D
dimash
Guest
Hiiihiiii1. Tánh vốn có là tính chất của tâm thể. Thí dụ như ngài Lục Tổ nói: đâu ngờ rằng tâm mình vốn thanh tịnh mà vẫn thường sanh hết thảy các pháp.
Tâm mình = chủ nhân ông = mình thật
Vốn thanh tịnh thường sanh hết thảy các pháp = tánh vốn có = Phật Tánh
Người đời sau, do không hiểu lời tổ tông mà phân ra Phật Tánh dành cho hữu tình, Pháp Tánh dành cho vô tình. Đã bị phân hai thì làm sao là tánh vốn có được. Phật Tánh và Pháp Tánh chỉ là một tánh, chính là tánh vốn có của mỗi chúng sanh, không có gì khác hơn!
Chỗ chân thật của chứ Phật ba đời (Chúng sanh, Phật nói chung) có tánh vốn có thanh tịnh và hằng biến ấy. Tự nó vốn chẳng có nhiễm ô, chẳng có vô minh, chẳng có giác ngộ, chẳng có đổi thay,....Khi tiếp duyên, do sự hằng biến nên mới xuất hiện vô tình, hữu tình, Thánh Nhân, Phật.
Từ vô thủy, tiếp duyên không biết gì cả nên tánh vốn có ấy thị hiện hiện tượng vô tình chúng sanh vô minh tâm tối. Thụ động trôi lăn, không có thức tánh. Không thể giáo độ.
Rồi qua một thời kỳ, tiếp duyên với các ngoại hữu tình mà huân tập chủng tánh thức hình thành các căn, dấy khởi niệm bất giác mà bước vào pháp giới luân hồi sanh tử. Do có nhận thức nên có thể giáo độ.
Tiếp theo thì khá dễ hiểu rồi, trong khi luân hồi sanh tử, nhận ra cái khổ, được tiếp xúc với các ngoại thành nhân (A LA HÁN, Bồ Tát, Phật, Thiện Tri Thức Phật giáo) mà hình thành Tín Căn nơi trí giải thoát. Từ đó huân tập, tu hành mà đạt các quả vị giải thoát. Cuối cùng do tiếp nhận Phật Tri Kiến, biết rõ bản tánh thật của mình mà trở về với chính mình, tịch chiếu mười phương, cái thanh tịnh vốn có nay đã hiện tiền không còn bất kì hiện tượng huyễn hóa nào nơi mình nữa.
2. Tâm vốn có là a lại da thức, tất cả các loài vô tình hữu tình đều có? Đúng k đh?
A lại da thức, tất cả các loài hữu tình và vô tình đều có. Nó là một kho tạng lưu giữ tất cả quá trình tiếp duyên của mỗi chúng sanh ấy.
Nhưng nó không phải là tánh vốn có mà là chức năng tác dụng được phát ra từ tánh vốn có. Đó là chức năng bảo toàn, giống như bảo toàn năng lượng vậy.
Ngoài chức năng bảo toàn, tánh vốn có còn phát khởi ra chức năng biến chuyển nữa. Nó hợp hóa các nhân duyên với nhau để biến chuyển, luôn luôn biến chuyển chưa hề tạm dừng (thường biến). Với nhân vô minh , tùy theo mức độ thì sự thường biến ấy thị hiện ra sự sanh diệt của chúng sanh và sự biến dịch ở Thánh Nhân. Đến Phật quả, vô minh nhị nguyên diệt tận thì sự thường biến ấy tác dụng lên cái nhân rỗng lặng hoàn toàn nơi tâm niệm thị hiện thành tịch diệt phổ chiếu khắp pháp giới, cũng là tánh vốn có nay hiển lộ.
Vì vậy, chúng ta thường nghe các Thánh Nhân dạy: bất biến ứng vạn biến. Chính là nói về tánh vốn có của tâm vốn có là bất biến (bảo toàn) mà vẫn vạn biến (chuyển biến hết thảy các pháp)
Theo m phật tánh và pháp tánh không phải hai, nhưng cũng k phải một. Phật tánh nói trên phương diện tu hành thành Phật của hữu tình (giác ngộ tự tánh), như đoạn giảng sau của HT Thích Thanh Từ:
Tổ hỏi: “Ngươi từ phương nào đến, muốn cầu vật gì ?” Huệ Năng đáp: “Đệ tử là dân Tân Châu thuộc Lãnh Nam, từ xa đến lễ Thầy, chỉ cầu làm Phật, chớ không cầu gì khác !” Tổ bảo: “Ngươi là người Lãnh Nam, lại là người quê mùa, làm sao kham làm Phật ?”
Quí vị thấy Ngũ Tổ là một vị Tổ mà sao Ngài nói bất công vậy ? Ngài dư biết rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật, thế tại sao đối với người tới học đạo Ngài lại khinh miệt, bảo rằng ngươi là người Lãnh Nam, là người ở nơi rừng núi, người quê mùa dốt nát, đâu thể kham làm Phật. Tại kiểu cách phong kiến của Ngài như thế hay là Ngài có ý gì ? Đó là cách Ngài dọ thử xem sự hiểu biết của người cầu thành Phật này ra sao, nên mới có thái độ như thế.
Huệ Năng liền đáp: “Người tuy có Nam Bắc nhưng Phật tánh vốn không có Nam Bắc, thân quê mùa này cùng với Hòa thượng chẳng đồng, nhưng Phật tánh đâu có sai khác.”
Như thế do Ngài nghe một câu mà ngộ, biết được Phật tánh của tất cả đều đồng nhau.
Quí vị thấy Ngũ Tổ là một vị Tổ mà sao Ngài nói bất công vậy ? Ngài dư biết rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật, thế tại sao đối với người tới học đạo Ngài lại khinh miệt, bảo rằng ngươi là người Lãnh Nam, là người ở nơi rừng núi, người quê mùa dốt nát, đâu thể kham làm Phật. Tại kiểu cách phong kiến của Ngài như thế hay là Ngài có ý gì ? Đó là cách Ngài dọ thử xem sự hiểu biết của người cầu thành Phật này ra sao, nên mới có thái độ như thế.
Huệ Năng liền đáp: “Người tuy có Nam Bắc nhưng Phật tánh vốn không có Nam Bắc, thân quê mùa này cùng với Hòa thượng chẳng đồng, nhưng Phật tánh đâu có sai khác.”
Như thế do Ngài nghe một câu mà ngộ, biết được Phật tánh của tất cả đều đồng nhau.
Canh ba thọ pháp, người trọn không biết, Tổ liền truyền pháp đốn giáo và y bát, nói rằng: “Ngươi là vị Tổ đời thứ sáu, khéo tự hộ niệm, rộng độ chúng hữu tình, truyền khắp đời sau, không khiến cho đoạn tuyệt. Nghe ta nói kệ:
Hữu tình lai hạ chủng,
Nhân địa quả hoàn sanh.
Vô tình diệc vô chủng,
Vô tánh diệc vô sanh.
Chữ tình không có nghĩa thức tình, chữ tình đây chỉ cho những người đã có được hạt giống tức là có cái chủng tánh về đạo lý. Người có tình đến nên gieo giống cho họ, nhân nơi đất mà quả lại sanh, tức là người đã có chủng tánh về đạo lý này, khi họ đến nên gieo giống cho họ, nhân nơi đất tự tánh của họ sẵn có sẽ sanh ra quả. Còn vô tình tức là người không có hạt giống đó, không có giống thì không có tánh, cũng không có sanh. Người không có chủng tử đó mình có gieo cũng khó mà được, nên nói không tánh cũng không sanh. Đây là bài kệ truyền pháp.
Hữu tình lai hạ chủng,
Nhân địa quả hoàn sanh.
Vô tình diệc vô chủng,
Vô tánh diệc vô sanh.
Chữ tình không có nghĩa thức tình, chữ tình đây chỉ cho những người đã có được hạt giống tức là có cái chủng tánh về đạo lý. Người có tình đến nên gieo giống cho họ, nhân nơi đất mà quả lại sanh, tức là người đã có chủng tánh về đạo lý này, khi họ đến nên gieo giống cho họ, nhân nơi đất tự tánh của họ sẵn có sẽ sanh ra quả. Còn vô tình tức là người không có hạt giống đó, không có giống thì không có tánh, cũng không có sanh. Người không có chủng tử đó mình có gieo cũng khó mà được, nên nói không tánh cũng không sanh. Đây là bài kệ truyền pháp.
Pháp tánh chỉ chung cho tự tánh tất cả các pháp hữu tình, vô tình:
Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,
Đâu ngờ tự tánh vốn không sanh diệt,
Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,
Đâu ngờ tự tánh vốn không dao động,
Đâu ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp !
Còn A lại da thức là quan niệm của Duy Thức, có mối liến hệ với người tu hành và họ cũng gọi thức này là tâm, chân như https://thuvienhoasen.org/tudien?k=A-lại-da thức
Nếu nhìn theo sự phân biệt chân tâm, vọng tâm thì sự giác ngộ tự tánh quyết định tâm đó là chân hay vọng (có lẽ trên phương diện tu hành)
Đh nghĩ sao?