Minh Tâm Kiến Tánh- Phần 3.- Tuyệt Quán Luận & Ngộ Tánh Luận.

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
"Chân không và hình tướng vốn là một" nếu thật thế thì phải bước một bước xuyên qua cả đại địa; đây là Thánh cảnh Tịnh Độ.

Bậc chân chứng thì làm được, kẻ phàm ngu thì ngơ ngác. Tại sao ?

Bởi "ngữ ngôn" tức thuyết lý nương nơi "tu chứng"- sự thật hành mà nói ra lời, thành ra lời chẳng trái nghĩa - tự mình làm được cái chỗ mầu nhiệm siêu nhiên này; mà quả là năng lực tầm thường ai ai cũng sẵn đủ.

Hai chữ "sẵn đủ" này muốn lấy ra "tiêu xài" thì cần phải quay về cội gốc tự tánh.

Làm sao quay về cội gốc của tự tánh ?

- Trước đối với 4 việc ăn, mặc, ở, giao tiếp phải tự chủ.
- Sau phải tập yên cái thân ở một nơi.
- Cuối là nương nơi niệm khởi mà trở về nguồn niệm.

Quả thực, chưa thấy có con đường nào khả dĩ hơn !

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* (Vô Vô minh) Chân Như Thật Tướng vốn không có vô minh.

7.3
Hỏi: "Nếu tất cả Pháp giới vạn vật là Không, thì sao Thánh nhân thì thông suốt, Phàm phu thì ngưng trệ?"

Đáp: "Mê động nên ngưng trệ, Chân tĩnh nên thông suốt".

7.4
Hỏi: "Nếu (tất cả pháp giới) đã là không, thì thế nào là vô minh? Nếu đã vô minh rồi thì làm sao lại thành không cho được?"

Đáp: "Phàm đã nói đến mê thì bất giác chợt khởi, bất giác lại động. Nhưng kỳ thực trong tính Không thì chẳng có một cái gì gọi là mê vọng cả". Khi mê vọng thì có khởi có động, có cái gọi là vô minh có điều gọi là Phật thánh... còn trong Không Tính (cảnh giới của người giác ngộ, trạng thái thanh tịnh, Niết Bàn,...) thì tất cả pháp giới đều phô bày thực tính, thì chẳng còn gì gọi là hư giả, hư vọng nữa.

[So đoạn này với Tâm Kinh Bát Nhã: "Tướng Không của các pháp thì chẳng sanh chẳng diệt, chẳng tịnh, chẳng nhơ,... trong tính Không này thì chẳng có cái gì gọi là hình tướng, cảm thụ, tư tưởng,...">

Trong cảnh giới bậc Giác ngộ Chân Như, thì tất cả pháp (gồm cả vô minh) đều "không tướng". đều "Như", tất cả pháp giới đều phô bày thực tính, thì chẳng còn gì gọi là hư giả, hư vọng nữa.

Huyền Giác Thiền sư nói:

QUÂN BẤT KIẾN!
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân
Bất trừ vọng tƣờng bất cầu chân
Vô minh thực tánh tức Phật tánh
Ảo hóa không thân tức pháp thân
Pháp thân giác liễu vô nhất vật
Bản nguyên tự tánh thiên chân Phật
Ngũ uẩn phù hư không khứ lai
Tam độc thủy bào hư xuất một


Dich nghĩa:

Ai có biết !
Bậc tuyệt học vô vi nhàn đạo
Vọng không trừ, tƣởng chẳng cầu chân
Tánh của vô minh và Phật tánh không hai
Phật Tánh ấy! Chính là thật tánh của Vô Minh đấy!
* Thân ảo hóa với Pháp thân cũng vậy
Ảo hóa thân là hiện tượng của Pháp thân
Biển Pháp thân ví: bản thể vô cùng
Thân ảo hóa tựa sóng mòi lao xao trên mặt nƣớc
* Nhận thức rõ hai thân pháp hóa (1)
Chợt tỉnh ra rằng: "vạn pháp giai không"
Tánh thiên chân là thật tánh của mình
Mình là Phật vốn là thiên chân Phật
* Thân ngũ uẩn chỉ là phù vân tụ tán
Hợp rồi tan trong vũ trụ bao la
Sự diệt sanh, sanh diệt vô cùng
Nó hiện hữu với thời gian vô tận
* Gọi tam độc thực tánh không hề độc
Ví như bọt bèo, sanh diệt huyễn hư
Hể u mê thì tam độc hoành hành
Bằng tỉnh thức, không sao tìm được chúng.

