vienquang2

TU ĐÚNG- TU CHƯA ĐÚNG

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,235
Điểm tương tác
1,225
Điểm
113
Bài 33.- Luồng tâm:

Theo giáo lý Nguyên thủy, tâm không phải là một cục hay một khối cứng ngắc, mà là một luồng tư tưởng hay một chuỗi dài những chập tư tưởng sinh diệt.

“Trong tiến trình luôn luôn biến đổi của đời sống, mỗi chập tư tưởng khi diệt, chuyển tất cả năng lực và những cảm giác thâu nhận cho chập tư tưởng kế tiếp.

Mỗi chập tư tưởng mới gồm những tiềm năng do chập tư tưởng trước trao lại và thêm vào đó còn có cái gì khác nữa...

Luồng tâm như một dòng suối luôn luôn trôi chảy”.

Một chập tư tưởng sau không hoàn toàn khác chập trước mà cũng không tuyệt đối là giống.- Cũng vậy một chúng sinh kiếp này khi chết chuyển tất cả nghiệp lực sang một chúng sinh kiếp tới. Hai chúng sinh này không hẳn là một mà cũng không phải là khác, bởi vì cùng nằm trong một luồng nghiệp, và một luồng tâm.

Phật giáo công nhận có sự tái sinh nhưng không phải là một cái Ta hay một linh hồn bất biến đi tái sinh.

Tái sinh của Phật giáo chỉ là một sự tiếp nối của một luồng sóng (nghiệp lực).

Đứng trên bờ nhìn một lượn sóng, ta có cảm tưởng là nó di chuyển trên mặt nước, nhưng thật ra không phải là một lượn sóng mà là nhiều lượn sóng nối tiếp nhau.

Một lượn sóng trước lặn xuống, nó chuyển năng lực hay đà trôi của nó vào lượn sóng sau. Khi lượn sóng khởi lên được gọi là sinh, khi lặn xuống thì gọi là chết, nhưng năng lực (đà trôi) của nó không mất. Ngày nào cái năng lực này còn thì các lượn sóng sẽ nối tiếp nhau sinh và diệt.

VÔ NGÃ- TÂM - Page 2 Szng_j11
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,235
Điểm tương tác
1,225
Điểm
113
Bài 34.- Tâm Theo Vi Diệu Pháp:+ Kiết Sanh Thức.

Abhidhamma là tạng luận, dịch âm là A-tỳ-đạt-ma (hoặc A-tỳ-đàm), dịch nghĩa là Vi Diệu Pháp, hay Thắng Pháp.

Theo lịch sử Phật giáo, vào mùa an cư kiết hạ thứ 7, đức Phật lên cung trời Đao Lợi (Tavatimsa) thuyết về Vi Diệu Pháp để độ cho mẹ là Hoàng hậu Ma Gia (Maya) và chư thiên.

Trong thời gian này, ngài Xá Lợi Phất ở gần Phật nên được lãnh hội Vi Diệu Pháp, sau đó truyền lại cho 500 đệ tử của ngài.

Vi Diệu Pháp trình bày chi tiết về con người trên hai phương diện tâm lý và vật lý.

Riêng về tâm lý, nó phân tách tâm ra nhiều loại khá tỉ mỉ, nên được xem như là một môn Tâm lý học Phật giáo.

+ Nội dung của Vi Diệu Pháp gồm bốn phần: tâm (citta), tâm sở (cetasika), sắc pháp (rupa), và Niết bàn (Nibbana).

- Tâm là sự biết cảnh hay nhận thức đối tượng. Sự nhận thức này thuần túy, đơn giản chỉ là cái biết, không có tính cách phê phán tốt xấu.

- Khi có sự phân biệt tốt hay xấu, đó là do các tâm sở phối hợp vào.

+ Theo Vi Diệu Pháp có tất cả 89 tâm (hay tâm vương) được phân loại tùy theo phương diện.

- Đứng về phương diện cõi giới thì có 4 loại tâm:

1. Tâm Dục giới (Kamavacaracitta): gồm 54 tâm chạy theo nắm bắt cảnh dục (sắc, thanh, hương, vị, xúc).

2. Tâm Sắc giới (Rupavacaracitta): gồm 15 tâm thiền, lấy sắc pháp làm đề mục tu thiền.

3. Tâm Vô Sắc giới (Arupavacaracitta): gồm 12 tâm thiền, lấy vô sắc làm đối tượng tu thiền.

4. Tâm Siêu thế (Lokuttaracitta): gồm 8 tâm hướng về Niết bàn làm đối tượng.

- Đứng về phương diện hiện khởi qua các căn thì có 6 thức:

1. Tâm nhãn thức: tâm nương con mắt, biết hình sắc.

2. Tâm nhĩ thức: tâm nương lỗ tai, biết âm thanh.

3. Tâm tỷ thức: tâm nương lỗ mũi, biết mùi hương.

4. Tâm thiệt thức: tâm nương cái lưỡi, biết mùi vị.

5. Tâm thân thức: tâm nương thân xác, biết cảm giác xúc chạm (nóng, lạnh, trơn, rít).

6. Tâm ý thức: tâm biết những ý nghĩ khởi lên trong tâm.

* “Tâm thức không phải là một cá thể đơn thuần mà là một đơn vị tổng hợp.

Một tâm thức khởi lên chắc chắn phải có những thành phần phụ thuộc. Những thành phần phụ thuộc này được gọi là sở hữu tâm (cetasika).

Tất cả tâm khi khởi lên đều chỉ có một nhiệm vụ là “biết cảnh”, nhưng được phân chia làm nhiều loại vì chúng có những đặc tính khác nhau.

Đặc tính khác biệt ấy là do “sở hữu tâm” gây nên, như cùng đứng trước một cảnh mà sự biết cảnh nầy có đặc tánh ham muốn, sự biết cảnh kia lại có đặc tánh khó chịu, v.v...”

Tâm sở hay sở hữu tâm gồm có 52, chia thành ba loại:

1. Đại đồng hóa tâm sở (có 13): 7 biến hành (xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư, nhất tâm, mạng căn) và 6 biệt cảnh (tầm, tứ, thắng giải, tinh tấn, hỷ, dục).

2. Bất thiện tâm sở (có 14): tham, sân, si, vô tàm, vô quý, trạo cử, tà kiến, mạn, tật đố, bỏn xẻn, hối quá, hôn trầm, thùy miên, hoài nghi.

3. Tịnh hảo tâm sở (có 25): tín, niệm, tàm, quý, vô tham, vô sân, hành xả, tịnh thân, tịnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích ứng thân, thích ứng tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, bi, tùy hỷ, tuệ quyền.

Sự phân chia và kết hợp giữa tâm và tâm sở của Vi Diệu Pháp rất phức tạp, ở đây tôi chỉ nêu sơ lược để bạn đọc có chút khái niệm.

* Điều cần nhớ là tâm không phải là một cá thể, mà là một dòng tâm thức, gồm nhiều loại tâm và tâm sở nối tiếp nhau khởi lên rồi diệt.

Lộ trình tâm Đặc biệt của Vi Diệu Pháp là nói về Lộ trình tâm (Cittavitthi), tức sự diễn tiến của một dòng tâm sinh diệt.

Mỗi khi tiếp xúc với đối tượng hay trần cảnh, các loại tâm xảy ra theo một lộ trình phức tạp tùy theo từng hoàn cảnh.

Thời gian khởi lên, trụ, và diệt của một tâm được gọi là sát na tâm (cittakkhana), một đơn vị cực ngắn chưa tới 1/1.000.000 giây.

Dưới đây là một thí dụ về lộ trình tâm (gồm 17 sát na) khi mắt thấy một đối tượng:

1. Hữu phần trôi qua (1 sát na)
2. Hữu phần rung động (1 sát na)
3. Hữu phần dừng lại (1 sát na)
4. Nhãn môn hướng tâm (1 sát na)
5. Nhãn thức (1 sát na)
6. Tiếp thọ tâm (1 sát na)
7. Quan sát tâm (1 sát na)
8. Xác định tâm (1 sát na)
9-15. Tốc hành tâm (7 sát na)
16-17. Ghi nhận tâm (2 sát na)

Khởi đầu khi dòng tâm thức ở trạng thái tĩnh lặng, chưa có tác động của một đối tượng nào thì nó trôi chảy âm thầm lặng lẽ (từ A đến B), ẩn tàng trong chiều sâu của sự sống nên gọi là Hữu phần (bhavanga).

+ Ở sát na thứ nhất khi Hữu phần đang trôi chảy êm đềm, chợt có một đối tượng tác động vào khiến Hữu phần này rung động trong một sát na (từ B tới C), và kế đó dừng lại (ở C).- Dừng lại có nghĩa là ngưng trôi chảy lặng lẽ để bước sang phần kế, cho nên gọi là Hữu phần dừng lại.

+ Ở sát na thứ 4, tâm hướng về đối tượng qua con mắt.

+ Sát na thứ 5, nhãn thức sinh khởi.

+ Ba sát na kế tiếp (6, 7, 8 ) tâm bắt đầu tiếp nhận, suy xét, và xác định.

+ Bảy sát na kế tiếp (từ 9 đến 15) là quan trọng nhất vì đây là lúc tâm có thể tạo nghiệp (hành) mới.- Nghiệp này có thể tạo quả tức thời trong lộ trình kế tiếp, hay sẽ tạo quả trong tương lai.

+ Hai sát na cuối cùng (16,17) là tâm ghi nhận tất cả tiến trình vừa xảy ra. Sau khi ghi nhận xong, tâm trở về Hữu phần, và sửa soạn tiến sang lộ trình kế tiếp.

Hình vẽ từ C tới D tượng trưng cho tiến trình từ sát na thứ 4 đến sát na thứ 17. Ở D, tâm trở về Hữu phần.

Dưới đây là một thí dụ thường được dùng song song với lộ trình tâm ở trên:

1. Người đang ngủ mê (ví như Hữu phần đang trôi chảy).
2. Luồng gió thổi qua (Hữu phần rung động).
3. Xoài rụng làm người kia tỉnh dậy (Hữu phần dừng lại).
4. Người đó hướng về phía trái xoài (nhãn môn hướng tâm).
5. Thấy một vật nhưng chưa biết là gì (nhãn thức).
6. Lượm trái xoài lên (tiếp thọ tâm).
7. Quan sát và ngửi (quan sát tâm).
8. Biết đây là trái xoài (xác định tâm).
9-15. Ăn trái xoài (tốc hành tâm).
16-17. Ăn xong nằm ngủ trở lại (ghi nhận tâm).

* Giáo lý Nguyên thủy chỉ nói đến 6 thức, sau này Duy Thức tông của Vô Trước và Thế Thân nói đến 8 thức, tức là thêm Mạt-na thức và A-lại-da thức.

Trên một bình diện nào đó, Hữu phần có thể được xem như tương đương với A-lại-da thức. Bởi vì Hữu phần là phần chìm của dòng tâm thức, giống như vô thức hay tiềm thức, tất cả loại tâm đều khởi lên từ Hữu phần rồi cuối cùng trở về Hữu phần, giống như muôn ngàn đợt sóng khởi lên từ mặt biển rồi lặn trở về biển.

Phần chìm này tuy trôi chảy lặng lẽ nhưng nó chuyên chở và chứa đựng trong đó tất cả những nghiệp nhân do các tâm nối tiếp sinh diệt tạo tác, khởi lên chìm xuống, từ đời này sang đời khác.

Trong Vi Diệu Pháp còn có khái niệm về Kiết sinh thức (Patisandhi-vinnana), đó là dòng tâm thức kết nối từ đời này sang đời sau. Khi sống, dòng tâm thức trôi chảy lặng lẽ trong ngũ uẩn dưới trạng thái Hữu phần, nếu không có tâm nào khác khởi lên. Khi chết, dòng tâm thức trở thành “kiết sinh thức”, chập tư tưởng cuối cùng của kiếp trước trở thành chập tư tưởng đầu tiên của kiếp sau, cho nên còn gọi là “thức tái sinh”. Thức này còn có tên là thần thức hay hương ấm. Có ba điều kiện để một chúng sinh thọ thai, đó là tinh cha, noãn cầu mẹ và thần thức (hay kiết sinh thức). Sau khi nhập thai, kiết sinh thức liền trở thành dòng Hữu phần (bhavangasota). Theo Duy Thức Học Duy Thức học (Vijnanavada) cũng là một môn tâm lý học của Phật giáo, nhưng thuộc Đại thừa.

 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,235
Điểm tương tác
1,225
Điểm
113
Bài 35.- Tâm theo Duy Thức học:

Đồng nghĩa với Duy thức có các danh từ Duy tâm (Cittamatra) và Duy biểu (Vijnaptimatra).

Khoảng 900 năm sau khi Phật nhập diệt, ở Bắc Ấn có hai anh em Bà la môn tên là Vô Trước (Asanga) và Thế Thân (Vasubhandu) xuất gia và đắc quả A-la-hán.

Theo truyền thuyết, ngài Vô Trước dùng thần thông lên cung trời Đâu Suất (Tushita) để nghe Bồ tát Di Lặc (Maitreya) giảng dạy về Duy Thức trong vòng bốn tháng, ban đêm đi nghe, ban ngày giảng lại cho đại chúng.

Trong kinh Lăng Nghiêm, phẩm “Gạn hỏi đại chúng về viên thông”, Bồ tát Di Lặc có thưa với Phật là ngài chứng đắc tam muội viên thông nhờ quán thức đại, quán vạn pháp duy tâm thức.

Người em là Thế Thân ban đầu tu theo Tiểu thừa, sau nghe lời anh chuyển sang Đại thừa, và đã trước tác các bộ luận về Duy Thức như:

1. Đại thừa bách pháp minh môn luận (Mahayana- satadharma-vidyàdvara-sàstra)
2. Duy Thức nhị thập tụng (Vimsikavijnaptikarika).
3. Duy Thức tam thập tụng (Trimsikavijnaptikarika).

Vô Trước và Thế Thân được xem như là sơ tổ của Duy Thức tông Ấn Độ.

Sau này vào thế kỷ thứ 7 Tây lịch, đời nhà Đường bên Trung Hoa, có Tam tạng pháp sư Trần Huyền Trang, phát tâm qua Ấn Độ thỉnh kinh, và thọ giáo môn Duy Thức học với ngài Giới Hiền (Silabhadra) tại tu viện Nalanda.

Trở về Trung Hoa, ngài truyền bá môn Duy Thức học và trước tác hai bộ luận:

Thành Duy Thức luận và
Bát thức quy củ tụng.

Ngài Huyền Trang được xem là sơ tổ Duy Thức tông Trung Hoa.

Duy Thức học cũng chia tâm ra thành Tâm vương và Tâm sở, nhưng số lượng khác với Vi Diệu Pháp.

+ Tâm vương gồm có 8 thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, Mạt-na thức, A-lại-da thức.

Một lần nữa ở đây chữ tâm cũng đồng nghĩa với thức, tức là biết, nhận thức.

+ Tám thức này được gọi là tâm vương vì có công năng thù thắng hơn hết, giống như vua có quyền trong nước.- Gọi là tâm vương là để đối lại với tâm sở, vì tâm sở là những tâm phụ thuộc vào tâm vương.

+ Tám thức hay tám tâm vương ở đây là tám dạng biết của tâm.

+ Sáu thức đầu (từ nhãn thức tới ý thức) là cái biết của sáu căn.

  • Khi nhãn căn tiếp xúc với sắc trần thì sinh ra cái biết của mắt (nhãn thức).
  • Khi ý căn tiếp xúc với pháp trần thì sinh ra ý thức.
  • Duy Thức phân biệt ý căn là một cơ năng hay giác quan, khác với ý thức là cái biết của ý căn. Do đó ý căn còn có tên là Mạt-na thức.
  • Ý thức phải nương vào ý căn mà phát sinh. Vậy ý căn cũng phải nương vào một thức căn bản để phát sinh, đó là A-lại-da thức.

* Nhìn qua tám thức có vẻ phức tạp, nhưng nói đơn giản thì có một tâm thức căn bản (là A-lại-da) khi hiện hành qua 6 cửa sổ (giác quan) thì phát sinh ra 6 thức.

Riêng cái cửa sổ ý căn được xem như là một thức, Mạt-na thức.

* Tâm sở của Duy Thức gồm có 51, chia ra làm 6 nhóm:

1. Biến hành (5): xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư.
2. Biệt cảnh (5): dục, thắng giải, niệm, định, huệ.
3. Thiện (11): tín, tàm, quý, vô tham, vô sân, vô si, tinh tấn, khinh an, bất phóng dật, hành xả, bất hại.
4. Căn bản phiền não (6): tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến.
5. Tùy phiền não (20): phẫn, hận, phú, não, tật, xan, cuống, siểm, hại, kiêu, vô tàm, vô quý, trạo cử, hôn trầm, bất tín, giải đãi, phóng dật, thất niệm, tán loạn, bất chánh tri.
6. Bất định (4): hối, miên, tầm, tư.

  • So với ngũ uẩn thì 8 tâm vương thuộc thức uẩn,
  • 49 tâm sở (trừ thọ, tưởng) thuộc hành uẩn, thọ tâm sở thuộc thọ uẩn, tưởng tâm sở thuộc tưởng uẩn.

Sự định nghĩa tâm vương và tâm sở của Duy Thức cũng không khác gì Vi Diệu Pháp,

  • tâm vương là thức, tức cái biết hay sự nhận thức qua các căn;
  • tâm sở là những tâm phụ thuộc khởi lên cùng với tâm vương.

Điều khác biệt cần nhấn mạnh là theo Vi Diệu Pháp, ba danh từ tâm, ý, thức được xem như đồng nghĩa, trong khi đó theo Duy Thức thì ba danh từ này chỉ định ba thức khác nhau,

  • tâm (citta) được xem là thức thứ 8 (A-lại-da thức),
  • ý (manas) là thức thứ 7 (Mạt-na thức),
  • thức (vijnana) là thức thứ 6 (ý thức).

Dưới đây xin nói sơ lược về ba thức này.

* A-lại-da thức, còn gọi là Tàng thức, có ba nghĩa:

1. Năng tàng: thức này chứa đựng, gìn giữ chủng tử (bija) của các pháp.

2. Sở tàng: thức này bị ươm ướp bởi chính những chủng tử được chứa trong nó.

3. Ngã ái chấp tàng: thức này bị thức thứ 7 bám víu và chấp là Ta (ngã). Thức này làm nền tảng cho bảy thức kia phát sinh, giống như biển là nền tảng cho những ngọn sóng phát sinh, nên còn được gọi là Căn bản thức (mulavijnana).- Nó rộng lớn, tiềm ẩn sâu xa và chứa đựng tất cả chủng tử nghiệp trong dòng tâm thức nên rất giống với tâm Hữu phần của Vi Diệu Pháp.

* A-lại-da thường hằng không bao giờ tiêu diệt, khi tái sinh thì nó đến trước, khi chết thì nó ra sau cùng, vì vậy nó cũng tương đương với Kiết sinh thức của Vi Diệu Pháp. - Tính chất của nó là vô phú vô ký, không thiện cũng không ác, nhưng lại chứa đủ cả hai loại chủng tử thiện và ác.- Ngày nào nó còn chứa những chủng tử ô nhiễm phiền não thì nó còn bị Mạt-na chấp là ngã. Khi nào tất cả chủng tử trở thành thanh tịnh thì nó được gọi là Bạch tịnh thức hay Yêm-ma-la thức (amalavijnana), hay Đại viên cảnh trí, nói cách khác nó trở thành Phật, hay Pháp thân.

* Theo Duy Thức, tâm được gọi là thức (vijnana) khi nó còn ô nhiễm, chấp ngã, chấp pháp.

* Khi tâm hoàn toàn thanh tịnh, vô ngã thì được gọi là trí (jnana).

* Mạt-na thức là ý căn (organe mental), nơi căn cứ phát sinh ra ý thức (conscience mentale). Cũng như mắt là nhãn căn, nơi phát sinh ra nhãn thức. Thức này còn có tên là “Truyền tống thức” vì nó có công năng truyền các pháp hiện hành vào Tàng thức và tống đưa các pháp chủng tử khởi ra hiện hành.

  • Mạt-na cũng không bao giờ gián đoạn, ngay cả khi cá nhân đã chết, vì nó bám sát theo A-lại-da.
  • Mạt-na được sinh ra từ những chủng tử vô minh của A-lại-da nên bản chất của nó là chấp ngã, nó chấp A-lại-da là ngã.

  • Nói cách khác từ khi tâm bất giác quên mình khởi lên ý niệm về ngã (Ta) thì Mạt na được thành hình. Tất cả những gì liên quan đến cái ngã như ngã si, ngã ái, ngã kiến, ngã mạn, đều bắt nguồn từ nó.
  • Sự chấp ngã của nó là “câu sinh ngã chấp”, tức sự chấp ngã sinh ra cùng lúc với thân mạng. Nói là câu sinh (sinh ra cùng lúc) nhưng thật ra sự chấp ngã này đã có trước khi sinh ra đời, bởi vì Mạt-na không cần phải có năm uẩn mới chấp là ngã, nó đã chấp A-lại-da là ngã rồi.

* Ý thức. Khi ý căn tiếp xúc với pháp trần làm phát sinh ra sự nhận thức, sự nhận thức này được gọi là ý thức. Ý thức có ba hình thái nhận thức:

1. Hiện lượng (pramana): sự nhận thức trực tiếp, vô tư, chưa trải qua suy luận phân biệt.
2. Tỷ lượng (anumana): sự nhận thức qua suy luận, phân biệt.
3. Phi lượng (apramana): khi hai sự nhận thức trên phản ảnh sai lầm về thực tại thì gọi là phi lượng.

Thí dụ trong đêm tối, thấy sợi dây tưởng là con rắn. Khác với hai thức trước, ý thức có lúc bị gián đoạn, không hoạt động trong năm trường hợp sau đây:

1. Trong cõi trời Vô tưởng
2. Trong Diệt tận định
3. Trong Vô tưởng định
4. Ngủ mê không mộng mị
5. Bất tỉnh nhân sự, ngất xỉu Ngoài năm trường hợp trên, ý thức luôn luôn hoạt động, ngay cả trong giấc ngủ. Ý thức cũng chấp ngã, nhưng sự chấp ngã của nó là “phân biệt ngã chấp”, tức do nhận thức phân biệt sai lầm mà ra.

Sự chấp ngã này tương đối dễ loại trừ hơn “câu sinh ngã chấp” của Mạt-na.

Tóm lại theo Duy Thức thì tâm là thức, là cái biết, gồm sáu thức quen thuộc và thêm vào hai thức mới.- Tuy gọi là mới so với Vi Diệu Pháp nhưng A-lại-da thức đã được nói đến trong các kinh Lăng Nghiêm, Lăng Già, và Thắng Man.

Cũng nhờ thêm A-lại-da và Mạt-na nên người đời sau với căn tánh nhị nguyên, dễ khái niệm được cái gì là tâm, cái gì chấp ngã trong năm uẩn và cái gì đi tái sinh.

Ngoài ra khái niệm A-lại-da thức như Căn bản thức (mulavijnana) rất đáng được đề cập, bởi vì xưa nay khi nói đến thức, đa số đều nói thức phát sinh là do căn và trần tiếp xúc với nhau. - Như thế thì thức chỉ là một loại sản phẩm (production) của căn và trần, căn + trần = thức,

thí dụ như khi con mắt (căn) thấy sắc (trần) thì phát sinh ra nhãn thức. Bình thường có lý, nhưng xét kỹ thì nó chỉ đúng với sáu thức đầu, bởi vì nếu không có sự tác ý của tâm (căn bản) thì mắt không thể hướng tới vật và thấy vật.

Giả sử có người chết mở mắt, nhưng nếu để trước mặt một tấm hình thì mắt đó có thấy không? Con mắt nếu không có “Căn bản thức” tiềm tàng bên trong thì mắt đó không thể thấy gì hết, và đương nhiên là không thể phát sinh ra nhãn thức được.

Một cái thân mà không có “Căn bản thức” bên trong thì đó là một xác chết, dù lấy dao chém cách mấy cũng không cảm thọ đau đớn.

Do Căn bản thức tiềm tàng bên trong nên khi sáu căn (mắt, tai, mũi lưỡi, thân, ý) tiếp xúc với sáu trần mới phát sinh ra sáu thức được.

Trong thập nhị nhân duyên, vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc.- Thức ở đây chính là A-lại-da. Từ A-lại-da mới sinh ra danh sắc là ngũ uẩn, trong đó bao gồm sáu giác quan.

Ngay trong Lộ trình tâm của Vi Diệu Pháp (xem phần trước), ở sát na thứ 4 là “nhãn môn hướng tâm”, tức là tâm hướng về đối tượng qua con mắt, rồi sau đó nhãn thức mới sinh khởi ở sát na thứ 5. Như vậy nhãn thức sinh khởi nhờ có dòng tâm thức (Hữu phần) hướng qua con mắt (căn) mới thấy được trái xoài (trần).

Trong kinh Lăng Nghiêm có nói “nhất tinh minh sinh lục hòa hợp”, tức là có một cái sáng suốt tinh anh sinh ra sáu cái biết hòa hợp không chống trái nhau. Cái sáng suốt tinh anh này là tánh giác, nương nơi sáu căn mà phát sinh ra sáu tánh: thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc, biết. Khi trở về với tánh giác thì sáu căn có thể dùng thay lẫn nhau: “A-Nan, há ông không biết ở trong hội này, ông A-na-luật-đà không có mắt mà thấy, rồng Bạt-nan-đà không có tai mà nghe, thần nữ Căng-già không có mũi mà ngửi biết hương, ông Kiều-phạm-ba-đề lưỡi khác mà biết vị, thần Thuấn-nhã-đa không có thân mà biết xúc, ông Ma-ha-ca-diếp đã diệt ý căn lâu rồi mà vẫn rõ biết cùng khắp”. - Như vậy không nhất thiết phải có căn mới sinh ra thức, bởi vì thức đã có sẵn rồi, nó chỉ nương qua căn mà phát hiện.

Gần đây, sư Viên Minh trong sách “Thực tại hiện tiền” có nói “tâm chính là thức có mặt trong năm uẩn, nó chi phối năm uẩn”.... “Thức dẫn đầu, làm chủ, tạo tác các pháp sắc, thọ, tưởng, hành, thức”.... “Có thức tác động lên căn, trần thì sắc uẩn mới thành hoạt dụng.

Người chết mắt không thể thấy sắc”.

Theo sư, thức không phải chỉ có mặt riêng ở thức uẩn mà có mặt trong toàn bộ năm uẩn. “Sắc uẩn không phải chỉ là sinh lý (căn) hay vật lý (trần) mà còn có sự cộng tác của tâm lý (thức) nữa. Nhưng thức ở giai đoạn này chưa phải là nhận thức”. Như vậy cái thức này có thể xem như là “Căn bản thức” (hay A-lại-da) được không?
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,235
Điểm tương tác
1,225
Điểm
113
Bài 36.- Tâm theo Thiền Tông.

