Khác Góc Khuất của PHÁP TỊNH ĐỘ

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 12 2023
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
Nhờ bạn nói rõ hơn hoặc lấy thí dụ?
Tâm ở đây là tâm thức, bao gồm cả tâm vô thức và tâm ý thức. Tâm thức của chúng ta tạo ra thế giới bên ngoài, bao gồm cả trái đất. Trái đất là một hiện tượng tâm lý, là một sản phẩm của tâm thức của tất cả chúng ta.

Nếu bạn muốn giải thích rõ hơn, vui lòng chờ... vì tôi gõ bàn phím rất lâu;)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Tâm ở đây là tâm thức, bao gồm cả tâm vô thức và tâm ý thức. Tâm thức của chúng ta tạo ra thế giới bên ngoài, bao gồm cả trái đất. Trái đất là một hiện tượng tâm lý, là một sản phẩm của tâm thức của tất cả chúng ta.

Nếu bạn muốn giải thích rõ hơn, vui lòng chờ... vì tôi gõ bàn phím rất lâu;)
Bạn cứ thong thả trả lời.
Bạn giải thích rõ hơn: Trái đất do tâm thức hay vô thức nào tạo ra? Cụ thể là tâm thức của những ai đã hình thành nên trái đất và trãi qua thời kì không có sự sống, rồi có sự sống?
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Nhờ bạn nói rõ hơn hoặc lấy thí dụ?
Kính các Bạn. Hình như chúng ta đi khỏi chủ đề này rồi.
Kính mời các Bạn về đúng chủ đề TÂM.- VQ đang triển khai ở kế bên.

Kính mời ạ.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
1. Tìm đến Mỹ, Triều Tiên đâu nhất thiết phải là kẻ điên đảo! Bác lại cho rằng chỉ có kẻ điên mới nghĩ đến chuyện tìm đến chỗ duyên lành hay vì một lí do nào đó.

Ngài Huyền Giác sao tìm đến Lục Tổ, chẳng lẽ điên đảo?
Ngày xưa khi nghe tin có Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo thì khắp nơi bậc trí tề tựu gom về học hỏi. Vậy là điên đảo?
Nhiều bậc chân tu viên tịch, có người đến cung trời Đâu Suất, có người đến Cực Lạc. Vậy là điên đảo?

Chỉ có các Đức Phật mới đích thực không đến không đi. Còn lại đều chưa được!

2. Liễu Phật tri kiến thì không có nghĩa là thấy biết hết tất cả. Cái Trí độ sanh chưa thể bằng Phật được, còn phải trãi qua thời kì tu tập tam muội các môn giáo hóa, thọ thân xông pha các cõi, viên mãn mới thành tựu Phật quả.

Nếu đã liễu thì VNBN hết sức chúc mừng. Liễu tri kiến Phật thì người ấy phải có năng lực tự tại chứ không phải trên lý luận.

Tuy nhiên chớ cho rằng phải liễu tri kiến Phật mới được vãng sanh thì cái đó là tư tưởng riêng của quí vị. Vì hạng đó là bậc thượng rồi. Chủ trương của Tịnh Độ chính là cứu vớt các hạng trung hạ, tuy có tín tâm nhưng chưa liễu, Phật lập ra phương tiện để cứu vớt.

48 đại nguyện của Phật A Di Đà là phương tiện thù thắng cứu vớt chúng sanh đến quả Phật.
Chưa biết đến năng lực của 48 đại nguyện thì dù luận thế nào, cũng không thể vào được chánh yếu của Tịnh Độ Tông.

Hê hê, chào người bạn cũ VNBN

_Câu đi đến Mỹ, Triều...hay Khai thị Phật tri kiến là ngữ cảnh trao đổi với đạo hữu quynhat nên xin không trả lời.

_ Đạo hữu là người Trừng Hải đã từng trao đổi nên tự biết rằng rất khó thảo luận để minh bạch vấn đề nên cũng xin...thôi, hề hề

Trừng Hải.

 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Đức-Phật THẤY vạn vật NHƯ THẬT.

Chỉ có thể THẤY vạn vật NHƯ THẬT ngay trong THỰC TẠI.

Còn chúng ta THẤY vạn vật bằng cái TÊN gọi.
Nhất là THẤY vạn vật bằng cách DIỄN TẢ nó lúc nó HUYỄN HÓA theo sát na sanh diệt liên tục.

A hahahhaha [smile]

(1) Ta biết Ông từ đâu đến ? [smile] ---> NHƯ LAI TẠNG

Sau sư đến yết kiến Thạch Đầu, hỏi: "Lìa định, huệ, Hoà thượng lấy gì dạy người?"

Thạch Đầu đáp: "Ta trong ấy không tôi tớ, lìa cái gì?"

Sư hỏi: "Làm sao rõ được?"

Thạch Đầu hỏi lại: "Ông bắt được hư không chăng?"

Sư đáp: "Thế ấy ắt chẳng từ ngày nay đi."



Thạch Đầu bảo: "Chưa biết ông bao giờ từ bên kia đến?"

Sư thưa: "Đạo Ngộ chẳng phải từ bên kia đến."



Thạch Đầu: "Ta đã biết chỗ ông đến."

Sư hỏi: "Sao thầy lại lấy tang vật vu khống người?"

Thạch Đầu đáp: "Thân ông hiện tại."

Sư hỏi lại: "Tuy nhiên như thế, rốt ráo vì người sau thế nào?"

Thạch Đầu hỏi vặn lại: "Ông hãy nói, ai là người sau?" - Thiên Hoàng Đạo Ngộ


(2) THÂN ÔNG HIỆN TẠI .. và NƠI ÔNG ĐẾN [smile]


thật ra ... nói huyễn hóa .. cũng chưa hẳn đã là huyễn hóa nhí .. khi nó vẫn còn đó ... là NƠI THÂN ÔNG HIỆN TẠI .. và là NƠI ÔNG ĐẾN [smile]

cho nên .. nói lấy tang vật vu khống người ... cũng chẳng bằng chỉ thẳng tâm người [smile]

nơi ông đến người trước người sau .. là ai nhỉ ? [smile]
nơi ông đến ... huyễn hóa là gì nhỉ ? [smile]


tình ngỡ đã quên đi .. nhưng tình bỗng lại về

người ngỡ đã đi xa .. nhưng người vẫn quanh ta

ôi tháng năm lồng lộng .. đã trôi dạt trời chiều
- Tình Nhớ .. TRỊNH CÔNG SƠN


(3) LỤC KẾT [smile]

(Theo giải thích của pháp sƣ Viên Anh (trong tác phẩm Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh Giảng Nghĩa),

sáu cái gút này tức là năm ấm, theo thứ lớp từ nơi sâu kín cho đến chỗ thô cạn, gồm có:

1) Thức ấm, tức thức thứ tám a-lại-da;

2) Hành ấm, tức thức thứ bảy mạt-na;

3) Tưởng ấm, tức thức thứ sáu, ý thức;

4) Thọ ấm, tức năm thức trƣớc (nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân);


5) Sắc ấm, gồm hai phần, trong là căn thân và ngoài là khí thế giới.

Bốn ấm đầu (thức, hành, tƣởng, thọ), mỗi ấm là một gút; riêng sắc ấm, vì gồm hai phần nên có hai gút; cộng lại là sáu gút (lục kết).


ờ mà đúng hông ? [smile]
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Con cám ơn Thầy VQ, bác TH đã quan tâm hỏi thăm,

Dạ, hôm nay con còn viết được vài dòng ở đây chắc cũng nhờ phước duyên và gia hộ của Chư Phật, Bồ tát .

Con vẫn hiểu được là thấy được Tự tánh là thấy được sự an lạc, thấy được Niết bàn. Cũng giống như niệm Phật ADIDA mà thấy được bản tánh thanh tịnh của Ngài là thấy được cõi cực lạc.

Nhưng đối với người Phật tử tại gia chúng con, nửa đời nửa đạo, nếu cả ngày cứ chấp vào câu niệm Phật thì cũng quên đi phần đời , nếu vậy thì sẽ không tốt cho cuộc sống, cho công việc, cho gia đình.

Vậy theo con niệm Phật ở đây có phải là niệm trong tâm, niệm Bát Chánh Đạo trong từng giây, từng phút , từng giờ để tâm của ta lúc nào cũng ít bị cái tham san si lấn ác , buông bỏ những phiền não càng nhiều càng tốt, bớt chấp vào cái ta và cái của ta thì sẽ thấy an nhiên hơn ạ.

Kính.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Vậy theo con niệm Phật ở đây (có phải) là niệm trong tâm, niệm Bát Chánh Đạo trong từng giây, từng phút , từng giờ để tâm của ta lúc nào cũng ít bị cái tham san si lấn ác , buông bỏ những phiền não càng nhiều càng tốt, bớt chấp vào cái ta và cái của ta thì sẽ thấy an nhiên hơn ạ.
A Di Đà Phật
niemphat-1.jpg
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Con cám ơn Thầy VQ, bác TH đã quan tâm hỏi thăm,

Dạ, hôm nay con còn viết được vài dòng ở đây chắc cũng nhờ phước duyên và gia hộ của Chư Phật, Bồ tát .

Con vẫn hiểu được là thấy được Tự tánh là thấy được sự an lạc, thấy được Niết bàn. Cũng giống như niệm Phật ADIDA mà thấy được bản tánh thanh tịnh của Ngài là thấy được cõi cực lạc.

Nhưng đối với người Phật tử tại gia chúng con, nửa đời nửa đạo, nếu cả ngày cứ chấp vào câu niệm Phật thì cũng quên đi phần đời , nếu vậy thì sẽ không tốt cho cuộc sống, cho công việc, cho gia đình.

Vậy theo con niệm Phật ở đây có phải là niệm trong tâm, niệm Bát Chánh Đạo trong từng giây, từng phút , từng giờ để tâm của ta lúc nào cũng ít bị cái tham san si lấn ác , buông bỏ những phiền não càng nhiều càng tốt, bớt chấp vào cái ta và cái của ta thì sẽ thấy an nhiên hơn ạ.

Kính.
Xin mạn phép thảo luận:
Đức Phật có dạy cho từng hạng bậc thực hành pháp môn niệm Phật:

- Kinh Vô Lượng Thọ và Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật: là hai kinh mang tính chất tổng quan hình thành và phát triển Tín Căn và Phát Nguyện, hộ niệm..... và cách thức tạo nhân duyên vãng sanh.

-Riêng về pháp môn niệm Phật thì dạy riêng ở hai Kinh sau:

+ Kinh A Di Đà: dạy niệm Phật cho người có "Tâm Xuất Gia" tức là những người chí thành nhanh chóng muốn vãng sanh giải thoát, việc đời của họ đã gác bỏ một bên.

+ Kinh Niệm Phật Ba La Mật: dạy niệm Phật cho bậc tại gia hay những bậc đang thực hiện các hạnh nguyện nào đó, cần phải lưu trú ở đời chưa muốn vãng sanh liền. Tạm gọi là còn bận việc đời. NIỆM PHẬT BA LA MẬT LÀ NIỆM TRÌ DANH HIỆU PHẬT MÀ KHÔNG DỰA TRÊN BẤT KÌ SỰ HỮU VI ĐỐI ĐÃI NÀO. Ba la mật nghĩa là vượt lên trên, siêu việt, không bị hình thức cản trở.


Một vị sư điển hình nói về pháp tại gia (người chưa muốn vãng sanh liền) niệm Phật này chính là Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân.

Nghiã là suốt đời giữ Tín-Nguyện cho bền chặt, rồi chắp trì danh hiệu Phật nơi thâm tâm của mình bất chấp ngoại duyên thế nào thuận hay nghịch, tốt hay chưa tốt,.... Để có thể thực hành tốt thì cần phải hiểu về bản chất của danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật mà Kinh giảng là Phật Tánh thậm thâm vi diệu mà danh hiệu Phật là phương tiện để dẫn nhập chỉ lối, 48 nguyện của Phật là thuyền bè trợ lực đưa đến thành tựu Phật Đà. Bậc thượng chỉ cần nương phương tiện là có thể chứng nhập Phật Tánh (kiến tánh) tự tại du hóa sanh tử; bậc trung và hạ cần phải nương nhờ 48 nguyện vãng sanh rồi kiến tánh sau (nếu bậc thượng mà nương nhờ 48 nguyện thì như hổ thêm cánh).
 
