Cùng tìm hiểu Tuyệt Quán Luận

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Đúng rồi !

Bạn Minh Định và bạn chocon đều nói đúng :

BẢN CHẤT CỦA THIÊN ĐƯỜNG VÀ ĐỊA NGỤC ĐỀU LÀ KHÔNG.

MẾN !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Hihihi,tat ca chi la mong huyen,ta ba cung nhu cuc lac ma thoi:icon_slash:
Kính bác Văn Học !

Chocon chưa tâm phục chỗ nầy :

_ Thiên Đường và Địa Ngục cùng nằm trong cõi Ta Bà, nói Ta Bà giả huyễn, Thiên đường Địa ngục giả huyễn thì dễ chấp nhận. Còn Cực Lạc là Phật Quốc, Phật quốc sao có thể giả huyễn được ?

Kính xin được chỉ dạy !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Chocon chưa tâm phục chỗ nầy :

_ Thiên Đường và Địa Ngục cùng nằm trong cõi Ta Bà, nói Ta Bà giả huyễn, Thiên đường Địa ngục giả huyễn thì dễ chấp nhận. Còn Cực Lạc là Phật Quốc, Phật quốc sao có thể giả huyễn được ?

Kính xin được chỉ dạy !
Bạn chocon thân mến !

Nói về Cực Lạc thì chúng ta đã được Phật Thích Ca giới thiệu 2 cõi :

1. Tây Phương Cực Lạc :

Hựu Xá-Lợi-Phất! Cực-lạc quốc độ, thất trùng lan thuẫn, thất trùng la võng, thất trùng hàng thọ, giai thị tứ bảo, châu tráp vi nhiễu, thị cố bỉ quốc danh vi Cực-lạc. Hựu Xá-Lợi-Phất! Cực-lạc quốc độ, hữu thất bảo trì, bát công đức thủy, sung mãn kỳ trung, trì để thuần dĩ kim sa bố địa. Tứ biên giai đạo, kim, ngân, lưu ly, pha lê hiệp thành. Thượng hữu lâu các, diệc dĩ kim, ngân,
lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não nhi nghiêm sức chi. Trì trung liên hoa đại như xa luân: thanh sắc thanh quang, huỳnh sắc huỳnh quang, xích sắc xích quang, bạch sắc bạch quang, vi diệu hương khiết. Xá-Lợi-Phất! Cực-lạc quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm. Hựu Xá-Lợi-Phất! Bỉ Phật quốc độ, thường tác thiên nhạc, huỳnh kim vi địa, trú dạ lục thời, vũ thiên Mạn-đà-la hoa. Kỳ độ chúng-sanh, thường dĩ thanh đán, các dĩ y kích, thạnh chúng diệu hoa, cúng dường tha phương thập vạn ức Phật, tức dĩ thực thời, hoàn đáo bổn quốc, phạn thực kinh hành.


2. Cõi Tịnh Lưu Ly Đông phương :

Nhiên bỉ Phật độ, nhất hướng thanh tịnh, vô hữu nữ nhân, diệc vô ác thú cập khổ âm thanh. Lưu ly vi địa, kim thằng giới đạo, thành khuyết cung các, hiên song la vỏng, giai thất bảo thành diệc như Tây phương Cực Lạc thế giới công đức trang nghiêm đẳng vô sai biệt.

(Cõi Phật ấy một bề thanh tịnh, không có đàn bà cũng không có thú dữ, chẳng có tiếng than khóc. Đất bằng lưu ly, nhiều hàng cây quý giăng làm ranh giới, thành quách cung điện, cửa sổ mái hiên, nét đẹp trang nghiêm toàn bằng thất bảo như cảnh Tây phương Cực Lạc không khác).

Theo chocon 2 cõi nầy CÓ TƯỚNG hay không ?

Diễn tả như trên rõ ràng là CÓ TƯỚNG. Mà Kinh Kim Cang nói "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng" (Cái gì có tướng thì đều không CHƠN THƯỜNG).

