hay dùng ví dụ 'mặt trời soi sáng' luôn. Cu nói rằng do vô minh nên không biết mình là cái Tôi, ví như mặt trời luôn tỏa sáng, vì có mây che phủ nên không thấy nó. Tức là ý cu muốn ám chỉ cái Tôi là mặt trời, đúng không nào? Vậy thì cái gì khác do bị mây che phủ nên không nhìn thấy mặt trời (cái Tôi) chứ mặt trời vẫn cứ luôn tỏa sáng, dù có mây hay không có. Tất nhiên anh hiểu ý cu, là cái Tôi 'giả' bị vô minh rồi sau đó giác ngộ. Ở đây cu bị mắt kẹt, thành ra giống kẻ bị bệnh đa nhân cách. Con người chỉ có một cái Tôi chứ không thể có hai Tôi, nói khác đi, TÔI là chính tôi, là bản thân tôi chứ không phải ai khác. Còn cu cãi là có 2 cái Tôi là Tôi 'thật' với Tôi 'giả' thì giải thích câu hỏi trên của anh, đã có TÔI 'thật' rồi thì hà cớ gì lại sinh ra thêm TÔI 'giả'. Nói vậy chả khác nào đã có cái đầu rồi mà muốn mọc thêm cái đầu nữa, chắc cu cũng biết câu nói của Thiên tông là 'tri kiến lập tri'.
Thôi nhiêu đó đi, cu Nhí cứ suy nghĩ cho kỹ rồi nói, nếu lỡ lời thì cứ nói lại thoải mái. Cứ từ từ thì cháo mới nhừ.