T

Thực chứng của Tự Độ

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 62%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
456
Điểm tương tác
116
Điểm
43
Đức Phật dạy:
"trong tấm thân cao sáu trượng này với tri giác và ý thức của nó, cả thế giới đều bao hàm trong ấy cùng với sự hình thành thế giới và sự chấm dứt thế giới và con đường dẫn đến sự chấm dứt thế giới" (Anguttaranikâya IV, 45)

Đức Phật dạy rằng:
"Nếu do một nguyên nhân nào đó những tri giác đa dạng về thế giới bên ngoài (papancasannyâsankhâ) xảy đến với con người,
Nhưng con người không đắm mình trong đó, không tham dự vào đó và không chấp vào những tri giác ấy, như thế thì đây chính là sự đoạn tận những ham muốn cưỡng bách, sự chấm dứt mọi suy tư viễn vông, sự đoạn tận những giao động bấp bênh, đoạn tận những kiêu căng, đoạn tận mọi tham vọng quyền lực mọi sự điên rồ vô minh mọi chiến cuộc và giao tranh, mọi gây gỗ và cải vã, mọi mập mờ và dối trá,
Tất cả những điều gây khổ đều biến mất." (Majjhimanikâya 18).

Sau khi dạy những điều trên, Đức Phật đứng lên và lui về tịnh xá (vihâra).
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Vạn Vấn

Active Member

ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 67%
Tham gia
15/9/18
Bài viết
513
Điểm tương tác
110
Điểm
43
Có vị tăng hỏi:
Lìa tứ Cú, tuyệt bách phi, thỉnh Thầy chỉ thẳng Ý Tổ sư từ Ấn Độ sang?

Sư đáp:
- Hôm nay ta mệt nhọc không thể vì ngươi nói, ngươi đến hỏi Trí Tạng.

Vị tăng ấy đến hỏi Trí Tạng. Trí Tạng bảo:
- Sao không hỏi Hòa thượng?

Tăng đáp:
- Hòa thượng dạy đến hỏi Thầy.

Trí Tạng bảo:
- Hôm nay tôi đau đầu, không thể vì ông nói, đến hỏi sư huynh Hải.

Tăng đến hỏi Hoài Hải, Hoài Hải bảo:
- Đến chỗ ấy tôi cũng chẳng hội.


Tăng trở lại trình Sư, Sư bảo:
- Tạng đầu bạch, Hải đầu hắc.
Mã Tổ Đạo Nhất.
Hì hì viettel có câu slogan rất hay " hãy nói theo cách của bạn" ... vậy sao lại dùng lời người xưa
Kính, vạn vấn
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 62%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
456
Điểm tương tác
116
Điểm
43
Hì hì viettel có câu slogan rất hay " hãy nói theo cách của bạn" ... vậy sao lại dùng lời người xưa
Kính, vạn vấn
Bớt tào lao đi cố nhân.

Ý của cố nhân mà lại đi hỏi ai biết là làm thao? [smile]

Vô Sanh không phải là Ý
Huyền Giác
 
Sửa lần cuối:

Vạn Vấn

Active Member

ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 67%
Tham gia
15/9/18
Bài viết
513
Điểm tương tác
110
Điểm
43

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 62%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
456
Điểm tương tác
116
Điểm
43
Ý của cố nhân mà lại đi hỏi ai biết là làm thao? [smile]
Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo.
Kính pháp Cú.

Nghĩa là:
Ý sinh ra từ trong đầu quí vị.
Ý làm chủ quí vị:
Từ khi quí vị sanh ra đời cho tới ngày này.
Ý dẫn dắt nhất cử, nhất động, nói năng tào lao, ăn ngủ tiểu tiện, học hành tới đâu, làm việc hôm qua giỏi, nay dở, trở chứng điên đảo tưởng muốn thành Phật bỏ job, bỏ vợ con đi tu hú....tu chưa tới đâu bị Ý đồ khiến lúc cận tử theo Ý đồ đó đi chu du luân hồi cho đáng kiếp. [smile]

Khỏi cần dị nghị. [smile]
ờ mà đúng hông?? [smile]

Ờ mà nói theo Phật Nguyên Thủy là Ý tạo.
Còn mà nói theo Phật Đại thừa chế tạo cho siêu nhiên một tí xíu là "Tâm tạo?"