_______________

Bạn trẻ ơi ! Phật Quốc được dùng có 2 nghĩa :

1. Phật Quốc CHƠN THƯỜNG gọi là THƯỜNG TỊCH QUANG ĐỘ. Thường Tịch Quang Độ mới không giả huyễn.

2. Còn Phật Quốc do Đức Phật "dục linh pháp âm tuyên lưu, biến hóa sở tác" (Phật do muốn cho pháp âm được rao giảng rộng khắc mà BIẾN HÓA ra) thì được gọi là LIÊN HOA ẢNH TỊNH ĐỘ.
Có chữ "ảnh" thì bạn có thể hiểu rằng "cõi ấy thực chất vẫn là cái BÓNG giả hiện" để độ sinh mà thôi.

Mến !

 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83

.........
Theo chocon 2 cõi nầy CÓ TƯỚNG hay không ?

Diễn tả như trên rõ ràng là CÓ TƯỚNG. Mà Kinh Kim Cang nói "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng" (Cái gì có tướng thì đều không CHƠN THƯỜNG).

_______________

Bạn trẻ ơi ! Phật Quốc được dùng có 2 nghĩa :

1. Phật Quốc CHƠN THƯỜNG gọi là THƯỜNG TỊCH QUANG ĐỘ. Thường Tịch Quang Độ mới không giả huyễn.

2. Còn Phật Quốc do Đức Phật "dục linh pháp âm tuyên lưu, biến hóa sở tác" (Phật do muốn cho pháp âm được rao giảng rộng khắc mà BIẾN HÓA ra) thì được gọi là LIÊN HOA ẢNH TỊNH ĐỘ.
Có chữ "ảnh" thì bạn có thể hiểu rằng "cõi ấy thực chất vẫn là cái BÓNG giả hiện" để độ sinh mà thôi.

Mến !

Kính bác Văn Học !

Như vậy Thường Tịch Quang độ có tướng hay không ?

Nếu không, làm sao mình biết Thường Tịch Quang Độ không có tướng ?


Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Như vậy Thường Tịch Quang độ có tướng hay không ?

Nếu không, làm sao mình biết Thường Tịch Quang Độ không có tướng ?


Kính !
Chocon ơi !

Nếu Thường Tịch Quang Độ mà có tướng thì đức Phật và Chư Tổ đã không định danh là THƯỜNG TỊCH.

THƯỜNG là gì ?
_ Là mãi mãi vẫn thế, không hề có bắt đầu và kết thúc, không hề có thêm hay bớt chi cả.

TỊCH là gì ?
_ Là vắng lặng, là Bất Động.

Cái gì THƯỜNG TỊCH ?
_ Chỉ có CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI mới THƯỜNG TỊCH mà thôi.

Mến !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
choconxauxi đã viết:
Kính bác Văn Học !

Như vậy Thường Tịch Quang độ có tướng hay không ?

Nếu không, làm sao mình biết Thường Tịch Quang Độ không có tướng ?

Kính !
Chocon ơi !

Nếu Thường Tịch Quang Độ mà có tướng thì đức Phật và Chư Tổ đã không định danh là THƯỜNG TỊCH.

THƯỜNG là gì ?
_ Là mãi mãi vẫn thế, không hề có bắt đầu và kết thúc, không hề có thêm hay bớt chi cả.

TỊCH là gì ?
_ Là vắng lặng, là Bất Động.

Cái gì THƯỜNG TỊCH ?
_ Chỉ có CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI mới THƯỜNG TỊCH mà thôi.

Mến !
Kính bác Văn Học !

Hắc phong thấy trong tên gọi Thường Tịch Quang Độ có chữ QUANG _ nghĩa là ÁNH SÁNG, TIA SÁNG _ nữa mà.
ÁNH SÁNG, TIA SÁNG sao có thể là vô tướng được ?