Last edited by a moderator:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
;;;;;;;;;

+ Kinh Niệm Phật Ba La Mật: dạy niệm Phật cho bậc tại gia hay những bậc đang thực hiện các hạnh nguyện nào đó, cần phải lưu trú ở đời chưa muốn vãng sanh liền. Tạm gọi là còn bận việc đời. NIỆM PHẬT BA LA MẬT LÀ NIỆM TRÌ DANH HIỆU PHẬT MÀ KHÔNG DỰA TRÊN BẤT KÌ SỰ HỮU VI ĐỐI ĐÃI NÀO. Ba la mật nghĩa là vượt lên trên, siêu việt, không bị hình thức cản trở.

Một vị sư điển hình nói về pháp tại gia (người chưa muốn vãng sanh liền) niệm Phật này chính là Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân.

Nghiã là suốt đời giữ Tín-Nguyện cho bền chặt, rồi chắp trì danh hiệu Phật nơi thâm tâm của mình bất chấp ngoại duyên thế nào thuận hay nghịch, tốt hay chưa tốt,.... Để có thể thực hành tốt thì cần phải hiểu về bản chất của danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật mà Kinh giảng là Phật Tánh thậm thâm vi diệu mà danh hiệu Phật là phương tiện để dẫn nhập chỉ lối, 48 nguyện của Phật là thuyền bè trợ lực đưa đến thành tựu Phật Đà. Bậc thượng chỉ cần nương phương tiện là có thể chứng nhập Phật Tánh (kiến tánh) tự tại du hóa sanh tử; bậc trung và hạ cần phải nương nhờ 48 nguyện vãng sanh rồi kiến tánh sau (nếu bậc thượng mà nương nhờ 48 nguyện thì như hổ thêm cánh).
Ý kiến VQ:
(Tôn chỉ bài này .- Bài 2.- Tam kinh Tịnh Tông.)
Hoà Thượng Viên minh nói:
"Đạo Phật bên ngoài là những hình thức tín ngưỡng với nhiều môn phái, nhiều lễ nghi, bên trong là một rừng giáo lý vừa rộng, vừa sâu, có cao có thấp, có thật có giả, thật là đa diện.
Tuy nhiên nếu người nào có cơ duyên gặp được thiện tri thức thì có thể đi vào cốt tử của đạo một cách dễ dàng.
(HT. Viên Minh)

Kính
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Ý kiến VQ:
(Tôn chỉ bài này .- Bài 2.- Tam kinh Tịnh Tông.)
Hoà Thượng Viên minh nói:
"Đạo Phật bên ngoài là những hình thức tín ngưỡng với nhiều môn phái, nhiều lễ nghi, bên trong là một rừng giáo lý vừa rộng, vừa sâu, có cao có thấp, có thật có giả, thật là đa diện.
Tuy nhiên nếu người nào có cơ duyên gặp được thiện tri thức thì có thể đi vào cốt tử của đạo một cách dễ dàng.
(HT. Viên Minh)

Kính
Thưa Thầy, đó chỉ là một cách nghĩ, không phải là tất cả. Bản thân của người phát biểu cũng không phải toàn diện.

Bản thân VNBN thấy Tam Tạng Kinh Điển và các pháp môn đã được các bậc Cao Tăng truyền dạy (Thiền, Tịnh, Mật,...) đều là phương pháp tu tập để đi đến giải thoát. Vấn đề ở chỗ là tu tập như thế nào cho đúng theo bổn môn, chứ không phải vạch lá tìm sâu chê bai lẩn nhau.

Nếu một người nhìn Phật Pháp các môn chỉ qua bề ngoài thì bản thân người đó không đầy đủ tín tâm nơi Như Lai. Bản thân đệ tử Phật là xiển dương pháp môn mình đang tu chứ không phải đạp đổ pháp môn khác.