---o0o---

* Thấy "Vô nhất vật" là do "người chứng đạo" sử dụng tuệ nhãn, nhìn vạn pháp bên mặt Tổng.

* Thấy có nhiều "vạn vật" tại vì dùng nhục nhãn nhìn vạn pháp bên mặt Dị Biệt duyên sanh của nó.


Từ nhận thức đó, ngƣời chứng đạo thấy rằng: "duyên sanh" vạn pháp "vô tình" cũng như "duyên sanh" vạn loại "hữu tình", cùng có chung một "bản nguyên", một cội nguồn thanh tịnh là "Thiên chân Phật".


(Trực chỉ - HT. Thích Từ Thông)
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Duyên môn: Nhất thiết pháp không hà vi Thánh thông Phàm ủng
Nhập lý: Vọng động cố ủng; Chân tính cố thông


Nghĩa chữ

Duyên môn: Nhược như các pháp đều Không thì cớ gì Thánh thông, Phàm ủng
Nhập lý: Không ví như hư không vốn không ngăn ngại mà do các pháp vọng động làm cho ngăn ngại. Phàm phu nương vọng mà sanh hoạt nên ứ trệ; Thánh nhân thì đình chỉ các pháp vọng động nên thông suốt vô ngại


Duyên môn: Kỳ thực không giả hà vi thụ huân? Nhược ký thụ huân khởi thành không dã?
Nhập lý: Phù ngôn vọng giả bất giác hốt nhiên khởi bất giác hốt nhiên động. Kỳ thực không thể trung vô hữu nhất pháp nhi thụ huân


Nghĩa chữ

Thụ huân: theo từ điển ĐDA "thụ huân" nghĩa là làm nên được công nghiệp lớn. Với người Phật tử phát nguyện Tam Quy, Trì Giới, nương Chánh Đạo thì việc mang ý lớn nhất chính là giải thoát luân hồi sanh tử nhập pháp giới thậm thâm của Mười Phương Chư Phật tức KHÔNG.

Khi còn ở trong luân hồi sanh tử thì mới nói "giải thoát" nhưng khi đắc giải thoát nhập pháp giới thậm thâm tức KHÔNG thì không còn thế gian tức Ngũ uẩn, Thập nhị xứ, Thập bát giới lẫn Nhân duyên, Tục Chân đế...cũng không có gì gọi là trí, đắc lẫn vô sở đắc như Lời Phật Đà Dạy ở Tâm Kinh "Thị cố KHÔNG TRUNG vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, vô sắc, thanh, vị, hương, xúc, pháp...vô trí diệc vô đắc dĩ vô sở đắc" thì làm gì có cái gọi là "thụ huân", biến hóa "thụ huân".

Kính, trừng hải
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Bất Dị.

7.5
Hỏi: "Nếu (pháp giới) thực là Không, thì tất cả chúng sinh đều không cần tu đạo. Là tại sao? vì tự nhiên tính (của chúng sinh đã là Không rồi) là thế".

Đáp: "Tất cả chúng sinh, nếu thực đã thông giải cái Lý tính Không rồi thì quả là không cần tu đạo gì cả. Nhưng chỉ vì đã ở chốn Không mà chẳng (giác ngộ được) Không nên mới sinh ra nghi hoặc vậy".

7.6
Hỏi: "Nếu như thế, ắt lìa mê hoặc là Đạo. Thì tại sao lại còn nói tất cả đều không phải là Đạo?"

Đáp: "Không phải vậy, không phải mê hoặc là Đạo, cũng không phải lìa mê hoặc là Đạo. Là tại sao? Như người say thì không tỉnh, tỉnh thì không say. Cho nên, không phải lìa say mà có tỉnh, hay không say (ngà ngà say) tức là tỉnh".

7.7
Hỏi: "Như khi người ta tỉnh rồi thì say ở đâu?"

Đáp: "Như lật ngược lại bàn tay. Trong khi tay còn đang lật như vậy, không cần hỏi tay ở đâu".

[Mê tỉnh chỉ là hai mặt của một thực thể, như bề trái bề mặt của bàn tay. Chỉ vì mê nên không nhận ra được chân tâm vốn đã trong sáng ở ngay trong mình.]