Giáo lý Nguyên Thủy chuyên nói về ngũ uẩn và danh sắc. Vi Diệu Pháp nói đến 89 tâm. Duy Thức học nói 8 thức. Thiền tông ngược lại, chủ trương “trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật. Ngộ được tâm, thấy được tánh là mục tiêu chính của Thiền tông. Nhưng nếu hỏi tâm là gì thì Thiền tông không nói thẳng mà dùng rất nhiều danh từ để ám chỉ nó như: bổn lai diện mục, ông chủ, tánh giác, bổn tánh, chân tâm, chân ngã, chân không, pháp thân, chân như, v.v... Ở đây chúng ta sẽ bàn về vài danh từ có liên quan đến kinh điển để bạn đọc có thể kiểm chứng và nghiên cứu.

* Tâm Chân Như.

Tâm Chân Như chính là Chân Tâm- Bổn Tánh, là thực tại, cội nguồn của Phật- Chúng sanh- Tâm (Mà Thiền Tông PG đại thừa trực chỉ về TÂM)

Định nghĩa tổng quát:

* Chân Như là thực tại “bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm”, nghĩa là thực tại nguyên sơ và tối hậu từ đó tất cả mọi thế giới hiện tượng sinh ra.

* Chân Như là cái dung chứa mọi mâu thuẫn, đối nghịch: có và không, động và tĩnh, một và nhiều, như thật và như huyễn, tướng và vô tướng… đồng thời vẫn thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi chúng.

* Chân Như là cội nguồn của vạn pháp, vạn vật.

Chân Như (zh. 真如, sa., pi. tathatā, bhūtatathatā) là một khái niệm quan trọng của Đại thừa Phật giáo, chỉ thể tính tuyệt đối cuối cùng của vạn sự. Chân như chỉ thể tính ổn định, thường hằng, nằm ngoài mọi lý luận nhận thức. Chân như nhằm chỉ cái ngược lại của thế giới hiện tượng thuộc thân thuộc tâm. Tri kiến được Chân như tức là Giác ngộ, vượt khỏi thế giới nhị nguyên, chứng được cái nhất thể của khách thể và chủ thể. Chân như đồng nghĩa với Như Lai tạng, Phật tính, Pháp thân.

Tổ Mã Minh ở Đại Thừa khởi tín luận, nói về Chân Như, như sau:

“Cái Chân Như của tâm tức là cái thể của pháp môn “Nhất pháp giới đại tổng tướng”. Đó là cái bất sanh bất diệt của tâm tánh, Tất cả các pháp chỉ nương nơi vọng niệm mà có sai khác. Nếu lìa vọng niệm thời không có tướng của bất cứ cảnh giới nào. Cho nên tất cả các pháp, ngay trong bản chất, lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng danh tự, lìa tướng tâm duyên. Rốt ráo bình đẳng. Không có đổi khác. Không thể phá hoại. Chỉ là cái nhất tâm, cho nên gọi là Chân Như.”

Những từ khác về “Chân Như”—Other terms for “Bhutatathata”

Chân Thực Như Thường: The eternal reality.
Bất Biến Bất Cải: Unchanging or immutable.
Tự Tánh Thanh Tịnh Tâm: Self-existent pure Mind.
Phật Tánh: Buddha-nature.
Pháp Thân: Dharmakaya.
Như Lai Tạng: Tathagata-garbha, or Buddha-treasury.
Thực Tướng: Reality.
Pháp Giới: Dharma-realm.
Pháp Tính: Dharma nature.
Viên Thành Thực Tánh: The complete and perfect real nature.

Trong Phật giáo Đại thừa, chân tâm thường được gọi là "chơn như", "thể tính chân thật", "tính giác",... Nó được hiểu là thể tính chân thật của vũ trụ, là bản thể của tất cả các pháp.

Mặc dù có những cách gọi khác nhau, nhưng về bản chất, chân tâm và chơn như đều chỉ một thực tại tối hậu, là nguồn gốc của mọi hiện tượng. Hai khái niệm này đều được sử dụng để chỉ cái thực tại vượt ngoài mọi khái niệm, ngôn từ, không thể dùng tri thức thông thường để hiểu biết.

VÔ NGÃ- TÂM - Page 2 Channh13


Có một điểm khác biệt nhỏ giữa hai khái niệm này trong Phật giáo Đại thừa. Trong Phật giáo Đại thừa, chân tâm được coi là tiềm năng giác ngộ của chúng sanh, còn chơn như được coi là bản tính Phật, là trạng thái giác ngộ của chư Phật.
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,235
Điểm tương tác
1,225
Điểm
113
Bài 37.- TÂM & TÁNH.

Trước khi đi xa hơn, tôi cần phân tách sự khác biệt giữa tâm và tánh.

+ Tâm (citta) tiếng Anh là mind,

+ Tánh (svabhava) là nature hay characteristic có nghĩa là tánh chất, bản tánh, đặc tính.

* Tâm và tánh là hai thứ khác nhau.

Khi nói đến tánh thì phải nói cho đủ là tánh của cái gì (the nature of something).

Thí dụ như tánh của tôi hay sân, tánh của anh hay tham, tánh của đất là cứng, tánh của nước là ướt, tánh của gió là di động, tánh của lửa là nóng, tánh của hư không là trống rỗng không ngăn ngại, tánh của thức là biết phân biệt, tánh của muối là mặn, tánh của đường là ngọt, tánh của dấm là chua, tánh của ớt là cay, v.v...

Khi nói đến tâm tánh, tức là tánh của tâm, tâm là chính, tánh là phụ.

Tâm có thể ví như ông A, còn tánh ví như tánh tình của ông A.

Khi nói ông A thế này, thế nọ, vui tánh hay hung dữ đó là nói về ông A nhưng cùng lúc cũng nói về tánh của ông A.

Bởi thế tâm tánh luôn đi đôi, nói đến tâm tức bao hàm luôn tánh của nó, nói đến tánh thì đó là tánh của tâm, cho nên đôi lúc người ta dùng lẫn lộn cả hai danh từ này, giống như tâm và tánh là một.- Nhưng tâm có nhiều tánh: tánh tham, tánh sân, tánh si, tánh ưa, tánh ghét, tánh ghen, tánh kiêu mạn, tánh nghi, tánh xấu hổ, tánh lười, tánh nịnh, tánh ích kỷ, tánh nhút nhát, tánh mắc cở, tánh sợ ma, v.v...

Vậy khi nói chỉ thẳng tâm để thấy tánh là thấy tánh nào?

Thấy tánh tham có thành Phật được không?

Thấy tánh sân có thành Phật được không?

Ai cũng thấy những tánh đó nơi mình và người khác, vậy có ai thành Phật không?

Nếu không thì phải thấy tánh nào?

* Thiền tông chủ trương nói về tâm, nhưng thật ra chú trọng về tánh của tâm.

Tánh này không phải là những tánh tốt, xấu bình thường của con người mà là một loại tánh đặc biệt, danh từ chuyên môn là tánh giác, bổn tánh.

Thấy được và trở về sống với tánh giác chính là ý nghĩa kiến tánh của Thiền tông.
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,235
Điểm tương tác
1,225
Điểm
113
Bài 38.- Tánh Giác .

Tánh giác là một danh từ trong kinh Lăng Nghiêm, khi ngài Phú Lâu Na hỏi “tất cả các thứ căn, trần, ấm, xứ, giới, v.v... đều là tính thanh tịnh bản nhiên Như lai tạng, thì sao bỗng nhiên lại sinh ra các tướng hữu vi như núi, sông, đất liền, v.v...?”

- Đức Phật trả lời: “tánh giác là diệu minh, bản giác là minh diệu”.

* Tánh giác có nghĩa đơn giản là tánh biết, nhưng tánh biết này không phải là cái biết thường tình thế gian như biết phải biết trái, biết yêu biết giận, biết buôn bán làm ăn, v.v...

+ Tánh biết ở đây là tánh giác, là diệu minh.

  • Diệu là năng duyên khởi ra sự vật,
  • minh là nhận biết các sự vật.

Tính chất nhận thức của Tánh biết này là hiện lượng (pramana), biết một cách trực tiếp, vô tư, không có vọng tưởng phân biệt, ưa ghét, thủ xả.

+ Tánh giác là tánh căn bản, thường hằng của tâm, còn được gọi là Phật tánh.

+ Tánh giác này tỏa ra sáu giác quan thành nhiều tánh khác như tánh thấy, tánh nghe, tánh biết, tánh ngửi, tánh nếm.

Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật khai thị tánh thấy cho ngài A-Nan, rồi sau nhờ Bồ tát Văn Thù lựa một phương pháp cho ngài A-Nan tu tập, đó là quán tánh nghe (nhĩ căn viên thông) của Quán thế Âm Bồ tát, để trở về chân tâm.

VÔ NGÃ- TÂM - Page 2 Nho_jf10
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,235
Điểm tương tác
1,225
Điểm
113
Bài 39.- Chân tâm, vọng tâm.

* Chân tâm là khái niệm chính yếu của kinh Lăng Nghiêm, nó còn được gọi là Như Lai tạng (tathagatagarbha).

+ Chân tâm có nghĩa là tâm chân thật (tâm thứ thiệt), không phải là vọng tâm (tâm thứ giả).

- Chúng sinh sống với vọng tâm nên trôi lăn trong sinh tử luân hồi.

* Muốn hiểu chân tâm là gì thì trước đó phải hiểu thế nào là vọng tâm.

+ Khi được hỏi tâm là gì, đa số đều trả lời tâm là cái hay suy nghĩ, phân biệt, tính toán, v.v... (giống như ngài A-Nan trong kinh Lăng Nghiêm).- Những cái đó đúng là tâm nhưng là vọng tâm.

+ Vọng tâm là cái tâm hay suy nghĩ, phân biệt, tính toán, lo âu, ưa ghét, ích kỷ, giận hờn, tham, sân, si, v.v... Nói cách khác vọng tâm chính là thức (tâm vương và tâm sở).

+ Hằng ngày tất cả mọi người đều sống với cái tâm đó, tưởng mình là cái tâm đó. Nhưng nhờ Phật chỉ dạy, cái tâm thức đó là vọng tâm, không phải là tánh chân thật của tâm.

* Dưới đây là một thí dụ để hiểu chân tâm và vọng tâm:

- Bạn cần uống nước mà có người đưa cho bạn một ly nước đục.- Nếu đổ đi thì không còn gì để uống, vậy muốn có nước trong để uống thì bạn phải làm sao?

  • Bạn hãy để cho ly nước đục lắng xuống, đừng có lúc lắc, lay động nó. Sau một thời gian thì bụi bặm lắng xuống đáy, phần trên sẽ hiện ra nước trong.
  • Kế tiếp bạn hãy từ từ rót nhẹ phần nước trong qua một ly khác thì bạn sẽ có ly nước trong.
  • Hoặc bạn có thể dùng một tấm vải để lọc nước. - Và khi đó dù bạn có lúc lắc, lay động cái ly cách mấy đi nữa, nước trong ly vẫn trong như thường.

+ Tâm chúng sinh cũng giống như ly nước đục, đầy ô nhiễm phiền não nhưng bên trong vẫn có phần trong sạch mà không ai thấy.

+ Khi biết tu, bớt ham muốn, vọng động nên phiền não lắng xuống để lộ ra phần trong sạch.

+ Thấy được phần trong sạch đó là thấy được tánh thật của nước, ví như chân tâm.

* Tuy nhiên cần phải tiếp tục loại trừ tất cả bụi nhơ đến khi ly nước hoàn toàn trong sạch thì chân tâm hiển lộ 100%.

  • Nước đục ví như vọng tâm.
  • Nước trong ví như chân tâm.
  • “Nước, nước trong, nước đục”, cả ba đều là nước.

Khi nước bị bụi thì nước trở thành nước đục. Cùng nước đục ấy, nếu được thanh lọc thì nó trở thành nước trong.

“Tâm, Phật, chúng sinh” cả ba đều là tâm. Khi tâm vọng động, vô minh thì tâm trở thành chúng sinh. Khi tâm giác ngộ, dứt sạch phiền não thì tâm trở thành Phật.

* Bổn tánh, hậu tánh “Bổn tâm thanh tịnh” có nghĩa là cái tâm ban đầu trong sạch, do bổn tâm thanh tịnh cho nên “bổn tánh thanh tịnh”.

Nói cho đủ ý nghĩa là “bổn tánh của tâm thanh tịnh”.

Nhà Thiền khi nói “kiến tánh” tức là ám chỉ cái bổn tánh của tâm, nhưng trong ngôn ngữ hàng ngày bổn tánh và bổn tâm được dùng lẫn lộn như nhau (như đã nói ở phần trước).

Tâm ban đầu tánh vốn thanh tịnh, nhưng vì bất giác vô minh, khởi lên muôn ngàn vọng tưởng, phiền não, sinh ra sơn hà, đại địa, tạo ra ngũ uẩn, rồi trôi lăn trong sinh tử luân hồi, dần dần tâm tự quên mất cái tánh ban đầu (bổn tánh) và khoác vào những tánh tham, sân, si, mạn, nghi, v.v... những tánh này được gọi là hậu tánh (tánh huân tập về sau).

Nhà Thiền chỉ nói về bổn tánh, chứ không có hậu tánh, “hậu tánh” là danh từ tôi phương tiện tạm đặt ra cho bạn đọc dễ hiểu mà thôi.

