- Tham gia
- 12/7/07
- Bài viết
- 1,279
- Điểm tương tác
- 1,262
- Điểm
- 113
Bài 1.- Phương cách Học Đạo.
Phật dạy:
"Người Học rộng mến Đạo, Đạo tất khó gặp. Kẻ Giữ chí Hành Đạo, Đạo sẽ rất lớn."
Ý là:
"Lấy sự Thông minh, học rộng, nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu Đạo. Kẻ Bền chí hành đạo, thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng. (K. 42 Chương).
Kính các Bạn: Thông minh, học rộng, Tri Kiến (Đa văn- Quảng bác) nhiều. Đối với con đường đạt Đạo tuy cần, nhưng chưa đủ.- Bởi vì Đạo không phải do Thông minh, học rộng, nghe biết nhiều, mà đạt được.- Như Pháp thoại ở kinh Lăng Già, sau đây:
“Thiện Tài Đồng Tử (Sudhana) lại thưa: Có phải do nghe những ngôn thuyết và chương cú về Bát nhã Ba la mật mà được hiện chứng?”
“Diệu nguyệt (Sucandra) đáp: Không phải. Tại sao thế? Bởi vì Bát nhã Ba la mật thấy suốt thể tánh chân thật của các pháp mà hiện chứng vậy.
“Thiện Tài thưa: Há không phải do nghe mà có tư duy và do tư duy và biện luận mà được thấy Chân Như là gì ? và há đây không phải là tự chứng ngộ?
“Diệu Nguyệt đáp: Không phải vậy. Không hề do nghe và tư duy mà được tự chứng ngộ. Này Thiện nam tử, đối với nghĩa này ta phải lấy một thí dụ, ngươi hãy lắng nghe!
“Thí dụ như trong một sa mạc mênh mông không có suối và giếng, vào mùa xuân hay mùa hạ khi trời nóng, có một người khách từ Tây hướng về Đông mà đi, gặp một gã đàn ông từ phương Đông đến, liền hỏi gã rằng: tôi nay nóng và khát nước ghê gớm lắm; xin chỉ cho tôi nơi nào có suối trong và bóng cây mát mẻ để tôi có thể uống nước, tắm mát, nghỉ ngơi và hoàn toàn tươi tỉnh lại?
“Gã đàn ông ấy theo lời yêu cầu, liền chỉ dẫn cặn kẽ cho người khách rằng:
cứ tiếp tục đi về hướng Đông, rồi sẽ có con đường chia làm hai nẻo, nẻo phải và nẻo trái. Bạn nên hãy theo nẻo bên phải và gắng sức mà đi tới chắc chắc bạn sẽ đến một nơi có suối trong và bóng mát.
“Này thiện nam tử, bây giờ ngươi có nghĩ rằng người khách nóng khát, từ Tây đến, khi nghe nói đến suối mát và những bóng cây, liền tư duy về việc đi tới đó càng nhanh càng tốt, người ấy có thể trừ được cơn khát và được mát mẻ chăng?
“Thiện Tài đáp: Dạ không; người ấy không thể làm thế được; bởi vì người ấy chỉ trừ được cơn nóng khát và được mát mẻ khi nào theo lời chỉ dẫn của kẻ kia mà đi ngay đến dòng suối rồi uống và tắm ở đó.
“Diệu Nguyệt: Này thiện nam tử, đối với Bồ tát cũng vậy không phải chỉ do nghe, tư duy và huệ giải mà có thể chứng nhập hết thảy pháp môn. Này thiện nam tử, sa mạc là chỉ cho sinh tử; người khách đi từ Tây chỉ cho các loài hữu tình; nóng bức là tất cả những sự tướng mê hoặc; khát tức là tham và ái;gã đàn ông từ đông đến và biết rõ đường lối là Phật hay Bồ tát, an trụ trong nhất thiết trí, các ngài đã thâm nhập chân tánh của các pháp và Thật nghĩa bình đẳng; giải trừ khát cháy và thoát khỏi nóng bức nhờ uống dòng suối mát là chỉ cho sự chứng ngộ chân lý bởi chính mình vậy.(K. Lăng Già)
Kính các Bạn: Để cảnh giác , để tu học đúng hướng, không bị hiểu sai lệch chánh Pháp, dẫn đến không thành Chánh Quả. Đức Phật có dạy về Tứ Y Pháp.- Trong đó "Y Trí bất Y Thức" là việc rất quan trọng để học và Tu Hành theo Phật.
Cũng với ý này. Lời tựa Đại Trí Độ Luận rằng: Trong kinh 4 Hàm, Phật dạy rằng: “Các sự thấy nghe hay biết của chúng sanh đều do nhiễm trước nơi cảnh sở duyên mà có”.
Kính Quý Thiện Tri Thức và các Bạn.
Người học Phật cần vào CHÂN THẬT NGHĨA. Nhưng Đạo Lộ lại vô vàn Huyễn Tượng làm lạc lối sai đường.- Do trăn trở vấn nạn này VQ tuy học sơ trí thiểu. Nhưng cũng nhiều lần mạo mụi mà viết loạt bài, như:
Tam Pháp Ấn. Góc khuất Pháp Tịnh Độ, Mạn đàm về Pháp Thiền, v.v...
Nhân gần đây tư duy về Đại Pháp Niết Bàn, Chân Như. VQ tình cờ lướt qua một số tư tưởng của các "Học giả" đã nghiêng cứu Tôn giáo và Đạo học.
+ Nhận thấy Tư Tưởng của các "Học giả" so với tư tưởng Chánh Thống của Phật dạy, có những điểm tương tợ, mà cũng có những điểm Dị Biệt.
+ Nhân xem Hoa Nghiêm Huyền Môn.- Nhất Đa Tương Dung Bất Đồng Môn. - Vạn Vật Đồng Nhất Thể. Và Muốn làm sáng tỏ Nghĩa lý.
+ Để tìm ra Chân Thật Nghĩa, cũng để Trạch Pháp hầu đạt vị ngọt Chánh Pháp. VQ mạo muội viết chủ đề Về Nguồn Hiểu Đạo này. Kính mong Quý Tôn Túc và Các Bạn Đạo vào xem và chỉ giáo.
Xin vô cùng tri ân.

Phật dạy:
"Người Học rộng mến Đạo, Đạo tất khó gặp. Kẻ Giữ chí Hành Đạo, Đạo sẽ rất lớn."
Ý là:
"Lấy sự Thông minh, học rộng, nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu Đạo. Kẻ Bền chí hành đạo, thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng. (K. 42 Chương).
Kính các Bạn: Thông minh, học rộng, Tri Kiến (Đa văn- Quảng bác) nhiều. Đối với con đường đạt Đạo tuy cần, nhưng chưa đủ.- Bởi vì Đạo không phải do Thông minh, học rộng, nghe biết nhiều, mà đạt được.- Như Pháp thoại ở kinh Lăng Già, sau đây:
“Thiện Tài Đồng Tử (Sudhana) lại thưa: Có phải do nghe những ngôn thuyết và chương cú về Bát nhã Ba la mật mà được hiện chứng?”
“Diệu nguyệt (Sucandra) đáp: Không phải. Tại sao thế? Bởi vì Bát nhã Ba la mật thấy suốt thể tánh chân thật của các pháp mà hiện chứng vậy.
“Thiện Tài thưa: Há không phải do nghe mà có tư duy và do tư duy và biện luận mà được thấy Chân Như là gì ? và há đây không phải là tự chứng ngộ?
“Diệu Nguyệt đáp: Không phải vậy. Không hề do nghe và tư duy mà được tự chứng ngộ. Này Thiện nam tử, đối với nghĩa này ta phải lấy một thí dụ, ngươi hãy lắng nghe!
“Thí dụ như trong một sa mạc mênh mông không có suối và giếng, vào mùa xuân hay mùa hạ khi trời nóng, có một người khách từ Tây hướng về Đông mà đi, gặp một gã đàn ông từ phương Đông đến, liền hỏi gã rằng: tôi nay nóng và khát nước ghê gớm lắm; xin chỉ cho tôi nơi nào có suối trong và bóng cây mát mẻ để tôi có thể uống nước, tắm mát, nghỉ ngơi và hoàn toàn tươi tỉnh lại?
“Gã đàn ông ấy theo lời yêu cầu, liền chỉ dẫn cặn kẽ cho người khách rằng:
cứ tiếp tục đi về hướng Đông, rồi sẽ có con đường chia làm hai nẻo, nẻo phải và nẻo trái. Bạn nên hãy theo nẻo bên phải và gắng sức mà đi tới chắc chắc bạn sẽ đến một nơi có suối trong và bóng mát.
“Này thiện nam tử, bây giờ ngươi có nghĩ rằng người khách nóng khát, từ Tây đến, khi nghe nói đến suối mát và những bóng cây, liền tư duy về việc đi tới đó càng nhanh càng tốt, người ấy có thể trừ được cơn khát và được mát mẻ chăng?
“Thiện Tài đáp: Dạ không; người ấy không thể làm thế được; bởi vì người ấy chỉ trừ được cơn nóng khát và được mát mẻ khi nào theo lời chỉ dẫn của kẻ kia mà đi ngay đến dòng suối rồi uống và tắm ở đó.
“Diệu Nguyệt: Này thiện nam tử, đối với Bồ tát cũng vậy không phải chỉ do nghe, tư duy và huệ giải mà có thể chứng nhập hết thảy pháp môn. Này thiện nam tử, sa mạc là chỉ cho sinh tử; người khách đi từ Tây chỉ cho các loài hữu tình; nóng bức là tất cả những sự tướng mê hoặc; khát tức là tham và ái;gã đàn ông từ đông đến và biết rõ đường lối là Phật hay Bồ tát, an trụ trong nhất thiết trí, các ngài đã thâm nhập chân tánh của các pháp và Thật nghĩa bình đẳng; giải trừ khát cháy và thoát khỏi nóng bức nhờ uống dòng suối mát là chỉ cho sự chứng ngộ chân lý bởi chính mình vậy.(K. Lăng Già)
Kính các Bạn: Để cảnh giác , để tu học đúng hướng, không bị hiểu sai lệch chánh Pháp, dẫn đến không thành Chánh Quả. Đức Phật có dạy về Tứ Y Pháp.- Trong đó "Y Trí bất Y Thức" là việc rất quan trọng để học và Tu Hành theo Phật.
Cũng với ý này. Lời tựa Đại Trí Độ Luận rằng: Trong kinh 4 Hàm, Phật dạy rằng: “Các sự thấy nghe hay biết của chúng sanh đều do nhiễm trước nơi cảnh sở duyên mà có”.
- Chúng sanh do bị Vô minh ngăn che tâm trí, nên khởi sanh các tà kiến chấp, vì vậy mà bị các pháp sai sử.- Chỉ có trí huệ Bát Nhã mới làm tan biến được màn vô minh u ám, mới hiển bày được Thật Tướng của các pháp.
- Dùng trí huệ Bát Nhã soi chiếu đến tận gốc sẽ liễu ngộ được lý siêu việt chân thường, dẫn đến chỗ tuyệt tư cảnh giới.- Trái lại, nếu dùng danh tự ngôn ngữ mà diễn đạt thì sẽ trái với chỗ thậm thâm vi diệu; còn nếu dùng lý trí (Thức Tình) mà tư duy thì sẽ mất đi chỗ y chỉ.
- Ở nơi tam tạng Pháp bảo, hàng Thanh Văn cũng không liễu tri đến chỗ thâm diệu; còn người tạp học thì phải chịu thúc thủ chẳng sao bước vào được cửa Không,- Chỉ ví như cá muốn hóa rồng, phí công mà chẳng sao được như nguyện, đành phơi mang trước cửa Long cung. (hết trích).
Kính Quý Thiện Tri Thức và các Bạn.
Người học Phật cần vào CHÂN THẬT NGHĨA. Nhưng Đạo Lộ lại vô vàn Huyễn Tượng làm lạc lối sai đường.- Do trăn trở vấn nạn này VQ tuy học sơ trí thiểu. Nhưng cũng nhiều lần mạo mụi mà viết loạt bài, như:
Tam Pháp Ấn. Góc khuất Pháp Tịnh Độ, Mạn đàm về Pháp Thiền, v.v...
Nhân gần đây tư duy về Đại Pháp Niết Bàn, Chân Như. VQ tình cờ lướt qua một số tư tưởng của các "Học giả" đã nghiêng cứu Tôn giáo và Đạo học.
+ Nhận thấy Tư Tưởng của các "Học giả" so với tư tưởng Chánh Thống của Phật dạy, có những điểm tương tợ, mà cũng có những điểm Dị Biệt.
+ Nhân xem Hoa Nghiêm Huyền Môn.- Nhất Đa Tương Dung Bất Đồng Môn. - Vạn Vật Đồng Nhất Thể. Và Muốn làm sáng tỏ Nghĩa lý.
+ Để tìm ra Chân Thật Nghĩa, cũng để Trạch Pháp hầu đạt vị ngọt Chánh Pháp. VQ mạo muội viết chủ đề Về Nguồn Hiểu Đạo này. Kính mong Quý Tôn Túc và Các Bạn Đạo vào xem và chỉ giáo.
Xin vô cùng tri ân.

Sửa lần cuối: