Khác Góc Khuất của PHÁP TỊNH ĐỘ

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
659
Điểm tương tác
594
Điểm
93
Bài 1.- Pháp Môn Tịnh Độ.

Trong kinh “Tăng Chi Bộ III”, chương Tám Pháp, phẩm Lớn, Đức Phật khẳng định rằng: “Ví như nước biển chỉ có một vị là vị mặn, cũng vậy, này Pahàrada, Pháp và Luật của Ta chỉ có một vị là vị giải thoát”.

Qua lời tuyên bố này, chúng ta thấy Đức Phật đã nói rõ giáo Pháp của Phật như bốn bể đại dương. Đại dương chỉ có một vị là vị mặn. Còn Chánh Pháp trong đạo Phật cũng có một vị duy nhất là vị giải thoát. Như vậy, Đức Phật đã xác định rằng mục đích duy nhất của đạo Phật là giúp chúng sanh tu tập để đến chỗ giải thoát giác ngộ.

Tuy nhiên, do căn cơ, do lòng ham muốn của chúng sanh. Đức Phật phương tiện dùng các lời lẻ thí dụ để mang Giáo Pháp Phật đến cho chúng sanh. Như kinh Pháp hoa nói: "Xá-Lợi-Phất! Từ ta thành Phật đến nay, các món nhân duyên, các món thí dụ, rộng nói ngôn giáo, dùng vô số phương tiện dìu dắt chúng sanh, làm cho xa lìa lòng chấp. Vì sao? Đức Như-Lai đã đầy đủ phương tiện, tri kiến và ba-la-mật.".

Do sức Phương tiện của Như Lai, nên trong Đạo Phật có ra nhiều tông phái, nhiều Pháp môn tu: Như Thiền Tông, Tịnh Độ Tông v.v... Tất cả đều do Phật thuyết, và tất cả đồng một mục đích là làm cho chúng sanh được giải thoát, Thành Phật.
duc-ph12.jpg


Kính mời Quý Đạo Hữu cùng với VQ thảo luận đề mục này ạ.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 12 2023
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
Pháp môn Tịnh Độ là một trong những pháp môn Phật giáo phổ biến, dựa trên niềm tin vào Phật A Di Đà và thế giới Cực Lạc để hỗ trợ chúng sinh giải thoát. Tuy nhiên, pháp môn này cũng có nhược điểm cần lưu ý.

1. Sự ỷ lại vào Phật: Một số người tu tập Tịnh Độ chỉ niệm Phật mà không tập trung vào tự tu, dẫn đến sự ỷ lại, không nỗ lực giải thoát bản thân.

2. Chấp trước vào hình tượng Cực Lạc: Một số người chấp nhận mộng tưởng về Cực Lạc là thế giới hoàn hảo, gây hiểu lầm và không thực tế.

3. Mê tín, tà đạo: Có người lợi dụng Tịnh Độ vì mục đích cá nhân, gây ảnh hưởng xấu đến đạo Phật thông qua các hành vi mê tín và lạm dụng tâm tín.

Để tu tập đúng đắn, chúng ta cần:

• Tập trung vào tự tu: Niệm Phật kết hợp với việc phát triển đạo đức, giảm bớt phiền não để giải thoát bản thân.

• Tự nỗ lực giải thoát: Không chỉ dựa vào niềm tin, mà còn phải nỗ lực hành động để tự giải thoát khỏi vòng luân hồi.

• Hiểu rõ về thế giới Cực Lạc: Chúng ta cần hiểu rằng thế giới Cực Lạc là một thế giới hoàn thiện, nhưng không phải là một thế giới hoàn hảo, không có khổ đau.

• Tránh mê tín, tà đạo: Nghiên cứu kỹ về Tịnh Độ để không bị lừa dối bởi các hình thức mê tín hay lạm dụng tâm tín.

Pháp môn Tịnh Độ mang lại nhiều lợi ích, nhưng chỉ khi được tu tập đúng đắn, tránh những góc khuất tiềm ẩn. Hiểu rõ và áp dụng những nguyên tắc trên sẽ giúp chúng ta tiến triển trên con đường giáo lý một cách chân thật và tích cực.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
659
Điểm tương tác
594
Điểm
93
Kính cảm ơn Bạn Hoàng đã vào xem và góp ý Thảo luận rất hay.- Thật vậy:

Bài 2.- Tam kinh Tịnh Tông.

Pháp Tịnh Độ nên y cứ vào 3 kinh "truyền thống Chánh Tông" (không nên lầm theo ngụy kinh- tà thuyết)

* Về kinh điển. Tịnh Độ Tông căn cứ theo 3 kinh Chánh Tông là:

1. Vô lượng thọ kinh (sa. sukhāvatī-vyūha),
2. A-di-đà kinh (sa. amitābha-sūtra) và
3. Quán Vô Lượng Thọ kinh (sa. amitāyurdhyāna-sūtra).

Kinh A Di Đà dạy: “Nếu Thiện nam tử, Thiện nữ nhân nào nghe nói về đức Phật A Di Đà, rồi trì niệm danh hiệu Ngài hoặc một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày cho đến bảy ngày mà nhất tâm bất loạn, người này đến khi thân mạng sắp kết thúc, đức Phật A Di Đà cùng đại chúng sẽ xuất hiện trước mắt, làm cho tâm người này không điên đảo, liền được vãng sanh về thế giới Cực lạc của đức A Di Đà.”(hết trích).

  • Tịnh Độ Tông điểm trọng yếu là Nhất Tâm Bất Loạn.
  • Để vãng sanh Tịnh Độ.
Vậy theo các Bạn:

- Thế nào là Vãng Sanh ?

- Có bao nhiêu Cảnh Giới Tịnh Độ ?
 
Last edited:

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 12 2023
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
- Thế nào là Vãng Sanh ?

- Có bao nhiêu Cảnh Giới Tịnh Độ ?
Vãng sanh

Vãng sanh là một khái niệm trong Phật giáo, chỉ sự chuyển dịch tâm thức từ thế giới phàm tục sang thế giới Tịnh độ. Theo Tịnh độ tông, vãng sanh là một hiện tượng tâm linh, không phải là một sự kiện vật lý.

Cảnh giới Tịnh độ

Có rất nhiều cảnh giới Tịnh độ, nhưng phổ biến nhất là cảnh giới Tịnh độ của Phật A Di Đà. Cảnh giới này được mô tả là một thế giới thanh tịnh, an lành, không có đau khổ, bệnh tật, chết chóc. Người vãng sanh về Tịnh độ sẽ được hưởng mọi điều an lạc, hạnh phúc, và có cơ hội tu tập để thành Phật.:)
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
659
Điểm tương tác
594
Điểm
93
Vãng sanh
(theo Bạn Hoàng:)
Vãng sanh là một khái niệm trong Phật giáo, chỉ sự chuyển dịch tâm thức từ thế giới phàm tục sang thế giới Tịnh độ. Theo Tịnh độ tông, vãng sanh là một hiện tượng tâm linh, không phải là một sự kiện vật lý.
Bạn Hoàng rất tuyệt ạ.
1144_hong-do-nhung-50-canh.jpg


A/. Vãng Sanh .

Bài 3.- Làm thế nào được Vãng Sanh ?


Ở Kinh Quán Vô Lượng Thọ. Đức Phật dạy:
(Nầy Vi Ðề Hi!)
Người muốn sang nước Cực Lạc ấy nên tu ba phước:

* Một là hiếu nuôi cha mẹ, kính thờ bực Sư Trưởng, có tâm nhơn từ chẳng giết hại và tu tập mười nghiệp lành.(Nhiếp về GIỚI)

* Hai là thọ trì Tam Quy y, đầy đủ các cấm giới và chẳng phạm oai nghi. (Nhiếp về ĐỊNH)

* Ba là phát tâm Bồ Ðề, sâu tin nhơn quả, đọc tụng kinh điển Ðại Thừa và khuyên dạy sách tiến người tu hành. (Nhiếp về HUỆ)

Ba sự như vậy gọi là tịnh nghiệp.(Còn gọi Tam Vô Lậu Học).

Nầy Vi Ðề Hi! Nay bà có biết chăng? Ba tịnh nghiệp ấy là chánh nhơn tịnh nghiệp của tam thế chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại”.(hết trích)
Kính các Bạn:

Tịnh Nghiệp (như trên), là chánh nhơn Vãng Sanh của tam thế chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại”. Nghĩa là cái NGUYÊN NHÂN CHÁNH để được Vãng Sanh Tịnh Độ. (của Phật).

Nếu Không có Tịnh Nghiệp (như trên) mà Đức Phật đã dạy trong kinh Quán Vô Lượng Thọ, mà "Gọi là Vãng Sanh".- Thì trái với Kinh Phật dạy rồi đó !

* Nếu "Vãng Sanh" mà cõi "Vãng Sanh" ấy trái với lời dạy của Kinh Phật.- Thì Quyết định cảnh "Vãng Sanh" ấy không phải là Cõi Phật (là lệch hướng)!

* Nếu "Vãng Sanh" mà cõi "Vãng Sanh" ấy không trái với lời dạy của Kinh Phật.- Thì Nhất định cảnh "Vãng Sanh" ấy là Cõi Phật !
  • Đệ Tử Phật "Vãng Sanh" Cõi Phật thì mới Đúng Chánh Pháp.
  • Đệ Tử Phật "Vãng Sanh" Không đúng Cõi Phật thì đã "Sai lệch Chánh Pháp" rồi đó vậy !
 
Last edited:

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 12 2023
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
Bạn Hoàng rất tuyệt ạ.
View attachment 8350

Bài 3.- Làm thế nào được Vãng Sanh ?

Ở Kinh Quán Vô Lượng Thọ. Đức Phật dạy:
(Nầy Vi Ðề Hi!)
Người muốn sang nước Cực Lạc ấy nên tu ba phước:

* Một là hiếu nuôi cha mẹ, kính thờ bực Sư Trưởng, có tâm nhơn từ chẳng giết hại và tu tập mười nghiệp lành.(Nhiếp về GIỚI)

* Hai là thọ trì Tam Quy y, đầy đủ các cấm giới và chẳng phạm oai nghi. (Nhiếp về ĐỊNH)

* Ba là phát tâm Bồ Ðề, sâu tin nhơn quả, đọc tụng kinh điển Ðại Thừa và khuyên dạy sách tiến người tu hành. (Nhiếp về HUỆ)

Ba sự như vậy gọi là tịnh nghiệp.(Còn gọi Tam Vô Lậu Học).

Nầy Vi Ðề Hi! Nay bà có biết chăng? Ba tịnh nghiệp ấy là chánh nhơn tịnh nghiệp của tam thế chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại”.(hết trích)
Kính các Bạn:

Tịnh Nghiệp (như trên), là chánh nhơn Vãng Sanh của tam thế chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại”. Nghĩa là cái NGUYÊN NHÂN CHÁNH để được Vãng Sanh Tịnh Độ. (của Phật).

Nếu Không có Tịnh Nghiệp (như trên) mà Đức Phật đã dạy trong kinh Quán Vô Lượng Thọ, mà "Gọi là Vãng Sanh".- Thì trái với Kinh Phật dạy rồi đó !

* Nếu "Vãng Sanh" mà cõi "Vãng Sanh" ấy trái với lời dạy của Kinh Phật.- Thì Quyết định cảnh "Vãng Sanh" ấy không phải là Cõi Phật (là lệch hướng)!

* Nếu "Vãng Sanh" mà cõi "Vãng Sanh" ấy không trái với lời dạy của Kinh Phật.- Thì Nhất định cảnh "Vãng Sanh" ấy là Cõi Phật !
  • Đệ Tử Phật "Vãng Sanh" Cõi Phật thì mới Đúng Chánh Pháp.
  • Đệ Tử Phật "Vãng Sanh" Không đúng Cõi Phật thì đã "Sai lệch Chánh Pháp" rồi đó vậy !
Để được vãng sinh về Tây Phương Cực Lạc, cần phải tu tập ba nghiệp thiện và có TÍN và NGUYỆN vững chắc.

Ba nghiệp thiện bao gồm:


  • Thiện nghiệp về giới: Hiếu dưỡng cha mẹ, kính thờ sư trưởng, tâm từ bi, không sát sinh, tu tập mười nghiệp lành.
  • Thiện nghiệp về định: Thọ trì Tam Quy y, đầy đủ giới cấm, không phạm oai nghi.
  • Thiện nghiệp về huệ: Phát tâm Bồ đề, tin sâu nhân quả, đọc tụng kinh điển Đại Thừa, khuyên dạy người tu hành.
TÍN và NGUYỆN bao gồm:

  • TÍN: Tin sâu vào sự tồn tại của Phật, Pháp, Tăng, tin vào nhân quả, tin vào khả năng vãng sinh của mình.
  • NGUYỆN: Quyết tâm muốn vãng sinh về Tịnh Độ, không mong cầu gì khác.
Tuy nhiên, cần lưu ý, vãng sinh là một quá trình tu tập lâu dài và cần có sự nỗ lực kiên trì của bản thân. Nếu chỉ cầu nguyện mà không tu tập thì sẽ không thể thành tựu được. :)
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
659
Điểm tương tác
594
Điểm
93
A/. Vãng Sanh (tt)

Bài 4.- Tu Tịnh Độ: Nên Y Kinh Phật dạy ? Hay chống trái kinh Phật dạy ?

Kính các Bạn: Muốn được Vãng Sanh Tịnh Độ, chúng ta nên Y Kinh Phật dạy ? Hay chống trái kinh Phật dạy ?

Chư Tổ nói " Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan" có nghĩa là chấp chặt nơi văn tự mà giải nghĩa, thì oan cho ba đời đức Phật, mà rời bỏ kinh điển thì lại lạc vào những tà thuyết của ma vương". Vì lời nói của chư Phật như trên đã trình bày chỉ là phương tiện tạm thời, nghĩa là tùy bệnh cho thuốc. Thuốc trị bệnh của Phật là thuốc phá chấp, nếu chiếu theo văn tự để giải nghĩa, hễ Phật nói Có thì mình chấp cái Có đó là thật, hễ Phật nói Không thì lại chấp cái Không đó là thật, ấy là oan cho Phật. Còn nếu "Ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết": Kinh là phá chấp, nếu lìa kinh tức còn chấp, còn chấp là ma, không thể giải thoát được.

Ngoài ra, trong kinh Viên Giác, Đức Phật dạy rằng, giáo pháp của Ngài như ngón tay chỉ mặt trăng, là phương tiện để đạt đến chân lý, cho nên đừng lầm ngón tay là mặt trăng, chân lý không nằm trong kinh điển. Nếu y theo kinh điển để giải nghĩa, để tìm chân lý trong những giòng chữ, thì đó chính là chỉ biết nhìn ngón tay mà chưa biết nhìn mặt trăng. Nhưng rời bỏ hẳn kinh điển đi thì lại có thể rơi vào những điên đảo vọng tưởng. Cũng vì không muốn cho môn đệ chấp chặt rằng kinh điển là chân lý mà thật ra chỉ là phương tiện chỉ bày chân lý cho nên đức Phật đã nói: "trong bốn mươi chín năm thuyết pháp ta chưa từng thuyết một chữ." Và chấp lấy phương tiện làm cứu cánh tức là làm oan ức cho chư Phật, mà bỏ mất phương tiện đi thì cũng không có cách gì đạt đến cứu cánh. (trích TVHS)

Tịnh Độ Tông ở vào Đại Thừa Phật Giáo.- Hành giả Đại Thừa có Tứ HoằngThệ Nguyện.

Trong tác phẩm "Tây Phương Phát Nguyện Văn Giản Chú", đại sư Liên trì có viết về Tứ hoằng thệ như sau:

Từ nay trở đi, lập thệ nguyện sâu: xa lìa ác pháp, thề chẳng tạo nữa; siêng tu thánh đạo, thề chẳng lui đọa; thề thành Chánh Giác; thề độ chúng sanh. (hết trích).- Đây là Tứ hoằng Thệ nguyện của hành giả Phát Bồ Đề Tâm.- Vãng Sanh Tịnh Độ.

Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

Ngưỡng mong Các Bạn Đồng Tu Tịnh Độ.- Chúng ta nên vừa tu Niệm Phật về Tịnh Độ, cũng vừa nghiêng cứu tìm học lời Vàng Phật dạy trong các Kinh Luận, mới không lạc lối sai đường và không phụ lòng Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật.
phật2.jpg
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
659
Điểm tương tác
594
Điểm
93
A/. Vãng Sanh (tt)
Bài 5.- Ngộ Lý Duyên Sinh.- "Vãng Sanh" Cõi Phật.- Đúng Chánh Pháp.

Kính các Bạn: Để được "Vãng Sanh" Cõi Phật.- Đúng Chánh Pháp Chúng ta phải học và Tư duy theo những điều Đức Phật Thích Ca đã dạy .- Về vấn đề Nhân Sinh quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo.- Đó là Quan Điểm VÔ NGÃ và tránh 2 biên kiến là: Thường Kiến & Đoạn Kiến. (Đạt cảnh giới này là được quả Tư Đà Hoàn.-Có như thế, chúng ta mới không lạc vào các Cõi "Trời Tịnh Độ" của Ngoại Đạo Thường kiến và Đoạn Kiến).

Như tích Tôn giả Xá Lợi Phất Ngộ Đạo Lý Duyên Sinh, như sau:

Một hôm tại thành Vương Xá, Xá Lợi Phất gặp Ngài Mã Thắng tức A Xã Bệ Thệ đang đi khất thực. Đây là một tỳ kheo đã trải qua một thời gian dài tu khổ hạnh, khi gặp Phật Ngài đã nghe Pháp Tứ Đế mà ngộ đạo, trở thành một trong năm đệ tử đầu tiên của Đức Phật. Thấy phong độ uy nghi của Mã Thắng, Xá Lợi Phất tỏ lòng kính phục và thân đến hỏi đạo, Mã Thắng cho Xá Lợi Phất biết ông là đệ tử của Đức Phật Thích Ca. Xá Lợi Phất hỏi Ngài về đạo lý của Phật Thích ca, Ngài đem giáo lý duyên sinh để giảng giải. Theo Phật, tất cả các pháp trong thế gian đều do nhân duyên mà có sinh, rồi cũng hoại diệt khi nhân duyên đã hết. Giáo pháp đó được diễn tả qua bài kệ:

Chư Pháp tùng duyên sinh
Diệt tùng nhân duyên diệt
Ngã Phật Đại Sa môn
Thường tác như thị thuyết.

Nghĩa là:

Các Pháp do duyên sinh
Lại cũng do duyên diệt
Thầy tôi là Đức Phật
Thường giảng dạy như vậy.
xze_le10.jpg


Nghe thuyết duyên sinh, ngài Xá Lợi Phất thấu suốt được sự thành hoại của vũ trụ duyên sinh và chứng quả Tư Đà Hoàn.

Kính các Bạn. Muốn vãng Sanh, tiên quyết nên chứng Tư Đà Hoàn ( Tư Đà Hoàn gọi là quả Dự Lưu.- vào dòng Thánh).
 
Last edited:

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 12 2023
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
A/. Vãng Sanh (tt)

Bài 4.- Tu Tịnh Độ: Nên Y Kinh Phật dạy ? Hay chống trái kinh Phật dạy ?

Kính các Bạn: Muốn được Vãng Sanh Tịnh Độ, chúng ta nên Y Kinh Phật dạy ? Hay chống trái kinh Phật dạy ?

Chư Tổ nói " Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan" có nghĩa là chấp chặt nơi văn tự mà giải nghĩa, thì oan cho ba đời đức Phật, mà rời bỏ kinh điển thì lại lạc vào những tà thuyết của ma vương". Vì lời nói của chư Phật như trên đã trình bày chỉ là phương tiện tạm thời, nghĩa là tùy bệnh cho thuốc. Thuốc trị bệnh của Phật là thuốc phá chấp, nếu chiếu theo văn tự để giải nghĩa, hễ Phật nói Có thì mình chấp cái Có đó là thật, hễ Phật nói Không thì lại chấp cái Không đó là thật, ấy là oan cho Phật. Còn nếu "Ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết": Kinh là phá chấp, nếu lìa kinh tức còn chấp, còn chấp là ma, không thể giải thoát được.

Ngoài ra, trong kinh Viên Giác, Đức Phật dạy rằng, giáo pháp của Ngài như ngón tay chỉ mặt trăng, là phương tiện để đạt đến chân lý, cho nên đừng lầm ngón tay là mặt trăng, chân lý không nằm trong kinh điển. Nếu y theo kinh điển để giải nghĩa, để tìm chân lý trong những giòng chữ, thì đó chính là chỉ biết nhìn ngón tay mà chưa biết nhìn mặt trăng. Nhưng rời bỏ hẳn kinh điển đi thì lại có thể rơi vào những điên đảo vọng tưởng. Cũng vì không muốn cho môn đệ chấp chặt rằng kinh điển là chân lý mà thật ra chỉ là phương tiện chỉ bày chân lý cho nên đức Phật đã nói: "trong bốn mươi chín năm thuyết pháp ta chưa từng thuyết một chữ." Và chấp lấy phương tiện làm cứu cánh tức là làm oan ức cho chư Phật, mà bỏ mất phương tiện đi thì cũng không có cách gì đạt đến cứu cánh. (trích TVHS)

Tịnh Độ Tông ở vào Đại Thừa Phật Giáo.- Hành giả Đại Thừa có Tứ HoằngThệ Nguyện.

Trong tác phẩm "Tây Phương Phát Nguyện Văn Giản Chú", đại sư Liên trì có viết về Tứ hoằng thệ như sau:

Từ nay trở đi, lập thệ nguyện sâu: xa lìa ác pháp, thề chẳng tạo nữa; siêng tu thánh đạo, thề chẳng lui đọa; thề thành Chánh Giác; thề độ chúng sanh. (hết trích).- Đây là Tứ hoằng Thệ nguyện của hành giả Phát Bồ Đề Tâm.- Vãng Sanh Tịnh Độ.

Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

Ngưỡng mong Các Bạn Đồng Tu Tịnh Độ.- Chúng ta nên vừa tu Niệm Phật về Tịnh Độ, cũng vừa nghiêng cứu tìm học lời Vàng Phật dạy trong các Kinh Luận, mới không lạc lối sai đường và không phụ lòng Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật.
View attachment 8351
Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ hai khái niệm "Y Kinh" và "Chống Trái Kinh".

Y Kinh là gì?

"Y Kinh" là việc chấp nhận và thực hành theo lời dạy của Đức Phật trong kinh điển. Kinh điển là nguồn gốc của Phật pháp, là nơi lưu giữ những lời dạy của Đức Phật về chân lý và cách thức đạt được Giải Thoát.

Tuy nhiên, việc Y Kinh không có nghĩa là chấp nhận một cách mù quáng. Chúng ta cần hiểu rõ và sâu sắc về lời dạy của Đức Phật, để có thể áp dụng chúng một cách linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh thực tế.

Chống Trái Kinh là gì?

"Chống Trái Kinh" là việc đi ngược lại với lời dạy của Đức Phật trong kinh điển. Hành động này không chỉ là một sai lầm mà còn dẫn đến những hậu quả tiêu cực trong hành trình tu tập của chúng ta.

Ý nghĩa của "Vãng Sanh Tịnh Độ":

"Vãng sanh Tịnh Độ" không chỉ đơn thuần là một mục tiêu cuối cùng, mà còn là hành trình của sự giác ngộ và giải thoát. Đây là hành trình tìm kiếm sự Bình An và Niềm An Lạc, và là nguồn động lực lớn nhất cho sự tu tập của chúng ta.

Phương tiện để đạt được "Vãng Sanh Tịnh Độ":

Để đạt được "vãng sanh Tịnh Độ", chúng ta cần có sự hiểu biết sâu sắc về lời dạy của Đức Phật và thực hành chúng một cách nghiêm túc. Sự hiểu biết và thực hành đúng đắn giúp chúng ta tiến triển trên con đường tu tập một cách mạnh mẽ.

Ngoài ra, niềm tin cũng là một yếu tố quan trọng. Niềm tin giúp chúng ta kiên nhẫn và nhất quán trong quá trình tu tập, vượt qua những khó khăn và thử thách.

Như vậy, bằng cách Y Kinh theo lời dạy của Đức Phật, nhưng không mất đi sự linh hoạt và thực tế, chúng ta có cơ hội lớn hơn để đạt được "vãng sanh Tịnh Độ" và trên tất cả, giải thoát khỏi chu kỳ tái sinh. Hãy dành thời gian suy ngẫm và thực hành những lời dạy này, vì chúng là hướng dẫn cho cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc.
 

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 12 2023
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
A/. Vãng Sanh (tt)
Bài 5.- Ngộ Lý Duyên Sinh.- "Vãng Sanh" Cõi Phật.- Đúng Chánh Pháp.

Kính các Bạn: Để được "Vãng Sanh" Cõi Phật.- Đúng Chánh Pháp Chúng ta phải học và Tư duy theo những điều Đức Phật Thích Ca đã dạy .- Về vấn đề Nhân Sinh quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo.- Đó là Quan Điểm VÔ NGÃ và tránh 2 biên kiến là: Thường Kiến & Đoạn Kiến. (Đạt cảnh giới này là được quả Tư Đà Hoàn.-Có như thế, chúng ta mới không lạc vào các Cõi "Trời Tịnh Độ" của Ngoại Đạo Thường kiến và Đoạn Kiến).

Như tích Tôn giả Xá Lợi Phất Ngộ Đạo Lý Duyên Sinh, như sau:

Một hôm tại thành Vương Xá, Xá Lợi Phất gặp Ngài Mã Thắng tức A Xã Bệ Thệ đang đi khất thực. Đây là một tỳ kheo đã trải qua một thời gian dài tu khổ hạnh, khi gặp Phật Ngài đã nghe Pháp Tứ Đế mà ngộ đạo, trở thành một trong năm đệ tử đầu tiên của Đức Phật. Thấy phong độ uy nghi của Mã Thắng, Xá Lợi Phất tỏ lòng kính phục và thân đến hỏi đạo, Mã Thắng cho Xá Lợi Phất biết ông là đệ tử của Đức Phật Thích Ca. Xá Lợi Phất hỏi Ngài về đạo lý của Phật Thích ca, Ngài đem giáo lý duyên sinh để giảng giải. Theo Phật, tất cả các pháp trong thế gian đều do nhân duyên mà có sinh, rồi cũng hoại diệt khi nhân duyên đã hết. Giáo pháp đó được diễn tả qua bài kệ:

Chư Pháp tùng duyên sinh
Diệt tùng nhân duyên diệt
Ngã Phật Đại Sa môn
Thường tác như thị thuyết.

Nghĩa là:

Các Pháp do duyên sinh
Lại cũng do duyên diệt
Thầy tôi là Đức Phật
Thường giảng dạy như vậy.
View attachment 8352

Nghe thuyết duyên sinh, ngài Xá Lợi Phất thấu suốt được sự thành hoại của vũ trụ duyên sinh và chứng quả Tư Đà Hoàn.

Kính các Bạn. Muốn vãng Sanh, tiên quyết nên chứng Tư Đà Hoàn ( Tư Đà Hoàn gọi là quả Dự Lưu.- vào dòng Thánh).
Ngộ lý duyên sinh là điều kiện cần thiết để vãng sanh cõi Phật

Theo Phật giáo, tất cả các pháp trong thế gian đều do nhân duyên mà có sinh, rồi cũng hoại diệt khi nhân duyên đã hết. Đây là giáo lý duyên sinh, một trong những giáo lý quan trọng nhất của Phật giáo.

Khi đã thấu suốt được giáo lý duyên sinh, chúng ta sẽ thấy rằng bản thân mình cũng là một pháp vô thường, vô ngã, không có tự tính. Từ đó, chúng ta sẽ có được tâm thái bình thản, an nhiên, không còn bị ràng buộc bởi những chấp thủ của bản thân.

Có hai cách chính để chúng ta có thể thấu suốt được giáo lý duyên sinh:

  • Học hỏi giáo lý Phật pháp: Chúng ta có thể học hỏi giáo lý Phật pháp qua các kinh điển, sách vở, bài giảng,... của các bậc cao tăng, thiền sư. Khi học hỏi, chúng ta cần phải có tinh thần cầu thị, nghiêm túc, không nên chấp trước vào những kiến thức lý thuyết suông.
  • Trải nghiệm thực tế: Chúng ta cũng có thể thấu suốt được giáo lý duyên sinh thông qua những trải nghiệm thực tế trong cuộc sống. Khi gặp phải những biến cố, khổ đau, chúng ta hãy bình tâm suy xét, tìm hiểu nguyên nhân của những biến cố đó. Từ đó, chúng ta sẽ thấy được sự vô thường, vô ngã của vạn pháp.

Ngộ lý duyên sinh là điều kiện cần thiết để vãng sanh cõi Phật. Chúng ta có thể thấu suốt được giáo lý này thông qua việc học hỏi giáo lý Phật pháp và trải nghiệm thực tế trong cuộc sống.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
659
Điểm tương tác
594
Điểm
93
A/. Vãng Sanh (tt)
Bài 6.- "Vãng Sanh" Cõi Phật.- Phải từ bỏ các Chấp: Thường - Đoạn .

Do người đương thời Đức Phật : Họ chấp Thường kiến và Đoạn kiến.- Nên Đức Phật khai thị CHÂN LÝ DUYÊN KHỞI, để đưa họ vào Phật Tịnh Độ.

Còn chúng ta thì sao. Có Chấp Thường kiến và Đoạn kiến không ?

Ở Kinh Bách Dụ, có Ngoại Đạo vấn Đạo. Đức Phật nói bài Pháp sau:
Ngoại Đạo nạn vấn.

TÔI NGHE NHƯ VẦY:

Một thuở nọ, Đức Phật ở tại Vườn trúc Thước Phong gần thành Vương Xá, cùng với các vị đại Bhikṣu [bíc su], chư đại Bồ-tát, và thiên long bát bộ; tổng cộng là 36.000 vị.