Có ai muốn biết :
"Vô Sanh không phải là Ý?" là Ý nghĩa sao hông??
 

An Long

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,846
Điểm tương tác
257
Điểm
83
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
Ờ mà nói theo Phật Nguyên Thủy là Ý tạo.
Còn mà nói theo Phật Đại thừa chế tạo cho siêu nhiên một tí xíu là "Tâm tạo?"
...Hàng Xóm Lại Mất Gà À...
( Gì Thì Gì ... Thì Cũng Phải : TIÊN : HÔ...Hậu : ỦNG ...Cho Có Đầu Có Đuôi Mới Đúng TỰ )

ờ mà đúng hông?? [smile]

( Chớ Hiểu Lầm : ...Văn "Chuẩn" Thì Phải Làm Thao ??? )
 
Sửa lần cuối:

An Long

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,846
Điểm tương tác
257
Điểm
83
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
...Nhớ Lại Ngày Xưa ; Đi Học Vỡ Lòng =Sách Giáo Khoa Có Bài : GHÉP VẦN :
@ - P
...- PH
... -PHỞ
...- PHỐ PHỞ
...-PHỐ CÓ NHÀ TO
- CĂ BUỔI HỌC : THẦY ( Thầy Tích Già ) CHỈ GIẢNG GIẢI CÓ THẾ...RỒI =TẬP VIẾT
* CHO ĐẾN BÂY GIỜ : MỚI THẤU RÕ =NGHÓC NGÁCH...ĐẾN TẬN ... PHỐ ĐẦY SAO .
... Vậy Mà Bây Giờ : Cháu Nhờ Giúp Làm Bài...Mãi Không Điền Được Ô TRỐNG ( Phải Xem Lại Sách Giáo Khoa Từ Đầu )
 
Sửa lần cuối:

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 62%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
456
Điểm tương tác
116
Điểm
43
Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo.
Kính pháp Cú.

Phải Làm Thao ???
Phải nàm thao cũng chẳng đúng theo Ý đồ của người này được đâu.
Văn chuẩn cũng chẳng đúng theo Ý đồ của người kia được đâu.

Do Ý đồ ở hai người được tạo ra khác nhau nên cho dù người khác nói Phật Lý thì đối với người nghe kia kìa là lảm nhảm tào lao.
Cũng Bởi vì Ý làm chủ, Ý tạo tác nên chẳng có Ý người nào nàm thao cho "đúng Ý kinh Phật??" cả Đại thừa, với Nguyên Thủy.

Vả lại Vô Sanh không phải Ý thì bố ai mà biết nàm thao cho đúng Ý Phật đây?
 

An Long

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,846
Điểm tương tác
257
Điểm
83
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
Phải nàm thao cũng chẳng đúng theo Ý đồ của người này được đâu.
Văn chuẩn cũng chẳng đúng theo Ý đồ của người kia được đâu.

Do Ý đồ ở hai người được tạo ra khác nhau nên cho dù người khác nói Phật Lý thì đối với người nghe kia kìa là lảm nhảm tào lao.
Cũng Bởi vì Ý làm chủ, Ý tạo tác nên chẳng có Ý người nào nàm thao cho "đúng Ý kinh Phật??" cả Đại thừa, với Nguyên Thủy.