Bổn tánh (của tâm) thanh tịnh = chân tâm. Hậu tánh (của tâm) ô nhiễm = vọng tâm.

+ Hậu tánh của tâm là tánh chấp ngã, chấp pháp, tánh phiền não (20 căn bản phiền não trong Duy Thức).

+ Hậu tánh này ai cũng biết, nhưng bổn tánh thì khó ai biết được, ngoại trừ các thiền sư ngộ đạo.

* Trong kinh Pháp Bảo Đàn, Lục tổ Huệ Năng khi được Ngũ tổ Hoằng Nhẫn khai thị kinh Kim Cang đến chỗ “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” thì đại ngộ thốt lên năm đặc tính của bổn tánh:

1. Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh (hà kỳ tự tánh bổn tự thanh tịnh).
2. Đâu ngờ tự tánh vốn không sinh diệt (hà kỳ tự tánh bổn vô sinh diệt).
3. Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ (hà kỳ tự tánh bổn tự cụ túc).
4. Đâu ngờ tự tánh vốn không dao động (hà kỳ tự tánh bổn vô diêu động).
5. Đâu ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp (hà kỳ tự tánh năng sinh vạn pháp).

VÔ NGÃ- TÂM - Page 2 Lic_tz12


Ngũ tổ biết Huệ Năng đã ngộ được bổn tánh mới bảo rằng: “Chẳng biết bổn tâm, học đạo vô ích, nếu biết được bổn tâm thấy được bổn tánh mình, tức gọi là trượng phu, là thầy của trời người, là Phật”.

Biết được bổn tâm tức là thấy được bổn tánh. Nhưng thấy được một bổn tánh chưa chắc biết được bổn tâm, bởi vì tâm có nhiều bổn tánh.

  • Qua lời của Lục tổ, chúng ta biết được năm thứ bổn tánh.
  • Qua kinh Lăng Nghiêm, chúng ta biết được hai thứ bổn tánh, đó là diệu và minh.

  • Tánh diệu là tánh năng sanh muôn pháp, ứng với bổn tánh thứ 5 của Lục tổ.
  • Tánh minh là tánh giác (tánh biết), có thể được xem như là bổn tánh thứ 6 của tâm.

+ Tánh không sanh diệt và không dao động, cũng chính là tánh “hằng chuyển như bộc lưu” của A-lại-da và “lặng lẽ trôi chảy” của dòng Hữu phần (bhavanga).

* Nhờ Lục tổ khai thị về bổn tánh, chúng ta có thể tu tập từ bỏ những hậu tánh mà lần mò trở về bổn tánh. Trở về bổn tánh tức là trở về nguồn tâm, bổn tâm, chân tâm.
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,235
Điểm tương tác
1,225
Điểm
113
Bài 40.- Bổn Tánh, Hậu Tánh .

- “Bổn tâm thanh tịnh” có nghĩa là cái tâm ban đầu trong sạch.

- Do bổn tâm thanh tịnh cho nên “bổn tánh thanh tịnh”.

Nói cho đủ ý nghĩa là “bổn tánh của tâm thanh tịnh”.

Nhà Thiền khi nói “kiến tánh” tức là ám chỉ cái bổn tánh của tâm, nhưng trong ngôn ngữ hàng ngày bổn tánh và bổn tâm được dùng lẫn lộn như nhau (như đã nói ở phần trước).

- Tâm ban đầu tánh vốn thanh tịnh, nhưng vì bất giác vô minh, khởi lên muôn ngàn vọng tưởng, phiền não, sinh ra sơn hà, đại địa, tạo ra ngũ uẩn, rồi trôi lăn trong sinh tử luân hồi, dần dần tâm tự quên mất cái tánh ban đầu (bổn tánh) và khoác vào những tánh tham, sân, si, mạn, nghi, v.v...

- Những tánh này được gọi là hậu tánh (tánh huân tập về sau).

- Nhà Thiền chỉ nói về bổn tánh, chứ không có hậu tánh, “hậu tánh” là danh từ tôi phương tiện tạm đặt ra cho bạn đọc dễ hiểu mà thôi.

  • Bổn tánh (của tâm) thanh tịnh = chân tâm.
  • Hậu tánh (của tâm) ô nhiễm = vọng tâm.

- Hậu tánh của tâm là tánh chấp ngã, chấp pháp, tánh phiền não (20 căn bản phiền não trong Duy Thức).

- Hậu tánh này ai cũng biết, nhưng bổn tánh thì khó ai biết được, ngoại trừ các thiền sư ngộ đạo.

- Trong kinh Pháp Bảo Đàn, Lục tổ Huệ Năng khi được Ngũ tổ Hoằng Nhẫn khai thị kinh Kim Cang đến chỗ “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” thì đại ngộ thốt lên năm đặc tính của bổn tánh:

1. Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh (hà kỳ tự tánh bổn tự thanh tịnh).
2. Đâu ngờ tự tánh vốn không sinh diệt (hà kỳ tự tánh bổn vô sinh diệt).
3. Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ (hà kỳ tự tánh bổn tự cụ túc).
4. Đâu ngờ tự tánh vốn không dao động (hà kỳ tự tánh bổn vô diêu động).
5. Đâu ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp (hà kỳ tự tánh năng sinh vạn pháp).

Ngũ tổ biết Huệ Năng đã ngộ được bổn tánh mới bảo rằng: “Chẳng biết bổn tâm, học đạo vô ích, nếu biết được bổn tâm thấy được bổn tánh mình, tức gọi là trượng phu, là thầy của trời người, là Phật”.

Biết được bổn tâm tức là thấy được bổn tánh. Nhưng thấy được một bổn tánh chưa chắc biết được bổn tâm, bởi vì tâm có nhiều bổn tánh.

Qua lời của Lục tổ, chúng ta biết được năm thứ bổn tánh. Qua kinh Lăng Nghiêm, chúng ta biết được hai thứ bổn tánh, đó là

  • Diệu và
  • Minh.

  • Tánh diệu là tánh năng sanh muôn pháp, ứng với bổn tánh thứ 5 của Lục tổ.
  • Tánh minh là tánh giác (tánh biết), có thể được xem như là bổn tánh thứ 6 của tâm.

Tánh không sanh diệt và không dao động, cũng chính là tánh “hằng chuyển như bộc lưu” của A-lại-da và “lặng lẽ trôi chảy” của dòng Hữu phần (bhavanga).

Nhờ Lục tổ khai thị về bổn tánh, chúng ta có thể tu tập từ bỏ những hậu tánh mà lần mò trở về bổn tánh.

Trở về bổn tánh tức là trở về nguồn tâm, bổn tâm, chân tâm.

VQ thấy thêm rằng:

+ Bổn Tánh.- Tức Tánh Giác . Tánh này tỏa ra 6 Căn.

- Khi Tánh Giác còn ở 6 Căn mà chưa tiếp xúc 6 trần. Thì ở THỂ NHƯ.- lúc ấy chưa có tên.- Đây là CĂN BẢN TRÍ.

* Khi Tánh Giác ở 6 Căn vừa tiếp xúc 6 trần.- Ở sát na đầu tiên, chưa có ý thức chấp thủ.- Lúc ấy là Bổn Tánh cũng là Bổn tâm thanh tịnh” có nghĩa là cái tâm ban đầu trong sạch.- chưa khởi lên muôn ngàn vọng tưởng, phiền não, Tánh biết này là hiện lượng (pramana), biết một cách trực tiếp, vô tư, không có vọng tưởng phân biệt, ưa ghét, thủ xả..- Đây là "Nguồn cội" mà Thiền Giả cần tu tập để trở về.

* Cũng là Tánh Giác này. Nhưng Khi ở 6 Căn trải sát na thứ 2, 3, 4 v.v...thì bị 12 Xứ 6 căn, 6 trần, lừa phỉnh mà khởi lên muôn ngàn vọng tưởng, phiền não, sinh ra sơn hà, đại địa, tạo ra ngũ uẩn, rồi trôi lăn trong sinh tử luân hồi, dần dần tâm tự quên mất cái tánh ban đầu (bổn tánh) và khoác vào những tánh tham, sân, si, mạn, nghi, v.v... làm biến dạng.- Lúc đó thành ra 6 THỨC Lúc này thành12 xứ kết hợp 6 Thức thành ra 18 Giới.- có các công năng Thấy, Nghe, Hay, Biết.- Đây là "Mụi Thiên Chân tùy huyễn vọng, xã thật tế nhận không hoa".- Lúc này Tánh Giác biến thành HẬU TÁNH.

* Trở về Bồn Tánh .- Là Hồi Quang Phản Chiếu.- Đây là chỗ Đức Phật dạy:

Y TRÍ BẤT Y THỨC.

VÔ NGÃ- TÂM - Page 2 Ve-ngu10
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,235
Điểm tương tác
1,225
Điểm
113
Bài 41.- Nghi vấn về Bổn Tánh.

1. Đạo Phật nói về nhân duyên, các pháp đều do nhân duyên sinh, cái này có vì cái kia có, không có nguyên nhân ban đầu, sao nay lại nói tâm ban đầu trong sạch rồi sau đó tâm bị ô nhiễm?

- Các pháp có hai loại: hữu vi và vô vi.

+ Pháp hữu vi (samskrta) là những thứ do nhân duyên hợp lại sinh ra, như bàn, ghế, nhà cửa, người, vật, v.v... những thứ này chịu luật vô thường, biến đổi và hoại diệt.

+ Pháp vô vi (asamskrta) là những thứ không do nhân duyên sinh như hư không, Niết bàn, chân như, Phật tánh, chân tâm.

* Đứng trên lý tánh tuyệt đối để tìm một nguyên nhân đầu tiên sinh ra các pháp thì không thể có, vì cái này có là vì nhờ cái kia, và cái kia có là nhờ cái này.

* Nhưng trên phương diện tương đối thì vẫn có thể nói “ban đầu” khi một sự vật được sinh ra,

Thí dụ:
  • một người được xem là sinh ra khi rời khỏi bụng mẹ;
  • một chiếc xe được xem là hoàn tất khi đưa ra khỏi hãng chế tạo, v.v...

Chữ “tâm ban đầu” được dịch từ chữ “bổn tâm”.

Bổn (hay bản) có nghĩa là ban đầu. Bổn tâm là tâm ban đầu.

Bổn tánh là tánh ban đầu.

Để hiểu rõ ý nghĩa “ban đầu”, xin lấy hai ví dụ: nước và gương.

+ Nếu có người đưa cho bạn một ly nước ngọt như Coca cola thì bạn có biết được bản chất ban đầu (tối sơ, nguyên thủy) của nó ra sao không?

  • Chất ngọt trong Coca cola không phải là tính chất ban đầu của nước.
  • Chất hơi bọt (gaz) trong đó cũng không phải là bản chất của nước.
  • Màu nâu của Coca cola cũng không phải là tính chất ban đầu của nước.

* Bản chất (hay bổn chất) của nước là trong, nhạt, không có màu. Sau đó người ta bỏ vào đó chất coca, đường, màu hóa học, chất gaz và nước đó biến thành nước ngọt Coca cola. Dân Mỹ quen uống Coke (coca cola) hoặc nước ngọt nên khi nói đến nước uống thì họ không còn nghĩ đến nước lọc (nhạt nhẽo, vô vị) nữa.

Như vậy có thể nói tính chất ban đầu (bổn chất hay bổn tính) của nước là trong, nhạt, không màu được không?

+ Nếu có người đưa cho bạn một tấm gương đầy bụi để soi thì bạn có dùng được không?

- Bạn sẽ vứt nó đi hay là bạn đi tìm khăn để lau gương cho sạch bụi.

- Khi lau gương sạch thì bạn có thể nói là tấm gương ban đầu vốn trong sáng, nhưng vì bụi bám lâu ngày nên gương trở thành mờ được không?

* Tâm cũng như thế. Khi được thanh lọc, loại trừ tất cả những phiền não, vô minh, chấp ngã thì bản chất thật sự của tâm hiện ra, đó là tâm thanh tịnh, vô nhiễm.

2. Tại sao tâm ban đầu vốn thanh tịnh mà lại khởi lên vô minh, phiền não, chấp ngã làm chi để trôi lăn trong sinh tử?

- Nếu tu thành Phật, được tâm thanh tịnh rồi, thì bất chợt tâm sẽ bị vô minh, phiền não nữa sao?

- Tâm ban đầu có cả hai: tánh giác và vô minh. Nhưng tánh giác thì vô thỉ vô chung (không có khởi đầu và không có chấn dứt), còn vô minh thì vô thỉ hữu chung (không có khởi đầu nhưng có chấm dứt).

- Sự bất giác vô minh không thể biết nó bắt đầu từ lúc nào, nhưng khi hoàn toàn giác ngộ thì vô minh chấm dứt.

Giống như người đi tìm vàng, ban đầu thấy vàng thì vàng bị lẫn trong đất. Sau khi đem về nấu chảy, lọc ra thành vàng ròng thì vàng này vĩnh viễn không còn dính đất nữa.
thiền2.webp
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,235
Điểm tương tác
1,225
Điểm
113
Bài 42.- Sơ Kết về TÂM & TÁNH : Sau khi trình bày tâm là gì qua nhiều luận thuyết ở trên, không biết bạn đọc còn nhớ được gì không? Nếu không, tôi xin tóm lược lại.

• Theo ngũ uẩn: Tâm là cái biết, biết suy nghĩ, tưởng nhớ.

• Theo Vi Diệu Pháp: Tâm là sự biết, nhận thức đối tượng, là dòng tâm thức, gồm 89 tâm vương và 52 tâm sở.