Khi ấy trong chúng hội có 500 Phạm Chí từ các trường học khác nhau, họ từ chỗ ngồi đứng dậy và hỏi Đức Phật rằng:

"Chúng tôi nghe là Phật Đạo rất thâm sâu và không gì có thể ngang bằng. Thế nên chúng tôi đến hỏi. Mong Ngài hãy thuyết giảng cho!"

Đức Phật bảo:

"Lành thay!"
Phạm Chí hỏi rằng:
"Vũ trụ tồn tại hay không tồn tại?"
Đức Phật bảo:
"Nó vừa tồn tại mà cũng không tồn tại."
Phạm Chí hỏi rằng:
"Nếu nó tồn tại, sao Ngài nói nó không? Nếu nó không tồn tại, sao Ngài nói nó có?"
Đức Phật bảo:
"Người sống nói là có, nhưng kẻ chết nói là không. Do đó, Ta có thể nói nó tồn tại và không tồn tại."
Phạm Chí hỏi rằng:
"Con người nhờ vào gì để sống?"
Đức Phật bảo:
"Con người nhờ vào ngũ cốc để sống."
Phạm Chí hỏi rằng:
"Ngũ cốc từ đâu sanh ra?"
Đức Phật bảo:
"Ngũ cốc sanh ra từ bốn đại: đất, nước, gió, lửa."
Phạm Chí hỏi rằng:
"Bốn đại từ đâu sanh ra?"
Đức Phật bảo:
"Bốn đại sanh ra từ không."
Phạm Chí hỏi rằng:
"Không từ đâu sanh ra?"
Đức Phật bảo:
"Không sanh ra từ không chỗ có."
Phạm Chí hỏi rằng:
"Không chỗ có từ đâu sanh ra?"
Đức Phật bảo:
"Không chỗ có sanh ra từ tự nhiên."
Phạm Chí hỏi rằng:
"Tự nhiên từ đâu sanh ra?"
Đức Phật bảo:
"Tự nhiên sanh ra từ tịch diệt."
Phạm Chí hỏi rằng:
"Tịch diệt từ đâu sanh ra?"
Đức Phật bảo:
"Sao nay ông lại hỏi việc sâu xa như vậy? Tịch diệt là Pháp bất sanh bất tử."
Phạm Chí hỏi rằng:
"Đức Phật đã đắc tịch diệt chưa?"
Đức Phật bảo:
"Ta vẫn chưa đạt đến tịch diệt."
"Nếu Ngài vẫn chưa đạt đến tịch diệt, thế thì làm sao Ngài biết được tịch diệt là thường lạc?"
Đức Phật hỏi rằng:
"Bây giờ Ta hỏi ông, chúng sanh ở thế gian là khổ hay vui?"
Phạm Chí đáp rằng:
"Chúng sanh rất khổ."
Đức Phật hỏi rằng:
"Làm sao ông biết họ khổ?"
Phạm Chí đáp rằng:
"Khi chúng sanh chết, tôi thấy họ chịu thống khổ khôn xiết. Do đó, tôi biết chết là khổ."
Đức Phật bảo:
"Tuy bây giờ ông chưa chết, nhưng ông cũng biết chết là khổ. Tương tự như vậy, vì Ta thấy mười phương chư Phật đều bất sanh bất tử, cho nên Ta biết tịch diệt là thường lạc."

Ngay lúc ấy, 500 vị Phạm Chí được tâm khai ý giải và xin thọ trì Năm Giới. Sau đó họ đều đắc Quả Dự Lưu.
bze-la11.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
659
Điểm tương tác
594
Điểm
93
A/. Vãng Sanh (tt)
Bài 7.- Phân biệt: Phật- Vô Ngã. Khác biệt Ngoại Đạo- Hữu Ngã (Chấp Thường; Đoạn).

Tư duy Pháp thoại trên.:

* Ngoại Đạo nạn vấn, với ý đồ dùng ngôn ngữ để buộc Đức Phật phải công nhận: "Thượng Đế, Phạm Thiên" sanh ra con người !

* Đức Phật bác bỏ và chỉ ra: Vạn vật từ Vô Sanh (Nê hoàn- Tịch Diệt- Niết Bàn) mà sanh.- Đây là Nhân Sinh & Vũ Trụ Quan PG.

Phật dạy:

  • Đạo Phật.- Con người và vũ trụ- Duyên Sanh, Vô Ngã.- Không chấp nhận Thường Kiến.
  • Ngoại Đạo.- Con người và vũ trụ do đấng tự sanh Đại Ngã sanh ra.- Đây là Thường Kiến.

- Vì sao gọi là "Thường Kiến" ?
Đáp: Ở các Tôn Giáo "Hữu Ngã" như Bà la môn.- Họ cho rằng:

- Đại Ngã (tức Thượng Đế), tự sanh ra và sống mãi không chết (Thường Kiến).

- Đại Ngã sanh ra Tiểu Ngã (tức linh hồn con người). Linh hồn này cũng sống mãi không chết (Thường Kiến), nhưng linh hồn sẽ luân hồi đầu thai tái sanh qua thân xác khác, ví như con chim bỏ cái lồng này sang qua cái lồng khác.

* Đức Phật bác bỏ quan điểm này, Ngài dạy rằng: Tất cả Pháp VÔ NGÃ (nghĩa là không có Đại Ngã, cũng không có Tiểu Ngã).- Các Pháp do NHÂN DUYÊN HÒA HỢP SANH. Không phải tự sanh, không phải Thượng Đế sanh (VÔ NGÃ).- Vì Vô Ngã nên Vô Thường (kể cả cái gọi là Hồn).

* Với Chân lý Vô Thường; Vô Ngã mà Đức Phật dạy này. Người tu Phật mà chấp có Phật rướt cái tiểu Ngã của mình mang về cõi nước Tịnh Độ nào đó ? Thì Chúng ta nên xem xét lại căn bản Phật Học của mình để khỏi "đi" lệch đến cõi Trời Vô Sắc Giới của Ngoại Đạo mà ngỡ là mình được "Vãng Sanh " Tịnh Độ !

* Vấn đề "Linh Hồn" Đức Phật có nói rõ ở Kinh Phạm Võng,bài kinh số 1. Trường Bộ Nikaya.- Bàn về 62 loại Tà kiến mà các tu sĩ khổ hạnh ở Ấn Độ bám vào.
Tịnh Độ Tông Linh_h11


XIN NÓI RÕ:

VQ KHÔNG BÁC BỎ VÃNG SANH. NHƯNG PHẢI LÀ VÃNG SANH THEO PHẬT, MÀ KHÔNG PHẢI THEO NGOẠI ĐẠO.(Sẽ nói về Vãng Sanh theo Phật ở các đoạn sau)

Như thế, không lẽ chết là hết (Đoạn Kiến) ?

Theo Phật dạy: Đoạn Kiến cũng là một lối chấp sai lầm.- Người học Phật nên tránh.

* Chân Lý Phật dạy là: DUYÊN SANH, VÔ NGÃ- TÁNH KHÔNG (Tánh Không dẫn đến Vô Sanh).

Điểm này khi tụng kinh đến bài phát nguyện hồi hướng .- Đó là: HOA KHAI KIẾN PHẬT NGỘ VÔ SANH.
(chúng ta sẽ bàn sau)
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Kính bạch Thầy Viên Quang 6, con hiện nay đang chuyên đang tu Tịnh Độ, dẫu sao con nhận thấy rằng 1 số kiến giải của con sẽ được làm hài lòng đức Phật, do đó con muốn tạm xin thưa, dù rằng biết ít người hiểu được.

1, Chân lý đức Phật chứng ngộ, chỉ có đức Phật hiểu rõ, giả như đức Phật nói: Ta do do tu 10 ba la mật mà thành Phật thì chúng sinh cũng cho rằng như vậy, nếu như đức Phật nói ta tu 4 diệu đế, 8 thánh đạo mà thành đạo thì chúng sinh hay như vậy, nhưng tất cả đều là phương tiện nói, chân lý thật sự chỉ có Phật với Phật mới thấu.

2, Chân lý của Phật vượt qua suy luận thông thường của thế gian và tất cả các Bồ Tát từ địa thứ 8 cũng chưa rõ, đó không có cách nào phàm phu hiểu thấu tột cùng, nếu không cầu nguyện gia trì.

3, Nếu muốn nâng cao trình độ hiểu biết Phật pháp người này không thể không biết tiếng Phạn, vì những kinh văn dịch qua Hán văn không hoàn toàn chính xác. Chỉ ngài Huyền Trang dịch rất bám sát, theo các học giả dịch do Ngài ấy khoảng 80% gần với nguyên bản.

Nếu không biết tiếng Phạn thì ít nhất phải so sánh những bản dịch các thứ tiếng từ tiếng Phạn phiên dịch ra.

Ví dụ như kinh A Di Đà nói: "Nếu người nào nhớ nghĩ Vô Lượng Thọ Phật hoặc 1 ngày nhớ, hoặc 2 ngày nhớ nghĩ, hoặc 3 ngày nhớ nghĩ, hoặc 4, hoặc 5 ,hoặc 6, hoặc 7 ngày nhớ nghĩ đức Như Lai đó, đừng để tâm tán loạn".

*Nhớ nghĩ đức Phật đừng để tâm tán loạn LẠI LÀ MỘT LỜI KHUYÊN NHẮC CẨN TRỌNG, LẠI BỊ CÁC GIẢNG SƯ PHÁP SƯ HIỂU LẦM, HIỂU SAI GIẢNG SAI, CHO LÀ PHẢI NIỆM PHẬT ĐẠT ĐẾN CÔNG PHU CỦA THIỀN ĐỊNH LÀ MỘT LÒNG KHÔNG TÁN LOẠN, MÀ CHẢ HIỂU KHI A LA HÁN Ở NGOÀI ĐỊNH CÒN TÁN LOẠN TRỪ KHI ĐANG Ở DIỆT TẬN ĐỊNH.