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Hắc phong thấy trong tên gọi Thường Tịch Quang Độ có chữ QUANG _ nghĩa là ÁNH SÁNG, TIA SÁNG _ nữa mà.
ÁNH SÁNG, TIA SÁNG sao có thể là vô tướng được ?

Kính !
Hắc phong mến !

Đúng ! Chữ QUANG là Ánh Sáng, Tia Sáng; ví dụ như Vô Lượng Quang là thật nhiều Tia Sáng.

Nhưng ở đây chữ QUANG là hình tượng hóa NGUỒN TUỆ GIÁC chứ không là Tia Sáng nữa.

Cũng như chúng ta thường nói "một ý nghĩ lóe sáng trong đầu" _ thực ra ý nghĩ không có lóe sáng.

Mà NGUỒN TUỆ GIÁC thì đâu có tướng phải không người bạn trẻ ?!

Sẵn đây Vô Học nói luôn chữ ĐỘ _ trong Thường Tịch Quang Độ _ đồng nghĩa với chữ THỔ (ĐẤT) thường được dùng để chỉ nơi chốn (để bạn khỏi thắc mắc thêm).

Vì chư vị Giác Ngộ phải dùng ngôn ngữ của chúng ta để giảng giải Phật pháp cho chúng ta, nên gượng dùng thế thôi chứ Thường Tịch Quang Độ không có nghĩa là một khoảng không gian nào đó _ một cõi biệt lập nào.
Bởi trong "biển Chân Thường" nào có không gian và thời gian. Không gian và thời gian chỉ có với CÕI MÊ mà thôi.

Mến !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL14d-1.jpg"].....































































...
[/nen]
.......
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL14d-1.jpg"].....































































...
[/nen]
.......
Kính sư phụ Văn Học !
Theo sư phụ : Thế nào là Phật ?
(Chocon muốn nghe định nghĩa khác với câu mà Thầy Nhập Lý đã trả lời : Giác liễu vô vật vị chi Phật).
Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính sư phụ Văn Học !
Theo sư phụ : Thế nào là Phật ?
(Chocon muốn nghe định nghĩa khác với câu mà Thầy Nhập Lý đã trả lời : Giác liễu vô vật vị chi Phật).
Kính !
Chào chocon, Vô Học cũng còn đang tu như bạn nên chưa biết "thế nào là Phật ?"

Mến !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Thầy Nhập Lý nói "Pháp giới xuất sinh vi biến hóa" mà bác đã dịch là "Từ Chân Lý sinh ra muôn pháp là biến hóa".
Kính bác, Hắc phong thắc mắc không biết điều nầy có giống với "Vô Cực sinh Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái" theo như Kinh Dịch của Nho gia hay không ?
Lại nữa Ông Lão Tử nói "Một sanh Hai, Hai sanh Ba, Ba sinh vạn vật".

Phải chăng Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo cũng cùng chung Vũ trụ quan về vấn đề nầy ?

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Thầy Nhập Lý nói "Pháp giới xuất sinh vi biến hóa" mà bác đã dịch là "Từ Chân Lý sinh ra muôn pháp là biến hóa".
Kính bác, Hắc phong thắc mắc không biết điều nầy có giống với "Vô Cực sinh Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái" theo như Kinh Dịch của Nho gia hay không ?
Lại nữa Ông Lão Tử nói "Một sanh Hai, Hai sanh Ba, Ba sinh vạn vật".

Phải chăng Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo cũng cùng chung Vũ trụ quan về vấn đề nầy ?

Kính !
Chào Hắc phong !

Những ghi nhận, hiểu biết của Ngoại đạo đều có phần nào chính xác, phần nào giá trị. Ngày xưa đức Phật đã có ví dụ 5 người mù rờ voi, người rờ được cái đuôi voi thì có thể biết về cái đuôi.
Kinh Dịch là một tinh hoa của người Trung Hoa cỗ đại, những tri kiến trong đó đến giờ vẫn còn nguyên giá trị, Đạo Đức Kinh cũng thế. Nhưng đây chỉ là 2 trường hợp "mù rờ voi" thôi, mà "mù rờ voi" thì không thể biết toàn thể con voi. Đức Phật như "người sáng mắt" nhìn xa biết toàn thể con voi.

Câu "Pháp giới xuất sinh vi biến hóa" chỉ là vế đầu, có thể hơi giống với lý thuyết của Ngoại đạo, nhưng vế sau "Cứu cánh tịch diệt vi thường trụ" là điều mà Ngoại đạo không hề biết.

Dịch Kinh và Đạo Đức Kinh chỉ biết phần ngọn, phần biến động của vạn pháp; chớ không biết phần gốc, phần bản thể Tịch Diệt, Thường Trụ của vạn pháp.

Cho nên có nhiều người vì không hiểu đến phần tinh túy của đạo Phật _ chỉ biết đạo Phật qua cái vỏ ngoài _ đã vội kết luận "Tam Giáo quy nguyên", hoặc là nói "đạo nào cũng vậy, cũng giống như nhau thôi".

Không đâu, giá trị đạo Phật là ở phần tiềm ẫn, phần nầy mọi tôn giáo khác không thể hiểu nỗi. Chẳng những thế mà kể cả Tăng Ni Phật tử nhiều khi cũng "a-dua" theo Ngoại Đạo mà xem thường Phật pháp.

Mến !
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Chào Hắc phong !

Những ghi nhận, hiểu biết của Ngoại đạo đều có phần nào chính xác, phần nào giá trị. Ngày xưa đức Phật đã có ví dụ 5 người mù rờ voi, người rờ được cái đuôi voi thì có thể biết về cái đuôi.
Kinh Dịch là một tinh hoa của người Trung Hoa cỗ đại, những tri kiến trong đó đến giờ vẫn còn nguyên giá trị, Đạo Đức Kinh cũng thế. Nhưng đây chỉ là 2 trường hợp "mù rờ voi" thôi, mà "mù rờ voi" thì không thể biết toàn thể con voi. Đức Phật như "người sáng mắt" nhìn xa biết toàn thể con voi.


mu ro voi.jpg

"Dịch Kinh và Đạo Đức Kinh chỉ biết phần ngọn, phần biến động của vạn pháp; chớ không biết phần gốc, phần bản thể Tịch Diệt, Thường Trụ của vạn pháp.

Cho nên có nhiều người vì không hiểu đến phần tinh túy của đạo Phật _ chỉ biết đạo Phật qua cái vỏ ngoài _ đã vội kết luận "Tam Giáo quy nguyên", hoặc là nói "đạo nào cũng vậy, cũng giống như nhau thôi".

Không đâu, giá trị đạo Phật là ở phần tiềm ẫn, phần nầy mọi tôn giáo khác không thể hiểu nỗi. Chẳng những thế mà kể cả Tăng Ni Phật tử nhiều khi cũng "a-dua" theo Ngoại Đạo mà xem thường Phật pháp."
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
.......
Cho nên có nhiều người vì không hiểu đến phần tinh túy của đạo Phật _ chỉ biết đạo Phật qua cái vỏ ngoài _ đã vội kết luận "Tam Giáo quy nguyên", hoặc là nói "đạo nào cũng vậy, cũng giống như nhau thôi".

.....
Mến !
Kính bác Văn Học ! Cho con hỏi :

_ Há không phải đạo Phật cũng chịu luật Thành, Trụ, Hoại, Không hay sao ?

Con có nghe Kinh Phật nói nhiều về thời Mạt pháp _ người thật tâm tu hành không có, người lợi dụng Phật pháp để mưu sinh thì nhiều. Dịch Kinh thì nói "Vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản", Đạo đức Kinh nói "Thiên địa thượng bất năng cửu, nhi huống ư nhân hồ (天 地 尚 不 能 久, 而 況 於 人 乎 _ Trời đất còn không dài lâu được hà huống chi người).
Như thế theo con thấy cả ba tôn giáo đều cùng quan điểm về sự hiện hữu hay không hiện hữu.
Như thế há không phải là "Tam giáo quy nguyên" hay sao ?

