- Tham gia
- 17/8/14
- Bài viết
- 118
- Điểm tương tác
- 22
- Điểm
- 28
Đề Tựa
Vườn hoa Phật Giáo hiện nay có rất nhiều loại hoa, mới nhìn qua thì thấy hoa nào cũng đẹp… người xem hoa chưa có kinh nghiệm nên không biết phải chọn loại hoa nào, vì thế đã có rất nhiều tranh cãi trong vườn hoa Phật Giáo.
Thật vậy, giáo nghĩa Phật Giáo hiện nay không đồng nhất: Tiểu thừa bảo thủ giáo nghĩa ban đầu nên chủ trương trốn chạy, Đại thừa bảo thủ giáo nghĩa cứu khổ chúng sinh nên chủ trương dấn thân, dẫn đến buông lung phóng túng… nhưng Tiểu thừa và Đại thừa chỉ là hai nấc thang phương tiện để thể nhập giáo nghĩa cứu cánh Phật thừa. Người tu hiện nay vì nghiệp lực sâu nặng hoặc vì tuệ lực giới hạn nên đã bằng lòng với những giáo nghĩa phương tiện… được chút ít cho là đủ nên đã không đến được với Vô Thượng Đạo, vì thế sau khi chết, phần nhiều những người tu theo các giáo nghĩa cực đoan này đều rơi vào con đường quỉ thần với danh xưng hộ pháp… thật quá xót xa!
Hơn bốn mươi năm hoằng pháp, Phật Thích Ca không có nói một lời nào bằng văn tự, vì thế không nên nói rằng Phật Thích Ca có nói hay không có nói bất kỳ một loại kinh nào! Các loại kinh lưu hành hiện nay đều do các đệ tử của Phật truyền miệng cho nhau, chỉ được viết lại sau này (khoảng hơn 200 năm sau khi Phật Niết Bàn) nên vấn đề tam sao thất bổn là dĩ nhiên… vì lý do người nghe giảng, mỗi người có sự nhận biết khác nhau. Do tâm đắc điều nào đó mà hình thành riêng một hệ phái đưa đến đủ phe, nhiều phái… đấu đá nhau gây nên thảm cảnh đau lòng giữa những người mệnh danh là đệ tử của Phật.
Nước biển chỉ có một vị độc nhất là vị mặn, Đạo Phật chỉ có một vị độc nhất là vị giải thoát, vì thế tất cả các tông phái mắc kẹt đều là tà kiến ngoại đạo, bởi vì tri kiến mắc kẹt là tri kiến ếch ngồi đáy giếng!
Đứng ở góc độ mỗi dòng sông, mỗi con suối… thì có lớn, có nhỏ, có dài, có ngắn,… nhưng khi về đến biển thì chỉ một vị duy nhất là vị mặn, một không gian duy nhất là mênh mông, một đặc tính duy nhất là lắng trong, một màu sắc duy nhất là tùy thuộc vào mức độ sâu hay cạn. Vì thế pháp môn nào dung nạp tất cả nhưng không mắc kẹt ở một khái niệm nào thì pháp môn ấy mới là pháp môn mà Đức Phật muốn chúng ta phải phát huy.
Đừng cãi cọ, đừng đấu đá nhau thêm nữa! Giới luật là thọ mạng của chư Phật, giới luật còn thì Phật pháp còn… vì thế chúng ta cần phải chấp hành giới luật để cho tâm bớt chạy theo cảnh… Đây là căn bản giới luật cần phải có!
Chúng ta cần phải thiền định mới có được những nhận biết sâu hơn về vũ trụ pháp giới, mới có được những nhận biết sâu hơn về nội tâm và ngoại cảnh, mới sử dụng được những phương pháp thiền quán thích hợp giúp chúng ta tạm thời vượt qua nội tâm và ngoại cảnh… Đây là căn bản thiền tông mà chúng ta cần phải biết!
Chúng ta có thể trì chú để cô lập những manh động của nội tâm, để không còn mắc kẹt ở bất kỳ một khái niệm nào, để dễ dàng thể nhập thanh tịnh pháp thân… Đây là căn bản mật tông mà chúng ta không thể không biết!
Chúng ta phải xác định rằng gốc của các pháp là thanh tịnh để chúng ta quay về với bổn tâm thanh tịnh sẵn có trong mỗi chúng ta… Đây là căn bản tịnh độ tông mà chúng ta cần phải biết rõ!
Chúng ta phải phân tích tâm lý để biết cách tiêu mòn những nghiệp vi tế… Đây là căn bản duy thức tông mà chúng ta không thể không quan tâm!
Chúng ta phải phân tích sâu hơn nữa để không bị các khái niệm về vũ trụ pháp giới, các khái niệm về chúng sinh, các khái niệm về Phật… khống chế. Đây là căn bản tam luận tông mà người tu chúng ta cần phải tinh thông!
Chúng ta phải xác định rõ ràng tri kiến Phật là tri kiến trong sáng khách quan có sẵn trong mỗi chúng ta, chúng ta không nên coi thường cái tri kiến đó, chúng ta phải tạo điều kiện để cho cái tri kiến trong sáng đó phát huy tác dụng để dẫn dắt chúng sinh hữu duyên giác ngộ tu hành. Đây là căn bản pháp hoa tông mà chúng ta cần phải nắm vững!
Chúng ta phải hòa nhập thế gian để tiêu mòn và đoạn tận vi tế nghiệp, nhất là chúng ta phải thông suốt và thực hành bốn vô ngại pháp giới là Lý Vô Ngại Pháp Giới, Sự Vô Ngại Pháp Giới, Lý Sự Vô Ngại Pháp Giới, Sự Sự Vô Ngại Pháp Giới… như thế mới sớm viên mãn Bồ Đề, trang nghiêm giải thoát. Đây là căn bản hoa nghiêm tông mà những người đệ tử của Phật không thể nào không biết đến!
Đừng đứng ở một góc độ nào mà cho là Đạo Phật thế nọ, thế kia! Hãy thực hành pháp tu tổng hợp này! khi nào không còn chạy theo ngoại cảnh, không còn lang thang trong thế giới nội tâm, không còn mắc kẹt trong thế giới vô hình và không còn tự hào rằng ta đã đạt được bất kỳ một cái gì, nghĩa là không còn mắc kẹt ở bất kỳ một khái niệm nào… đến lúc đó chúng ta mới thật sự cảm nhận được pháp vị chân thật của Đạo Giải Thoát!
Vi trần CNKT (còn tiếp...)
Vườn hoa Phật Giáo hiện nay có rất nhiều loại hoa, mới nhìn qua thì thấy hoa nào cũng đẹp… người xem hoa chưa có kinh nghiệm nên không biết phải chọn loại hoa nào, vì thế đã có rất nhiều tranh cãi trong vườn hoa Phật Giáo.
Thật vậy, giáo nghĩa Phật Giáo hiện nay không đồng nhất: Tiểu thừa bảo thủ giáo nghĩa ban đầu nên chủ trương trốn chạy, Đại thừa bảo thủ giáo nghĩa cứu khổ chúng sinh nên chủ trương dấn thân, dẫn đến buông lung phóng túng… nhưng Tiểu thừa và Đại thừa chỉ là hai nấc thang phương tiện để thể nhập giáo nghĩa cứu cánh Phật thừa. Người tu hiện nay vì nghiệp lực sâu nặng hoặc vì tuệ lực giới hạn nên đã bằng lòng với những giáo nghĩa phương tiện… được chút ít cho là đủ nên đã không đến được với Vô Thượng Đạo, vì thế sau khi chết, phần nhiều những người tu theo các giáo nghĩa cực đoan này đều rơi vào con đường quỉ thần với danh xưng hộ pháp… thật quá xót xa!
Hơn bốn mươi năm hoằng pháp, Phật Thích Ca không có nói một lời nào bằng văn tự, vì thế không nên nói rằng Phật Thích Ca có nói hay không có nói bất kỳ một loại kinh nào! Các loại kinh lưu hành hiện nay đều do các đệ tử của Phật truyền miệng cho nhau, chỉ được viết lại sau này (khoảng hơn 200 năm sau khi Phật Niết Bàn) nên vấn đề tam sao thất bổn là dĩ nhiên… vì lý do người nghe giảng, mỗi người có sự nhận biết khác nhau. Do tâm đắc điều nào đó mà hình thành riêng một hệ phái đưa đến đủ phe, nhiều phái… đấu đá nhau gây nên thảm cảnh đau lòng giữa những người mệnh danh là đệ tử của Phật.