-Ví dụ như tôn giả Ca Diếp tuy là đệ nhất trong đội ngũ được Phật truyền y bát, nhưng nghe chư Thiên tấu âm nhạc còn đứng lên nhảy múa, có vô số A La Hán khác còn nhiều tập khí như sân giận vi tế v.v.....

-Do đó có thể biết nhất tâm bất loạn không phải là chuyện của cả phàm lẫn sơ thanh hoặc thánh tiểu thừa.

-DO HIỂU LẦM KINH ĐIỂN DO KHÔNG HIỂU VĂN BẢN GỐC TIẾNG PHẠN.

-NHỮNG BẢN DỊCH CỦA NGÀI CƯU MA LA THẬP KHÔNG BÁM SÁT BẢN PHẠN, MÀ LÀ DỊCH THEO Ý, NGƯỜI TÀU THÍCH VĂN CHƯƠNG BÓNG BẨY, DO ĐÓ CÓ DỊCH THÊM HOA LÁ CÀNH LÀ CHUYỆN BÌNH THƯỜNG.

4. Sau đức Phật 500 năm trình độ con người dần tụt dốc, không nói về chứng quả, chỉ nói về trình độ đã rất thảm hại.

Bên Trung Quốc từ thời Nguyên - Minh - Thanh trở đi các văn bản giải thích Phật pháp đã dần giảng sai lạc rất nhiều, rối rắm, đừng nói chi ở Việt Nam.

5. Con người bây giờ đọc kinh họ không hiểu những kinh văn thật sự nói gì, ví dụ như chứng A La Hán bên nguyên thủy, bên Đại thừa ở Ấn Độ tương ưng quả vị gì họ không hiểu.

6. Dùng kinh điển tiểu thừa để chứng minh đại thừa, cũng giống như lấy trình độ tiến sĩ chứng minh trình độ tiểu học.

7. Tất cả những thứ phàm phu thấy, Bồ Tát địa thấp thấy, A La Hán thấy hoàn toàn chưa thể chính xác.

3 loại lượng để phân biệt chân lý


* Hiện lượng trí: Ví dụ 1 ly nước 3 loại chúng sinh thấy khác nhau:
con cá thấy nước là không khí con người thấy nước là nước, ngạ quỷ thấy nước là lửa, chư thiên thấy nước là cam lồ.

1 loại nghiệp nhưng mỗi trình độ sẽ thấy khác nhau, mỗi nghiệp mỗi khác, ví dụ như một nhà khoa học sẽ thấy nước là kết hợp giữa chất này chất kia, 1 bác sĩ sẽ thấy nó sai khác.

*Tỷ lượng: Những thứ đức Phật thấy quá sâu sắc, ngoài tầm suy nghĩ của người thông thường, ngoài tầm so sánh, ngoài tầm đối đãi.
Do đó, so sánh chỉ là tạm thời những lời dạy không liễu nghĩa, lời dạy cao thì không có cách nào so sánh.

-2 loại lượng, nếu không y cứ Thánh ngôn lượng và cầu gia trì thì không cách nào hiểu được ý Phật

8. Trong Bảo Hành Vương Chánh Luận của ngài Long Thọ nói:

Đức Phật khi mới thành đạo nói: Ta chứng pháp vi diệu, ly hý, quang minh, vô vi. Ta chứng vị cam lồ bất tử, mà không thấy 1 chúng sinh nào hiểu nổi. Chi bằng nhập Niết Bàn.

Sau đó ngài đã nhận lời thỉnh cầu giữa Phạm Thiên, Đế Thích chuyển bánh xe pháp, từ trình độ cao hạ thấp xuống 1 tầng.

9.Ngày nay tuy kinh điển còn tồn tại, nhưng nhiều kinh văn đức Phật đã nói: Thời Mạt pháp pháp chúng sinh không hiểu ý Như Lai (theo Pháp Uyển Châu Lâm)


10. Từ lời Phật đã chứng ngộ rất khó hiểu rồi, nhưng vì tâm từ bi nên dùng ngôn ngữ thế tục, nên đã hạ trình độ thấp xuống 1 bực, từ kinh văn qua dịch thuật nhiều ngôn ngữ lại hạ thấp xuống 1 tầng ý nghĩa, lại từ đó luận giải xuống thấp thêm tầng nữa. Rồi từ luận giải này xuống tới các giảng sư xuống thấp thêm 1 tầng nữa.

-Con người thời nay ngại đọc kinh điển, họ chỉ y cứ thầy nào đó, pháp sư nào đó, giả như có chăm chỉ nhưng do che chướng nhiều đời, không cầu gia trì nên không thể hiểu được thâm ý của Phật.


Cái cuối cùng: Theo kinh nghiệm thô thiển của con, chí thành cùng cực sẽ cảm ứng, tha thiết tột bực cảm ứng tâm Phật. Vì vậy không muốn nói gì thêm, vì sức lực đã cạn, hy vọng nếu một ai hữu duyên sẽ hiểu được 1 chút nào đó.
 

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 12 2023
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
... hy vọng nếu một ai hữu duyên sẽ hiểu được 1 chút nào đó.
1. Chân lý của Phật chỉ có Phật hiểu rõ
Điều này là đúng. Chân lý Phật chứng ngộ là chân lý tuyệt đối, vượt qua mọi suy luận của thế gian. Nó là chân lý về bản chất của vũ trụ, của chúng sinh và của cuộc sống. Chân lý này không thể được hiểu bằng trí tuệ của phàm phu, mà chỉ có thể được hiểu bằng trí tuệ của Phật.

2. Chân lý của Phật vượt qua suy luận của thế gian
Điều này cũng là đúng. Chân lý Phật chứng ngộ là chân lý siêu việt, vượt qua mọi quy luật của thế gian. Nó là chân lý về sự vô thường, vô ngã và duyên khởi. Chân lý này không thể được hiểu bằng cách suy luận dựa trên những quy luật của thế gian.

3. Nếu muốn hiểu Phật pháp cần biết tiếng Phạn
Điều này cũng có phần đúng. Kinh điển Phật giáo được viết bằng tiếng Phạn, là một ngôn ngữ rất giàu có và phức tạp, có nhiều sắc thái ý nghĩa mà không thể diễn đạt hết bằng các ngôn ngữ khác. Nếu không biết tiếng Phạn, thì người đọc sẽ khó hiểu được ý nghĩa sâu xa của kinh.

Nguyên nhân thứ hai là do sự khác biệt về văn hóa. Văn hóa của Ấn Độ, nơi Phật giáo ra đời, rất khác biệt với văn hóa của Trung Quốc, Việt Nam... Điều này khiến cho người dịch khó có thể hiểu hết ý nghĩa của các kinh điển Phật giáo.

Nguyên nhân thứ ba là do sự khác biệt về trình độ của người dịch. Nhiều bản dịch kinh điển Phật giáo được thực hiện bởi những người có trình độ Phật học không cao, dẫn đến việc dịch sai, hoặc dịch thiếu ý nghĩa.

Tuy nhiên, việc biết tiếng Phạn không phải là điều kiện bắt buộc để hiểu Phật pháp. Có nhiều cách để hiểu Phật pháp, chẳng hạn như đọc bản dịch kinh điển, nghe giảng kinh, tham gia khóa tu học Phật pháp...

4. Trình độ của con người sau Phật giảm sút
Điều này cũng có phần đúng. Sau khi Phật nhập Niết Bàn, trình độ của con người dần giảm sút. Điều này thể hiện ở chỗ con người ngày càng khó hiểu được chân lý Phật giáo.

5. Kinh điển Phật giáo được giảng giải sai lạc
Điều này cũng có phần đúng. Kinh điển Phật giáo đã được dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau, và trong quá trình dịch thuật, có thể có những sai sót. Ngoài ra, kinh điển Phật giáo cũng được nhiều người giảng giải, và trong quá trình giảng giải, có thể có những sai lạc.

6. Dùng kinh điển tiểu thừa để chứng minh đại thừa là sai
Điều này là đúng. Kinh điển tiểu thừa và đại thừa đều là những lời dạy của Phật, nhưng hai bộ kinh này có những điểm khác biệt. Kinh điển tiểu thừa chủ yếu nói về những phương pháp tu tập để đạt được mục tiêu giải thoát, còn kinh điển đại thừa chủ yếu nói về những phương pháp tu tập để đạt được mục tiêu giác ngộ. Do đó, không thể dùng kinh điển tiểu thừa để chứng minh đại thừa.

7. Thấy biết của phàm phu, Bồ Tát địa thấp, A La Hán chưa chính xác
Điều này cũng là đúng. Thấy biết của phàm phu, Bồ Tát địa thấp, A La Hán đều bị hạn chế bởi nghiệp lực và phiền não. Do đó, những thấy biết này chưa thể chính xác.

8. Hiện lượng, tỷ lượng và thánh ngôn lượng
Điều này là một cách phân loại thấy biết của con người. Hiện lượng là thấy biết dựa trên kinh nghiệm thực tế, tỷ lượng là thấy biết dựa trên sự so sánh, và thánh ngôn lượng là thấy biết dựa trên lời dạy của bậc thánh nhân.

9. Đức Phật đã hạ thấp lời dạy của mình
Điều này cũng có phần đúng. Đức Phật đã hạ thấp lời dạy của mình xuống để phù hợp với trình độ của chúng sinh.

10. Con người thời nay ngại đọc kinh điển
Điều này cũng là một thực tế đáng buồn. Con người thời nay ngại đọc kinh điển, họ chỉ thích nghe giảng kinh hoặc tham gia khóa tu học Phật pháp. Điều này khiến cho họ khó hiểu được chân lý Phật giáo một cách sâu sắc.

Kiến giải của bạn về Phật pháp là một kiến giải sâu sắc và có giá trị. Nó giúp chúng ta hiểu được một cách rõ ràng hơn về chân lý Phật giáo. Tuy nhiên, cần lưu ý kiến giải của bạn chỉ là một cách nhìn nhận của cá nhân, và có thể có những điểm chưa hoàn toàn chính xác. Để hiểu được Phật pháp một cách chính xác, chúng ta cần tiếp tục học hỏi và tu tập.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
659
Điểm tương tác
594
Điểm
93
Kính cảm ơn và trân trọng kiến giải của 2 Bạn tu ạ. Nhất là Bạn Hoàng rất sâu sắc ạ. Bạn Kim cang thời luận thì rộng lớn bao la ạ.
IMG_20231120_074113.jpg
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
NAM MÔ BẤT TƯ NGHỊ QUANG PHẬT

TRƯỚC KHI ĐOẠN THẢO LUẬN TIẾP THEO ĐƯỢC VIẾT, CON XIN BIÊN ĐOẠN KỆ CON RẤT TÂM ĐẮC, NẾU AI CÓ DUYÊN MONG SẼ ĐƯỢC LỢI LẠC.