Bản thân Thầy tô đậm bốn chữ "có thật có giả" thì thầy phải viết ra cụ thể thật, giả như thế nào? Viết như vậy, khơi dậy sự nghi hoặc cho người sơ cơ thì phạm vào tạo tác tội nghiệp!
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Dạ. Vấn đề biện giải thật hay giả. Là chức năng của Viện Nghiêng Cứu Phật Học. VQ chỉ y cứ theo các kinh điển VNC .PH phổ truyền ạ
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Dạ. Vấn đề biện giải thật hay giả. Là chức năng của Viện Nghiêng Cứu Phật Học. VQ chỉ y cứ theo các kinh điển VNC .PH phổ truyền ạ
Thưa Thầy, như vậy cũng không thể thảo luận. Thầy cũng chỉ nói lại ý kiến người khác.
Viện nghiên cứu thì cũng chỉ là những con người. Đâu phải nghe nói viện này hay viện kia, rồi có chữ nghiên cứu,.... mà lấy ra làm y cứ.

Trong thời xa xưa, nhiều triều đại cũng lập ra viện này việc kia nghiên cứu, có khi thì đem đến lợi ích nhưng cũng có khi đem đến những cuộc đại chiến, thậm chí tàn sát lẩn nhau,....

Thời nay, chúng ta nên tôn trọng tất cả thiện pháp (Nhân, Thiên, Thanh Văn, Duyên giác, Bồ Tát), lấy Nhân thừa làm gốc tăng tiến lên. Như vậy mới có lục hòa và phát triển. Chỉ nên lên án những tà pháp xấu ác làm ảnh hưởng xấu cho xã hội.


Đối với Phật giáo thì cần phải nên tôn trọng tất cả các giáo phái. Chỉ có tôn trọng mới có lục hòa, có lục hòa mới có hưng thịnh và từ đó Phật Pháp được xiển dương. Việc bài xích giữa các tông phái thì nên chấm dứt; nếu không chấm dứt thì chỉ là chiến tranh tông phái. Nguồn gốc của việc chiến tranh tông phái sắp tới trong tương lai sẽ thêm nở rộng, bởi nó có sự châm lửa của các Sư Thầy từ chỗ nhét các tư tưởng chống phá vào tín đồ.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Dạ. Nhưng VQ chỉ theo Thầy của VQ hiện là Viện Trưởng VNC.PH. không thể theo thầy của Bạn ạ.
Bởi thế . Nếu thảo luận về 3 kinh Chánh Tông Tịnh Độ thì VQ lạm bàn chút chút. Kinh ngoài luồng VQ chưa học nên không biết để nói ạ.
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Thưa Thầy, đó chỉ là một cách nghĩ, không phải là tất cả. Bản thân của người phát biểu cũng không phải toàn diện.

Bản thân VNBN thấy Tam Tạng Kinh Điển và các pháp môn đã được các bậc Cao Tăng truyền dạy (Thiền, Tịnh, Mật,...) đều là phương pháp tu tập để đi đến giải thoát. Vấn đề ở chỗ là tu tập như thế nào cho đúng theo bổn môn, chứ không phải vạch lá tìm sâu chê bai lẩn nhau.

Nếu một người nhìn Phật Pháp các môn chỉ qua bề ngoài thì bản thân người đó không đầy đủ tín tâm nơi Như Lai. Bản thân đệ tử Phật là xiển dương pháp môn mình đang tu chứ không phải đạp đổ pháp môn khác.