Kinh 42 chương dạy:

Chương 18 NIỆM ĐẲNG BỔN KHÔNG (Ý Niệm Và Mọi Thứ Vốn Là Không)

Kinh Văn: Hán Văn: Phật ngôn: "Ngô Pháp, niệm vô niệm niệm, hành vô hành hành, ngôn vô ngôn ngôn, tu vô tu tu. Hội giả cận nhĩ, mê giả viễn hồ. Ngôn ngữ đạo đoạn, phi vật sở câu, sai chi hào ly, thất chi tu du."

Dịch Nghĩa: Đức Phật dạy: " Pháp của Ta là nghĩ, nghĩ mà không nghĩ; là làm, làm mà không làm; là nói, nói mà không nói; là tu, tu mà không tu. Kẻ biết thì gần, người mê thì xa; đường ngôn ngữ đứt hết, chẳng bị vật gì ràng buộc; sai đi một ly ắt mất trong khoảnh khắc."


Lược giảng:

Chương thứ mười tám nói về mối tương quan giữa sự hiện hữu với sự không hiện hữu của ý niệm và tu hành.
Đức Phật dạy: "Pháp của Ta là nghĩ, nghĩ mà không nghĩ." Đức Phật dạy rằng: "Giáo pháp của Ta, về mặt ý nghĩ thì cần phải không có một ý nghĩ nào cả, ngay cả cái ý nghĩ 'không nghĩ' cũng chẳng tồn tại nữa. Do đó, Pháp của Ta được gọi là 'nghĩ, nghĩ mà không nghĩ' vậy."
"Là làm, làm mà không làm." Trong giáo pháp của Ta, tu hành cũng là dùng 'vô công dụng Đạo'1. Tu hành thì đừng nên có sự chấp trước. Phải tu hành như không tu hành vậy; thậm chí cả chữ 'hành' trong 'không tu hành' cũng chẳng còn nữa."
"Là nói, nói mà không nói." Nói tức là lời ăn tiếng nói. Chớ nên chấp trước vào ngôn ngữ, văn tự. Lại nữa, phải từ bỏ luôn cả những tư tưởng và ý niệm về sự không chấp trước vào ngôn từ.
"Là tu, tu mà không tu." Khi tu thì cũng là cái tu của 'vô công dụng Đạo' - tu mà chẳng tu, chứng mà chẳng chứng. Tu Đạo, song không có một ý tưởng gì về 'tu Đạo' cả. Những thứ này đều không nên có! Như thế tức là chẳng có bất cứ sự chấp trước nào cả; mọi chấp trước đều trở thành 'không', và ngay cả cái 'không' ấy cũng phải làm cho thành không luôn!
"Kẻ biết thì gần." Nếu quý vị thấu hiểu được đạo lý này, tức là quý vị đang ở gần với Đạo, chẳng còn cách Đạo bao xa nữa.
"Người mê thì xa." Nếu quý vị chưa hiểu rõ và vẫn còn mê muội về Đạo lý này, thì quý vị còn ở cách Đạo rất xa.
Như vậy, xét cho cùng thì Đạo là như thế nào? Để tôi bảo cho quý vị biết, đó là "đường ngôn ngữ đứt hết." Có nói cũng không diễn đạt bằng lời được, mà có nghĩ cũng chẳng đúc kết thành ý đặng! "Đường ngôn ngữ đứt hết" tức là không thể dùng lời nói để diễn tả sự kỳ diệu này; nên nói rằng:
Ngôn ngữ đạo đoạn,
Tâm hành xứ diệt.
(Dứt đường ngôn ngữ,
Diệt chốn tâm hành.)
Đường nói năng bị cắt đứt và chỗ hành sự của tâm bị đình chỉ. Những gì mà cái tâm muốn nghĩ tưởng tới cũng không còn, hết thảy mọi thứ đều trống rỗng.
"Chẳng bị vật gì ràng buộc, bởi sự vật cũng là bổn thể của Chân-như." Nếu quý vị đạt được cảnh giới này, thì quý vị sẽ thấy rằng sông, núi, đất đai, và tất cả vạn vật với muôn hình vạn trạng đều là bổn thể của Chân-như. Bấy giờ, quý vị sẽ không còn bị ràng buộc bởi sự vật nữa.
"Sai đi một ly, ắt mất trong khoảnh khắc." Đối với phương pháp tu hành này, nếu quý vị sơ hở hoặc sai lệch dù chỉ một đường tơ kẽ tóc, thì nội trong một thời gian rất ngắn ngủi, lập tức bị lạc đường ngay, tìm không thấy nữa. Cho nên, cần phải tự mình phá tan mọi chấp trước thì mới có thể đạt được cảnh giới này!
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Mê - Ngộ đôi bờ.
* 1 ngàn năm không ngộ, Vẫn hơn một phút sai lầm"
ĐOẠN 8

8.1
Duyên Môn hỏi: "Nếu như không đạt được chân lý đó, có thể thuyết pháp giáo hóa chúng sinh được chăng?"

Nhập Lý nói: "Không được. Là tại sao? Mắt mình còn chưa tỏ, há trị được mắt người ư?"

8.2
Hỏi: "(Tuy chưa đạt lý nhưng) cố tận trí lực, tùy theo hoàn cảnh mà hóa độ, cũng không được sao?"

Đáp: "Nếu đạt Đạo Lý, thì gọi là Tận Lực. Còn chưa đạt được Lý Đạo, thì gọi là Vô Minh Lực (sức mạnh của u mê). Là tại sao? vì (cái sức mạnh u mê đó) chỉ giúp cho phiền não tăng trưởng mà thôi".



8.3
Hỏi: "Tuy không có khả năng mang chân lý hóa độ cho người, thì cũng dạy chúng sinh làm Thập thiện, Ngũ giới, an định nhân thiên. Há không có lợi hay sao?"

Đáp: "Chẳng những đối với chân lý tuyệt đối là vô ích, mà còn khiến tổn hại gấp đôi. Là tại sao? Vì đã tự hãm mình rồi lại còn hãm người. Tự hãm nghĩa là tự cản trở mình với Đạo. Hãm người, nghĩa là cũng không giúp ngừơi thoát khỏi luân hồi lục đạo vậy."

[Thập thiện: không giết ngừơi, không trộm cướp, không dâm dục, không dối trá, không hai lời, không ác khẩu, không hoang ngôn, không tham dục, không sân hận, không tà kiến.
Ngũ giới: không giết người, không trộm cướp, không dối trá, không dâm loạn, không nghiện ngập.]

8.4
Hỏi: "Phật không thuyết rằng có ngũ thừa khác nhau đó hay sao?"

Đáp: "Phật chẳng dụng tâm khi nói về các pháp môn khác biệt. Chỉ vì chúng sinh, tự tâm hiện lên hư vọng. Cho nên Kinh (Lăng Già) nói: Nếu như tâm người trống lặng chẳng còn gì, thì chẳng còn xe (thừa) lẫn người cưỡi xe (thừa giả), không còn lập ra thừa nào nữa cho nên Như Lai gọi là Nhất thừa vậy."

[Kinh Lăng Già: "từ Chư Thiên thừa, Phàm thừa, Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa đến Phật thừa mà còn tâm phân biệt thì chưa phải là tối diệu. Nếu tâm kia diệt hết thì chẳng còn thừa (xe) và thừa giả (người cỡi xe) nữa, chẳng lập thừa, nên Như Lai nói là Nhất thừa"]

Cỗ đức nói: "Thà ngàn năm không ngộ, Vẫn hơn một phút sai lầm". Vì Không ngộ chỉ làm phàm phu, còn "sai trong hào ly cách (Đạo) xa ngàn dặm". Tự mình sa hầm sập hố, còn kéo người khác theo, tội lỗi càng sâu
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Thanh thủy vô ngư.(nước trong thì không cá).

ĐOẠN 9

9.1
Duyên Môn hỏi: "Tại sao người học đạo chân chính chẳng được người biết đến, chẳng được người nhận ra?"

Nhập Lý đáp: "Kẻ bần cùng chẳng nhận ra được của báu, người giả trá không thể hiểu được bậc chân nhân."

9.2
Hỏi: "Thế gian có người ngu tối, chẳng theo chính lý, bên ngoài thì uy nghi, chuyên trọng địa vị và của cải, lại có nhiều người cả nam lẫn nữ gần gũi?"

Đáp: "Như dâm nữ thì mời gọi bạn nam nhân, thịt thối thì ruồi kéo lại. Vì thế nên nói tên và việc đi đôi vậy".

Người xưa nói.- Thủy thái thanh tắc vô ngư, nhân chí xét tắt vô đồ. (Nước mà quá trong cá không ở, người kỷ xét quá thì không có bạn).

Tổ Đạt Ma còn phải 9 năm nhìn vách,. Vì nói không người nghe nổi.

Huyền Giác Thiền Sư cũng than:

Thường độc hành, thường độc bộ.
Đạt giả đồng du Niết Bàn lộ.

Cho nên, có khi Đạo đã thấy mà không có người đến cầu. Vì ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.

Do vậy Bồ tát phải gieo duyên, mà nhiều khi phải phương tiện pháp cao, mà nói thấp để từng bước dìu người vào Đạo.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
1. Tại sao người học đạo chân chính không được người biết đến, không được người nhận ra ?

Đáp: Tại bởi người học Đạo chân chính không màng tới việc "làm cho người biết đến", "khiến cho người nhận ra" chỗ hơn người của mình.

2. Thế gian có người ngu tối, chẳng theo chính lý, bên ngoài thì uy nghi, chuyên trọng địa vị và của cải, lại có nhiều người cả nam lẫn nữ gần gũi?

Đáp: Người thế gian theo vật nương vật, chẳng rõ chỗ "cách vật" và "vật cách"; chẳng phải chỉ có người ngu tối mới theo thói ấy, kể cả những kẻ được cho là thông minh tài năng cũng chẳng thoát khỏi được thói ấy.

Lỗi bởi chẳng rõ cái gì là Chánh Lý, cái gì là Thói Hư.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
1. Tại sao người học đạo chân chính không được người biết đến, không được người nhận ra ?

Đáp: Tại bởi người học Đạo chân chính không màng tới việc "làm cho người biết đến", "khiến cho người nhận ra" chỗ hơn người của mình.

2. Thế gian có người ngu tối, chẳng theo chính lý, bên ngoài thì uy nghi, chuyên trọng địa vị và của cải, lại có nhiều người cả nam lẫn nữ gần gũi?

Đáp: Người thế gian theo vật nương vật, chẳng rõ chỗ "cách vật" và "vật cách"; chẳng phải chỉ có người ngu tối mới theo thói ấy, kể cả những kẻ được cho là thông minh tài năng cũng chẳng thoát khỏi được thói ấy.

Lỗi bởi chẳng rõ cái gì là Chánh Lý, cái gì là Thói Hư.

Người học đạo chân chính thì sẽ phát bồ đề tâm hành bồ tát đạo tâm luôn có hạnh nguyện độ tận chúng sanh. Nếu ko ai biết đến thì sao có Phật, có Tổ. Tâm các ngài thì ko nghĩ đến việc làm để lưu danh mà chỉ mong muốn chúng sanh thoát khỏi khổ đau phiền não. Việc làm các ngài là có thật, thì cũng sẽ có người hiểu mà tôn vinh. Pháp thì không có cao thấp mà chỉ có pháp phù hợp căn cơ chúng sanh nên các Ngài dùng mọi phương tiện thiện xảo để dẫn dắt chúng sanh từ mê đến ngộ. Pháp thù thắng là pháp mà giúp 1 chúng sanh thực tế thức tỉnh mê lầm quay về bờ giác tiến đến con đường giải thoát. A di đà Phật!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Người học đạo chân chính thì sẽ phát bồ đề tâm hành bồ tát đạo tâm luôn có hạnh nguyện độ tận chúng sanh. Nếu ko ai biết đến thì sao có Phật, có Tổ. Tâm các ngài thì ko nghĩ đến việc làm để lưu danh mà chỉ mong muốn chúng sanh thoát khỏi khổ đau phiền não. Việc làm các ngài là có thật, thì cũng sẽ có người hiểu mà tôn vinh. Pháp thì không có cao thấp mà chỉ có pháp phù hợp căn cơ chúng sanh nên các Ngài dùng mọi phương tiện thiện xảo để dẫn dắt chúng sanh từ mê đến ngộ. Pháp thù thắng là pháp mà giúp 1 chúng sanh thực tế thức tỉnh mê lầm quay về bờ giác tiến đến con đường giải thoát. A di đà Phật!

Cần phân biệt rõ giữa học Đạo và hành Đạo.

Vì chưa rõ Đạo là gì lại hướng tâm tới nó, tìm cầu khắp chỗ; không quản khó nhọc tham học bậc thiện trí...gọi là Học; trong cái sự học Đạo cũng có cái hành, nhưng hành này tuyệt nhiên chỉ gói gọn trong chỗ "tự lợi" - nếu bước sang "lợi tha" thì lại thành sanh trưởng Nhân - Ngã Tướng, Chúng Sanh Tướng, Thọ Giả Tướng <nên "nói cắt ái từ sở thân", "nhất tâm nhất hạnh"...>

Đạo đã rõ mà chưa sáng bởi Đức hạnh chưa tương ưng...nên trong thì giữ Đạo, ngoài thì rèn Đức...âm thầm lặng lẽ, ẩn hiển tùy duyên tới khi Đạo Đức sáng ngời thì Trời người kính thỉnh 3 lần hợp pháp, hợp lý mới có thể đứng ra hoằng dương Chánh Pháp như chư Phật, chư Tổ vậy !

(Chỗ này chỉ là bàn thêm thôi, khỏi cần luận đúng sai cho mất công "phiền não".

Hề hề !)

 

Tào Tháo

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 11 2016
Bài viết
254
Điểm tương tác
67
Điểm
28
Mấy con mọt sách thì cứ nghĩ sáng đạo mới độ sanh nhưng đâu biết rằng chư phật chư bồ tát chư tổ vì độ sanh mà sáng đạo. Người học phật trên văn tự thì còn lâu mới tiêu hoá được điều nạy a di đà phật

lão điên! thấy lão nói cũng hay hay. nhưng thử hỏi lão,thế nào thì gọi là Phật - Bồ Tát - Tổ.
À thì ra dù đã gọi là Phật - Bồ Tát - Tổ vẫn phải độ sanh thì mới sáng đạo được à?
Thật là cái ngộ của lão điên có cái điên điên khác người đó nha.hahahahahaha......
Chắc từ thời Lục Tổ trở về trước ngộ đạo không giống ngày nay như lời lão nói . quả thực là khác người , à mà có thể là khác đạo mà đồ chúng không nhận ra cũng nên.hahahahahahahaha......
Lão thật đặc sắc đó, xin lão chỉ rõ một chút coi. Đa tạ nhiều nhiều
 

Tào Tháo

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 11 2016
Bài viết
254
Điểm tương tác
67
Điểm
28
Heee. Nói rõ ràng rồi mà ko thấy sao. Thời nay có nhiều chuyện hài hước quá tử ở trên mây trên mưa những điều rất bình dị thực tế thì xem là ngoại đạo khác người . Heeee. Bởi vậy người điên nòi mấy tên mọt sách hay nhại lại khó mà tiêu hoá những sự thật hiển nhiên bình dị mà người điên nói . A di đà phật.

Vậy ý lão điên là Phật- Bồ Tát - Tổ nhờ độ sinh rồi mới sáng Đạo được hả?
Vậy cho hỏi nếu không có Phật - Bồ Tát - Tổ thì Đạo có sáng được không?
Chắc là loại mọt gỗ mới có tri kiến kiểu Phật - Bồ Tát - Tổ nhờ độ sinh rồi mới sáng Đạo được.hahahahahahahaha.......
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Bồ Tát hành phi đạo.

ĐOẠN 10

[bắt đầu đoạn này, dành cho bậc Bồ tát ở các tầng mức cao để thực chứng Vô Ngã rốt ráo và sau cùng, thực tại siêu việt Tối Hậu vô phân biệt]

10.1
Duyên Môn hỏi: "Thế nào gọi là "Bồ tát hành ư phi Đạo (trái Đạo)" để đạt thành Phật Đạo?"

Nhập Lý đáp: "Vô phân biệt thiện ác!".

[Kinh Duy Ma Cật: "Ngài Văn Thù hỏi ông Duy Ma Cật rằng:
-Làm thế nào để Bồ tát thông đạt Phật Đạo?
-Bồ tát thực hành Phi Đạo (trái Đạo) là thông đạt Phật Đạo.
-Thế nào là Bồ tát thực hành Phi Đạo?
-Nếu Bồ tát gây năm đại tội mà không buồn giận, ở trong địa ngục mà không có tội cấu, ở trong loài súc sanh mà không có vô minh kiêu mạn,... hiện vào hàng chúng ma mà vẫn theo trí tuệ Phật, hiện làm tất cả phiền não mà lòng thường thanh tịnh,...".]

Nam Tuyền chém mèo (Nam Tuyền trảm miêu)[1].

南泉斬猫

Bản tắc:

Hòa thượng Nam Tuyền nhân việc các học tăng ở đông đường và tây đường cứ tranh cãi nhau vì một con mèo, mới nắm ngay nó tại chỗ và giơ lên, nói:

-Nếu có ai trong các ngươi nói được một câu nào, ta sẽ tha mạng con mèo. Bằng không, ta sẽ chém nó cho coi.

Chư tăng không ai đáp lại được. Rốt cục, không còn cách nào, Nam Tuyền chém con mèo.

Tối hôm đó, đại đệ tử của ông là Triệu Châu ở ngoài về. Nam Tuyền đem chuyện vừa xãy ra kể lại. Lúc đó, Triệu Châu mới tháo đôi dép cỏ mang dưới chân đội lên đầu và ra khỏi phòng.

Nam Tuyền thấy thế mới bảo:

-Nếu ngươi lúc đó có mặt thì nhất định con mèo không đến nổi chết.


chi-tiet.jpg
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
* Bồ Tát hành phi đạo.



Nam Tuyền chém mèo (Nam Tuyền trảm miêu)[1].

南泉斬猫

Bản tắc:

Hòa thượng Nam Tuyền nhân việc các học tăng ở đông đường và tây đường cứ tranh cãi nhau vì một con mèo, mới nắm ngay nó tại chỗ và giơ lên, nói:

-Nếu có ai trong các ngươi nói được một câu nào, ta sẽ tha mạng con mèo. Bằng không, ta sẽ chém nó cho coi.

Chư tăng không ai đáp lại được. Rốt cục, không còn cách nào, Nam Tuyền chém con mèo.

Tối hôm đó, đại đệ tử của ông là Triệu Châu ở ngoài về. Nam Tuyền đem chuyện vừa xãy ra kể lại. Lúc đó, Triệu Châu mới tháo đôi dép cỏ mang dưới chân đội lên đầu và ra khỏi phòng.

Nam Tuyền thấy thế mới bảo:

-Nếu ngươi lúc đó có mặt thì nhất định con mèo không đến nổi chết.


chi-tiet.jpg

Kính thưa Thầy,

Như đoạn Kinh trên thì Ngài Nam Tuyền đã tạo một nhân không thiện, vậy Thầy có thể nói rõ dụng ý của đoạn Kinh trên được không ạ ?

Kính.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Nghĩa của Ngữ lục.

Kính thưa Thầy,

Như đoạn Kinh trên thì Ngài Nam Tuyền đã tạo một nhân không thiện, vậy Thầy có thể nói rõ dụng ý của đoạn Kinh trên được không ạ ?

Kính.

Kính ĐH Nguyên Chiếu và Quý ĐH. Đoạn văn trên là một "Tắc Công án" của Thiền Sư Vô Môn Huệ Khai biên soạn. Đây là loại Ngữ lục.

+ Kinh là lời Phật dạy.

+ Ngữ lục là lời thuyết giảng dạy người của các thiền sư . Trong đó có các ý nghĩa:

- Lục là sáu căn và sáu trần cọ sát vào nhau.

- Ngữ là ngôn ngữ diễn tả sáu căn cọ sát với sáu trần.

- Ngữ Lục không phải là ngôn ngữ văn tự như người ta tưởng. Mà là loại "ngôn ngữ đầu nguồn" (khi 6 căn vừa tiếp xúc 6 trần, chưa có ý thức phân biệt), loại ngôn ngữ Tri kiến vô kiến, không qua ý thức suy lường. Đây là phương tiện thực hành, tu tập, là những "viên gạch gõ cửa tâm" của các thiền sinh.

Tuyệt Quán luận cũng là một loại ngữ lục, nên cũng là một loại ngôn ngữ đầu nguồn. Chúng ta phải vượt qua ý thức suy lường, mà nghe đọc bằng "trực tâm". Mới có cơ may tiếp cận với "Vô Tâm tâm" mà Tổ muốn hiển bày,

Kính mến.
 
Last edited:

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83


- Ngữ Lục không phải là ngôn ngữ văn tự như người ta tưởng. Mà là loại "ngôn ngữ đầu nguồn" (khi 6 căn vừa tiếp xúc 6 trần, chưa có ý thức phân biệt), loại ngôn ngữ Tri kiến vô kiến, không qua ý thức suy lường. Đây là phương tiện thực hành, tu tập, là những "viên gạch gõ cửa tâm" của các thiền sinh.

Tuyệt Quán luận cũng là một loại ngữ lục, nên cũng là một loại ngôn ngữ đầu nguồn. Chúng ta phải vượt qua ý thức suy lường, mà nghe đọc bằng "trực tâm". Mới có cơ may tiếp cận với "Vô Tâm tâm" mà Tổ muốn hiển bày,


Kính thưa Thầy,

Như lời Thầy thì con hiểu có 2 trường hợp sau:

1/ Ngài Nam Tuyền chém con mèo thì lúc đó Tâm của Ngài không nghĩ đến con mèo mà đang nghĩ đến những cái Tâm tranh cãi của các vị Tăng.

2/ Ngài Nam Tuyền đã thấu được Tánh KHÔNG của vạn vật, nên Ngài không bị dính mắc vào vật.