Bây giờ đã hơn ba nghìn năm
Kể từ khi đức Thích Ca Mâu Ni Phật thị tịch
Thời đại của pháp đúng đắn và gần giống chánh pháp đã là quá khứ
Rất tiếc, các đệ tử của Phật đã đến giai đoạn cuối cùng!

Hiện tại là thời kỳ “ngũ trược ác thế”
Giáo pháp của đức Phật đang dần hoại diệt
Chúng sinh không có khả năng thực hành theo Đạo lộ Thánh hiền
Do đó các lời dạy của đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã cất giữ tại cung điện loài rồng.

Trong các thời đại của Pháp chính xác, gần giống chính xác và cuối cùng
Lời thề Nguyên thủy của đức A Mi Đà Phật đã lan rộng
Vào thời cuối cùng của giáo pháp đức Phật.

Trong kinh Đại Tập Nguyệt Tạng dạy:
“Sau khi đức Phật viên tịch năm trăm thứ 5
Là thời kỳ: Đệ tử Phật chỉ lo tranh đấu kiên cố”
Do vậy, tịnh pháp từ từ sẽ ẩn mất.

Khi tuổi thọ của thế giới này hàng vạn năm
Và lúc phước báu chúng sinh giảm dần
Cho đến con người sống chỉ còn hai mươi nghìn tuổi (20. 000)
Thời đại này, được gọi là Thế giới Ác Trược của năm loại ô nhiễm.

Khi thời gian ác nghiệp chúng sinh đang tăng trưởng phi thường
Thân thể của họ đang dần dần nhỏ lại
Tội ác và hành vi sai trái trong thời kỳ “ngũ trược ác thế”
Vì vậy, tinh thần của họ giống như rắn độc và rồng độc ác.

Đến giai đoạn này sự vô minh và đam mê mù quáng có rất nhiều
Thâm nhập khắp mọi nơi như vô số hạt bụi
Ham muốn và thù hận nảy sinh từ các xung đột
Giống như những đỉnh núi cao.

Các quan điểm sai lầm của chúng sinh phát triển
Trở nên nhiều như bụi và rừng rậm, gai góc
Lòng họ đầy nghi ngờ, phỉ báng người cầu về cõi Tịnh Độ
Khi việc sử dụng bạo lực, chất độc, và sự tức giận của chúng sinh đang lan rộng rãi.

Với sự băng hoại của cuộc sống, cái chết hiện tại không đúng lúc đến ngay lập tức
Quả báo - bản thân và môi trường của mọi người đang đến bờ diệt vong.
Họ từ chối điều thiện và quay sang điều ác chiếm ưu thế
Vì vậy, người ta làm tổn thương người khác không có lý do.

Nếu không dựa vào Bản nguyện Từ bi của Như Lai
Không có chúng sinh nào của thời đại này - thời đại cuối cùng của giáo pháp
Khoảng thời gian thứ 5 trong 500 năm kể từ khi đức Thích Ca Mâu Ni Phật viên tịch
Sẽ có cơ hội thoát ly sinh tử biển luân hồi.

Chín mươi lăm giáo lý ngoại đạo
Làm ô uế thế giới này, chỉ có con đường Đức Phật là thanh tịnh!
Bằng cách rời khỏi Thế giới Ác Trược này và đạt đến Giác ngộ ở cõi Tịnh độ
Chúng ta mới có thể mang lại lợi ích cho hữu tình khác
Trong ngôi nhà này hiện đang cháy!
Do đó là bản nguyện Lời thề cứu độ của đức Phật.

Hiện tại tuổi thọ đang dần giảm trong thời kỳ ngũ trược ác thế
Tăng sĩ và cư sĩ rơi vào tình trạng bất hòa
Khi họ nhìn thấy những người phát tâm cầu sinh Tịnh Độ
Họ đầy nghi ngờ cõi Tịnh độ, vu khống, tấn công người đó.

Những người sẽ không đạt được Giác ngộ trong kiếp sống này
Tất cả đều tấn công những người thực hành cầu sinh cõi Tịnh Độ độc nhất vô nhị.
Dấu hiệu chính họ là hủy diệt của Giáo huấn của đức Phật
Vì thế, đối với họ biển sinh tử rộng lớn sẽ không có ngày chấm dứt.

Chúng ta đang nghĩ rằng bản thân hiện sống trong thời đại của Phật pháp Chính xác
Nhưng trong chúng ta – bản thân hiện là kẻ yếu nhất trong số chúng sinh nghiệp chướng nặng nề
Hiện nay giáo pháp thanh tịnh, chân chánh, thực tế không còn nữa!
Làm thế nào chúng ta có thể giác ngộ trong đời sống này.

Mong muốn tu hành Tự Lực để đạt giải thoát, trong con đường Các Thánh Hiền đã đi (thánh đạo môn)
Nằm ngoài tâm trí và sức lực của chúng ta
Chúng ta, những chúng sinh vô minh phiền não, không ngừng chìm đắm trong tái sinh ở Cõi Luân Hồi. Làm thế nào chúng ta có thể đạt giác ngộ giải thoát bằng tự lực tu hành!

Dưới sự chỉ đạo của chư Phật đã xuất hiện trên kinh A Di Đà
Nhiều hơn gấp ba lần cát của sông Hằng
Chư Phật đã dạy cho chúng ta cõi Tịnh Độ về đó để sớm Giác ngộ nhanh chóng
Nếu tu hành tự lực sẽ thất bại và chúng ta tiếp tục phải bị tái sinh luân hồi.

Vào lúc thời đại Pháp Gần giống Chân Chánh và cuối cùng, từ đây trở về sau Thế giới này càng ngày bị năm bại hoại trầm trọng.
Những giáo lý do đức Thích Ca Mâu Ni Phật để lại đã dần ẩn mất.
Chỉ có Lời thề từ bi của đức A Mi Đà Phật được biết đến rộng rãi
Sự cứu độ cầu sinh cõi Tịnh Độ đang lan rộng.

Những lời thề cứu độ của đức A Mi Đà Phật là tối cao và vượt qua tất cả
Được chọn lọc qua năm đại kiếp của suy nghĩ sâu sắc
Lời nguyện về Ngài luôn chiếu ánh sáng vô lượng và sự sống vĩnh hằng chúng sinh cõi đó.
Là Căn Bản Đại Bi của hành động đức Phật.

Khát vọng đạt Giác ngộ tối cao qua Con đường của Tịnh độ
Được chư Phật khuyến khích nhận ra, với tâm chí thành hướng về đức Vô Lượng Thọ
Tâm Kim Cang bất thối - tin tưởng sâu sắc để đạt được Phật quả
Đức A Mi Đà Phật tìm cách đơn giản giải cứu tất cả chúng sinh.
Những ai nhận ra tin tưởng cứu độ từ nơi đức Phật
Chắc chắn họ đạt đến niết bàn tuyệt vời viên mãn.

Nếu ai đi vào đạo lộ Tịnh Độ của đức A Mi Đà Phật
Nhận ra tâm tự lực khó đến quả vị Phật
Hoàn toàn từ bỏ hướng công đức của tự lực
Quay về nương tựa thành quả của đức Phật, mà lợi ích chúng sinh vô cùng tận.

Khi Tâm Kim Cang vững chắc tin tưởng không lay chuyển
Hết lòng tin vào sự cứu độ bình đẳng của đức A Mi Đà Phật
Người ấy chắc thật sẽ viên mãn phước trí toàn diện nơi cõi Tịnh Độ
Hết thảy vô minh, phiền não mãi không còn thấy bóng nữa.

Tất cả những ai Tin Tưởng Sâu Sắc về sự cứu độ bình đẳng của đức A Mi Đà Phật
Quyết định đạt đến sự giác ngộ toàn diện.



Những ai thật sự nhận ra cõi Tịnh Độ khó gặp được!
Ai giải cứu khổ nạn chúng ta giữa biển khổ vô tận, ngoài đức A Mi Đà Phật
Vui mừng, hớn hở, tin chắc việc giải cứu cõi Luân Hồi Khổ của đức Phật và không bao giờ bị bỏ rơi.

Những ai tái sinh cõi Tịnh Độ chắc chắn họ đạt đến giác ngộ vô thượng.
Bồ tát Di Lặc phải trải qua 5.670.000.000 năm nữa mới đạt được Phật quả
Nhưng nếu ai nhận ra cõi Cực Lạc Tịnh Độ quyết chắc đạt được giác ngộ vào cuối cuộc đời này.

Người đã sinh về cõi Cực Lạc Tịnh độ tốc chứng đến giác ngộ vô thượng.
Qua việc cầu sinh về cõi Tịnh Độ Cực Lạc với Tâm Kim Cang
Họ giống như ngài Di Lặc chứng ngộ Niết bàn vô thượng không khác
Sau đó ngay lập tức lợi lạc vô lượng hữu tình, với thần lực vô ngại.
Bằng cách nhận ra cõi Tịnh độ A Mi Đà Phật hiếm có khó gặp như hoa ưu đàm.
Họ như ngài Di Lặc ở bậc kế vị không khác.

Ngay cả những người tu tập sống trong thời kỳ đức Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế
Họ bỏ qua phương tiện mau lẹ này, mà tu hành tự lực cá nhân
Đi theo con đường Thánh hiền đã đi qua (đạo lộ thánh hiền) cần trải qua vô số kiếp tu tập
Những người thực sự nhận ra cõi Tịnh Độ bằng cách cầu nguyện sinh về!
Họ luôn luôn ghi nhớ Đức Phật, như đứa con trông ngóng cha mẹ mong gấp được giải cứu, và họ niệm Phật với Tâm biết ơn rộng lớn.

Khi chúng sinh Thế giới xấu xa của năm ác trược này
Tâm Kim Cang tin tưởng sâu sắc nơi bình đẳng cứu độ của đức A Mi Đà Phật
Những thần biến của đức Phật: không thể diễn tả, không thể giải thích và không thể nghĩ bàn.
Họ cầu sinh về cõi Cực Lạc nên đã có hoa sen cõi đó.


Kinh Lăng Nghiêm: Đức Phật Ánh Sáng Siêu Việt Hơn Mặt Trời Mặt Trăng (Siêu Nhật Nguyệt Quang Như Lai): “Vì lợi ích của chúng sinh trong tương lai, ta dạy cho Đại Thế Chí Bồ Tát nhớ Phật tam muội”.
Đầy lòng từ bi đối với chúng sinh của Thế giới Ô Uế này
Đại Thế Chí Bồ Tát dạy chúng ta nhớ Phật để mong chóng vượt qua biển khổ sinh tử.

Bởi lòng đại bi vô hạn của đức Thích Ca Mâu Ni Phật và A Mi Đà Phật
Chúng ta đã được các Ngài đưa đến pháp Tịnh độ để mong chóng thấy được Phật tính của mình
Đó là thâm nhập trí tuệ của Cực Lạc tịnh độ
Trở thành những người đáp lại với lòng biết ơn đối với lòng nhân từ bình đẳng giải cứu của Đức Phật.

Bởi sức mạnh của Bản nguyện của Tỳ kheo Pháp Tạng
Chúng ta nhận ra người luôn nhớ Phật là đại trí tuệ
Nếu không có đức A Mi Đà Phật lập cõi Cực Lạc tịnh độ
Làm sao chúng ta có thể đạt đến Niết bàn.

Ngài là ngọn đuốc lớn trong đêm dài vô minh
Đừng buồn chúng ta đang là phàm phu tội chướng
Ngài là con thuyền trên đại dương mênh mông trong sinh tử
Đừng đau buồn là: những chướng ngại nghiệp ác của mình đang nặng nề.

Sức mạnh lời thề của đức Phật là vô hạn!
Vì vậy, ngay cả nghiệp ác sâu dày và nặng nề như chúng ta cũng được giải cứu nhanh chóng.

Trí tuệ của Đức Phật là vô biên!
Vì vậy, ngay cả những người có tâm trí bị loạn động và những người chỉ biết lợi mình, ích kỷ, nhỏ mọn, độc ác vẫn không bị bỏ rơi nơi sự cứu độ.

Khi con suy tư về công đức lời thề của đức Phật!
Con thấy là đức Như Lai không bỏ rơi chúng sinh đang đau đớn sống trong phiền não
Ngài lấy toàn bộ công đức mình ban cho chúng sinh, hưởng thọ những công đức trang nghiêm nhất, đức A Mi Đà Phật thật sự viên mãn hành động Đại Bi của chư Phật như Cha Mẹ.
Danh hiệu vô lượng công đức của đức A Mi Đà Phật và cõi Cực Lạc tịnh độ là sự thương xót, muốn cứu hộ khắp chúng sinh từ tâm Đại Bi của đức A Mi Đà đối với tất cả chúng sinh.

Sự cứu độ bình đẳng nơi đức A Mi Đà Phật, ngay cả nhưng “kẻ không có chút công đức” nào.
Nếu họ luôn tưởng nhớ đức Phật và từ chối sức mạnh cá nhân bằng con đường tự lực.
Khi tất cả chúng sinh thiện, ác, và những kẻ vô minh nhất!
Đã đi vào đạo lộ Tịnh độ nơi lời thề đại dương bao la của đức Phật
Từ lời thề nguyện cứu độ tất cả chúng sinh khổ, họ ngay lập tức
Tất cả chúng sinh là đối tượng cần cứu độ của tâm Đại Bi đức Như Lai.

Đức Phật tiên tri trong kinh điển như sau:
“Trong các đệ tử của Ta vào thời Mạt pháp sẽ làm những điều ác
Những quan điểm sai lầm và ngạo mạn sẽ phát triển mạnh mẽ”.
Đến giai đoạn cuối cùng của Pháp, chúng đệ tử sẽ phá hủy lời dạy dỗ của ta.

Chúng sinh phỉ báng pháp Tịnh độ bị đọa lạc vào địa ngục A Tỳ
Phải chịu đựng những đau đớn và phiền não lớn mà không có thời gian nghỉ ngơi
Trong vô số kiếp trầm luân khổ hải.

Chư Phật khắp 10 phương làm “nhân chứng” và bảo hộ gia trì
Bằng tướng lưỡi rộng dài trùm khắp: Tam thiên đại thiên thế giới.
Với lời nói là: “này các chúng sinh, các ông nên tin tưởng, thọ trì pháp môn công đức không thể nghĩ bàn” được chư Phật gia trì.
Chúng ta nên nhận ra là: con đường tự lực tu đạo, khao khát giác ngộ tối cao
Không thể đạt được như ý nguyện.

Biết được chư Phật 10 phương xác nhận cõi Tịnh độ
Thật hiếm có, khó gặp được trong Thế giới Ô Uế của thời đại Pháp cuối cùng này
Chứng minh của vô số chư Phật nhiều như cát sông Hằng
Tiết lộ mức độ khó khăn để chúng sinh tin tưởng, tiếp nhận.

Nếu chúng ta không gặp được cõi Tịnh độ của đức A Mi Đà Phật
Làm sao chúng ta chấm dứt được vòng tái sinh, sinh rồi lại sinh cõi Luân Hồi vô tận
Liên tục bị hành hạ bởi các loại khổ sẽ không có ngày kết thúc
Chúng ta làm gì được khi chìm trong biển khổ đau này!

Khi chúng ta giao phó mình vào trí tuệ không thể nghĩ bàn của đức Phật
Chúng ta vẫn đang ở giai đoạn là phàm phu.
Những bậc thánh như ngài Long Thọ, Phổ Hiền v.v…
Các Ngài đã đạt được giác ngộ tối cao ở cõi Tịnh độ.

Hãy tin tưởng vào trí tuệ không thể nghĩ bàn của đức Phật
Tâm Kim Cang phát nguyện kiên cố là nguyên nhân sinh ra cõi Tịnh độ
Công đức cõi Tịnh độ là không thể nghĩ bàn
Trong tất cả những việc khó khăn, đây là điều khó khăn nhất.

Nỗi khổ của sinh và tử, từ vô số kiếp lâu xa không có bắt đầu
Chúng ta chắc chắn đạt đến Niết bàn tối cao
Đó là theo hướng dẫn của đức A Mi Đà Phật ở cõi Tịnh độ
Lòng biết ơn đối với lòng nhân từ của đức Phật thật là khó thể tả.

Những người sinh ra ở cõi Tịnh độ rất ít
Những người sinh ra ở cõi Luân Hồi đi theo con đường tu tự lực rất nhiều.
Vì không thể đạt giác ngộ bằng sức mạnh của bản thân
Chúng ta đã bị tái sinh liên tục trong vô số kiếp.


Đức Phật dạy trong Quán Vô Lượng Thọ kinh:
“nếu người nào nhớ Vô Lượng Phật thì người đó là hoa sen trắng trong loài người”
Quán Thế Âm và Đại Thế Chí là bạn tốt nhất của người đó!
Người đó nhất định sẽ sinh vào nhà của đức Phật.

Đức A Mi Đà Phật, Quán Thế Âm và Đại Thế Chí Bồ tát lên thuyền cứu khổ rộng lớn
Trên đại dương biển luân hồi khổ
Các ngài gọi tất cả chúng sinh về cõi Tịnh độ và đưa họ lên đài sen.

Những người tin tưởng sâu sắc
Đối với lời thề cứu độ của đức A Mi Đà Phật về lòng từ bi vĩ đại
Do vậy nên thường nhớ đức Phật
Cho dù là đang thức hay đang ngủ.

Những người đi theo con đường Thánh Hiền tự lực
Tất cả đều phải tu hành các pháp ba la mật, tích lũy công đức trong vô số, vô lượng kiếp
Nếu ai tin tưởng sâu sắc, sức mạnh thần lực của đức Phật
Thực sự nhận ra là: không có một ai, là không được đức Phật giải cứu thoát khổ.

Mặc dù chúng ta có những lời dạy của đức Thích Ca Mâu Ni Phật để lại
Không có chúng sinh nào có thể thực hành mà đưa đến giác ngộ
Do đó, đức Phật dạy rằng trong Kinh điển là thời đại Pháp cuối cùng
Không một người nào đạt được giác ngộ thông qua chúng.

Những ai nguyện sinh về cõi Tịnh độ nhờ thần lực đức Phật
Tôn kính Pháp Tịnh độ khó gặp trong vô số kiếp, luôn hoan hỷ
Các Bồ Tát cõi Cực Lạc là bạn tốt nhất người đó
Đây là khen ngợi của 10 phương chư Phật.

A Mi Đà Như Lai đại bi luôn thương xót tất cả chúng sinh

Chúng ta quyết một lòng cầu sinh về Cực Lạc tịnh độ, ngay cả khi phá vỡ thân hình
Đó là lòng nhân từ rộng lớn của Chư Phật 10 phương đồng giảng dạy
Chúng ta phải cố gắng để trả ơn, thậm chí cho đến khi xương trở thành cát bụi.

 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
659
Điểm tương tác
594
Điểm
93
A/. Vãng Sanh (tt)
Bài 8.- Cội nguồn Sanh Tử.

Trong nền Giáo lý Đạo Phật: Không công nhận "cái Hồn" ! Thế cái gì Sanh tử ? Cái gì Vãng Sanh ?

Đáp: Vấn Đề này chúng ta hãy ôn lại Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật đã dạy:(dạ. Thưa bạn KCTL kinh này là Đại thừa ạ !)

Ở kinh Thủ Lăng Nghiêm.- Chương 8. Đức Phật dạy về nhân và quả đã tác động để hình thành (SANH) các loại chúng sanh.- Nghĩa là Vãng Sanh Tịnh Độ cũng phải theo qui luật này.

