- Tham gia
- 12/7/07
- Bài viết
- 1,243
- Điểm tương tác
- 1,230
- Điểm
- 113
Bài 62.- KẾT LUẬN.- CỘI NGUỒN CỦA NGÃ.
Nguyên nhân của mọi khổ đau, phiền não đều do tâm bất giác vô minh tạo ra cái Ta (ngã) và năm uẩn rồi mắc kẹt vào đó.
+ Tâm cho thân là Ta và những cảm thọ, tưởng nhớ, suy nghĩ, phân biệt là Ta.
+ Nhưng Ta chỉ là một ảo tưởng của tâm, trên chân đế không có Ta (vô ngã).
+ Bởi thế muốn giải thoát cần phải tu học vô ngã và chân tâm.
+ Khi nào tâm tỉnh giác trở về bổn tánh, chứng nhập chân như, thoát khỏi sự chấp ngã thì lúc đó ngã hay vô ngã không còn là vấn đề, vì không còn đối đãi nhị nguyên.
+ Nhưng ngày nào tâm chưa giải thoát, ngày đó vẫn cần phải tu học theo thứ lớp, tức là phải diệt trừ sự chấp ngã.
+ Đạo Phật quý ở chỗ thực hành chứ không bàn luận suông về những lý lẽ cao siêu (như tánh không, bát nhã, bất nhị, pháp thân) trong khi bản ngã, tham, sân, kiêu mạn không trừ.
+ Lý vô thường, vô ngã tương đối không có gì khó hiểu, nhưng kinh nghiệm và cảm nhận thực sự không phải là dễ.
+ Tùy theo căn cơ, sở thích, bạn có thể tu thiền Tứ Niệm Xứ để kinh nghiệm trực tiếp về vô ngã, hoặc thiền quán về chân tâm và thực tập vô ngã qua con đường Bồ tát hạnh, tức là làm mọi việc lợi ích chúng sinh mà không nghĩ là mình (Ta) làm.
+ Hãy làm một cách vô danh, không khoe khoang, cầu lợi như chim bay không để lại dấu vết.
+ Khi hiểu vô ngã và tâm rồi thì không cần dùng Ta nữa, hoặc nếu phải dùng nó trên phương diện tục đế (quy ước) thì nhớ lại Ta chỉ là một ảo tưởng, một giả danh của tâm.- Lúc này, nếu được thì nên thay chữ Ta bằng tâm.
+ Thí dụ:
- khi suy nghĩ, không nên cho là Ta suy nghĩ mà là tâm suy nghĩ.
- Khi buồn, không nên cho là Ta buồn mà là tâm có cảm giác buồn.
* Trước khi chấm dứt, tôi xin nhắc lại:
+ bạn không phải là thân xác này, đừng nhận lầm thân xác, thọ, tưởng, hành, thức là Ta, là mình.
+ Bản chất và lý lịch thật sự (true identity) của bạn là tâm (chân tâm).
+ Tâm thanh tịnh vắng lặng, vô sinh diệt và vô ngã.
Bài Pháp này VQ học từ Bậc Đại Sĩ.
VQ cô động lại:
- VÌ :
VÔ NGÃ - TÁNH KHÔNG - LÀ TẬN CÙNG CHÂN LÝ - ĐẮC NIẾT BÀN VÔ THƯỢNG.
Xin kết thúc Bài viết này tại đây.
VQ kính ngưỡng - quy y với Bậc Đại Sĩ.
NAM MÔ SIÊU TRÍ VÔ THƯỢNG SĨ TÔN GIẢ.
Nguyên nhân của mọi khổ đau, phiền não đều do tâm bất giác vô minh tạo ra cái Ta (ngã) và năm uẩn rồi mắc kẹt vào đó.
+ Tâm cho thân là Ta và những cảm thọ, tưởng nhớ, suy nghĩ, phân biệt là Ta.
+ Nhưng Ta chỉ là một ảo tưởng của tâm, trên chân đế không có Ta (vô ngã).
+ Bởi thế muốn giải thoát cần phải tu học vô ngã và chân tâm.
+ Khi nào tâm tỉnh giác trở về bổn tánh, chứng nhập chân như, thoát khỏi sự chấp ngã thì lúc đó ngã hay vô ngã không còn là vấn đề, vì không còn đối đãi nhị nguyên.
+ Nhưng ngày nào tâm chưa giải thoát, ngày đó vẫn cần phải tu học theo thứ lớp, tức là phải diệt trừ sự chấp ngã.
+ Đạo Phật quý ở chỗ thực hành chứ không bàn luận suông về những lý lẽ cao siêu (như tánh không, bát nhã, bất nhị, pháp thân) trong khi bản ngã, tham, sân, kiêu mạn không trừ.
+ Lý vô thường, vô ngã tương đối không có gì khó hiểu, nhưng kinh nghiệm và cảm nhận thực sự không phải là dễ.
+ Tùy theo căn cơ, sở thích, bạn có thể tu thiền Tứ Niệm Xứ để kinh nghiệm trực tiếp về vô ngã, hoặc thiền quán về chân tâm và thực tập vô ngã qua con đường Bồ tát hạnh, tức là làm mọi việc lợi ích chúng sinh mà không nghĩ là mình (Ta) làm.
+ Hãy làm một cách vô danh, không khoe khoang, cầu lợi như chim bay không để lại dấu vết.
+ Khi hiểu vô ngã và tâm rồi thì không cần dùng Ta nữa, hoặc nếu phải dùng nó trên phương diện tục đế (quy ước) thì nhớ lại Ta chỉ là một ảo tưởng, một giả danh của tâm.- Lúc này, nếu được thì nên thay chữ Ta bằng tâm.
+ Thí dụ:
- khi suy nghĩ, không nên cho là Ta suy nghĩ mà là tâm suy nghĩ.
- Khi buồn, không nên cho là Ta buồn mà là tâm có cảm giác buồn.
* Trước khi chấm dứt, tôi xin nhắc lại:
+ bạn không phải là thân xác này, đừng nhận lầm thân xác, thọ, tưởng, hành, thức là Ta, là mình.
+ Bản chất và lý lịch thật sự (true identity) của bạn là tâm (chân tâm).
+ Tâm thanh tịnh vắng lặng, vô sinh diệt và vô ngã.
Bài Pháp này VQ học từ Bậc Đại Sĩ.
VQ cô động lại:
- Cách Tu mà được Giới- Định- Tuệ điều hướng sẽ giải thoát khỏi Tham, sân, si.- Đó là TU ĐÚNG.
- Cách Tu Diệt Ngã Chấp (Vô Ngã) - Phá Pháp Chấp (Tánh Không) của Phật dạy. - Đó là TU ĐÚNG.
- VÌ :
VÔ NGÃ - TÁNH KHÔNG - LÀ TẬN CÙNG CHÂN LÝ - ĐẮC NIẾT BÀN VÔ THƯỢNG.
Xin kết thúc Bài viết này tại đây.
VQ kính ngưỡng - quy y với Bậc Đại Sĩ.
NAM MÔ SIÊU TRÍ VÔ THƯỢNG SĨ TÔN GIẢ.