Bản thân Thầy tô đậm bốn chữ "có thật có giả" thì thầy phải viết ra cụ thể thật, giả như thế nào? Viết như vậy, khơi dậy sự nghi hoặc cho người sơ cơ thì phạm vào tạo tác tội nghiệp!
Bậy nà, hề hề, VNBN

Thầy Viên Quang khi mới vào đạọ cũng đã theo Pháp môn Tịnh độ một thời gian dài (chứ không phải nhìn thấy Tịnh độ tông chỉ qua bề ngoài đâu) về sau do Thầy thấy không phù hợp với căn cơ nên đã chuyển hướng (chớ không phải chê Pháp môn Tịnh độ tông à nghen, hề hề)

Trừng Hải
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha[smile]

người ta thường nói:

tâm xuân thế giới xuân

tâm bình thế giới bình [smile]

Cõi Cực Lạc là là vũ trụ y báo thanh tịnh ---> khí thế gian bao hàm tất cả đẹp đẽ trang nghiêm ---> đều do chánh báo chính là A Di Đà Phật mà có [smile]

vì vậy ... CHIẾN TRANH TÔNG PHÁI mà do "TỊNH ĐỘ" SƠ CƠ khởi xướng chắc chắn phải là công phu tịnh độ hỏng miên mật [smile] .. thối chí thất tâm [smile]

--- chứ tin cái PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ kiểu gì ... mà tới mức Y BÁO = CHIẾN TRANH TÔNG PHÁI vậy ? [smile]

-- mà hơn nữa ... SƠ CƠ như vậy ... có đủ trí lực để đại diện cho TỊNH ĐỘ sao coi được [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Thưa Thầy, như vậy cũng không thể thảo luận. Thầy cũng chỉ nói lại ý kiến người khác.
Viện nghiên cứu thì cũng chỉ là những con người. Đâu phải nghe nói viện này hay viện kia, rồi có chữ nghiên cứu,.... mà lấy ra làm y cứ.

Trong thời xa xưa, nhiều triều đại cũng lập ra viện này việc kia nghiên cứu, có khi thì đem đến lợi ích nhưng cũng có khi đem đến những cuộc đại chiến, thậm chí tàn sát lẩn nhau,....

Thời nay, chúng ta nên tôn trọng tất cả thiện pháp (Nhân, Thiên, Thanh Văn, Duyên giác, Bồ Tát), lấy Nhân thừa làm gốc tăng tiến lên. Như vậy mới có lục hòa và phát triển. Chỉ nên lên án những tà pháp xấu ác làm ảnh hưởng xấu cho xã hội.


Đối với Phật giáo thì cần phải nên tôn trọng tất cả các giáo phái. Chỉ có tôn trọng mới có lục hòa, có lục hòa mới có hưng thịnh và từ đó Phật Pháp được xiển dương. Việc bài xích giữa các tông phái thì nên chấm dứt; nếu không chấm dứt thì chỉ là chiến tranh tông phái. Nguồn gốc của việc chiến tranh tông phái sắp tới trong tương lai sẽ thêm nở rộng, bởi nó có sự châm lửa của các Sư Thầy từ chỗ nhét các tư tưởng chống phá vào tín đồ.
Lại bậy nữa, VNBN

Trong suốt lịch sử 2500 Phật giáo không hề có một cuộc chiến tranh tôn giáo nào (Một lịch sử mà người Phật tử nào cũng thấy tự hào). Huynh đem mấy sự kiện lịch sử bên ngoài vào làm gì vậy?! Nâng quan điểm để...hù à, hê hê?

Các bài viết của Thầy Viên Quang trong chủ đề này, đối với Trừng mỗ không có gì liên quan đến những vấn đề mà huynh VNBN đề cập đến.


Trừng Hải
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Lại bậy nữa, VNBN

Trong suốt lịch sử 2500 Phật giáo không hề có một cuộc chiến tranh tôn giáo nào (Một lịch sử mà người Phật tử nào cũng thấy tự hào). Huynh đem mấy sự kiện lịch sử bên ngoài vào làm gì vậy?! Nâng quan điểm để...hù à, hê hê?

Các bài viết của Thầy Viên Quang trong chủ đề này, đối với Trừng mỗ không có gì liên quan đến những vấn đề mà huynh VNBN đề cập đến.


Trừng Hải
Mô Phật.

ha ha ha[smile]

người ta thường nói:

tâm xuân thế giới xuân

tâm bình thế giới bình [smile]

Cõi Cực Lạc là là vũ trụ y báo thanh tịnh ---> khí thế gian bao hàm tất cả đẹp đẽ trang nghiêm ---> đều do chánh báo chính là A Di Đà Phật mà có [smile]

vì vậy ... CHIẾN TRANH TÔNG PHÁI mà do "TỊNH ĐỘ" SƠ CƠ khởi xướng chắc chắn phải là công phu tịnh độ hỏng miên mật [smile] .. thối chí thất tâm [smile]

--- chứ tin cái PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ kiểu gì ... mà tới mức Y BÁO = CHIẾN TRANH TÔNG PHÁI vậy ? [smile]

-- mà hơn nữa ... SƠ CƠ như vậy ... có đủ trí lực để đại diện cho TỊNH ĐỘ sao coi được [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
tiểu11.jpg

A Di Đà Phật. Cầu nguyện tai qua nạn khỏi...
 
Last edited:

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Xin mạn phép thảo luận:
Đức Phật có dạy cho từng hạng bậc thực hành pháp môn niệm Phật:

- Kinh Vô Lượng Thọ và Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật: là hai kinh mang tính chất tổng quan hình thành và phát triển Tín Căn và Phát Nguyện, hộ niệm..... và cách thức tạo nhân duyên vãng sanh.

-Riêng về pháp môn niệm Phật thì dạy riêng ở hai Kinh sau:

+ Kinh A Di Đà: dạy niệm Phật cho người có "Tâm Xuất Gia" tức là những người chí thành nhanh chóng muốn vãng sanh giải thoát, việc đời của họ đã gác bỏ một bên.

+ Kinh Niệm Phật Ba La Mật: dạy niệm Phật cho bậc tại gia hay những bậc đang thực hiện các hạnh nguyện nào đó, cần phải lưu trú ở đời chưa muốn vãng sanh liền. Tạm gọi là còn bận việc đời. NIỆM PHẬT BA LA MẬT LÀ NIỆM TRÌ DANH HIỆU PHẬT MÀ KHÔNG DỰA TRÊN BẤT KÌ SỰ HỮU VI ĐỐI ĐÃI NÀO. Ba la mật nghĩa là vượt lên trên, siêu việt, không bị hình thức cản trở.


Một vị sư điển hình nói về pháp tại gia (người chưa muốn vãng sanh liền) niệm Phật này chính là Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân.

Nghiã là suốt đời giữ Tín-Nguyện cho bền chặt, rồi chắp trì danh hiệu Phật nơi thâm tâm của mình bất chấp ngoại duyên thế nào thuận hay nghịch, tốt hay chưa tốt,.... Để có thể thực hành tốt thì cần phải hiểu về bản chất của danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật mà Kinh giảng là Phật Tánh thậm thâm vi diệu mà danh hiệu Phật là phương tiện để dẫn nhập chỉ lối, 48 nguyện của Phật là thuyền bè trợ lực đưa đến thành tựu Phật Đà. Bậc thượng chỉ cần nương phương tiện là có thể chứng nhập Phật Tánh (kiến tánh) tự tại du hóa sanh tử; bậc trung và hạ cần phải nương nhờ 48 nguyện vãng sanh rồi kiến tánh sau (nếu bậc thượng mà nương nhờ 48 nguyện thì như hổ thêm cánh).
Chào đạo hữu VNBN,

Dạ, Nguyên Chiếu từ nhỏ biết đến chùa là cũng do đi theo ông bà, ba mẹ và đặc biệt là câu Nam Mô A Di Đà Phật , có thể nói Ng Chiếu đang theo Tịnh Độ tông . Và hiện tại Nguyên Chiếu khi đến chùa vào các thời khóa tụng kinh cũng niệm A Di Đà Phật và đến đưa tang cũng niệm Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật ạ.

Ng Chiếu là người sơ cơ mới học Phật, cũng không nghiên cứu kinh điển nhiều, chỉ nghe pháp trên Yotube hoặc lên các diễn đàn Phật pháp trao đổi và học hỏi thôi ạ. Nên để luận về kinh thì chắc Ng Chiếu không có đủ khả năng và hiểu biết, nhưng không biết vì sao mà khi Ng Chiếu nghe được một bài giảng nào thì Ng Chiếu cũng có thể tiếp thu hoặc cảm nhận chút ít về bài pháp đó, hiểu được ý nghĩa của bài pháp đó ạ.

Nên Nguyên Chiếu ít bao giờ dám phản bác một pháp gì của Chư Phật, Bồ Tát chế ra để hướng dẫn chúng sanh tu tập tùy theo nhân duyên của mỗi người. Nhưng Ng Chiếu cũng tiếp thu các lời giảng của quý Thầy , của các vị Thiện Tri Thức vì những lời giảng đó cũng đúng với lời kinh ạ.

Không biết đạo hữu VNBN như thế nào chứ Ng Chiếu tiếp cận với Phật pháp như vậy cảm thấy thỏa mái và an nhiên, đôi lúc cũng cần tiếp thu ý kiến của các vị Thiền Sư như : " Kiến tánh thành Phật " để cho tâm tự tại ạ.

Đôi dòng tâm sự .
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Chào đạo hữu VNBN,

Dạ, Nguyên Chiếu từ nhỏ biết đến chùa là cũng do đi theo ông bà, ba mẹ và đặc biệt là câu Nam Mô A Di Đà Phật , có thể nói Ng Chiếu đang theo Tịnh Độ tông . Và hiện tại Nguyên Chiếu khi đến chùa vào các thời khóa tụng kinh cũng niệm A Di Đà Phật và đến đưa tang cũng niệm Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật ạ.

Ng Chiếu là người sơ cơ mới học Phật, cũng không nghiên cứu kinh điển nhiều, chỉ nghe pháp trên Yotube hoặc lên các diễn đàn Phật pháp trao đổi và học hỏi thôi ạ. Nên để luận về kinh thì chắc Ng Chiếu không có đủ khả năng và hiểu biết, nhưng không biết vì sao mà khi Ng Chiếu nghe được một bài giảng nào thì Ng Chiếu cũng có thể tiếp thu hoặc cảm nhận chút ít về bài pháp đó, hiểu được ý nghĩa của bài pháp đó ạ.

Nên Nguyên Chiếu ít bao giờ dám phản bác một pháp gì của Chư Phật, Bồ Tát chế ra để hướng dẫn chúng sanh tu tập tùy theo nhân duyên của mỗi người. Nhưng Ng Chiếu cũng tiếp thu các lời giảng của quý Thầy , của các vị Thiện Tri Thức vì những lời giảng đó cũng đúng với lời kinh ạ.

Không biết đạo hữu VNBN như thế nào chứ Ng Chiếu tiếp cận với Phật pháp như vậy cảm thấy thỏa mái và an nhiên, đôi lúc cũng cần tiếp thu ý kiến của các vị Thiền Sư như : " Kiến tánh thành Phật " để cho tâm tự tại ạ.

Đôi dòng tâm sự .
Tán Thán Đạo Tâm của ĐH Nguyên Chiếu.
1144_hong-do-nhung-50-canh.jpg
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Bậy nà, hề hề, VNBN

Thầy Viên Quang khi mới vào đạọ cũng đã theo Pháp môn Tịnh độ một thời gian dài (chứ không phải nhìn thấy Tịnh độ tông chỉ qua bề ngoài đâu) về sau do Thầy thấy không phù hợp với căn cơ nên đã chuyển hướng (chớ không phải chê Pháp môn Tịnh độ tông à nghen, hề hề)

Trừng Hải
hiiii, VNBN có biết chứ, chính Thầy VQ đã tâm sự với mọi người như vậy mà.
VNBN thấy Thầy VQ viết bài về vãng sanh Tịnh Độ Cực Lạc vẫn giữ chủ ý Thánh Đạo Môn và còn cho rằng có "thật giả lẩn lộn" nên VNBN mới yêu cầu Thầy VQ viết rõ ra nhưng Thầy VQ từ chối và nói rằng Ngài chỉ là người truyền bá lại Tư Tưởng của Viện NC PH.

Còn việc một người bỏ môn này sang tu môn khác thì cũng bình thường, không phải lỗi của của pháp môn.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Bên trên