Vả lại Vô Sanh không phải Ý thì bố ai mà biết nàm thao cho đúng Ý Phật đây?
Ờ NHỈ ...
...Như Xuân Hương...Thì Biết Xuân Hương...
...Không Biết Xuân Hương ...Thì Chẳng Hiểu Xuân Hương ...( Kể Cả Chẳng Hiểu Người Ngọng...Ngọng Khác Với CHỬI )
...Chẳng Như Xuân Hương...Như Người Ngọng Biết Xuân Hương...Nói Chẳng Giống Xuân Hương...Nhưng VIẾT NHƯ XUÂN HƯƠNG...VÀ TỰ VỊNH THƠ CHẲNG GIỐNG Xuân Hương...

...Đúng Vậy Không .

@ - ĐÂU SANH ! ???
 
Sửa lần cuối:

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 62%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
456
Điểm tương tác
116
Điểm
43
ừ thì thấy đấy, cuối cùng lại chẳng quy ra được ạ, giống như đứng núi này trông thấy núi nọ mà thôi ạ, ... đôi lúc thì tinh tường đến đường tơ, kẽ tóc... lúc khác thì mịt mù như trong sương sớm ban mai ạ..

Trí Tuệ thấy không dựng lập thêm cái thấy.
Trí Tuệ thấy Chỉ là thấy.
Thức thấy do Tâm tạo.

Lúc đó thân tâm cố nhân như thế nào? Thì cái Thấy của cố nhân luôn không phải như thế đó.

Tất cả những cái Thấy của cố nhân không bao giờ đi đôi với Sự Thật.
Bởi vì sự luôn thay đổi thân tâm lúc như thế này, lúc như thế khác mà cố nhân không thể nào Tự làm chủ được Thân Tâm mình lật lọng chính mình làm cho cái Thấy của mình lúc như thế này, lúc như thế kia nhanh như chong chóng. [smile]

Nói cho dễ hiểu là:
Sự Thật luôn luôn bị méo mó bởi cái Thấy không Như Lý, Như Thật. [smile]

Cốt yếu của đời sống mỗi người chỉ là sự hoạt động của sáu căn.
Có mấy người biết sáu căn ở mình lại chẳng phải là mình, của mình

Tâm thì dựa theo lục căn để nhận biết lục trần và phân biệt thành lục thức, chúng biến chuyển rất nhanh nên tâm con người cũng phải chạy theo.
Ý niệm đua nhau sinh khởi trong tâm thức.
Ý niệm sau thay thế ý niệm trước.
Vì thế vọng tưởng không bao giờ dừng lại.
Vọng tưởng còn thì chân tâm biến mất.

Vậy lục căn là gì?
Lục căn là chỗ nương tựa, làm gốc cho những cái khác nảy nở, tạo thành, bao gồm:
1. Nhãn là mắt, dùng để nhìn.
2. Nhĩ là tai, dùng để nghe.
3. Tỷ là mũi, dùng để ngửi.
4. Thiệt là lưỡi, dùng để nếm.
5. Thân là thân người, dùng để nhận biết những cảm giác như nóng, lạnh...
6. Ý là tư tưởng, dùng để phân biệt.

Xin nhắc lại một lần nữa là:
Sự hoạt động mỗi Căn không thể xảy ra cùng một lúc như là:
Thấy chỉ xảy ra khi năm Căn kia không hoạt động.
Căn này hoạt động thì năm Căn kia không hoạt động.
Sáu căn vận hành độc lập không dựa vào nhau, hay cản trở nhau.

Có một Sự Thật là:
Thấy không phải bằng Mắt.
Nghe không phải bằng Tai.
4 Căn kia cũng như thế.

Sáu căn chỉ có một nhiệm vụ là truyền đạt tín hiệu dữ kiện cho bộ óc đất sét làm chủ thông dịch so sánh phân biệt xong rồi truyền lệnh bằng cách Tạo Tác ra những suy nghĩ, suy đoán, suy tư, suy tưởng....
Bộ óc đất sét làm chủ chỉ khiến cho cố nhân LOẠN ÓC chơi như là
"đôi lúc thì tinh tường đến đường tơ, kẽ tóc... lúc khác thì mịt
???" [smile]

ờ mà đúng hông??? [smile]

Thôi chuồn lẹ.
Mất công mấy ngài HÓA ĐỘ cho khỏi ai tự độ được luôn.
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 62%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
456
Điểm tương tác
116
Điểm
43
Đây là chỗ sau khi Như Lai thành Đạo đã nói:
Ta lang thang trong vòng luân hồi qua bao kiếp sống,
tìm mãi mà không gặp kẻ làm nhà.
Đau khổ thay kiếp sống cứ tái diễn mãi !
Hỡi kẻ làm nhà!
Nay Ta gặp được ngươi rồi.
Ngươi không thể làm nhà nữa.
Bao nhiêu rui mè của ngươi đều gãy cả rồi,
kèo cột của ngươi đã tan vụn cả rồi.
Trí Ta đã đạt đến vô thượng Niết bàn,
bao nhiêu dục vọng đều dứt sạch cả.
(KỆ SỐ *153 – 154.)
Như Lai thành Đạo đã nói: "Hỡi kẻ làm nhà!?"
Nghĩa là đức Phật khi thành Đạo chỉ Thấy "kẻ làm nhà?." là Thấy Sự Thật Vô Thượng.

Đức Phật Thấy "kẻ làm nhà!?" đó chính là "Lý DUYÊN KHỞI."
Còn "nhà,!" ở đây là "thân tâm đức Phật=Vạn Vật Vũ Trụ."

"kẻ làm nhà!?" nghĩa là "Lý DUYÊN KHỞI làm ra thân tâm đức Phật=Vạn Vật Vũ Trụ."
Đức Phật nói:
"Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy Pháp là thấy Ta (Phật)".
Pháp Duyên khởi ấy, dù Như Lai xuất hiện hay không xuất hiện, an trú là giới tánh ấy, pháp quyết định ấy, y duyên tánh ấy. Như Lai hoàn toàn chứng ngộ, chứng đạt,
Như Lai tuyên thuyết, tuyên bố, khai triển, khai thị, minh hiển, minh thị. ...
Như vậy, này các Tỳ kheo, ở đây là như tánh, bất hư vọng tánh, bất dị như tánh, y duyên tánh ấy.
Này các Tỳ kheo, đây gọi là Duyên khởi", (Ibid, tr.31).
[Ghi chú: Do duyên nên các pháp khởi lên, tồn tại nên gọi là pháp trú tánh ấy (Dhammatthitatà). Các duyên ra lệnh hay an trú các pháp, do vậy được gọi là Pháp quyết định tánh ấy. Các duyên của sanh, già, bệnh, chết... là các duyên đặc biệt gọi là y duyên tánh ấy].

Tu để Tự Thấy Pháp là Lý Duyên Khởi.
Tự Thấy lý Duyên Khởi là Thấy:
"Sự Thật thân tâm này chẳng phải Phật, chẳng phải vạn vật chúng sanh."

Vũ trụ, trái đất này, thế giới tất cả Rỗng Không.
Ðại đức Ananda có bạch hỏi Phật:
Bạch hóa Ðức Thế-Tôn; Ngài dạy rằng:
Thế giới rỗng không có nghĩa là gì?
- Này Ananda, Thế giới có nghĩa là rỗng không, không có Ta, không phải Ta, nên gọi là rỗng không (vô-ngã).
Này Ananda, vật gì rỗng không, không có người thì không có nhãn, không có sắc, không có thọ, không có sự cảm xúc ở mắt, không có thọ vui, thọ khổ (xin hiểu, tai, mũi, lưỡi, thân, ý
cùng một thể).
sự rỗng không như vậy nên Như Lai gọi là Vô ngã. Người nên quán tưởng thấy rõ như vậy.
Kinh Vô Ngã Tướng.


Sẽ nói rõ thêm về nghĩa lời đức Phật nói
"Ngươi không thể làm nhà nữa?"
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top