Kính dạy:

A Nan! Bản tánh của tất cả chúng sanh vốn chơn thật trong sạch, vì vọng kiến mà vọng sanh tập khí, do đó chia thành nội phần và ngoại phần.

A Nan! Nội phần tức là phần trong của chúng sanh. Do lòng ái nhiễm phát khởi vọng tình, vọng tình tích chứa không thôi, sanh ra ái thủy, nên chúng sanh hễ nghĩ đến thức ăn ngon thì chảy nước miếng; nhớ đến người xưa, hoặc thương hoặc giận, thì chảy nước mắt, tham cầu của báu, trong tâm ham muốn, cả mình đều thấm nhuần nước tham; tâm tham dâm dục thì hai căn nam nữ tự nhiên chảy dịch. A Nan, những ái dục ấy dù khác, nhưng sự chảy nước là đồng, tánh nước thấm ướt chẳng lên được, tự nhiên sa đọa, gọi là Nội Phần.

A Nan! Ngoại Phần tức là phần ngoài của chúng sanh. Do lòng khao khát phát ra vọng tưởng, vọng tưởng chứa mãi không thôi, sanh ra thắng khí. Nên chúng sanh hễ tâm giữ giới cấm thì cả thân nhẹ nhàng; tâm trì chú ấn thì cử chỉ hùng dũng, tâm muốn sanh cõi trời thì chiêm bao thấy bay lên, tâm nhớ cõi Phật, thì thắng cảnh thầm hiện, phụng sự Thiện Tri Thức thì tự khinh thân mạng. A Nan, những vọng tưởng dù khác, nhưng sự nhẹ nhàng bay lên là động, bay động chẳng chìm, tự nhiên vượt lên, gọi là Ngoại Phần.

A Nan! Tất cả sanh tử tương tục trên thế gian, sống thì tùy thuận theo tập khí, chết thì biến đổi theo dòng nghiệp, đến lúc lâm chung, còn chút hơi ấm, các việc thiện ác của một đời đồng thời hiện ra, sống thì thuận, chết thì nghịch, hai tập khí giao xen lẫn nhau, thuần tưởng thì bay lên, ắt sanh cõi trời, nếu cái tâm bay ấy gồm cả phước đức, trí huệ và tịnh nguyện, thì tự nhiên tâm được mở mang, thấy tất cả tịnh độ với mười phương chư Phật, theo nguyện vãng sanh.

Tình ít tưởng nhiều, nhẹ nhàng bay xa thì làm phi tiên, đại lực quỷ vương, phi hành Dạ Xoa, địa hành La Sát, dạo khắp cõi trời, chẳng gì ngăn ngại. Trong đó nếu có thiện tâm thiện nguyện, hộ trì Phật Pháp, hoặc hộ trì giới cấm và người trì giới; hoặc hộ trì thần chú và người trì chú; hoặc hộ trì thiền định, thành tựu pháp nhẫn, thì những hạng ấy được ở cạnh pháp tọa của Như Lai,

Tình và tưởng bằng nhau, chẳng bay chẳng chìm, sanh nơi cõi người; tưởng sáng suốt thì thông minh, tình ám muội thì ngu độn.

Tình nhiều tưởng ít, đọa vào súc sinh, nghiệp nặng thì làm loài có lông, nghiệp nhẹ thì làm loài có cánh.

Bảy phần tình, ba phần tưởng, thì chìm dưới thủy luân, sanh nơi hỏa luân, thân làm ngạ quỷ, thọ cái khổ của lửa hồng, thường bị đốt cháy, dầu được uống nước cũng hóa thành lửa, nên nói bị nước hại, trải qua trăm ngàn kiếp, chẳng thể ăn uống.

Chín phần tình, một phần tưởng, thì đọa dưới hỏa luân, thân vào giữa phong luân và hỏa luân, nghiệp nhẹ thì vào ngục Hữu Gián, nghiệp nặng thì vào ngục Vô Gián.

Thuần tình thì chìm sâu vào ngục A Tỳ, nếu tâm chìm sâu ấy, có phỉ báng Đại Thừa, phá giới cấm của Phật, cuồng vọng thuyết pháp, hư tiêu tín thí, lạm nhận cung kính, hoặc phạm ngũ nghịch, thập trọng cấm, thì lại phải sanh khắp ngục A Tỳ mười phương.

Chúng sanh cùng tạo ác nghiệp thì phải chịu quả báo đồng phận, nhưng trong cộng nghiệp mỗi người đều có biệt nghiệp của mình, tùy theo ác nghiệp sở tạo, mỗi mỗi tự chuốc lấy quả báo khác nhau. (hết trích)
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Trong nền Giáo lý Đạo Phật: Không công nhận "cái Hồn" ! Thế cái gì Sanh tử ? Cái gì Vãng Sanh ?

Kính thưa Thầy Viên Quang. Trong đạo Phật không công nhận có cái hồn, tức là thần thức, tâm thức. Điều này chưa chính xác.

Vì đạo Phật chia ra rất nhiều kinh điển, hàng ngàn, hàng vạn quyển kinh.

Như phái Tiểu thừa: Có Kinh Lượng Bộ và Hữu Bộ.

Ví dụ như Kinh Tiểu thừa: Đức Phật nói "tâm thức chúng sinh" đầu thai từ kiếp này sang kiếp khác.

Điều này đã chứng minh trong kinh điển nguyên thủy và các bộ phái đã chấp nhận có một cái hồn, cái ngã, cái thức đi đầu thai.

Về Đại thừa: Thì có Duy Thức tông và những kinh điển phái này như kinh Giải Thâm Mật, kinh Lăng Già đức Phật nói tướng của A Lại Da.

A Lại Da thức là một danh từ khác của cái ngã của một hữu tình.

Dù Đại thừa hay tiểu thừa cũng chấp nhận có ngã thức tồn tại từ kiếp này sang kiếp khác và đi đầu thai.

Tránh dùng chữ hồn để đụng chạm với người thế tục, nhưng thật sự linh hồn có tồn tại hay không? Thì điều này đã chứng minh ngày nay trong kinh điển, cũng như phim ảnh quay lại được.

Hoặc các hiện tượng vong nhập.

Hoặc chư vong thấy được trong 49 ngày, hoặc nghĩa địa.

Trong Bảo Tánh Luận của ngài Di Lặc và Bảo Hành Vương Chánh Luận của ngài Long Thọ nói:

"Hữu ngã hoặc Vô ngã đức Phật đều bác bỏ".

Nếu đức Phật đã bác bỏ cả 2, với khoa học ngày nay không khó để coi hiện tượng hồn ma có tồn tại hay không.

1, Cái gì vãng sinh?

Vãng là chết, sinh là tái sinh, nói cách khác là đi đầu thai.

Cái gì đi đầu thai: là tâm thức đi đầu thai.

2, Cái gì sinh tử?

Tâm thức sinh tử trước, thân thể sinh tử sau.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
659
Điểm tương tác
594
Điểm
93
A/. Vãng Sanh (tt)
Bài 9.- Niệm là đầu mối sanh tử.

Như bài kinh trên. Phật dạy: Chúng sanh phải chịu sanh tử luân hồi. Là do kết quả TÌNH hay TƯỞNG trong tâm thức mà có ra. (Tình như các niệm tham sân si v.v...Tưởng như là các Niệm giới định huệ v.v... )

+ Sanh tử-luân hồi Sanh tử-luân hồi như bánh xe quay,, mà trung tâm của trục quay là NIỆM.(bài giảng ĐTDL 009A. TTT )Các Niệm Tương tục. Kinh nói là chúng "Hằng chuyển như bộc lưu".

Nghĩa là vừa "Hằng".- Ví như dòng sông ta thấy đứng yên. Nhưng nó là vừa "Chuyển".- Ví như các giọt nước luôn tuông chảy không dừng (bộc lưu).

  • (Niệm) Tưởng là thuộc về trí, Tưởng thì giống như lửa nó nhẹ, bay lên.
  • (Niệm) Tình thuộc về ái. Tình thì giống như nước nó trược nặng, chìm xuống.

  • (Niệm) Tình nhiều thì ít tưởng, cho nên ai tình nặng hơn tưởng thì ngu si hôn ám, chấp thủ nhiều.
  • Còn người (Niệm) tưởng nhiều thì lòng dục của người ta ít, họ thường sáng suốt nhẹ nhàng.

* Cho nên chúng ta tu Phật thì phải làm sao cho (Niệm) tình bớt đi,Bằng cách Niệm Phật.

Tóm lại:

Chúng Sanh vốn chỉ là TÂM biến hiện.- Thật Tướng chỉ có dòng Niệm Hằng mà Chuyển như Bộc Lưu (dòng suối nước chảy)

(K.Kim Cang). Phật bảo: Tu-bồ-đề, kia chẳng phải chúng sanh, chẳng phải chẳng chúng sanh. Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, chúng sanh, chúng sanh ấy Như Lai nói chẳng phải chúng sanh, ấy gọi là chúng sanh.(hết trích).

- Bởi vì thật tế chúng sanh chỉ là những dòng Niệm niệm sanh diệt, mà không có "tự ngã" sanh diệt-.Đó là VÔ NGÃ MÀ VÔ SANH.
lusng_11.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
659
Điểm tương tác
594
Điểm
93
Kính bạn KCTL

Tiểu Thừa thì VÔ NGÃ LÀ NIẾT BÀN.- Bạn bác Vô Ngã nên bạn đâu có Niết Bàn !

Đại Thừa ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách.- Ngũ uẩn có 1 phần xác thân giai không. 4 phần Tâm thức giai không. Bạn cũng bác ngũ uẩn giai không nên bạn không sao thoát khỏi khổ ách !

Không được Niết Bàn tức không có LẠC.
Không thoát khổ ách tức bạn đang còn KHỔ.

Kết luận: Bạn Khổ không Lạc tức là chưa được Vãng Sanh.
Bạn chưa bao giờ Vãng Sanh. Thì kiến giải Vãng Sanh của bạn chỉ là tưởng tượng mà thôi.

Bạn nên suy gẩm lại ạ.
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Bên trên