- Tham gia
- 12/3/12
- Bài viết
- 293
- Điểm tương tác
- 104
- Điểm
- 43
Hỏi: Có người quan niệm rằng: "Chúng sinh thì cang cường, khó hướng dẫn. Đạo lực mình thì non kém, nên đóng cốc tu hành. Khi nào đạo lực thâm hậu thì hãy vào đời giáo hóa. Cũng có người nói là, từ lo cho mình chưa xong thì lo cho ai được.". Vậy trước những quan niệm sống như thế, cần bổ sung ra sao để có lợi cho người và cho mình. Con xin Thầy chỉ dạy?
Đáp: Câu hỏi này có hai quan điểm:
- Một quan điểm chủ trương sống vị tha.
- Một quan điểm lo cho mình trước, để đủ đạo lực rồi lo cho người khác.
Câu hỏi này hay, nhưng sai trên quan điểm căn bản, là thấy mình và người là hai thực thể tách biệt, nghĩa là thấy ta và người khác nhau. Bây giờ, buộc thấy ta và người giống nhau thì thấy không ra. Cho nên, có thể phân biệt là nên làm lợi ích cho người hay lo tu trước. Chúng ta xét trên quan điểm nhân quả và trên thể tánh của vạn hữu vũ trụ thì ta và người không phải là hai, mặc dù cũng không phải là duy nhất.
Trên nhân quả, tại sao ta và người không phải là hai?
Nếu chúng ta có bản lãnh thì có thể làm lợi ích cho người khác. Chính năng lực của mình tác động qua người. Chúng ta có làm lợi ích cho người thì phước hỗ trợ làm năng lực tăng lên. Ngược lại, nếu chúng ta không làm lợi ích cho chúng sinh thì vĩnh viễn không thể nào tăng được năng lực. Đây là nhân quả tuyệt đối đúng.
Cũng vậy, một người mặc cảm cho rằng chưa đủ sức để giúp người khác rồi không làm gì cả thì vĩnh viễn không có cơ hội để giúp. Ví dụ: Có người nói, chừng naof giàu tôi mới bố thí, còn bây giờ nghèo quá thì bố thì làm gì. Người này, sẽ không bao giờ giàu để có của bố thí. Trong khi, một người biết không đủ sức giúp ai khác, mà vẫn cố gắng tìm mọi cách để giúp, dù không đáng so với nhu cầu của người. Nhưng cái tâm đó, khiến sau này họ có đầy đủ năng lực để làm được mọi việc mong muốn.
Tương tự, nếu chúng ta xác định, mình phải làm lợi ích cho chúng sinh, thì cứ làm ngay bây giờ bằng mọi cách. Cứ tâm nguyện thiết tha vì người đừng vì mình, tự nhiên có việc để làm bằng chính năng lực ít ỏi của mình. Vậy mà năm mươi năm sau, hay năm mười kiếp sau, chúng ta có thể là một thiên tài. Bởi vì, tài năng của con người đến chậm hơn so với tiền bạc. Ví dụ: Kiếp này chúng ta nghèo, mà vẫn cật lực bố thí từng chút thì qua kiếp sau được hưởng quả báo giàu sang. Nhưng để trở thành thiên tài thì phải tích lũy vài chục kiếp. Do trí tuệ tiến chậm hơn vật chất. Ví như đời này chúng ta sống hết mình, luôn giúp cho mọi người ăn học thì qua đời sau được quả báo học giỏi thêm chút xíu. Với cái đà đó, chúng ta tiếp tục giúp người khác học thì kiếp sau được giỏi hơn nữa. Cứ như thế mà tài năng thăng tiến dần dần. Vì vậy, những người xuất sắc trong đời này, phải hiểu rằng họ sống vị tha bằng vật chất, bằng tinh thần đã qua vài chục kiếp, chứ không đơn giản. Và khi họ xuất sắc rồi, bây giờ ai đó muốn họ ngu trở lại cũng rất khó. Nếu kiếp này, họ có gieo nhân ích kỷ, đố kỵ thì kiếp sau lui lại một chút. Nói chúng, về mặt tinh thần dù tiến hay lùi cũng rất chậm so với vật chất. Giữa cái lợi mình, lợi người trên nhân quả, nó đổi qua đổi lại như vậy. Nên chúng ta phải xác định mục tiêu của mình.
Thử hỏi, chúng ta bước vào đạo Phật để làm gì?
Nếu nói: "Dạ! Để tu giải thoát", thì câu này bộc lộ mục tiêu vị kỷ. Cái nhân đã vị kỷ thì cái quả là đau khổ. Còn nếu nói: "Dạ! Con thấy chúng sinh đau khổ, thiếu đạo đức... con muốn đi tìm cái gì cho con người, cho thế giới này". Vài năm sau, mặc dù vị này tu chưa đắc đạo, chưa thành Thượng Tọa, chưa thành Hòa Thượng gì cả, nhưng rất hạnh phúc, tinh thần rất mạnh, người ấy đang vững vàng làm những việc gì đó có lợi cho đạo. Vì cái nhân ban đầu là vị tha, nên cái quả phải là hạnh phúc. Đó là trên nhân quả có sự hỗ tương, nên người nào nói ráng tu để chờ đủ đạo lực thì vĩnh viễn không bao giờ có được.
Xét trên thể tánh tuyệt đối:
Với cặp mắt phàm phu, do chấp ngã ngăn che nên chúng ta thấy mình và người khác nhau. Còn một vị đắc đạo, vượt qua chấp ngã thì thấy mình và chúng sinh là một. Dĩ nhiên, chúng ta chưa đạt vô ngã, chứ nếu đạt được, mình không còn là mình nữa. Ngay đó, mình là tất cả chúng sinh, và trên thể tánh tuyệt đối, ta và người không phải là hai. Cho nên, việc lo cho riêng mình, vừa sai trên lý tưởng của thể tánh tuyệt đối, vừa sai trên nhân quả. Chỉ người nào, từ khi khởi điểm tu hành, có hạnh nguyện vì chúng sinh mà tu, vì chúng sinh mà học, vì chúng sinh mà ngồi thiền...khi nhân duyên đã đủ, người này nhập thất cúng với ý nghĩ vì chúng sinh mà nhập thất thì sẽ an ổn, sẽ tiến bộ. Khi ra thất, đương nhiên làm được nhiều điều lợi ích cho Phật Pháp, cho chúng sinh. Nên vị tha và vị kỷ phải hiểu như vậy, chứ đừng phân hai rồi vô tình chọn con đường vị kỷ làm cản lối tu hành thì uổng phí một đời và chỉ gặt hái nhiều đau khổ mà thôi.
thanhnienphattu.net
Đáp: Câu hỏi này có hai quan điểm:
- Một quan điểm chủ trương sống vị tha.
- Một quan điểm lo cho mình trước, để đủ đạo lực rồi lo cho người khác.
Câu hỏi này hay, nhưng sai trên quan điểm căn bản, là thấy mình và người là hai thực thể tách biệt, nghĩa là thấy ta và người khác nhau. Bây giờ, buộc thấy ta và người giống nhau thì thấy không ra. Cho nên, có thể phân biệt là nên làm lợi ích cho người hay lo tu trước. Chúng ta xét trên quan điểm nhân quả và trên thể tánh của vạn hữu vũ trụ thì ta và người không phải là hai, mặc dù cũng không phải là duy nhất.
Trên nhân quả, tại sao ta và người không phải là hai?
Nếu chúng ta có bản lãnh thì có thể làm lợi ích cho người khác. Chính năng lực của mình tác động qua người. Chúng ta có làm lợi ích cho người thì phước hỗ trợ làm năng lực tăng lên. Ngược lại, nếu chúng ta không làm lợi ích cho chúng sinh thì vĩnh viễn không thể nào tăng được năng lực. Đây là nhân quả tuyệt đối đúng.
Cũng vậy, một người mặc cảm cho rằng chưa đủ sức để giúp người khác rồi không làm gì cả thì vĩnh viễn không có cơ hội để giúp. Ví dụ: Có người nói, chừng naof giàu tôi mới bố thí, còn bây giờ nghèo quá thì bố thì làm gì. Người này, sẽ không bao giờ giàu để có của bố thí. Trong khi, một người biết không đủ sức giúp ai khác, mà vẫn cố gắng tìm mọi cách để giúp, dù không đáng so với nhu cầu của người. Nhưng cái tâm đó, khiến sau này họ có đầy đủ năng lực để làm được mọi việc mong muốn.
Tương tự, nếu chúng ta xác định, mình phải làm lợi ích cho chúng sinh, thì cứ làm ngay bây giờ bằng mọi cách. Cứ tâm nguyện thiết tha vì người đừng vì mình, tự nhiên có việc để làm bằng chính năng lực ít ỏi của mình. Vậy mà năm mươi năm sau, hay năm mười kiếp sau, chúng ta có thể là một thiên tài. Bởi vì, tài năng của con người đến chậm hơn so với tiền bạc. Ví dụ: Kiếp này chúng ta nghèo, mà vẫn cật lực bố thí từng chút thì qua kiếp sau được hưởng quả báo giàu sang. Nhưng để trở thành thiên tài thì phải tích lũy vài chục kiếp. Do trí tuệ tiến chậm hơn vật chất. Ví như đời này chúng ta sống hết mình, luôn giúp cho mọi người ăn học thì qua đời sau được quả báo học giỏi thêm chút xíu. Với cái đà đó, chúng ta tiếp tục giúp người khác học thì kiếp sau được giỏi hơn nữa. Cứ như thế mà tài năng thăng tiến dần dần. Vì vậy, những người xuất sắc trong đời này, phải hiểu rằng họ sống vị tha bằng vật chất, bằng tinh thần đã qua vài chục kiếp, chứ không đơn giản. Và khi họ xuất sắc rồi, bây giờ ai đó muốn họ ngu trở lại cũng rất khó. Nếu kiếp này, họ có gieo nhân ích kỷ, đố kỵ thì kiếp sau lui lại một chút. Nói chúng, về mặt tinh thần dù tiến hay lùi cũng rất chậm so với vật chất. Giữa cái lợi mình, lợi người trên nhân quả, nó đổi qua đổi lại như vậy. Nên chúng ta phải xác định mục tiêu của mình.
Thử hỏi, chúng ta bước vào đạo Phật để làm gì?
Nếu nói: "Dạ! Để tu giải thoát", thì câu này bộc lộ mục tiêu vị kỷ. Cái nhân đã vị kỷ thì cái quả là đau khổ. Còn nếu nói: "Dạ! Con thấy chúng sinh đau khổ, thiếu đạo đức... con muốn đi tìm cái gì cho con người, cho thế giới này". Vài năm sau, mặc dù vị này tu chưa đắc đạo, chưa thành Thượng Tọa, chưa thành Hòa Thượng gì cả, nhưng rất hạnh phúc, tinh thần rất mạnh, người ấy đang vững vàng làm những việc gì đó có lợi cho đạo. Vì cái nhân ban đầu là vị tha, nên cái quả phải là hạnh phúc. Đó là trên nhân quả có sự hỗ tương, nên người nào nói ráng tu để chờ đủ đạo lực thì vĩnh viễn không bao giờ có được.
Xét trên thể tánh tuyệt đối:
Với cặp mắt phàm phu, do chấp ngã ngăn che nên chúng ta thấy mình và người khác nhau. Còn một vị đắc đạo, vượt qua chấp ngã thì thấy mình và chúng sinh là một. Dĩ nhiên, chúng ta chưa đạt vô ngã, chứ nếu đạt được, mình không còn là mình nữa. Ngay đó, mình là tất cả chúng sinh, và trên thể tánh tuyệt đối, ta và người không phải là hai. Cho nên, việc lo cho riêng mình, vừa sai trên lý tưởng của thể tánh tuyệt đối, vừa sai trên nhân quả. Chỉ người nào, từ khi khởi điểm tu hành, có hạnh nguyện vì chúng sinh mà tu, vì chúng sinh mà học, vì chúng sinh mà ngồi thiền...khi nhân duyên đã đủ, người này nhập thất cúng với ý nghĩ vì chúng sinh mà nhập thất thì sẽ an ổn, sẽ tiến bộ. Khi ra thất, đương nhiên làm được nhiều điều lợi ích cho Phật Pháp, cho chúng sinh. Nên vị tha và vị kỷ phải hiểu như vậy, chứ đừng phân hai rồi vô tình chọn con đường vị kỷ làm cản lối tu hành thì uổng phí một đời và chỉ gặt hái nhiều đau khổ mà thôi.
thanhnienphattu.net
Sửa lần cuối: