- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,978
- Điểm tương tác
- 789
- Điểm
- 113
Khuclunglinh:
CHÂN TÂM hỏng có vật chất tinh thần gì .. thì lấy gì biến hiện ra VẬT CHẤT [smile]
CHUỒNG BÒ CƯỜI HÔ ... BIẾN [smile] ... là có nhỉ [smile] ... mà nói NHẬN NGU thì cãi lia lia [smile]
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy,
Tỷ-kheo chú tâm, hướng tâm đến sự hóa hiện một thân do ý làm ra.
Vị ấy tạo một thân khác ---> từ nơi thân này,
===> cũng là sắc pháp, do ý làm ra, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào. - Kinh Trường Bộ [smile]
CHÂN TÂM hỏng có vật chất tinh thần gì .. thì lấy gì biến hiện ra VẬT CHẤT [smile]
CHUỒNG BÒ CƯỜI HÔ ... BIẾN [smile] ... là có nhỉ [smile] ... mà nói NHẬN NGU thì cãi lia lia [smile]
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy,
Tỷ-kheo chú tâm, hướng tâm đến sự hóa hiện một thân do ý làm ra.
Vị ấy tạo một thân khác ---> từ nơi thân này,
===> cũng là sắc pháp, do ý làm ra, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào. - Kinh Trường Bộ [smile]
Đây là tu tưởng ngộ nhận rằng: Chân Tâm có sẵn vật chất và tinh thần!
Chúng ta sẽ tìm hiểu về chân tâm, vật chất, tinh thần.
1. Chân Tâm là tâm thể Bản Lai của mỗi cá nhân, cá nhân ấy dù là chúng sanh hay khi là Phật thì Chân tâm vẫn không có thay đổi.
Chân Tâm là một nhất thể, tự có không do tu tập mà có, không do bất kì nhân duyên gì tạo nên.
Nó chỉ ẩn hoặc hiện chứ nội tại nó không bao giờ thay đổi. Ở chúng sanh thì gọi là ẩn, ở Phật thì gọi là hiện.
Như vậy, bản thân mỗi Chân Tâm tự nó cũng không sanh ra bất kì pháp (hiện tượng) gì. Bởi vậy, mà chư Tổ thường nói: Bản Lai không một vật, Bản Lai vô sự,....
2. Cộng đồng Chân Tâm xuất sanh mọi pháp từ vô minh đến giác ngộ.
Một bàn tay vỗ không ra tiếng!
Nếu chỉ có một Chân Tâm thì chẳng có pháp gì sanh ra cả, vì Chân Tâm là nhất thể, không biến đổi thành cái khác.
Chính vì có vô số các Chân Tâm duyên nhau nên mới thành lập các pháp, gồm cả vật chất và tinh thần.
Như vậy, vật chất và tinh thần không phải là cái có sẵn trong Chân Tâm mà do các Chân Tâm duyên nhau mà phát sanh ra.
Và như vậy, vật chất và tinh thần không thuộc về riêng Chân Tâm nào, cũng có nghĩa là vật chất và tinh thần không có tự thể riêng.
Tóm lại, vật chất và tinh thần là do Chân Tâm ứng duyên mà khởi ra. Không do bản thân một Chân Tâm nào tạo ra cả nghĩa là bản thân mỗi Chân Tâm không có sẵn vật chất và tinh thần.
3. NIẾT BÀN của Phật không phải vật chất, không phải tinh thần, cũng không ở ngoài Vật chất và tinh thần.
NIẾT BÀN của Phật chính là sự hiển lộ của Chân Tâm, lìa khỏi tất cả mọi sự đối đãi, phân biệt.
Chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức không còn bất kì ranh giới nào. Phật có thể thị hiện ra tất cả nhưng không lưu trú ở bất kì sự vật hiện tượng nào.
Không còn sự phân biệt giữa vật chất và tinh thần, rỗng lặng hoàn toàn, không thuộc về bên nào giữa vật chất và tinh thần.
Ngài không còn thọ thân dưới bất kì hình thức nào, vật chất hoặc tinh thần. Ngoài Chân tâm ra không có gì dị biệt.
Do đó, đem vật chất và tinh thần gán vào NIẾT BÀN của Phật thì đó là sai lầm ngộ nhận.