- Tham gia
- 26/10/12
- Bài viết
- 426
- Điểm tương tác
- 89
- Điểm
- 43
Xin thưa,
Forum: Pháp môn vô niệm, được trích dẫn từ đường link của www.quangduc.com do soạn giả Tâm Thái.
Hy vọng đề tài này được sự hộ pháp của Quí thầy Tổng quản, phó tổng quản, và các điều hành viên chia sẽ chỉ dẫn thêm duyên sự, kết thành cùng với soạn giả.
Và thành thật cảm ơn quí vị độc giả ghé thăm và ủng hộ cho topic Forum: Pháp môn vô niệm này.
Cầu Pháp 29 :eusa_dance:"Vô niệm làm tông...!?"
Và vô cùng cảm ơn đ/h @suongphale đã quan tâm về đề tài "Vô niệm".
Thân ái,

Forum: Pháp môn vô niệm, được trích dẫn từ đường link của www.quangduc.com do soạn giả Tâm Thái.
Hy vọng đề tài này được sự hộ pháp của Quí thầy Tổng quản, phó tổng quản, và các điều hành viên chia sẽ chỉ dẫn thêm duyên sự, kết thành cùng với soạn giả.
Và thành thật cảm ơn quí vị độc giả ghé thăm và ủng hộ cho topic Forum: Pháp môn vô niệm này.
Cầu Pháp 29 :eusa_dance:"Vô niệm làm tông...!?"
Trên đây là 5 nguyên nhân của nghĩa "vô niệm" trong thiền ngữ. Có thể Quí vị dùng một thí dụ hay là một nguyên nhân thực tế trong đời thường dẫn chứng sự việc của 5 nguyên nhân này...!?Pháp Bảo Đàn kinh :
1. "vô niệm là đối với niệm mà không niệm",
"đối trên các cảnh tâm không nhiễm gọi là vô niệm. Đối trên niệm thường lìa các cảnh, chẳng ở trên cảnh mà sanh tâm.
Nếu chỉ trăm vật chẳng nghĩ, niệm phải trừ hết, một niệm dứt tức là chết, rồi sẽ sanh nơi khác, ấy là lầm to",
2. "Này Thiện tri thức, thế nào lập vô niệm làm tông?
-Chỉ vì miệng nói thấy tánh, người mê ở trên cảnh có niệm, trên niệm lại khởi tà kiến, tất cả trần lao vọng tưởng từ đây mà sanh",
3."Này Thiện tri thức, vô là vô việc gì? niệm là niệm vật nào?
- Vô đó là không có hai tướng, không có các tâm trần lao; niệm là niệm Chân như Bản tánh. Chân như tức là thể của niệm, niệm tức là dụng của Chân như, Chân như Tự tánh khởi niệm, không phải mắt tai mũi lưỡi hay khởi niệm, Chân như có tánh cho nên khởi niệm, Chân như nếu không có tánh thì mắt tai sắc thanh chính khi ấy liền hoại."
4. "Này Thiện tri thức, Chân như Tự tánh khởi niệm, sáu căn tuy có thấy nghe hiểu biết mà không nhiễm muôn cảnh, mà Chân tánh thường tự tại, nên kinh nói “hay khéo phân biệt các pháp tướng mà đối với nghĩa đệ nhất không có động”.
5."Sao gọi là vô niệm?
- Nếu thấy tất cả pháp mà tâm không nhiễm trước, ấy là vô niệm, dụng tức khắp tất cả chỗ, cũng không dính mắc tất cả chỗ, chỉ thanh tịnh nơi bản tâm khiến sáu thức ra sáu cửa đối trong sáu trần không nhiễm không tạp, đi lại tự do, thông dụng không kẹt, tức là Bát-nhã tam-muội, tự tại giải thoát gọi là vô niệm hạnh."
"ông nên biết, Phật vì tất cả người mê nhận thân năm uẩn hòa hợp làm thể tướng của mình, phân biệt tất cả pháp cho là tướng ngoại trần, ưa sanh, ghét tử, niệm niệm đổi dời, không biết là mộng huyễn hư giả".
"Này Thiện tri thức, người ngộ được pháp vô niệm thì muôn pháp đều thông, người ngộ được pháp vô niệm thì thấy cảnh giới của chư Phật, người ngộ được pháp vô niệm thì đến địa vị Phật."
Và vô cùng cảm ơn đ/h @suongphale đã quan tâm về đề tài "Vô niệm".
Thân ái,
