- Tham gia
- 12/7/07
- Bài viết
- 1,323
- Điểm tương tác
- 1,300
- Điểm
- 113
Vô tự Chân kinh. Bài 1.- Khởi đề.
Ngày xưa.- Tuyên Hoá Thượng Nhân có lời về Vô Tự Chân Kinh:
Người rõ biết "đọc kinh", chẳng những họ biết đọc kinh có chữ mà cũng biết đọc cả "kinh không chữ" nữa. Nếu như biết đọc kinh không chữ, thì đó mới thật là người chân chánh hiểu rõ Phật Pháp.
Quý vị có thể đọc kinh có chữ và cứ niệm đi niệm lại, thì đó là người vô sự tìm việc để làm thôi. Nếu quý vị biết đọc chân kinh vô tự (không chữ), thì đó là quý vị đã có phương pháp rồi. Nhưng nếu phải đọc “chân kinh vô tự” thì quý vị có đọc được không? Như quả quý vị không biết đọc chân kinh vô tự, thì trước là hãy đọc kinh có chữ, rồi sau đó mới có thể hiểu rõ được kinh không chữ. Chờ đến lúc đã hiểu rõ kinh không chữ rồi, quý vị sẽ không cần đọc kinh có chữ. Cho nên nói: “ khó thì không biết; Biết thì không khó.” Học Phật Pháp cũng giống như thế thôi! (hết trích)
Đại thi Hào Nguyễn Du.- Người học Phật uyên bác- có bài kệ:
Nhân liễu thử tâm nhân tự độ,
Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu.
Minh kính diệc phi đài,
Bồ Đề bản vô thụ.
Ngã độc Kim Cương thiên biến linh,
Kì trung áo chỉ đa bất minh
Cập đáo phân kinh thạch đài hạ,
Chung tri vô tự thị chân kinh.
dịch nghĩa:
.....Ai rõ tâm này thì tự độ,
Linh Sơn ngay tại nơi tâm mình.
Gương sáng không có đài,
Bồ đề vốn không cây.
Kim Cương đọc cả ngàn lần,
Mà trong hư ão như gần, như xa.
Thạch Đài tìm đến hiểu ra,
Chân kinh thật nghĩa chẳng qua không lời.
Kính các Bạn.
* Trong kinh Hoa Nghiêm Đức Phật dạy: “Trong 49 năm ta chưa hề nói một lời nào”,
Thật vậy.- Chỗ uyên áo, Chân Thật của kinh nghĩa Đạo Phật là VÔ TỰ CHÂN KINH.
Kính mời các Bạn Đạo cùng thưởng thức chén trà Thiền. và cùng thảo luận Ý Thiền để tìm Chân Thật Nghĩa...

Kính mời.
Ngày xưa.- Tuyên Hoá Thượng Nhân có lời về Vô Tự Chân Kinh:
Người rõ biết "đọc kinh", chẳng những họ biết đọc kinh có chữ mà cũng biết đọc cả "kinh không chữ" nữa. Nếu như biết đọc kinh không chữ, thì đó mới thật là người chân chánh hiểu rõ Phật Pháp.
Quý vị có thể đọc kinh có chữ và cứ niệm đi niệm lại, thì đó là người vô sự tìm việc để làm thôi. Nếu quý vị biết đọc chân kinh vô tự (không chữ), thì đó là quý vị đã có phương pháp rồi. Nhưng nếu phải đọc “chân kinh vô tự” thì quý vị có đọc được không? Như quả quý vị không biết đọc chân kinh vô tự, thì trước là hãy đọc kinh có chữ, rồi sau đó mới có thể hiểu rõ được kinh không chữ. Chờ đến lúc đã hiểu rõ kinh không chữ rồi, quý vị sẽ không cần đọc kinh có chữ. Cho nên nói: “ khó thì không biết; Biết thì không khó.” Học Phật Pháp cũng giống như thế thôi! (hết trích)
Đại thi Hào Nguyễn Du.- Người học Phật uyên bác- có bài kệ:
Nhân liễu thử tâm nhân tự độ,
Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu.
Minh kính diệc phi đài,
Bồ Đề bản vô thụ.
Ngã độc Kim Cương thiên biến linh,
Kì trung áo chỉ đa bất minh
Cập đáo phân kinh thạch đài hạ,
Chung tri vô tự thị chân kinh.
dịch nghĩa:
.....Ai rõ tâm này thì tự độ,
Linh Sơn ngay tại nơi tâm mình.
Gương sáng không có đài,
Bồ đề vốn không cây.
Kim Cương đọc cả ngàn lần,
Mà trong hư ão như gần, như xa.
Thạch Đài tìm đến hiểu ra,
Chân kinh thật nghĩa chẳng qua không lời.
Kính các Bạn.
* Trong kinh Hoa Nghiêm Đức Phật dạy: “Trong 49 năm ta chưa hề nói một lời nào”,
- Trong Kinh Lăng Nghiêm, Ngài dạy: “Phàm là lời nói đều không có nghĩa thật”, hay
- Trong Kinh Lăng Già: “Ta từ đêm được Chính giác tối thượng cho đến đêm nhập Niết bàn, trong khoảng thời gian ấy, chưa hề thuyết một chữ nào, cũng chưa từng đã thuyết hay sẽ thuyết.
Thật vậy.- Chỗ uyên áo, Chân Thật của kinh nghĩa Đạo Phật là VÔ TỰ CHÂN KINH.
Kính mời các Bạn Đạo cùng thưởng thức chén trà Thiền. và cùng thảo luận Ý Thiền để tìm Chân Thật Nghĩa...

Kính mời.
Sửa lần cuối: