- Tham gia
- 6/2/07
- Bài viết
- 3,869
- Điểm tương tác
- 920
- Điểm
- 113
Đoạn 1: * Con đường hàng phục Tâm ma .
Đại khái ý là Cổ đức Dùng Văn để truyền tải Đạo Pháp của Thánh Hiền chứ không phải nói chuyện huyễn hoăc Thần Tiên Ma quái.
Đoạn 2: * Ngũ vị nhất thể.
5 nhân vật chính trong truyên Tây Du:
1. Đường Tăng là thân thể, cũng là chủ nguyên thần của người tu luyện,
2. Tôn Ngộ Không tượng trưng cho cái tâm,:
4. Sa hòa thượng là bản tính, và
5.Bạch Long Mã là ý chí của con người.
Người xưa thường nói “tâm viên ý mã” (tâm vượn ý ngựa) là như thế. Đường Tăng thu phục được Ngộ Không, Bạch Long Mã, Bát Giới và Sa Tăng, nghĩa là “thân, tâm, tình, tính, ý”(Ngũ Vị) – Là Nhất Thể.
* Về sau, Ngộ Không và Đường Tăng lại thu phục được Bát Giới và Sa Tăng, nghĩa là “thân, tâm, tình, tính, ý” — đoàn thể hoàn mỹ nhất này đã hợp thành.
Đoạn 3 * Linh Sơn là ở trong tâm người.
Ở đoạn 3 này. Người viết có cái nhìn thô sơ về Giáo lý Đạo Phật. họ mờ nhạt nhận ra rằng: tu là sửu bản tâm từ "ma tính" (Tham, sân, si). Tu cho đến trong lòng "trống rổng" (kịnh không chữ).- Đó gọi là tìm được Chân kinh.
Đây là Giáo lý Sơ Thiện của Phật giáo: Giải trừ Tham- Sân- Si để Tâm được Thanh tịnh. Sự Thanh tịnh do hết Tham- Sân- Si phải khởi tác tại Tâm. Khi thành tựu Sự Thanh Tịnh- Đó là : Linh sơn hay Niết Bàn.
Đoạn 4 + Trừ Lục Tặc- diệt Thất Tình. sáu bảy mười ba.
+ Lục Tặc gồm: Nhãn Khán Hỷ (Mắt thấy mừng), Nhĩ Thính Nộ (Tai nghe giận), Tỵ Khứu Ái (Mũi ngửi thích), Thiệt Thường Tư (Lưỡi nếm nghĩ), Thân Bổn Ưu (Thân vốn lo), Ý Kiến Dục (Ý thấy muốn) — đây chính là lục căn.
+ Thất tình gồm: mừng, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, muốn (hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục). Đôi khi bảy ả còn đổi tên khác đi chút xíu là: mừng, giận, lo, nghĩ, buồn, sợ, khiếp (hỷ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh).
Đại ý đoạn này truyền dạy cách tu của phần đông các Tôn Giáo ở phương Đông (chớ không riêng PG).
Trong cách tu này:
- Đạo Tiên gọi là Tu Tánh (Tánh mạng khuê chỉ)
- Đạo Phật gọi là Thiền Định.
* Chủ yếu trong pháp tu này: Khi 6 căn (mắt, tai. mũi. lưỡi, thân, ý) tiếp xúc 6 trần cảnh (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp). Người tu dùng quán trí kiểm soát (Gọi là Tỉnh thức- không cho mê muội, không để sanh ra 7 tình cảm là : mừng, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, và 6 ham muốn.
* Đạo Tiên tu hành ngang đến đây là được cho là Thánh là Tiên.
* Đạo Phật thì đến đó chưa được vào vòng Thánh. Như Đoạn kinh Phật dạy sau đây:
+ Thế nào là 7 lần sanh, 7 lần tử ?
- Đó là:
1/. Khi Nhãn căn tiếp xúc với nhãn trần, thì tâm thức liền sanh khởi. Bậc Tu Đà hoàn biết rõ sự sanh khởi đó là Vọng tưởng nên không theo vọng. Đó là một lần sanh và một lần diệt.
2/. Khi Nhĩ căn tiếp xúc với Thanh trần, thì tâm thức liền sanh khởi. Bậc Tu Đà hoàn biết rõ sự sanh khởi đó là Vọng tưởng nên không theo vọng. Đó là lần thứ 2 sanh và lần thứ 2 diệt.
3/. Khi Tỷ căn tiếp xúc với Hương trần, thì tâm thức liền sanh khởi. Bậc Tu Đà hoàn biết rõ sự sanh khởi đó là Vọng tưởng nên không theo vọng. Đó là lần thứ 3 sanh và lần thứ 3 diệt.
4/. Khi Thiệt căn tiếp xúc với Vị trần, thì tâm thức liền sanh khởi. Bậc Tu Đà hoàn biết rõ sự sanh khởi đó là Vọng tưởng nên không theo vọng. Đó là lần thứ 4 sanh và lần thứ 4 diệt.
5/. Khi Thân căn tiếp xúc với Xúc trần, thì tâm thức liền sanh khởi. Bậc Tu Đà hoàn biết rõ sự sanh khởi đó là Vọng tưởng nên không theo vọng. Đó là lần thứ 5 sanh và lần thứ 5 diệt.
6/. Khi Ý căn tiếp xúc với Pháp trần, thì tâm thức liền sanh khởi. Bậc Tu Đà hoàn biết rõ sự sanh khởi đó là Vọng tưởng nên không theo vọng. Đó là lần thứ 6 sanh và lần thứ 6 diệt.
7/. Khi tâm thức biết rõ 6 Trần là ô nhiễm, 6 Thức là vọng động, và từ đó xã bỏ để tâm được thanh tịnh. Nhưng cũng không chấp sự thanh tịnh đó làm sở đắc, Đó là lần thứ 7 sanh và lần thứ 7 diệt.
Như vậy là hành tướng của quả vị Tu Đà Hoàn.
Ghi chú:
* Tu Tánh Mệnh Khuê Chi của Đạo Tiên, chỉ dạy đến Thanh tịnh 6 Căn (vì Đạo tiên chủ Ý và Tu Thân và Mệnh để củng cố cho Bản Ngã được thành Tiên)
* Quả Tu Đà Hoàn. Nghĩa là Nhập Lưu ( ý là vào dòng chảy Thánh triết). Phải xã bỏ Bản Ngã, xã bỏ ý niệm ở pháp quán :
thứ 7/. Khi tâm thức biết rõ 6 Trần là ô nhiễm, 6 Thức là vọng động, và từ đó xã bỏ để tâm được thanh tịnh. Nhưng cũng không chấp sự thanh tịnh đó làm sở đắc, Đó là lần thứ 7 sanh và lần thứ 7 diệt.
Đoạn 6 * Đường Tăng 3 lần cự tuyệt yêu quái.
Đoạn này nói lên ý nghĩa: Dùng Tâm Ý mà quan sát thì "Vương Hầu Bạch cốt- Hồng phấn khô lâu".
Ý là Tôn Ngộ Không tượng trưng Tâm ý của hành giả. Dùng Tâm ý để quán sát đủ mọi thành phần: già, trẻ, vợ, chồng, con, cái hay dù bậc Vương Hầu, khanh tướng rốt cục cũng thành xương trắng. Dẫu là giai nhân tuyệt sắc chung cùng cũng hóa cốt khô.
Sự quan sát đó cũng gian truân chìm nổi. Vì Quán trí và Dục Tâm tranh đấu với nhau.- Gọi là "hốt giác hốt mê" Nghĩa là lúc thì tỉnh, có lúc lại mê.
Đoạn 9A * Tôn Ngộ Không bị giam 500 năm dưới Ngũ Hành Sơn, ẩn ý thâm sâu đằng sau là gì ?
* Mỹ Hầu Vương (Tề Thiên) sanh ra từ trứng đá. Mang ý nghĩa gì ?
Chuyện kể:
+ Chúng ta cũng biết rằng: Truyền thuyết Bàn cổ là thủy tổ của con người đó là quan niệm của người Trung Quốc cổ. Thưở Tam Hoàng thật ra xã hội TQ cỗ theo chế độ Mẫu hệ. Nghĩa là Phụ nữ cầm quyền. Kể cả trong tín ngưỡng vẫn có truyền thống đó.- Thể hiện bằng truyền thuyết Bà Nữ Oa rèn đá vá trời.
Mỹ Hầu Vương sinh ra từ Đá tiên, có lẽ tác giả muốn nói đến loại đá Bà Nữ Oa đã dùng để vá trời.
Đây là quan niệm Đa Thần Giáo của TQ mà không phải là của PG.
+ Ở đoạn:
Đây là ảnh hưởng kinh Khởi Thế của PG.- Cho rằng con người từ cõi Trời Quang Âm Thiên đi xuống quả đất. Do ăn thử Đất Đá (Biến thành 5 vị: mặn, ngọt, chua, ay, đắng) mà mất thần thông không thể bay lên được phải ở lại thế gian.
Nói chung. Tác giả ảnh hưởng nhiều về Tín ngưỡng TQ và một ít tín ngưỡng PG.
Đại khái ý là Cổ đức Dùng Văn để truyền tải Đạo Pháp của Thánh Hiền chứ không phải nói chuyện huyễn hoăc Thần Tiên Ma quái.
Đoạn 2: * Ngũ vị nhất thể.
5 nhân vật chính trong truyên Tây Du:
1. Đường Tăng là thân thể, cũng là chủ nguyên thần của người tu luyện,
2. Tôn Ngộ Không tượng trưng cho cái tâm,:
3. Trư Bát Giới là tình cảm và dục vọng,“Tâm có 72 tướng”, tương ứng với 72 phép biến hóa của Ngộ Không.
Luyện tâm có thể khiến lòng người sáng sủa, trí huệ sáng suốt, vậy nên lò Bát Quái không thể thiêu chết mà trái lại còn khiến Tôn Ngộ Không luyện thành hỏa nhãn kim tinh. Mắt của Ngộ Không sáng tỏ là tượng trưng cho trí huệ sáng rực như vàng kim.
Bồ Đề Tổ Sư trên núi Linh Đài Phương Thốn, động Tà Nguyệt Tam Tinh. Ở đây, Tà Nguyệt Tam Tinh (trăng khuyết và ba vì sao) chính là chữ “Tâm” (心). “Tà Nguyệt” chẳng phải chính là một nét móc đó sao? Ba ngôi sao chẳng phải chính là chỉ ba nét chấm đó sao? Vậy nên, Tôn Ngộ Không là thể hiện cho chữ Tâm của người tu hành.
Bên cạnh đó, chiếc gậy Như Ý và Cân Đẩu Vân của Ngộ Không cũng ẩn chứa những hàm nghĩa sâu sắc.
Gậy Như Ý nặng 1 vạn 3 nghìn 5 trăm cân, giống với những điều được viết trong Hoàng Đế Bát Thập Nhất Nan Kinh: “Cả ngày lẫn đêm, con người ta thở 1 vạn 3 nghìn 5 trăm nhịp”. Vậy nên, gậy Như Ý là tượng trưng cho khí.
Trên đời này, thứ gì có thể “trên thì lên đến 33 tầng trời, dưới thì xuống tới 18 tầng địa ngục; lớn thì có thể thông thấu khắp trời, nhỏ thì như cái kim thêu”? Chính là khí độ của con người.
Người Trung Hoa có câu: “Tâm viên ý mã” (tâm con vượn, ý con ngựa), nghĩa là tâm trí con người ta thường xáo động và dễ mất kiểm soát. Cũng bởi vì tâm người luôn bay nhảy tự do như vậy, nên tư tưởng con người có thể qua lại giữa thiên đường và địa ngục, có thể dao động giữa thiện và ác. Vì vậy, về sau này Quan Âm Bồ Tát đã phải tặng cho Đường Tăng chiếc vòng kim cô và bài “Khẩn cô nhi chú” để khắc chế cái tâm này.
Cân Đẩu Vân của Tôn Ngộ Không lộn nhào một cái là đi được 10 vạn 8 nghìn dặm, nhưng lại không thể nhảy ra khỏi lòng bàn tay của Phật Như Lai. Đó là nói, con người dẫu làm gì thì cũng không thể thoát khỏi bàn tay của Phật Tổ.
Cân Đẩu Vân của Ngộ Không có thể bay 10 vạn 8 nghìn dặm, vừa khéo lại là khoảng cách từ đông thổ Đại Đường đến Linh Sơn, điều này có ngụ ý gì? Đó chính là: Linh Sơn dù có xa hơn nữa thì cũng chỉ một niệm của tâm là có thể đến nơi. Thiện ác chỉ cách nhau một niệm, một niệm có thể thành Phật, nhưng một niệm cũng có thể biến thành tà ma.
Tôn Ngộ Không bị giam dưới núi Ngũ Hành suốt 500 năm, tượng trưng cho cái tâm lên trời xuống đất của con người bị Kim — Mộc — Thủy — Hỏa — Thổ trong thế giới trần tục đè chặt.
Núi Ngũ Hành cũng tượng trưng cho “tham (tham lam), sân (giận dữ), si (ngu si), mạn (ngạo mạn), nghi (hoài nghi)” trong Phật học. Phật Tổ nói rằng, 5 chữ ấy đã khái quát mọi tâm niệm thân hành của con người. Dù Ngộ Không có thần thông quảng đại đến đâu, vẫn không nhảy ra khỏi 5 chữ này. Tôn Ngộ Không khi đại náo Thiên Cung, cũng chính là bị ngũ độc này vây khốn.
Về sau, khi thầy trò Đường Tăng đến Hoả Diệm Sơn, núi Ngũ Hành đã trở thành Lưỡng Giới Sơn (ngọn núi giữa hai ranh giới). Đi qua ngọn núi này, cái tâm từng xáo động không yên đó cuối cùng cũng có thể nhảy ra khỏi Tam Giới.
4. Sa hòa thượng là bản tính, và
5.Bạch Long Mã là ý chí của con người.
là ý chí lực. Ý chí của con người giống như ngựa hoang, chỉ khi xác định được mục tiêu tiến tới, mới có thể chuyên tâm chuyên ý mà lấy được Chân Kinh.
Ngộ Không thu phục Tiểu Bạch Long, cũng chính là cái Tâm đã thu phục được Ý, đạt đến tâm ý hợp nhất. Chỉ cần tâm ý hợp nhất, chí hướng kiên định thì không có Tây Thiên nào là không đến được.
Người xưa thường nói “tâm viên ý mã” (tâm vượn ý ngựa) là như thế. Đường Tăng thu phục được Ngộ Không, Bạch Long Mã, Bát Giới và Sa Tăng, nghĩa là “thân, tâm, tình, tính, ý”(Ngũ Vị) – Là Nhất Thể.
* Về sau, Ngộ Không và Đường Tăng lại thu phục được Bát Giới và Sa Tăng, nghĩa là “thân, tâm, tình, tính, ý” — đoàn thể hoàn mỹ nhất này đã hợp thành.
Đoạn 3 * Linh Sơn là ở trong tâm người.
Ở đoạn 3 này. Người viết có cái nhìn thô sơ về Giáo lý Đạo Phật. họ mờ nhạt nhận ra rằng: tu là sửu bản tâm từ "ma tính" (Tham, sân, si). Tu cho đến trong lòng "trống rổng" (kịnh không chữ).- Đó gọi là tìm được Chân kinh.
Đây là Giáo lý Sơ Thiện của Phật giáo: Giải trừ Tham- Sân- Si để Tâm được Thanh tịnh. Sự Thanh tịnh do hết Tham- Sân- Si phải khởi tác tại Tâm. Khi thành tựu Sự Thanh Tịnh- Đó là : Linh sơn hay Niết Bàn.
Đoạn 4 + Trừ Lục Tặc- diệt Thất Tình. sáu bảy mười ba.
+ Lục Tặc gồm: Nhãn Khán Hỷ (Mắt thấy mừng), Nhĩ Thính Nộ (Tai nghe giận), Tỵ Khứu Ái (Mũi ngửi thích), Thiệt Thường Tư (Lưỡi nếm nghĩ), Thân Bổn Ưu (Thân vốn lo), Ý Kiến Dục (Ý thấy muốn) — đây chính là lục căn.
+ Thất tình gồm: mừng, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, muốn (hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục). Đôi khi bảy ả còn đổi tên khác đi chút xíu là: mừng, giận, lo, nghĩ, buồn, sợ, khiếp (hỷ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh).
Đại ý đoạn này truyền dạy cách tu của phần đông các Tôn Giáo ở phương Đông (chớ không riêng PG).
Trong cách tu này:
- Đạo Tiên gọi là Tu Tánh (Tánh mạng khuê chỉ)
- Đạo Phật gọi là Thiền Định.
* Chủ yếu trong pháp tu này: Khi 6 căn (mắt, tai. mũi. lưỡi, thân, ý) tiếp xúc 6 trần cảnh (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp). Người tu dùng quán trí kiểm soát (Gọi là Tỉnh thức- không cho mê muội, không để sanh ra 7 tình cảm là : mừng, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, và 6 ham muốn.
* Đạo Tiên tu hành ngang đến đây là được cho là Thánh là Tiên.
* Đạo Phật thì đến đó chưa được vào vòng Thánh. Như Đoạn kinh Phật dạy sau đây:
+ Thế nào là 7 lần sanh, 7 lần tử ?
- Đó là:
1/. Khi Nhãn căn tiếp xúc với nhãn trần, thì tâm thức liền sanh khởi. Bậc Tu Đà hoàn biết rõ sự sanh khởi đó là Vọng tưởng nên không theo vọng. Đó là một lần sanh và một lần diệt.
2/. Khi Nhĩ căn tiếp xúc với Thanh trần, thì tâm thức liền sanh khởi. Bậc Tu Đà hoàn biết rõ sự sanh khởi đó là Vọng tưởng nên không theo vọng. Đó là lần thứ 2 sanh và lần thứ 2 diệt.
3/. Khi Tỷ căn tiếp xúc với Hương trần, thì tâm thức liền sanh khởi. Bậc Tu Đà hoàn biết rõ sự sanh khởi đó là Vọng tưởng nên không theo vọng. Đó là lần thứ 3 sanh và lần thứ 3 diệt.
4/. Khi Thiệt căn tiếp xúc với Vị trần, thì tâm thức liền sanh khởi. Bậc Tu Đà hoàn biết rõ sự sanh khởi đó là Vọng tưởng nên không theo vọng. Đó là lần thứ 4 sanh và lần thứ 4 diệt.
5/. Khi Thân căn tiếp xúc với Xúc trần, thì tâm thức liền sanh khởi. Bậc Tu Đà hoàn biết rõ sự sanh khởi đó là Vọng tưởng nên không theo vọng. Đó là lần thứ 5 sanh và lần thứ 5 diệt.
6/. Khi Ý căn tiếp xúc với Pháp trần, thì tâm thức liền sanh khởi. Bậc Tu Đà hoàn biết rõ sự sanh khởi đó là Vọng tưởng nên không theo vọng. Đó là lần thứ 6 sanh và lần thứ 6 diệt.
7/. Khi tâm thức biết rõ 6 Trần là ô nhiễm, 6 Thức là vọng động, và từ đó xã bỏ để tâm được thanh tịnh. Nhưng cũng không chấp sự thanh tịnh đó làm sở đắc, Đó là lần thứ 7 sanh và lần thứ 7 diệt.
Như vậy là hành tướng của quả vị Tu Đà Hoàn.
Ghi chú:
* Tu Tánh Mệnh Khuê Chi của Đạo Tiên, chỉ dạy đến Thanh tịnh 6 Căn (vì Đạo tiên chủ Ý và Tu Thân và Mệnh để củng cố cho Bản Ngã được thành Tiên)
* Quả Tu Đà Hoàn. Nghĩa là Nhập Lưu ( ý là vào dòng chảy Thánh triết). Phải xã bỏ Bản Ngã, xã bỏ ý niệm ở pháp quán :
thứ 7/. Khi tâm thức biết rõ 6 Trần là ô nhiễm, 6 Thức là vọng động, và từ đó xã bỏ để tâm được thanh tịnh. Nhưng cũng không chấp sự thanh tịnh đó làm sở đắc, Đó là lần thứ 7 sanh và lần thứ 7 diệt.
Đoạn 6 * Đường Tăng 3 lần cự tuyệt yêu quái.
Đoạn này nói lên ý nghĩa: Dùng Tâm Ý mà quan sát thì "Vương Hầu Bạch cốt- Hồng phấn khô lâu".
Ý là Tôn Ngộ Không tượng trưng Tâm ý của hành giả. Dùng Tâm ý để quán sát đủ mọi thành phần: già, trẻ, vợ, chồng, con, cái hay dù bậc Vương Hầu, khanh tướng rốt cục cũng thành xương trắng. Dẫu là giai nhân tuyệt sắc chung cùng cũng hóa cốt khô.
Sự quan sát đó cũng gian truân chìm nổi. Vì Quán trí và Dục Tâm tranh đấu với nhau.- Gọi là "hốt giác hốt mê" Nghĩa là lúc thì tỉnh, có lúc lại mê.
Đoạn 9A * Tôn Ngộ Không bị giam 500 năm dưới Ngũ Hành Sơn, ẩn ý thâm sâu đằng sau là gì ?
* Mỹ Hầu Vương (Tề Thiên) sanh ra từ trứng đá. Mang ý nghĩa gì ?
Chuyện kể:
Cứ theo truyền thuyết Trung Hoa thì kẻ sanh trước loài người là ông Bàn Cổ làm chúa thiên hạ. Kế đó là vua Thiên Hoàng, Ðịa Hoàng và Nhơn Hoàng, gọi là Tam Hoàng. Rồi đến vua Phục Hi, Thần Nông, Huỳnh, Nghiêu và Thuấn gọi là Ngũ Ðế....
...Ðặc biệt là nơi ven biển lại có một nước tên Ngao Lai. Trong nước ấy có một hòn núi gọi là Hoa Quả Sơn (Núi có nhiều thứ hoa quả lạ) đứng sừng sững giữa trời, bao phủ đồi cây gò đất. Trong cảnh hùng tráng âm u ấy có một tảng đá rất lớn, bề cao ba mươi sáu thước năm tấc, chu vi hai mươi bốn thước, trên mặt có chín lỗ thông thiên, bốn bên có tám hang thông ra rừng rậm!
Thật là một tảng đá dị thường, "Cấu Tạo từ thuở khai thiên lập địa" mà loài người không ai có thể tưởng tượng nổi. Với chiều cao vượt lên muôn vật trên mặt đất ấy tảng đá không bị che khuất, hứng chịu sức nóng và lạnh của nhật nguyệt, lần lần tụ tinh nứt ra một viên trứng đá.
Trong lâu năm, trứng ấy tượng hình, rồi gặp một trận gió lớn nỡ ra một con Khỉ đá, giống tạc hình người, đủ tai, mắt, miệng, mũi và tay chân rất lanh lẹ.
Khỉ đá đi đứng khắp vùng, cặp mắt chói lòa như hai cái đuôi sao Bắc Ðẩu.
Gặp lúc Ngọc Hoàng đang ngự nơi Linh Tiêu điện, thấy hào quang từ địa giới chói lên lấy làm lạ, sai thiên thần đến hỏi:
- Vì cớ gì lúc nầy nơi trần gian lại có hào quang chói sáng?
Thiên thần không ai biết.
Ngọc Hoàng liền sai Thiên Lý Nhãn, Thuận Phong Nhĩ ra cửa trời xem thử.
Hai thần tuân lệnh đi do xét một lúc, trở về báo:
- Tâu Thiên Hoàng! Hào quang đó là đôi mắt của một con Khỉ đá!
Ngọc hoàng ngạc nhiên nói:
- Cõi trần gian, sao có loài khỉ phi thường?
Hai thần tâu:
- Nơi Ðông Thắng Thần Châu có một hòn đá trên núi Hoa Quả, cảm khí âm dương, chứa hơi nhật nguyệt, nứt ra một trứng đá. Trứng ấy nở ra một con Khỉ, đôi mắt sáng quắc. Mỗi khi hắn ngó lên trời là hào quang chói lọi.
Ngọc Hoàng hỏi:
- Thế thì phải làm cách nào để tiêu diệt luồng nhãn khí đó?
Hai thần tâu:
- Chẳng hề chi! Hiện nay nó đang sống bằng hoa quả. Hạ thần tưởng chắc một thời gian đôi mắt nó sẽ mờ đi.
+ Chúng ta cũng biết rằng: Truyền thuyết Bàn cổ là thủy tổ của con người đó là quan niệm của người Trung Quốc cổ. Thưở Tam Hoàng thật ra xã hội TQ cỗ theo chế độ Mẫu hệ. Nghĩa là Phụ nữ cầm quyền. Kể cả trong tín ngưỡng vẫn có truyền thống đó.- Thể hiện bằng truyền thuyết Bà Nữ Oa rèn đá vá trời.
Theo các truyền thuyết như trên. Bàn Cổ là hiện thân của Thượng Đế (cha trời) người sanh ra Trời Đất, Bà Nữ Oa là hiện thân của Địa Mẫu (Mẹ Đất) sanh ra con người. Chính Bà Nữ Oa đã rèn đá vá trời những chỗ thiếu, hà hơi cho đất hóa thành con người gọi là "Linh Căn".Chuyện kể rằng Bàn Cổ là vị thần đầu tiên trong vũ trụ này. “Ngày xưa khi Bàn Cổ chết, đầu biến thành bốn ngọn núi, hai mắt biến thành mặt trời và mặt trăng, mỡ biến thành sông biển, râu tóc biến thành thảo mộc. Thời Tần và Hán, dân gian kể rằng đầu của Bàn Cổ là Đông Nhạc, bụng là Trung Nhạc, tay trái là Nam Nhạc, tay phải là Bắc Nhạc, và hai chân là Tây Nhạc. Các văn nhân ngày xưa kể rằng nước mắt của Bàn Cổ là sông, hơi thở là gió, giọng nói là sấm, đồng tử trong mắt là ánh sáng.” (1) Rồi tiếp sau Bàn Cổ là các vị thần Sông, thần Gió, thần Núi… Lại có chuyện kể “Vào thời Hiên Viên; thần nước Cộng Công(gong=khảm) đánh nhau với thần lửa Chúc Dong. Cộng Công thua trận; húc đầu vào núi Bất Chu; khiến cột trời đổ gẫy. Trời nghiêng về phía Tây Bắc; đất lệch về phía Đông Nam. Nước từ trên trời đổ xuống gây ngập lụt ở khắp nơi. Bà Nữ Oa đốt cỏ Lư thành tro ngăn nước lụt; lấy đá ngũ sắc dưới biển vá trời. Sau đó bắt con rùa lớn đứng đội trời lên. Từ đó; cuộc sống trở lại yên bình.” ...
cũng kể rằng: sau khi Bàn Cổ khai thiên lập địa, thần Nữ Oa đã du ngoạn khắp đó đây giữa trời và đất. Và khi bay lượn dọc theo sông Hoàng Hà, Nữ Oa cúi đầu thấy bóng dáng xinh đẹp của mình mà bất giác vui mừng. Bà quyết định dùng bùn đất dưới sông nặn một người theo hình dạng của thần.
Mỹ Hầu Vương sinh ra từ Đá tiên, có lẽ tác giả muốn nói đến loại đá Bà Nữ Oa đã dùng để vá trời.
Đây là quan niệm Đa Thần Giáo của TQ mà không phải là của PG.
+ Ở đoạn:
Trứng ấy nở ra một con Khỉ, đôi mắt sáng quắc. Mỗi khi hắn ngó lên trời là hào quang chói lọi.
Ngọc Hoàng hỏi:
- Thế thì phải làm cách nào để tiêu diệt luồng nhãn khí đó?
Hai thần tâu:
- Chẳng hề chi! Hiện nay nó đang sống bằng hoa quả. Hạ thần tưởng chắc một thời gian đôi mắt nó sẽ mờ đi.
Đây là ảnh hưởng kinh Khởi Thế của PG.- Cho rằng con người từ cõi Trời Quang Âm Thiên đi xuống quả đất. Do ăn thử Đất Đá (Biến thành 5 vị: mặn, ngọt, chua, ay, đắng) mà mất thần thông không thể bay lên được phải ở lại thế gian.
Nói chung. Tác giả ảnh hưởng nhiều về Tín ngưỡng TQ và một ít tín ngưỡng PG.