Nước biển chỉ có một vị độc nhất là vị mặn, Đạo Phật chỉ có một vị độc nhất là vị giải thoát, vì thế tất cả các tông phái mắc kẹt đều là tà kiến ngoại đạo, bởi vì tri kiến mắc kẹt là tri kiến ếch ngồi đáy giếng!
Đứng ở góc độ mỗi dòng sông, mỗi con suối… thì có lớn, có nhỏ, có dài, có ngắn,… nhưng khi về đến biển thì chỉ một vị duy nhất là vị mặn, một không gian duy nhất là mênh mông, một đặc tính duy nhất là lắng trong, một màu sắc duy nhất là tùy thuộc vào mức độ sâu hay cạn. Vì thế pháp môn nào dung nạp tất cả nhưng không mắc kẹt ở một khái niệm nào thì pháp môn ấy mới là pháp môn mà Đức Phật muốn chúng ta phải phát huy.
Đừng cãi cọ, đừng đấu đá nhau thêm nữa! Giới luật là thọ mạng của chư Phật, giới luật còn thì Phật pháp còn… vì thế chúng ta cần phải chấp hành giới luật để cho tâm bớt chạy theo cảnh… Đây là căn bản giới luật cần phải có!
Chúng ta cần phải thiền định mới có được những nhận biết sâu hơn về vũ trụ pháp giới, mới có được những nhận biết sâu hơn về nội tâm và ngoại cảnh, mới sử dụng được những phương pháp thiền quán thích hợp giúp chúng ta tạm thời vượt qua nội tâm và ngoại cảnh… Đây là căn bản thiền tông mà chúng ta cần phải biết!
Chúng ta có thể trì chú để cô lập những manh động của nội tâm, để không còn mắc kẹt ở bất kỳ một khái niệm nào, để dễ dàng thể nhập thanh tịnh pháp thân… Đây là căn bản mật tông mà chúng ta không thể không biết!
Chúng ta phải xác định rằng gốc của các pháp là thanh tịnh để chúng ta quay về với bổn tâm thanh tịnh sẵn có trong mỗi chúng ta… Đây là căn bản tịnh độ tông mà chúng ta cần phải biết rõ!
Chúng ta phải phân tích tâm lý để biết cách tiêu mòn những nghiệp vi tế… Đây là căn bản duy thức tông mà chúng ta không thể không quan tâm!
Chúng ta phải phân tích sâu hơn nữa để không bị các khái niệm về vũ trụ pháp giới, các khái niệm về chúng sinh, các khái niệm về Phật… khống chế. Đây là căn bản tam luận tông mà người tu chúng ta cần phải tinh thông!
Chúng ta phải xác định rõ ràng tri kiến Phật là tri kiến trong sáng khách quan có sẵn trong mỗi chúng ta, chúng ta không nên coi thường cái tri kiến đó, chúng ta phải tạo điều kiện để cho cái tri kiến trong sáng đó phát huy tác dụng để dẫn dắt chúng sinh hữu duyên giác ngộ tu hành. Đây là căn bản pháp hoa tông mà chúng ta cần phải nắm vững!
Chúng ta phải hòa nhập thế gian để tiêu mòn và đoạn tận vi tế nghiệp, nhất là chúng ta phải thông suốt và thực hành bốn vô ngại pháp giới là Lý Vô Ngại Pháp Giới, Sự Vô Ngại Pháp Giới, Lý Sự Vô Ngại Pháp Giới, Sự Sự Vô Ngại Pháp Giới… như thế mới sớm viên mãn Bồ Đề, trang nghiêm giải thoát. Đây là căn bản hoa nghiêm tông mà những người đệ tử của Phật không thể nào không biết đến!
Đừng đứng ở một góc độ nào mà cho là Đạo Phật thế nọ, thế kia! Hãy thực hành pháp tu tổng hợp này! khi nào không còn chạy theo ngoại cảnh, không còn lang thang trong thế giới nội tâm, không còn mắc kẹt trong thế giới vô hình và không còn tự hào rằng ta đã đạt được bất kỳ một cái gì, nghĩa là không còn mắc kẹt ở bất kỳ một khái niệm nào… đến lúc đó chúng ta mới thật sự cảm nhận được pháp vị chân thật của Đạo Giải Thoát!
Vi trần CNKT (còn tiếp...)