Kính.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính các Bạn.

Con mèo chết, hay con mèo chạy... Đều là "Tri kiến lập tri" do vọng thức phân biệt. Chưa phải là điều mà Ngữ lục muốn chỉ bày.- Các Bạn phải xa lìa "Ý thức phân biệt" mới khế hội được ! (điều này lẽ ra Bác Trừng Hải có kinh nghiệm, Bác ấy nên góp ý mới hay ...! )

Cho nên trong nhà thiền, chạy theo ngôn từ mà luận giải công án thiền, là giết chết thiền sinh, đầu lại thêm đầu, vọng tưởng lại đè thêm vọng tưởng.

Điều muốn nói ở đây là : Làm sao chúng ta không bị âm thanh, ngôn ngữ lừa phỉnh.- Phải như như bất động, mới thấy được VÔ TÂM.

Mến.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Haaaaaaa. Ngày nay học Phật trên Văn Tự nên cứ thấy sách viết chém con mèo là nghĩ ngay đến việc con mèo bị chém. Học Phật như vậy hèn gì bị ngôn ngữ nó đánh lừa không hiểu thiền Tổ Sư là gì. Thật ra con mèo ko bị chém mà thả đi. Do tam sao thất bản người đời sau ko hiểu câu chuyện mà thêm thắt vào giống như hoi quang phản chiếu đã nói. Nên tôi nói với ông hoiquangphanchieu mấy tên mà học Phật trên văn tự khó mà hiểu được những gì ông chia sẻ và cho rằng ông là ngoại đạo là chuyện hết sức bình thường. Vì học Phật trên văn tự không mở rộng tâm từ bi mình ra nên đọc tới đoạn con mèo bị chém là bị dính chặt vào ngôn ngữ vào đó không thoát ra được và cho rằng là chém thiệt. haizzzzzzzzzzzz. A di đà Phật!

Ha ha ha....

Đọc tới đoạn con mèo "được thả đi" thì vừa và được miếng cơm liền phun ra đầy máy tính....

Không rõ, cái bản cội gốc không bị "tam sao thất bản" mà ghi là con mèo được thả đi nó ở đâu thế ?

Hỡi người "học Phật không trên văn tự" !
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
haaaaaa, con ma như ngươi học Phật trên văn tự làm sao hiểu được lời người điên và hồi quang nói. Còn lâu ngươi mới ngộ được điều này. haaaaaaa. Nên phun cơm ra cũng là điều dễ hiểu. Cái đầu của ngươi nó u mê như vậy thì sao ngươi đọc kinh điển đại thừa mà hiểu được vì kinh điển đại thừa toàn ẩn dụ mà cái đầu của ngươi chỉ hiểu nghĩa đen thôi. Khi nào ngươi buông xuông nững hiểu biết của ngươi quăng nó vào sọt rác và lấy tâm từ bi của ngươi ra cảm được nỗi đau khổ chúng sanh thì lúc đó may ra ngươi mới hiểu lời thằng điên này nói. A di đà Phật!

Lớn rồi...không chơi trò đánh trống lảng nhé.

Ngươi chắc không sống cùng thời với Nam Tuyền nên việc Nam Tuyền chém mèo hay thả mèo bản thân cũng không rõ; ắt hẳn phải đọc ở đâu đó hoặc là tự suy diễn ra ?

Vậy mà dám lớn miệng đổi trắng thành đen, kêu bản gốc không có nói thế...do tam sao thất bổn nên thành ra như thế....

Lại nói phải hiểu nghĩa...chớ theo văn tự....

Giờ ta hỏi chỉ là văn tự, con mèo bị chém hay được thả đi ?
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
vây người điên hỏi con mọt sách, ngươi có chịu để ngài Nam Tuyền chém đầu ngươi mà giúp tăng nhân ngộ đạo không? Tâm ngươi ko có từ bi làm sao ngươi ngộ nhập tri kiến Phật được hẻ? A di đà Phật!

Lại đánh trống lảng.....

Nam Tuyền chém mèo hay không trả lời ?

 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Không chém mèo, còn gì nữa không con mọt sách. Mà chém cái tâm vọng động của ngươi đó. Bây giờ ngươi trả lời câu hỏi của thằng điên này đi. A di đà Phật!

Vậy là vienquang6 dẫn truyện không đúng phải không ?

Mới Thầy vienquang6 làm rõ, tại sao lại dẫn truyện sai sự thật như thế ?!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên