Chào các bạn! Để có cái nhìn tổng quan về kiến tánh (tiểu ngộ - đại ngộ triệt để),,, đây là thuật ngữ của
thiền tông... theo tinh thần Phật giáo phát triển. Cái tôi xin dẫn nhập trích đoạn "tâm siêu thế" trong vi diệu pháp... theo tinh thần
Phật giáo nguyên thủy. Mong các bạn tham chiếu với cái nhìn bất nhị nhé!
Hầu hết hành giả chỉ là kiến tánh - tiểu ngộ (sơ quan),,, do vậy vẫn còn hoang mang trong giai đoạn sau kiến tánh (tham khảo sách vở hỏi người tùm lum khởi sinh bất mãn),,, do vì cái thấy đã trở thành dĩ vãng nên mong mỏi hướng về lúc thấy... rồi khởi niệm phiền não muốn giải quyết rốt ráo trong một đời. Cho nên Tổ nói: Chứng ngộ là chướng ngại cần phải vượt qua...!!!
Hí hí,,, được kiến tánh (nhập lưu) là ok rồi,,, vì đã vào đạo lộ tu hành đúng nghĩa (kiến tánh khởi tu). Mong các bạn thong dong tiến đạo...!!!
Trích dẫn vi diệu pháp:
TÂM SIÊU THẾ
Lokuttaracitta
Là tâm biết cảnh Niết-Bàn. Một trạng thái siêu thế vượt ngoài thời gian và không gian; không thuộc về thế gian vô thường, khổ não và vô ngã. Chấm dứt sanh diệt, thoát ly tam giới. Vượt ngoài thế gian ở đây có nghĩa là hiện trạng sanh diệt chấm dứt chớ không phải có một cái gì thực hữu sanh tồn ngoài thế gian. Tâm siêu thế được chia làm hai loại: Tâm Đạo và Tâm Quả.
-----------------------------------
1) Tâm sơ đạo (Sotapattimagga).
Còn gọi là Tu-Đà-Huờn đạo, là tâm chứng ngộ, thấy rõ Niết-Bàn lần đầu tiên, như người tìm hướng đi trong đêm tối, bổng có một tia chớp lóe lên giúp người đó nhận rõ hướng đi của mình là đúng. Do đó, đối với vị Tu-Đà-Huờn, khi thấy rõ Niết-Bàn, vị ấy không còn quan niệm sai lầm về "cái này là tôi, cái này là của tôi, là tự ngã, Tôi", tức là đoạn diệt được Thân Kiến (Sakkāyadiṭṭhi). Bởi sự thật được thấy rõ, vị này thành tựu một ṅiềm tin bất thối", không còn sự hoài nghi đối với tam bảo, lý duyên khởi, ... (Si Hoài Nghi), tức là vị này đoạn được hoài nghi kiết sữ (Vicikicchā) và dứt mọi tà kiến, không gìn giữ sự cúng tế hay các điều luật tà vạy vô ích nửa, tức là vị này chấm dứt "giới cấm thủ" (Sīlabataparānāna). Khi chứng đắc Sơ đạo, vị này được gọi là Nhập Lưu (Sotāpana) nghĩa là bước vào dòng Thánh, sẽ trôi chảy Niết-Bàn.
2) Tâm nhị đạo (Sakadāganimagga).
Còn gọi là tâm Tư-Đà-Hàm Đạo, là tâm liểu tri, chứng ngộ Niết-Bàn lần thứ hai, tâm đạo này làm giảm nhẹ hai phiền não kiết sữ: Dục Ái (Kāmarāga) và Sân Hận (Patigha). Đạt được tâm đạo này hành giả chỉ còn phải trở lại cõi Dục giới một lần nửa mà thôi; do đó, còn gọi tâm đạo này là Nhất Lưu Đạo Tâm.
3) Tâm tam đạo (Anāgamimagga).
Còn gọi là tâm A-Na-Hàm Đạo, là tâm chứng ngộ Niết-Bàn lần thứ ba. Tâm này diệt trừ hoàn toàn hai kiết sữ: Dục Ái và Sân Hận, nhờ đó mà hành giả sẽ không còn tái sanh vào cõi Dục giới nữa (vì nhân tái sanh cõi Dục giới là Dục Ái đã bị diệt mất), nên còn gọi tâm này là Bất Lai Đạo Tâm.
4) Tâm tứ đạo (Arahattamagga).
Còn gọi là A-La-Hán Đạo tâm, là tâm chứng ngộ Niết-Bàn một cách rốt ráo. Những lần chứng ngộ trước, đối với hành giả, như những tia chớp lóe sáng lên rồi phụp tắt. Lần chứng ngộ thứ tư này, hành giả được bừng tỏ hoàn toàn như mặt trời hiện lên xóa tan đêm tối vậy.
Tâm đạo này sát trừ trọn năm kiết sữ còn lại là: Ái Sắc (Rūparāga), Ái Vô Sắc (Aruparāga), Ngã Mạn (Māna), Phóng Dật (Uddhacca) và Vô Minh (Avijjā).
-------------------------------
Các bạn có thấy chứng đạo bên nguyên thủy đâu dễ dàng,,, phải không?
Và các bạn có tìm thấy sự tương đồng giữa chứng đạo và kiến tánh?
Thiệt là nhiều chuyện rồi...
Cung kính.