Kính !
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Kính bác Văn Học ! Cho con hỏi :

_ Há không phải đạo Phật cũng chịu luật Thành, Trụ, Hoại, Không hay sao ?

Con có nghe Kinh Phật nói nhiều về thời Mạt pháp _ người thật tâm tu hành không có, người lợi dụng Phật pháp để mưu sinh thì nhiều. Dịch Kinh thì nói "Vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản", Đạo đức Kinh nói "Thiên địa thượng bất năng cửu, nhi huống ư nhân hồ (天 地 尚 不 能 久, 而 況 於 人 乎 _ Trời đất còn không dài lâu được hà huống chi người).
Như thế theo con thấy cả ba tôn giáo đều cùng quan điểm về sự hiện hữu hay không hiện hữu.
Như thế há không phải là "Tam giáo quy nguyên" hay sao ?

Kính !
Kính chị Hắc phong !
Xin chị cho phép chocon "thày lay" một chút.
Ở trên sư phụ V/H đã có nói rồi :
Không đâu, giá trị đạo Phật là ở phần tiềm ẫn, phần nầy mọi tôn giáo khác không thể hiểu nỗi. Chẳng những thế mà kể cả Tăng Ni Phật tử nhiều khi cũng "a-dua" theo Ngoại Đạo mà xem thường Phật pháp."
Con xin phép sư phụ V/H cho chocon minh họa phần tiềm ẫn nầy như sau :

tangbang.jpg
Đây là phần tiềm ẫn của Phật pháp (trong suốt như pha lê)
____________

tang bang.jpg
Đây là phần tiềm ẫn của Ngoại đạo (xin lỗi, hơi giống củ khoai từ :eek:nion46:).
Phần nổi của tảng băng thì giống nhau, nhưng phần tiềm ẫn thì khác xa một trời một vực.

Kính sư phụ V/H chocon vẽ như vậy có giống ý sư phụ hay không ?
Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Chocon vẽ khéo lắm !

Phần nổi của tảng băng, tức là Phật giáo trong con mắt của mọi người.
Vì thuận hợp thế gian nên Phật giáo còn có phần Giáo Lý Nhân Thiên Thừa. Giáo lý nầy rất nhiều trùng khớp với Ngoại đạo, G/Lý nầy chỉ là phương tiện tạm dùng của đạo Phật, nó giống như thuốc an thần chứ không phải thuốc trị bệnh, thuốc trị bệnh của Đạo Phật là Giáo Lý Tiểu Thừa, Giáo Lý Đại Thừa, Giáo Lý Tối Thượng Thừa (được bạn chocon ví như phầm chìm của tảng băng).

Giáo Lý Tiểu Thừa dạy rõ về NHÂN VÔ NGÃ (vốn thiệt KHÔNG CÓ TA)
Giáo Lý Đại Thừa dạy chuyên sâu về PHÁP VÔ NGÃ (thực thấy các pháp trên đời đều Hư Huyễn)
Giáo Lý Tối Thượng Thừa dạy chúng ta nhận ra CHƠN NGÃ (vốn không nằm trong Tam Thiên Thế Giới, nhưng THƯỜNG TRỤ và TRÙM KHẮP _ Các bạn hãy đọc kỹ phẫm Như Lai Thọ Lượng trong Kinh Pháp Hoa).

Đây là phần chìm của tảng băng (trong ảnh 1), vì là TÁNH KHÔNG nên vẽ trong suốt như pha lê là phù hợp.

-------------
Còn phần chìm của Ngoại đạo thì sao ?

Tất cả Ngoại đạo đều LẦM NGÃ TƯỚNG, LẦM PHÁP TƯỚNG thấy tất cả đều THẬT CÓ cho nên có chỗ cho rong rêu bám vào kết tủa thành màu đen sậm trên phần chìm của tảng băng (trong ảnh 2).
ĐÂY LÀ NGUYÊN NHÂN CỦA SINH TỬ LUÂN HỒI.

Mến !

 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Tất cả Ngoại đạo đều LẦM NGÃ TƯỚNG, LẦM PHÁP TƯỚNG thấy tất cả đều THẬT CÓ cho nên có chỗ cho rong rêu bám vào kết tủa thành màu đen sậm trên phần chìm của tảng băng (trong ảnh 2).
ĐÂY LÀ NGUYÊN NHÂN CỦA SINH TỬ LUÂN HỒI.

Mến !
Kính bác Văn Học !

Hắc phong không phục câu nầy :

Tất cả Ngoại đạo đều LẦM NGÃ TƯỚNG, LẦM PHÁP TƯỚNG thấy tất cả đều THẬT CÓ

Riêng về Lão giáo, trong Đạo Đức Kinh, vô đầu Ngài Lão Tử đã viết :

Đạo khả đạo phi thường Đạo. Danh khả danh phi thường danh. (道 可 道 非 常 道. 名 可 名 非 常 名)
Đạo (mà) có thể gọi được, không phải là Đạo thường (hằng cửu). Tên mà có thể gọi được, không phải là tên thường (hằng cửu).

Với câu mở đầu như vầy sao bác lại có thể khẳng định rằng ông Lão tử LẦM PHÁP TƯỚNG ?

Con thấy ý tứ của câu nầy cũng nói về PHÁP VÔ NGÃ như Đại Thừa Phật giáo của chúng ta đấy chứ ?

KÍnh xin bác giải thích thêm.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Hắc phong không phục câu nầy :


Riêng về Lão giáo, trong Đạo Đức Kinh, vô đầu Ngài Lão Tử đã viết :

Đạo khả đạo phi thường Đạo. Danh khả danh phi thường danh. (道 可 道 非 常 道. 名 可 名 非 常 名)
Đạo (mà) có thể gọi được, không phải là Đạo thường (hằng cửu). Tên mà có thể gọi được, không phải là tên thường (hằng cửu).

Với câu mở đầu như vầy sao bác lại có thể khẳng định rằng ông Lão tử LẦM PHÁP TƯỚNG ?

Con thấy ý tứ của câu nầy cũng nói về PHÁP VÔ NGÃ như Đại Thừa Phật giáo của chúng ta đấy chứ ?

KÍnh xin bác giải thích thêm.
Cám ơn Hắc phong đã hỏi !

Người học Phật nếu chỉ thấy một hai pháp VÔ NGÃ thì chưa đủ, mà phải thấy TẤT CẢ CÁC PHÁP ĐỀU VÔ NGÃ.

Đạo Đức Kinh có 81 chương mà chỉ có câu vô đầu của chương thứ nhất là có thể xem như hiểu được cái vô ngã của 2 pháp Đạo và Danh, còn lại hơn 80 chương đều chấp Pháp thì làm sao vượt thoát được các tầng trời Vô Sắc ?!

Ngay câu thứ ba của chương 1 :

Cố thường vô dục dĩ quan kỳ diệu; Thường hữu dục dĩ quan kỳ kiếu (故 常 無 欲 以 觀 其 妙; 常 有 欲, 以 觀 其 徼)

(Cho nên thường không ham muốn gì thì lòng tỉnh tại trong sáng, thấy được sâu xa. Nhiều ham muốn thì lòng đầy hạn chế há có thể thấy được chỗ sâu mầu, chỉ có thể thấy được cái hời hợt bên ngoài của sự việc mà thôi.)

Chúng ta có thể thấy Ông Lão Tử rất quan tâm đến SỰ TỈNH TẠI.
Tinh thần xuyên suốt 81 chương của Đạo Đức Kinh là THÂN AN THẦN TỈNH.
Chủ trương nầy tối đa chỉ đưa hành giả siêu thoát lên những tầng Trời cao (Trời Vô Sắc) chứ không vượt thoát ra được.