• Theo Duy Thức học: Tâm là thức, là sự biết, phân biệt đối tượng, gồm 8 tâm vương và 51 tâm sở. Tâm căn bản là A-lại-da thức, dung chứa cả hai loại chủng tử chân (tịnh) và vọng (nhiễm). Khi mê thì tâm là thức, khi hoàn toàn giác ngộ thì tâm trở thành trí.

• Theo Thiền tông: Tâm có hai hoại, chân tâm và vọng tâm. Chân tâm là tánh giác. Vọng tâm là thức, suy nghĩ, phân biệt.

Qua các định nghĩa ở trên, nói chung tâm là cái biết, hay tánh biết, nhưng quan trọng ở chỗ cái biết này là biết đúng hay sai?

+ Khi biết đúng thì gọi là trí, là tánh giác, là chân tâm.

+ Khi biết sai thì gọi là thức, là tánh mê, là vọng tâm.

Nhưng thế nào là biết đúng, biết sai?

+ Khi nhìn cái bàn tôi biết đó là cái bàn thì có đúng không?
  • Tôi biết 2+2=4 có đúng không?
  • Tôi biết đi học có bằng bác sĩ, kỹ sư, tiến sĩ thì tôi có biết đúng không?

- Những cái biết này là đúng với thế gian, là chân lý thế gian, đạo Phật không từ chối và gọi đó là tục đế (samvrti-satya), nhưng nó vẫn là thức (vijnana), là kiến thức vì nó không đưa đến giải thoát sinh tử.

- Chỉ khi nào trong cái biết không còn bóng dáng của ngã, không còn ngã chấp (Ta biết, cái biết của Ta, kiến thức của Ta) thì đó mới là trí (jnana), là biết đúng, vì nó đưa đến giải thoát sinh tử.
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,235
Điểm tương tác
1,225
Điểm
113
Phần V - Từ Tâm ra Ta

Bài 43.- TA ở đâu ra ?

Đức Phật dạy vô ngã, không có ta mà chỉ có năm uẩn, danh sắc, thân tâm, trong khi đó chúng sinh đều thấy có ta, vậy cái ta ở đâu ra?

Đến đây xin mời bạn đọc trắc nghiệm thử.

- Bạn hãy ngồi yên và khởi suy nghĩ theo hai cách sau đây:

1/ Hãy nghĩ: Tôi đói bụng.
2/ Hãy nghĩ: đói bụng. Bạn có thấy sự khác biệt gì không?

+ Đương nhiên là có:

  • câu thứ nhất có chủ từ Tôi,
  • và câu thứ hai nói trống không, không có Tôi.

Nhưng khi đói bụng, bạn có bắt buộc phải nói theo cách thứ nhất không?
- Lỡ nói theo cách thứ hai thì bạn có hiểu là ai đói bụng không?

- Cái gì suy nghĩ và nói theo hai kiểu trên?

Người thường, nếu không biết gì về ngũ uẩn hay vô ngã, sẽ nói ngay là Tôi suy nghĩ, giống y như triết gia Pháp Descartes đã nói: “Tôi suy nghĩ nên Tôi hiện hữu” (cogito ergo sum).

+ Nhưng đọc tới đây, chắc chắn bạn biết đó là cái tâm. - Chính cái tâm suy nghĩ chứ không phải Tôi hay cái Ta suy nghĩ.

- Khi tâm suy nghĩ theo kiểu thứ nhất thì nó chế tạo ra cái Ta.

- Khi suy nghĩ theo kiểu thứ hai thì tâm vẫn biết suy nghĩ và không tạo ra thêm một chủ từ nào khác đại diện cho nó.

* Do đó ta có thể nói theo Descartes và sửa lại như sau: “L’esprit pense, donc je suis”, nghĩa là “tâm suy nghĩ, cho nên tôi có mặt”.

Mỗi khi khởi niệm suy nghĩ, tính toán, phân biệt, lo lắng, tâm quên mất nó là chủ nên phải tạo ra một chủ từ Ta đại diện cho nó.

* Sự tự quên mình là chủ được gọi là bất giác vô minh.

* Vì bất giác vô minh, tự quên mình nên tâm lầm tạo ra cái Ta rồi bám chặt vào đó.

"TA".- TỪ ĐÂY (TÂM mà bị bất giác vô minh + Chấp thủ) MÀ RA.
huyễn.webp
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,235
Điểm tương tác
1,225
Điểm
113
Bài 43.- Tâm đi du lịch. (12 nhân duyên)

Trong kinh Lăng Nghiêm thường nói do một niệm bất giác vô minh mà sinh ra sơn hà, đại địa, tức là do một ý niệm, ý nghĩ không tỉnh thức, không sáng suốt làm sinh ra đủ thứ pháp trần.

+ Một niệm bất giác chính là Tâm tự quên mất nó là ai, là cái gì, nên nó tạo ra một cái Ta đại diện cho nó.

+ Tánh của tâm là diệu minh, diệu là năng khởi, minh là năng biết.- Năng khởi làm ra có, gọi là diệu hữu.

12 Nhân Duyên:

1. VÔ MINH:

+ Tâm luôn chiếu soi, thường biết, gọi là minh. Nhưng khởi mà chợt bất giác không biết là mình khởi, tưởng những cái hữu (pháp trần) là từ bên ngoài mà có nên gọi là vô minh.

+ Vô minh không có nghĩa là ngu không biết gì hết, mà nghĩa là tâm chỉ còn minh mà quên diệu. - Giống như một họa sĩ giỏi, vẽ ra một cô gái đẹp rồi mê cô gái trong tranh, quên mất mình là người vẽ ra tranh.

Anh họa sĩ này vẫn biết thưởng thức tranh đẹp, nhưng anh bất giác vô minh. Bất giác là chợt quên, chợt mê nên những cái biết sau đó đều là vô minh, không còn đúng với thực tại nữa.

+ Do tánh diệu (năng khởi) nên sau khi bất giác vô minh, tâm không ngưng ở đó, nó khởi tiếp một niệm thứ hai, thứ ba và cứ thế liên tục bất tận.

2. HÀNH:

+ Tất cả những sự khởi niệm sau này của tâm gọi là hành.

- Hành là sự hoạt động của tâm nhưng đã mang tính chất vô minh.

+ Tâm đã quên nó là chủ nên càng suy nghĩ thì nó càng tạo thêm nhiều ý niệm về cái Ta, cái Tôi.

+ Càng khởi niệm thì tâm càng vẩn đục và bị bao phủ bởi cái ngã, giống như con tằm nhả tơ rồi tự mắc kẹt trong tơ.

3. THỨC:

+ Do vô minh và hành, nên tâm trở thành thức.

+ Thức ở đây tương đương với A-lại-da thức.

+ Cái minh, tức cái biết ban đầu của tâm bây giờ bị ô nhiễm bởi cái ngã nên mỗi khi khởi niệm suy nghĩ, tính toán, mọi sự đều liên quan đến cái ngã, suy nghĩ lợi hại cho cái Ta, tính toán hơn thiệt cho cái Ta, v.v...

+ Cái ngã (Ta) ban đầu chỉ mới ảnh hiện ngấm ngầm dưới trạng thái chủng tử, nhưng do tâm năng khởi khiến cho cái Ta kiên cố dần và muốn hiện hành (đây chính là Mạt-na thức).

+ Dòng tâm thức mang nặng cái Ta trong đó (tức A-lại-da và Mạt-na) bắt đầu đi tìm vật chất để hiện hữu (hay hiện hình), nó tìm tới một cặp nam nữ vợ chồng, nương theo tinh cha huyết mẹ để nhập thai.

4. DANH - SẮC:

- Sau khi nhập thai, nó thành hình dần dần, lúc đó gọi là danh sắc, danh là tâm lý, sắc là vật lý.

5. LỤC NHẬP:

- Tâm lý và vật lý quyện lấy nhau biến hiện ra mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, gọi là lục căn hay lục nhập.

- Lúc này tâm đã đi quá xa bổn tánh thanh tịnh vô tướng ban đầu, lạc vào thế giới vật chất và tưởng nó là cái thân.

6. XÚC:

- Sau khi đứa bé sinh ra đời thành một chúng sinh, có đầy đủ sáu căn, nó bắt đầu tiếp xúc với cảnh trần, gọi là xúc.

7. THỌ:

- Do lục căn tiếp xúc với lục trần nên phát sinh ra cảm thọ, dễ chịu hay khó chịu, gọi là thọ.

8. ÁI:

- Từ cảm thọ dễ chịu hay khó chịu sinh ra ái.

- Cái gì dễ chịu thì tâm ưa thích (ái), cái gì khó chịu thì tâm chán ghét (ố).

9. THỦ:

- Do ưa thích nên tâm suy nghĩ tìm cách đem về cho cái Ta, đây gọi là thủ (nắm giữ).

- Thí dụ gặp một cô gái đẹp, ăn nói có duyên, tâm thấy ưa thích, muốn tới lui làm quen để cưới cô về làm vợ, đó là thủ.

10. HỮU:

- Do tâm muốn thủ, muốn chiếm hữu, nắm giữ cho nên phải ra tay hành động, tạo nghiệp, thực hiện ý muốn, đó gọi là hữu, tức là nghiệp nhân.

- Do có nghiệp nhân nên sinh ra nghiệp lực và nghiệp quả.

11. SANH:

- Nghiệp lực dẫn tâm đi tái sinh để thọ quả báo, gọi là sinh.

12. LÃO TỬ:

- Hễ có sinh ra thì tất nhiên phải có già chết, lão tử.

* Mười hai nhân duyên (ở trên) là cuộc du lịch (hay sự đi hoang) của tâm từ lúc bất giác vô minh, tự quên mình tạo ra một cái Ta, rồi sau đó đắm đuối say mê đi vào thế giới vật chất âm thanh, sắc tướng, mùi vị của thân, đi hoài không biết đường về, hết thân này qua thân khác, hết kiếp này sang kiếp khác.

VÔ NGÃ- TÂM - Page 2 12nh_j10


Ngày nào còn vô minh, chấp ngã thì ngày đó tâm còn tiếp tục du lịch trong luân hồi sinh tử.
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,235
Điểm tương tác
1,225
Điểm
113
Bài 44.- TRUNG ẤM - KIẾT SANH THỨC - Ý SANH THÂN .

Mộng Tâm bất giác khởi niệm về ngã (Ta) rồi theo đó tạo ra một cái thân cho Ta hiện hữu. Khi sống thì thân được làm bằng vật chất, tứ đại. Trong giấc ngủ, thân nằm yên bất động thì tâm tạo ra một thân khác gọi là thân trong mộng. Khi chết thì tâm tạo ra thân trung ấm. Hai loại thân trong mộng và thân trung ấm được gọi là “ý sanh thân”, tức là thân được làm bằng ý tưởng.

+ Trung Ấm: Trung ấm thân Trong mỗi kiếp sống, con người được cấu tạo bởi năm uẩn, hay năm ấm. Uẩn có nghĩa là nhóm. Ấm có nghĩa là ngăn che. Năm uẩn ngăn che làm mờ chân tâm nên còn gọi là năm ấm. Trung ấm thân được nói đến trong kinh Niết Bàn, phẩm 23, Sư Tử Hống Bồ tát. Tiền ấm thân là thân lúc sắp chết. Khi chết, thân ngũ ấm tan rã thì liền có Trung ấm thân. Hậu ấm thân là thân khi sinh ra. Danh từ Trung ấm thân không có trong kinh điển Nam tông nhưng xét ra Trung ấm thân cũng giống như Kiết sinh thức của A-tỳ-đàm vậy. Trung ấm thân không phải là thân vật chất tứ đại nên mắt thường không thể thấy, chỉ có thiên nhãn mới thấy được. Đức Phật nhờ có thiên nhãn nên thấy được chúng sinh chết nơi đây tái sinh nơi kia. Khi một chúng sinh vừa chết ở đây, họ không thể tái sinh ngay lập tức ở một nơi khác mà phải trải qua một giai đoạn chuyển tiếp. Trong giai đoạn chuyển tiếp này họ có một cái thân gọi là Trung ấm thân. Trung ấm thân là một loại thân ở giữa sự chết và sự tái sinh, chính thân này đi thọ sinh. Mỗi kiếp sống là một giấc mơ dài của tâm. Hết một giấc mơ dài thì qua một giấc mơ ngắn chuyển tiếp. Sau giấc mơ chuyển tiếp thì lại đến một giấc mơ dài khác. Sau khi chết, tức là chấm dứt một giấc mơ dài, tâm tiếp tục nằm mơ một giấc mơ ngắn khoảng 49 ngày theo thời gian trên trái đất. Trong giấc mơ này tâm biến hiện ra một cảnh giới, gọi là trung ấm cảnh, và một cái thân vi tế để cái Ta tiếp tục hiện hữu, gọi là Trung ấm thân. Bản chất của Trung ấm thân cũng giống như cái thân mà bạn thấy trong giấc mộng của mình. Ban đêm đi ngủ bạn nằm mơ thấy mình đi đây đi đó, làm cái này cái kia. Cái thân trong mộng được làm bằng gì? Được làm bằng tâm ý, nên gọi là ý sanh thân. Cái thân trong cảnh trung ấm cũng như vậy. Muốn biết nhiều về Trung ấm thân, bạn có thể tìm đọc các sách Phật giáo Tây Tạng, như Tử thư Tây Tạng (Bardo Thodol).

2- Tìm thấy thân trung ấm ở trong Đại tỳ-bà-sa luận: Luận này là của Long Thọ, được trước tác khoảng chừng thể kỷ thú I TL.

Luận này dạy Bồ-tát niệm Phật A Di Đà cầu vãng sanh về thế giới Cực lạc, dạy phương pháp sám hối, khuyến thỉnh, tùy hỉ và hồi hướng để được vào địa vị Bất thối. Đây là cách thức, không chỉ sơ tâm Bồ-tát mà cả phàm phu, ai cũng làm được mà đạt kết quả cao!

(Người ta cũng nói thân trung ấm ở trong Đại thừa nghĩa chương, ở trong luận Câu Xá, ở trong luận Tỳ-bà-sa của Thế Hữu - nhưng người viết chưa có thì giờ nghiên tầm).

3- Tìm thấy dấu ấn rõ ràng nhất là ở trong Tử thư Tây tạng, khoảng thế kỷ thứ 14, được cho là do tổ Liên Hoa Sinh thuyết giảng hoặc tâm truyền. Đây được xem là những khai thị cho những người sắp chết.

4- Và cuối cùng, thân trung ấm được Trung Quốc và Việt Nam tiếp thu, lan tràn khắp nơi là do kinh Điạ Tạng.
(Theo Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Kính các Bạn. Tất cả những ngữ nghĩa về Trung Ấm của các bộ phái nêu trên. Từ ẤM hoặc UẨN là chỉ cho sự ngăn che, hoặc nhóm các duyên hợp để tạo thành Ngã thể.- Mà không thấy chỉ cho Trung Ấm là Linh hồn ! theo người đời sau lầm chấp.

Tóm lại: Trung Ấm Thân, hay A Đà Na Thức chính là Thức mà không phải là Linh hồn như ngoại Đạo lầm chấp.

Thức này do Chơn Như và Vọng Nghiệp mà vọng hiện như mắt bệnh mà thấy mặt trăng thứ 2.

Nếu người mê lầm chấp thức này là "chơn" thì bị cái chấp "Tăng ích" (thêm), sẽ đoạ mãi trong sanh tử luân hồi. Còn người mê lầm chấp thức này là "phi chơn", thì bị cái chấp "Tổn giảm" (bớt); vì cho thức này là "vọng" rồi rời bỏ thức này để tìm cầu cái "chơn thật" thì không thể được, nên cũng đoạï mãi trong sanh tử luân hồi. - Đây là Cảnh giới 4 Thánh quả mới nên tìm hiểu và quán chiếu (Vì sợ chúng sanh trí nhỏ dễ lầm chấp).

Người tu hành. nếu chấp Trung Ấm là Linh hồn thì lạc về Ngoại Đạo. lạc mất Bồ Đề Tâm.

+ Kiết Sanh Thức: Ở kinh điển PG Nguyên Thủy có nói .- Vi Diệu Pháp còn có khái niệm về Kiết sinh thức (Patisandhi-vinnana), đó là dòng tâm thức kết nối từ đời này sang đời sau.

- Khi sống, dòng tâm thức trôi chảy lặng lẽ trong ngũ uẩn dưới trạng thái Hữu phần, nếu không có tâm nào khác khởi lên.

- Khi chết, dòng tâm thức trở thành “kiết sinh thức”, chập tư tưởng cuối cùng của kiếp trước trở thành chập tư tưởng đầu tiên của kiếp sau, cho nên còn gọi là “thức tái sinh”.

- Thức này còn có tên là thần thức hay hương ấm.

- Có ba điều kiện để một chúng sinh thọ thai, đó là tinh cha, noãn cầu mẹ và thần thức (hay kiết sinh thức). Sau khi nhập thai, kiết sinh thức liền trở thành dòng Hữu phần (bhavangasota).

- kiết sinh thức là thân Thức được làm bằng ý tưởng.

+ Ý Sanh Thân: Ba thứ Ý sinh thân. Hàng Bồ tát Thông giáo Đăng địa được tam muội Như huyễn, có năng lực thị hiện vô lượng thần thông tự tại, vào khắp các cõi Phật, tùy ý không ngại, ý muốn đến nơi nào thì thân theo đến nơi ấy, cho nên gọi là Ý sinh thân. Cứ theo phẩm Nhất thiết ngữ tâm trong kinh Lăng già quyển 3 thì Bồ tát Thông giáo có 3 thứ Ý sinh thân là: 1. Tam muội lạc chính thụ ý sinh thân: Khi Bồ tát Đệ tam địa, Đệ tứ địa, Đệ ngũ địa của Thông giáo tu Tam muội thì chứng được niềm vui chân không tịch diệt, vào khắp tất cả cõi Phật, tùy ý không ngại.2. Giác pháp tự tính tính ý sinh thân: Bồ tát Thông giáo Đệ bát địa biết rõ tất cả tính của tự tính các pháp như huyễn như hóa, thảy đều không có, dùng vô lượng thần lực vào khắp tất cả cõi Phật, nhanh chóng như ý muốn, tự tại vô ngại. 3. Chủng loại câu sinh vô hành tác ý sinh thân: Bồ tát Đệ cửu địa và Đệ thập địa của Thông giáo, biết rõ tất cả pháp đều là Phật pháp, nếu được 1 thân thì cùng lúc phổ hiện vô lượng thân, như hình tượng trong gương, tùy theo các loại mà cùng hiện ra 1 lượt, tuy hiện các hình tượng nhưng không có tác vi.


* MỘNG HUYỄN THÂN.

TRUNG ẤM - KIẾT SANH THỨC - Ý SANH THÂN - MỘNG HUYỄN THÂN.- ĐỀU NHƯ MỘNG.


Chánh Văn:

“Huyễn thân mộng trạch
Không trung vật sắc
Tiền tế vô cùng
Hậu tế ninh khắc?”

Dịch:

Thân huyễn nhà mộng
Vật sắc trong không
Mé trước không cùng
Mé sau đâu biết?

Giảng:

Tổ nhắc chúng ta nên thấy thân này là huyễn hóa, cõi này như cõi mộng. Tất cả hình ảnh sự vật trước mắt ta chẳng khác nào hoa đốm giữa hư không. Tất cả đều là huyễn hóa do nhân duyên sanh, mà nhân duyên thì trùng trùng điệp điệp nên mé trước không cùng, mé sau không thể tính hết.
(Quy Sơn Cảnh sách)

Mộng huyễn không hoa
Hà lao bả tróc

Hoa mộng hư không
Nhọc công nắm bắt
(Tín- Tâm- Minh)

thanh_14.webp
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,235
Điểm tương tác
1,225
Điểm
113
Bài 45.- Còn mộng, còn sinh .

* Cái TA rất khó trừ.

Tâm bất giác vô minh tạo ra cái Ta rồi cho cái Ta là nó (tâm). Cái Ta (bản ngã) trở thành một ký sinh trùng của tâm và nằm ngay trong tâm nên rất khó trừ. Giống như người nghiện rượu. Ban đầu không biết uống rượu, nhưng tập dần rồi thành nghiện, khi nghiện rồi thì rất khó bỏ vì nó trở thành một tánh mới của mình. Không uống rượu thì miệng khô, cổ khát, trong người bứt rứt khó chịu vô cùng. Người nghiện rượu đã quên mất cái tánh ban đầu (bổn tánh) của mình là không nghiện rượu. Cai rượu tức là tập trở về cái tánh không nghiện ban đầu.

Hễ tâm chưa nhận ra tự tánh nó là ai thì còn si mê, khởi niệm và phóng chiếu hình ảnh.

VÔ NGÃ- TÂM - Page 2 Images13


Nói cách khác là nó tiếp tục sinh ra những giấc mộng.- Trong giấc mộng nó tạo ra một khung cảnh với một nhân vật chính và nhiều nhân vật phụ.

- Cảnh đó trong Duy thức học gọi là y báo, nhân vật chính gọi là chánh báo, những nhân vật phụ là chúng sinh thuộc về cảnh y báo.

- Khi tâm bắt đầu mê (hay khởi mộng) thì gọi là sinh, hay khởi đầu một kiếp sống. Khi giấc mộng chấm dứt thì gọi là tử (chết), hết một kiếp.

- Chúng sinh mải lầm mê nên nằm mơ đều đều, thấy đủ mọi cảnh. Giấc mơ này vừa chấm dứt thì tâm lại khởi lên một giấc mơ khác, cứ thế liên tục bất tận.

- Tâm biến hiện ra đủ loại cảnh giới (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, a-tu-la, trời), và các cõi (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới).

* Trong kinh Hoa Nghiêm nói tâm như một họa sĩ khéo, vẽ ra đủ loại ngũ ấm (thân hình), trong tất cả thế gian, không gì mà tâm không tạo được.

- Một họa sĩ khéo, tài ba thì tốt chứ sao. Nhưng kẹt một điều (là bất giác) như đã nói ở trên, sau khi vẽ ra một ngũ ấm thì tâm tưởng đó là nhà rồi chui vào ẩn thân, hoặc tâm xem đó là áo đẹp mặc hoài không chịu cởi ra.

- Khi ngũ ấm tan rã thì tâm lại tạo một ngũ ấm khác để chui vào.

- Nếu làm nghiệp ác thì tâm tạo ra thân thú vật hay ngạ quỷ rồi chui vào đó. Nếu làm nghiệp thiện thì tâm tạo ra thân người hay chư thiên.

- Biển quên mình là biển, tưởng mình là sóng và gọi sóng là Ta.- Khi ngọn sóng khởi lên thì biển cho đó là Ta sinh ra. Khi ngọn sóng vươn cao lên thì biển cho đó là Ta lớn lên (hay trưởng thành).

- Khi sóng bắt đầu đi xuống thì biển cho là Ta già đi. Khi sóng chìm xuống biển mất dạng thì biển cho là Ta chết và hoảng sợ.

- Biển không nhớ mình là ai, vì từ lâu nó tưởng nó là những ngọn sóng to nhỏ đủ loại.

- Biển tạo ra sóng, rồi tưởng nó là sóng. Sóng có sinh có diệt, nhưng biển không sinh không diệt.- Tâm cũng vậy, tâm vọng động nên tạo ra ngũ uẩn rồi tưởng nó là ngũ uẩn, ngũ uẩn là mình, là Ta. Rồi từ đó tâm khổ sở lo lắng cho cái Ta (ngũ uẩn).

- Bình thường tâm không khởi thì không có chuyện gì hết, giống như biển lặng. Khi tâm khởi động, sinh ra đủ loại ý nghĩ, mong muốn, ưa ghét, vui buồn thì lúc bấy giờ mọi sự vật liền xuất hiện theo luật duyên khởi. Vì thế trong nhà thiền có câu: “bình thường tâm thị đạo”, khi tâm trở về trạng thái bình thường của nó, yên lặng chiếu soi như mặt biển không sóng thì thiên hạ thái bình, đó là đạo.

- Còn cái tâm luôn suy nghĩ, dù suy nghĩ đúng hay sai, đó không còn là bình thường nữa mà đã hết bình thường rồi, giống như mặt biển đã dậy sóng, sóng nhỏ, sóng to, sóng thần, sóng ngầm, sóng lăn tăn, sóng đủ loại. - Nhưng khổ nỗi, tâm chúng sinh đã đánh mất trạng thái yên lặng ban đầu (bổn tánh) mà chỉ quen với trạng thái lăng xăng khởi niệm (hậu tánh) và cho đó là bình thường.

- Chúng sinh cho cái tâm bình thường của mình là cái tâm hay suy nghĩ lăng xăng đủ chuyện.

- Xem phim Sau đây là một thí dụ khác về tâm bất giác, đó là đi xem kịch hay phim (xi nê). Trong tất cả phim hay kịch đều có ba phần: phim ảnh (hay diễn viên trên sân khấu), khán giả, và đạo diễn. Trong vở kịch, khi gặp cảnh khổ thì diễn viên khóc lóc khổ sở y như thật mới ăn tiền. Khán giả là người ngồi xem bên ngoài, không cần phải khóc lóc rên la vì biết mình đâu phải là diễn viên trên sân khấu.

- Nhưng ở đây có hai trường hợp:
1. Nếu khán giả không tự chủ, quên mình là người ngồi xem mà đồng hóa mình với tài tử đang diễn kịch thì người này sẽ khóc cười theo diễn viên.
2. Nếu khán giả tự giác biết mình chỉ là người bàng quan ngồi xem thôi thì người này thoát khỏi những vui buồn của diễn viên. Nhưng người khán giả này không thể thay đổi những gì xảy ra trên sân khấu, anh ta chỉ có thể ngồi xem hoặc không xem mà thôi.

+ Duy có một người không những biết cảnh trên sân khấu là giả mà còn làm chủ được vở kịch, đó là người đạo diễn.- Ông ta biết rõ từng diễn viên, chỉ rõ chỗ nào cần phải khóc, phải cười để làm cho khán giả cảm động, nhưng ông không hề khóc hay cười và có thể thay đổi diễn tiến của vở kịch.

+ Ông ta là chủ hoàn toàn, chủ của vở kịch, của các diễn viên và chủ của khán giả.

* Tâm cũng như thế, tâm là ông chủ của mọi vở kịch đời.

Nhiều người cho rằng nếu xem phim mà không la hét, cười khóc với phim thì mất hay đi, đó là những người thích quên mình để hòa nhập vào phim, tìm cảm giác đưa tới từ bên ngoài.

Ta có thể biết một cuốn phim là hay hoặc dở mà không nhất thiết phải la hét cười khóc.

Từ đây có thể chia ra ba hạng người:
1. Phàm phu: những người quên mình là khán giả, lầm tưởng mình là diễn viên trong phim nên chịu ảnh hưởng cảm xúc vui buồn của phim.

2. Người tu: là người biết những hình ảnh kia chỉ là giả tạo. Lâu lâu bất giác bị hình ảnh và cảm xúc lôi cuốn thì nhớ lại (chánh niệm) trở về chỗ của mình. Nhưng hạng này không thay đổi được cuốn phim mà chỉ có thể tự chủ không để cho phim ảnh hưởng mà thôi.

3. Người tự tại (giải thoát): đó là người đạo diễn, ông không bị ảnh hưởng như khán giả mà lại có thể tùy ý thay đổi vở kịch hay phim.

* Ở đây tôi muốn nói đến những bậc bồ tát có đầy đủ thần thông du hý tự tại ra vào sinh tử, không còn bị hoàn cảnh chi phối.

* Virus ngã Mỗi khi tâm khởi niệm là tạo ra một lớp vọng. Kế đó trong các ý nghĩ lại mang thêm một cái vọng vi tế nữa đó là ngã (Ta), một loại virus.

Tâm có vọng tưởng là nhuốm bệnh, nhưng nếu tâm nhận ra ngay đó là một vọng tưởng rồi bỏ qua thì không sao, bệnh liền hết. Nhưng nếu trong sự suy nghĩ có kèm theo cái Ta thì bệnh nặng hơn, vì con virus đã nằm trong tâm rồi.

Thí dụ:

1) Tâm khởi nghĩ: “chà sao hôm nay buồn quá”.

2) Tâm khởi nghĩ: “chà sao hôm nay ta (tôi, mình) buồn quá”.

+ Trong thí dụ 1) không có chủ từ, nên không biết là ai buồn hay cái gì buồn? Có thể là tâm buồn, ta buồn hay cảnh buồn, vì chủ từ không hiện rõ.

+ Trong thí dụ 2) có chủ từ rõ ràng, đó là Ta. Trong câu này có tới hai thứ: Ta và buồn. Tâm đã tạo ra một cái Ta và cho là cái Ta buồn. Nếu nhìn kỹ hơn thì tâm không cần phải làm như thế, nó có thể đơn giản nghĩ: “chà sao hôm nay tâm buồn quá”. Nghĩ như vậy thì bớt đi được con virus Ta và bệnh sẽ nhẹ hơn.

Vì thật ra tâm không buồn mà chỉ có một “ý nghĩ buồn” vừa khởi lên trong tâm.

Giống như bầu trời và mây: Khi bầu trời trong xanh, không có mây thì người ta nói: “trời đẹp”. Khi bầu trời bị mây che lấp thì người ta nói: “trời xấu”.

Nói như vậy đa số ai cũng hiểu và đồng ý, nhưng đó không phải là một nhận thức đúng như thật. Vì thực tại chỉ có trời mây hoặc không mây.

Mây là một sự thật, còn đẹp xấu là một lớp vọng của tâm thức gán cho cảnh vật.

Khi trời không mây thì tâm gán vào đó một nhãn hiệu “đẹp”. Khi trời bị mây bao phủ thì tâm gán vào đó nhãn hiệu “xấu”.

Tâm không còn thấy mây mà chỉ thấy những vọng tưởng xấu đẹp do nó tạo ra.

Tâm giống như bầu trời hư không, còn các ý nghĩ, ý tưởng, ý niệm như: vui, buồn, đẹp, xấu, v.v... là những cụm mây khởi lên trong tâm, chúng không phải là tâm.

* Cái mê lầm lớn nhất của con người là tưởng những ý nghĩ, ý tưởng, ý niệm là tâm, là mình.

Giống như trong kinh Lăng Nghiêm, ngài A-Nan cho cái hay suy nghĩ là tâm liền bị Phật quở. Do lầm tưởng những ý nghĩ phải, trái, đẹp, xấu, ưa, ghét, v.v...là tâm, là ta, nên chúng sinh quên mất cái tâm chân thật của mình mà trôi lăn trong sinh tử.

Mọi sự vật đều phải nương vào một nền tảng để phát sinh và hiện hữu. - Giống như cỏ cây, sông núi, loài vật, và con người đều nương vào mặt đất (hay trái đất) mà sống và hiện hữu.

Trái đất tuy cứng nặng nhưng phải nương vào hư không mà đứng trong vũ trụ. Hư không là nền tảng cho các hành tinh hiện hữu.

* Cũng vậy, các ý nghĩ, ý niệm, ý tưởng, và tâm hành khởi lên thì nương vào đâu mà khởi?

Các ý niệm phát sinh và khởi lên được vì có một khoảng không gian cho chúng.

- Không gian ở đây chính là không gian tâm. Nếu tâm không có chỗ trống (empty) thì làm sao các ý tưởng, vọng tưởng khởi lên được?

- Cái khoảng không gian tâm trống rỗng thường được gọi là chân không. Chân không cũng là một bổn tánh của tâm. (Đây là Tánh Chân Không- Diệu Hữu.- VQ thấy vậy)

 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,235
Điểm tương tác
1,225
Điểm
113
Bài 46. - Tướng tùy tâm sinh.

* Tướng tùy tâm sinh.

Ban đầu tâm khởi vọng tạo ra cái Ta trong ý tưởng, kế đó tâm tạo ra thân để cho cái Ta nương vào hiện hữu.

Chính tâm tạo ra năm uẩn, năm lớp vọng tưởng kiên cố.

1. Thức uẩn là lớp vọng tưởng điên đảo vi tế thứ nhất,
2. hành uẩn là lớp vọng tưởng vi tế thứ hai,
3. tưởng uẩn là lớp vọng tưởng thứ ba,
4. thọ uẩn là lớp vọng tưởng thứ tư,
5. và sắc uẩn là lớp vọng tưởng kiên cố ù lì thứ năm.

Do đó thân hình của ta đẹp hay xấu, cao hay thấp đều do tâm làm chủ.

Sách tướng có câu “tướng tùy tâm sinh, tướng tùy tâm diệt”, tướng giàu sang hay nghèo hèn đều từ tâm phát sinh.

  • Người có tâm tốt thì những chủng tử tốt sẽ tạo ra một thân thể đẹp đẽ.
  • Người có tâm xấu thì những chủng tử xấu sẽ hiện hành ra một thân thể xấu xí.

Nói đúng ra tướng người là do nghiệp sinh, và nghiệp là do tâm tạo nên nói tướng tùy tâm sinh.- Ngay cả đời này lỡ có tướng xấu vì đời trước tạo nghiệp ác, nhưng bây giờ hiểu đạo biết tu tâm sửa tánh thì hình tướng cũng từ từ thay đổi.

Trước kia là kẻ gian ác mà nay biết hồi đầu tu hành, từ từ tướng mạo trở nên đoan nghiêm, dễ mến (tướng hảo quang minh).

Đức Phật có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp là do ngài tu hành trải qua vô lượng kiếp, tích tụ công đức, phước huệ đầy đủ, nên tâm tạo ra một thân hình trang nghiêm, thanh tịnh, đẹp đẽ.

Trong kinh Tiểu nghiệp phân biệt, kinh thứ 135 của Trung Bộ Kinh, đức Phật nói: Người sống lâu là do đời trước có tâm từ bi, không sát sinh, thường cứu mạng chúng sinh. Người chết yểu là do đời trước có tâm ác độc, thường giết hại chúng sinh. Người có thân thể khỏe mạnh là do đời trước không não hại chúng sinh, thường chăm sóc kẻ bệnh hoạn. Người có thân thể ốm đau bệnh tật là do đời trước thường não hại, đánh đập chúng sinh. Người có thân hình xinh đẹp là do tâm dịu hiền, nhu nhuyến, không sân hận. Người có hình tướng xấu xí là do tâm xấu ác, sân hận, ganh tị, bất mãn, thâm độc.

tướng.webp
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,235
Điểm tương tác
1,225
Điểm
113
Bài 47.- Duy Tâm Biến Hiện.


* Tâm - ta - phiền não.

VÔ NGÃ- TÂM - Page 2 Zeo_jf10


Bình thường mỗi khi gặp đau khổ, chúng ta thường đổ lỗi cho người hoặc hoàn cảnh bên ngoài và không biết rằng nguyên nhân chính là tâm.

- Khi tâm khởi lên cái Ta thì tức khắc sinh ra năng và sở, ta và người (nhị nguyên).

- Tâm tự đồng hóa với cái Ta (năng duyên), còn những gì ngoài cái Ta đều thuộc về cảnh (sở duyên), tức là người và sự vật.

- Mọi phiền não đều bắt nguồn từ sự trái ý Ta.

  • Khi Ta muốn cái này cái kia mà không được như ý thì Ta giận tức, buồn phiền, ganh tị, v.v...
  • Khi cái Ta khởi lên trong tâm, nó liền ngăn che bổn tánh thanh tịnh của tâm, nên gọi là sở tri chướng.
  • Khi cái Ta tiếp tục hiện hữu trong tâm thì nó khởi đủ loại ý niệm ích kỷ, ngã chấp, ngã kiến, ngã ái, sinh ra phiền não khổ đau làm chướng ngại sự bình an vắng lặng của tâm, nên gọi là phiền não chướng.

- Vì có Ta nên mới có ái dục, nếu không có Ta thì ai yêu, ai ghét? Ai thích tình dục? Ai thích ngũ dục? Ai thích dục lạc? Ai thích ăn thịt, uống rượu?

- Vì ái dục nên Ta luôn ham muốn, thèm khát, tạo nghiệp và trôi lăn trong sinh tử.

- Muốn giải thoát sinh tử thì phải đi ngược dòng.

- Muốn diệt trừ ái dục thì phải diệt trừ cái Ta (ngã).

- Muốn diệt trừ cái Ta thì phải trở về tâm (hay chân tâm).

* Nghi vấn 1. Nếu tất cả cảnh và người đều là mộng vậy nếu làm ác như giết người thì có tội không? Luật nhân quả còn đúng không?

- Trong cơn mộng, khi bạn thấy mình bị đánh đập chửi rủa thì bạn có đau đớn khổ sở không? Tất cả tuy là mộng, không thật có, nhưng những hành động trong đó vẫn gây ra khổ đau và sung sướng.- Vì thế những hành động nào gây khổ đau cho mọi người là ác nghiệp, gây hạnh phúc cho kẻ khác là thiện nghiệp.

- Trong giấc mộng, bạn giúp đỡ ai thì người đó hoan hỷ cám ơn bạn, nếu bạn đánh chửi người thì bị người đánh chửi lại.- Luật nhân quả vẫn đúng trong giấc mộng.

* Nghi vấn 2. Con người chết đi về đâu?

+ Con người gồm có thân và tâm.

  • Chết là sự ngưng thở và tan rã của thân.
  • Còn tâm không đi không đến.

+ Thân chết, nhưng tâm không bao giờ chết.

Thí dụ: ban đêm ngủ nằm mộng, tôi thấy tôi sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Sau đó khoảng 70 năm tôi chết và tái sinh ở Mỹ. Sống ở Mỹ 50 năm tôi chết và tái sinh ở Pháp.

Đang sống ngon lành ở Pháp được 30 năm thì bỗng nhiên đồng hồ báo thức reng lên làm tôi tỉnh dậy.- Thế là 70 năm ở Việt Nam, 50 năm ở Mỹ và 30 năm ở Pháp bỗng tan theo mây khói, không còn một chút dấu vết.

Như vậy thì tôi có thật sống ở Việt Nam và chết đi qua Mỹ không? Tôi có thật sống ở Mỹ rồi chết đi qua Pháp không?

Trong giấc mơ tôi thấy rõ là tôi chết ở Việt Nam rồi sinh qua Mỹ. Sau đó chết ở Mỹ và sinh qua Pháp. Nhưng thật ra tâm không hề đi qua Việt Nam rồi đi qua Mỹ, qua Pháp.

Tâm đã tạo ra những cảnh giới, quốc độ, và tạo ra một nhân vật chính để đồng hóa vào đó.

Mỗi một kiếp sống là một giấc mơ dài (đại mộng), một sự phóng chiếu của tâm (mind’s projection).

* Nghi vấn 3. Tại sao tâm lại phóng chiếu?

- Vì đó là bản chất năng sinh năng khởi của tâm.

- Bổn tánh năng sinh vạn pháp (xem chương trước).

Tam giới duy tâm. Tâm không bao giờ ngưng hoạt động. Nếu tâm ngưng hoạt động dù chỉ một giây thôi thì cả thế giới vũ trụ này đều tan biến.

Khi ngủ mê (không mơ) hay chết giấc thì đó chỉ là sự ngưng hoạt động của ý thức, chứ A-lại-da thức và Mạt-na thức vẫn hoạt động.

- A-lại-da thức duy trì căn thân và thế giới.

- Mạt-na thức duy trì bản ngã (cái Ta).

Tâm năng khởi, phóng chiếu, tạo ra những giấc đại mộng (kiếp sống) để thu tập những đức tính và kinh nghiệm sống.

Tâm là chủ nhân vẽ ra vở kịch và chính nó tự biên tự diễn.

Nếu trong kiếp sống này bạn là người đau khổ, hay tự ti mặc cảm, nhút nhát, giận hờn, v.v...đó là do kiếp trước tâm của bạn đã khởi lên những tư tưởng tự ti mặc cảm, nhút nhát, giận hờn, để rồi kiếp này tâm của bạn tạo ra một người (đó là bạn) để đóng vai tự ti mặc cảm, nhút nhát, giận hờn.

Cũng trong kiếp sống này, nếu bạn tỉnh ngộ nhận ra mình đau khổ vì tâm vô minh, không hiểu biết, đã ngu si dại dột nuôi dưỡng những ý tưởng tự ti mặc cảm, nhút nhát, giận hờn thì bạn quyết chí thay đổi tâm mình.

Khi tâm thay đổi thì con người (chánh báo) và hoàn cảnh (y báo) sẽ thay đổi, sớm thì ngay trong kiếp này, trễ thì kiếp sau. Cứ thế trải qua bao kiếp sống, tâm tiếp tục tạo ra y báo và chánh báo, tức là tạo ra cảnh giới và một cá nhân để tu tập thăng hoa hoặc phóng túng trầm luân.

- Nếu phóng túng, không hiểu đạo, không biết trở về bổn tánh thì tâm tiếp tục tạo ra những y báo khổ đau như sáu cảnh luân hồi (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, a-tu-la, trời) và tạo ra thân một chúng sinh (nhục thân) để cảm thọ những khổ đau đó.

- Nếu hiểu đạo, tu tập, từ bỏ tập khí chấp ngã, ích kỷ thì dần dần tâm trở thành trong sáng (thanh tịnh).- Khi tâm thanh tịnh thì nó vẫn tiếp tục tạo ra một y báo thanh tịnh, đó là cảnh giới tịnh độ của chư Phật và Bồ tát, và một chánh báo thanh tịnh, đó là thân Phật hay thân Bồ tát.
VÔ NGÃ- TÂM - Page 2 Bs_tze10
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,235
Điểm tương tác
1,225
Điểm
113
Không một thứ nào có "tự tánh" hết, ngay cả danh từ Tự Tánh cũng không có tự tánh. Chỉ có Nhị Nguyên là tự tự của nhau thôi. Bở vì luôn tồn tại đồng thời 2 cái đối ngược nhau. Cho nên Quán Tự Tại Bồ Tát không còn sợ hãi bởi vì không thấy có toàn khổ đau cũng chẳng có toàn an vui. Tuy nhiên tam nghiệp Thân Khẩu Ý mà còn chấp lỗi lầm, cho lỗi lầm là đúng thì ta còn chịu khổ đau mãi mãi. Chỉ có chấp nhận chịu khổ đau thì mới được an vui thôi.
Nói Có Tự Tánh là Có Tự Tánh thì đúng. Tuy nhiên nó chỉ đúng trên mặt danh tự thôi còn nói về lý thì nó sai vì có tự tánh sẽ có cái tự tánh đối ngược đi theo. Bởi vì tôi dùng chính nó để chỉ chính nó nên nó đúng thôi.
Vì sao ta không thấy được Giai Khổ Vui theo nhau bởi vì ta là một khối vui, ta chọn vui, ta nắm mọi cái vui thì ắt nó giai với khổ đau, khổ đau sẽ kéo đến. Bỏ hết vui, chọn khổ đau, thành một khối khổ đau thì ắt sẽ được vui vì nó giai với nhau, vì khổ vui cũng chẳng có tự tánh.
Anh Bạn.

Trước khi muốn thảo luận với VQ.

- Anh bạn nên tỏ ra lịch sự chào hỏi trước.

- Kế đến tự giới thiệu.

-Sau cùng mới xin phép hỏi về v/đ gì ?

hình như anh bạn suồng sả quá đấy.

các comment của bạn chưa thích hợp với phép lịch sự thông thường. Thì nói gì đến Đạo học,

Sẽ được chuyển đến linh tinh.
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,235
Điểm tương tác
1,225
Điểm
113
Phần VI - Từ Ta về Tâm

Bài 48.- (Phương Cách) Đưa tâm trở về.


Tâm bất giác vô minh tạo ra cái Ta và năm uẩn, quên mất bổn tánh thanh tịnh, say mê đắm đuối chấp ngã, chấp vào năm uẩn, để rồi lạc lối trong sinh tử muôn kiếp ngàn đời, không có ngày ra.

+ Muốn trở về thì tâm phải xả bỏ, không chấp vào Ta và năm uẩn.

+ Muốn hết chấp Ta thì phải tu vô ngã, đây là con đường chính thống của Phật giáo Nguyên thủy nói riêng và của Phật giáo nói chung.

+ Riêng với Đại thừa Phật giáo thì mục tiêu chính là thành Phật, tức là trở về chân tâm, hay tánh giác.

+ Hai mục đích có vẻ khác nhau, nhưng tu vô ngã cũng chính là trở về chân tâm, bởi vì chân tâm không có ngã, ngã chỉ là một vọng tưởng của tâm.

  • Phật giáo Nguyên thủy nhấn mạnh về vô ngã,
  • còn Đại thừa nhấn mạnh về chân tâm.

Nhiều người muốn trở về chân tâm, Phật tánh, bổn lai diện mục nhưng không biết tu vô ngã.

Tu vô ngã, dẹp trừ được sự chấp ngã chừng nào thì tiến dần về chân tâm chừng nấy.

Không tu học vô ngã, lỡ ai đụng vào cái ngã, thì cái Ta nổi sân lên, không sân thì buồn, không buồn thì bực.

- Bị phiền não sai sử như vậy thì làm sao thấy được chân tâm?

- Diệt trừ được ngã chấp thì phiền não không khởi, tâm trở thành thanh tịnh sáng suốt.

- Một tâm thanh tịnh vô ngã thì gọi là tâm gì?
Đó không phải là chân tâm hay sao?
Chân tâm là tâm thanh tịnh, không phiền não, không còn bóng dáng của bản ngã.

- Khi hết mây đen thì bầu trời tự nhiên sáng. - Nếu muốn trời trong mà không dẹp mây thì đến bao giờ trời mới sáng?

* Tu Tập Vô Ngã.- Là Phương Cách vẹt tan mây.- Để TÂM tỏa sáng.

VÔ NGÃ- TÂM - Page 2 Mzey_m10
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,235
Điểm tương tác
1,225
Điểm
113
Bài 49.- Tu Vô Ngã hay Tu Tánh Không?

Nhiều người thích học Tánh Không (bát nhã), vì nghĩ đó là một triết lý cao siêu của đạo Phật và không để ý tới vấn đề tu tập vô ngã.

Họ bàn luận xem các pháp có hay không, cái bàn, cái ghế có thật hay không có thật, v.v...

Nhưng cái bàn có hay không, điều này không quan trọng. - Điều quan trọng là cái bàn đối với tôi ra sao? Tôi có ưa thích cái bàn không?

Sự vật hay các pháp có thật hay giả không thành vấn đề, vấn đề là tâm tôi phản ứng như thế nào khi tôi tiếp xúc với sự vật.

- Tôi có ưa thích và ghét bỏ sự vật hay không?

- Khi tiếp xúc với sự vật, con người có khuynh hướng phóng ra ngoài để nắm bắt nó qua sự ưa và ghét.

- Khi mắt thấy sắc đẹp thì cái Ta ưa thích, muốn có cho bằng được, như vợ đẹp, nhà đẹp, xe đẹp, nữ trang đẹp, v.v...

- Khi mắt thấy cái gì xấu hay không vừa lòng thì Ta ghét bỏ hoặc nổi sân lên.

- Khi tai nghe âm thanh êm dịu, thoải mái thì Ta muốn nghe hoài.

- Khi nghe tiếng khó chịu, chê bai, chỉ trích thì Ta tức giận, bịt tai, bỏ đi chỗ khác.

+ Do vì không biết bản chất thật sự (thật tánh) của các pháp nên tâm mới chạy theo và phản ứng bằng thái độ ưa ghét.

+ Để hóa giải vấn đề này, giáo lý Tánh Không dạy rằng các pháp (lục trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) đều không có thật tánh, chỉ do duyên hợp mà hiện hữu.

* Tu tập vô ngã Tu tập vô ngã có hai cách:

1) Thuần phủ định. 2) Phủ định và xác định.

+ Phương pháp thứ nhất, thuần phủ định:

- đó là tu vô ngã theo truyền thống Nguyên thủy. Chỉ cần phủ định, không chấp nhận năm uẩn là ngã (Ta). Phương pháp thường được áp dụng là Thiền Tứ Niệm Xứ (Satipatthana), hay Minh Sát Tuệ (***).

+ Phương pháp thứ hai là đưa tâm trở về tự tánh hay bổn tánh của nó:

- dạy cho nó biết nó không phải là năm uẩn mà là chân tâm thanh tịnh.- Khi tâm trở về bổn tánh thì cái ngã (Ta) tự động tan biến.-Đây là con đường của Thiền tông, của kinh Lăng Nghiêm, Kim Cang, Viên Giác, Pháp Bảo Đàn, v.v...

* Nhờ biết các pháp và sự vật không có thật nên Ta sẽ bớt bám víu vào nó.- Đây là tu theo Tánh Không.

Tu theo cách này là lấy sự vật và các pháp bên ngoài làm đối tượng quán chiếu.

* Có cách tu thứ hai là nhìn thẳng vào bên trong tâm mình, quán chiếu thấy rõ không có gì là Ta, là của Ta.

+ Theo cách tu này thì sự vật bên ngoài trở thành thứ yếu, cái bàn có hay không, thật hay giả không thành vấn đề vì không ăn nhằm gì đến cái Ta cả. Nhờ vậy tâm trở về yên lặng.

+ Vấn đề quan trọng ở đây là có làm chủ được tâm hay không? Hay là để tâm vọng động phóng ra ngoài bám víu vào những thứ Ta ưa thích.

+ Vì thế, trước khi nói các pháp là có hay không thì hãy nên tìm xem cái Ta có hay không?

+ Vì nếu cái Ta có thì chắc chắn các pháp phải có.

+ Khi lỡ thấy cái Ta là “có” rồi thì cố gắng nói các pháp “không có thật” hay “có giả” cũng chỉ là gượng nói, vì cả hai (không có thật và có giả) đều có chữ “có”.

+ Nhiều người học Tánh Không, biết cái bàn không có thật, nhưng vẫn thích cái bàn vì nó có giả.

- Biết danh lợi là huyễn mộng, không thật nhưng vẫn thích làm chùa to, tượng lớn để người đời biết đến mình.

- Biết sắc đẹp không có thật, nhưng vẫn thấy hấp dẫn và say mê, giống như ai cũng biết phim ảnh, xi nê là giả nhưng vẫn thích đi xem xi nê.

- Biết xe hơi không có thật, nhưng mắt vẫn thấy nó đẹp và thích mua xe hạng sang.

* Học Tánh Không mà không học Vô Ngã thì thiếu căn bản.

+ Khi cái ngã (Ta) chưa trừ thì dù có giảng nói các pháp không có tự tánh, hay không có thật chăng nữa, tâm vẫn thấy các pháp là có thật và dính mắc vào ưa ghét.

+ Vì vậy khi quán chiếu về Tánh Không thì trước hết cần phải quán về Ngã Không cho thuần thục rồi sau đó mới tới
Pháp Không.

thang.webp
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,235
Điểm tương tác
1,225
Điểm
113
Bài 50.- Thiền Tứ Niệm Xứ:

VÔ NGÃ- TÂM - Page 3 4_xo_j10


Đây là phương pháp thiền căn bản của Phật giáo Nam tông, nó xuất xứ từ kinh Đại Niệm Xứ (Mahasatipatthana sutta) là kinh thứ 22 của Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya) và kinh Niệm Xứ (Satipatthana sutta) là kinh thứ 10 của Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya).

Nội dung của hai kinh này hoàn toàn giống nhau.

Tứ Niệm Xứ là bốn lãnh vực (xứ) quán niệm gồm: thân, thọ, tâm và pháp.

Kinh Niệm Xứ định nghĩa bốn phép quán niệm như sau:

1) Quán niệm thân thể nơi thân thể, tinh chuyên và ý thức rõ ràng về thân thể, làm chủ được mọi tham dục và ưu tư trong cuộc đời.

2) Quán niệm cảm thọ nơi cảm thọ, tinh chuyên và ý thức rõ ràng về cảm thọ, làm chủ được mọi tham dục và ưu tư trong cuộc đời.

3) Quán niệm tâm thức nơi tâm thức, tinh chuyên và ý thức rõ ràng về tâm thức, làm chủ được mọi tham dục và ưu tư trong cuộc đời.

4) Quán niệm các pháp nơi các pháp, tinh chuyên và ý thức rõ ràng về các pháp, làm chủ được mọi tham dục và ưu tư trong cuộc đời.


Quán niệm (sati) có nghĩa là tỉnh thức chú tâm quan sát và ghi nhận.

- Khi chú tâm quan sát ghi nhận thân thể và những gì liên quan đến thân thể như hít thở, đi đứng, hành động, tứ đại, nội thân bất tịnh, hay xác chết thì gọi là niệm thân.

- Khi chú tâm quan sát ghi nhận những cảm thọ sướng, khổ sinh diệt ra sao thì gọi là niệm thọ.

- Khi chú tâm ghi nhận và quan sát những trạng thái tâm thức (như tham, sân, si, có khởi lên hay không) thì gọi là niệm tâm.

- Khi chú tâm quan sát ghi nhận các pháp đối tượng của tâm gồm ngũ cái, ngũ uẩn, lục căn, lục trần, thất giác chi, tứ thánh đế, thì gọi là niệm pháp.

+ Hướng tâm quán niệm bốn lãnh vực trên để làm gì?

- Để thấy được tính chất vô thường, vô ngã của các pháp, để chế ngự tham dục và ưu tư trong cuộc đời, để thoát khỏi khổ đau phiền não.

* Khi quán niệm với mục đích như thế thì được gọi là chánh niệm (samma-sati).
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top