PHÁP VÔ NGÃ của nhà Phật phải vượt thoát Động Tịnh (Động cũng Giả mà Tịnh cũng Giả _ Thiện cũng Giả mà Ác cũng Giả _ Thanh cũng Giả mà Trược cũng Giả).

Hầu hết Tiên đạo đều lánh Động cầu Tịnh, "khử Trược lưu Thanh".
Đã VÔ NGÃ (không có tự tánh) sao lại có Động khác Tịnh khác ?.
Đã VÔ NGÃ sao lại có Trược có Thanh ?

So với Phật Giáo, Đạo Đức Kinh còn Mê Lầm chỗ nầy, cho nên nhà Phật không cho chúng ta theo Ngoại đạo. Vì theo Ngoại đạo thì những lý lẻ đầy chấp nhất của họ sẽ tiêm nhiễm vào đầu óc chúng ta làm cho chúng ta Chấp thêm nhiều mà chúng ta vẫn tưởng rằng những điều đó là đúng luôn cho đạo Phật.

Không đâu, đạo Phật thì PHÁ SẠCH CHẤP (mặc dầu VẪN HÀNH THIỆN).

Mến !

 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính Bác Văn Học!
Bác trả lời hay lắm.
Đạo đức kinh là một kho tàng tri thức của nhân loại, thế sao Bác không thử vận dụng Đạo Đức Kinh để hoằng Pháp. (...ý là mượn cái nầy nói cái kia)

Cố thường vô dục dĩ quan kỳ diệu... còn ... kỳ quan ?

Đừng trả lời ... !!!
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính Bác Văn Học!
Bác trả lời hay lắm.
Đạo đức kinh là một kho tàng tri thức của nhân loại, thế sao Bác không thử vận dụng Đạo Đức Kinh để hoằng Pháp. (...ý là mượn cái nầy nói cái kia)

Cố thường vô dục dĩ quan kỳ diệu... còn ... kỳ quan ?

Đừng trả lời ... !!!
Cám ơn Chiếu Thanh đã quá khen.

Về chuyện đem Đạo Đức Kinh vào trong bài giảng Phật pháp, đã có nhiều vị Giảng sư làm rồi, thậm chí có vị còn đem sách Huấn Mông (Tam Tự Kinh _ để dạy con nít) vào bài giảng nữa.
Vô Học xin nghiêng mình trước sự cố gắng đem Phật pháp đến với mọi người của những vị ấy. Vì là thường thường đăng đàn thì Phật tử (nhất là ở các nước Tây phương _ là những nước tiên tiến theo chủ nghĩa thực dụng) trình độ tâm linh của đa số hãy còn quá sơ cơ, cho nên bài giảng phải nói "chàng ràng" cho vừa lỗ tai người nghe.

Vô Học chỉ bức xúc khi người ta đem những Giáo lý "chàng ràng" ấy để giải thích Bát Nhã Tâm Kinh hay những phần ẢO DIỆU của Phật pháp.
Mặc dầu Ngoại đạo vẫn có những điều hay ho, những câu khá chính xác; nhưng là Phật tử chúng ta chỉ có thể lợi dụng Ngoại đạo để giúp cho bạn mình hiểu rõ hơn về phần thâm thúy của Phật pháp, chớ không nên lợi dụng Phật pháp để trải đường cho lợi ích cá nhân.

Tội lỗi lắm ! Tội lỗi lắm !

Chúng ta có thể dối mình, lừa người _ hậu quả trước mắt là đầu óc chúng ta sẽ đầy vòi bọ _ nhưng chúng ta không thể dối được Nhân Quả : Gieo nhân GIAN DỐI làm sao gặt hái được LỢI ÍCH CHÂN THẬT phải không các bạn ?

Mến !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên