Bài kệ thị tịch của Quôc sư Khuông Việt

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
[FONT=times new roman,times]BÀI THI KỆ THỊ TỊCH CỦA ĐẠI SƯ KHUÔNG VIỆT [/FONT]

[FONT=times new roman,times]NHỮNG TÂM TRUYỀN ĐẦY Ý NGHĨA [/FONT]

[FONT=times new roman,times]CHO MỌI NGƯỜI TRONG CUỘC SỐNG[/FONT]

[FONT=times new roman,times]PGS. TS Đoàn Thị Thu Vân [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM [/FONT]​
[FONT=times new roman,times]Kệ thị tịch được xem là những chân lý tối hậu đúc kết được từ kinh nghiệm một đời tu hành của một thiền sư trao truyền lại cho thế hệ đi sau. Kệ thị tịch của mỗi thiền sư có khác nhau nói lên chỗ liễu ngộ sâu xa nhất của mỗi người và cũng là điều cố tủy nhất mà người thầy muốn nhắc nhở, lưu tâm học trò. Khuông Việt đại sư, cây đại thu chốn thiền lâm thế kỷ thứ X, cũng là vị quốc sư từng góp công lớn giúp hai triều đại Đinh, Lê đặt những nền móng ban đầu cho kỷ nguyên độc lập tự chủ của đất nước, đã gủi gắm những sở đắc từ một đời học đạo và hành đạo giúp đời tích cực của mình tỏng bài kệ thị tịch nhiều hàm ý đáng suy ngẫm: [/FONT]
[FONT=times new roman,times]"Mộc trung nguyên hữu hỏa, [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Nguyên hỏa phục hoàn sinh. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Nhược vi mộc vô hỏa [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Toản tại hà do manh?" [1][/FONT]
[FONT=times new roman,times]Dịch nghĩa:[/FONT]
[FONT=times new roman,times]Trong cây vố có lửa [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Lửa ban đầu sẽ sinh ra trở lại[/FONT]
[FONT=times new roman,times]Nếu bảo cây không có lửa [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Vậy khi dùi cây(để lấy lửa), lửa ở đâu mà phát ra? [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Bằng hình ảnh ẩn dụ cụ thể, sinh động và lối kết cầu giàu tính hung biện – nêu phản để biện luận đánh đổ, nhằm phá bỏ triệt để những mê muội lầm lạc nơi người học đạo, bài thi – kệ của Khuông Việt là một lời cảnh tỉnh sấm sét cho những ai mãi lo tìm kiếm Phật – Đạo ở bên ngoài. Giống như trong cây vốn có lửa, trong mỗi người vốn có Phật tính, vì thế mỗi người đều có khả năng thành Phật. Nếu trong ta không có Phật, không có sẵn tự tính sáng suốt thì dù chạy tìm khắp đông tây, đọc hết thiên kinh vạn quyển, sao có thể thấy Phật, thành Phật được? Bằng câu giả thiết đi kèm với câu hỏi truy bức này (“ Nhược vi mộc vô hỏa, Toản toại hà do manh?”), tác giả muốn thức tỉnh mọi người, để họ trở về với chính mình, “kiến tính thành Phật”, và phê phán tâm lý ỷ lại, không chịu tự mình phát huy tiềm năng sẵn có mà chờ đợi trợ lực ở bên ngoài. Tôn chỉ của Thiền tông có nhiều điểm, nhưng đây có lẽ là điểm mà Khuông Việt tâm đắc nhất và muốn nhắc nhở mọi người nhiều nhất. đây cũng chính là đường lối của Phật giáo Thiền tông Việt Nam dưới triều Đinh, Lê, Lý nói riêng, thời đại Lý Trần nói chung được các thiền sư và trí thức đương thời vận dụng nhất quán. Đạo Hạnh ở đời Lý đã dưa ra hình ảnh ẩn dụ: người đời thường đánh mất hạt ngọc quý mình vốn có, chẳng khác gì anh nhà giàu có con ngựa hay mà không biết cưỡi lại cứ đi bộ một cách đáng thương [2]. Trực tiếp hơn, Diệu Nhân và Quảng Nghiêm thẳng thắn và mạnh mẽ lên tiếng cảnh tỉnh: [/FONT]
[FONT=times new roman,times]“Mê chi cầu Phật, [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Hoặc chi cầu Thiền. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Thiền, Phật bất cầu, [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Uổng khẩu vô ngôn” [/FONT]
[FONT=times new roman,times](Sinh lão bệnh tử - Diệu Nhân)[/FONT]
[FONT=times new roman,times]“Nam nhi tự hữu xung thiên chí, [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Hưu hướng Như Lai hành xứ hành” [/FONT]
[FONT=times new roman,times] (Thị tịch – Quảng Nghiêm) [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Ý nghĩa nhân văn sâu sắc biết bao nơi những đệ tử nhà Phật đã bác bỏ sự sùng tín mê muội và Phật, vào Thiền, khuyến cáo mọi người không nên dẫm theo vết mòn của Như Lai mà phải tự lực, hiên ngang, có chí khí riêng tự khai phá con đường đến chân lý phù hợp với bản thân mình. Đây chính là sự khẳng định con người ngang hành với Phật, Tổ, “phàm thánh bất dị” mà những Thiền gia đời Trần như Tuệ Trung thượng sĩ, Trần Nhân Tông đã tiếp nối: [/FONT]
[FONT=times new roman,times]“Phật và chúng sinh vốn cùng một bộ mặt, [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Đều là lông mày nằm ngang, lỗ mũi nằm dọc mà thôi” [/FONT]
[FONT=times new roman,times](Phàm thánh bất dị (dịch nghĩa) – Tuệ Trung) [/FONT]
[FONT=times new roman,times]“Bụt ở trong nhà, [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Chẳng phải đâu xa. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Nhân khuây bản nên ta tìm bụt, [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Đến cốc hay chỉn bụt là ta” [/FONT]
[FONT=times new roman,times] (Cư trâng lạc đạo phú – Trần Nhân Tông) [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Trở lại bài kệ thị tịch của Khuông Việt, người đọc còn nghiệm ra được hàm ý sâu xa trong lời nhắm gửi của quốc sư: không chỉ trên đường đạo mà đường đời cũng vậy, nếu không tự tin vào mình, phải nương dựa người khác thì chẳng bao giờ có được thành công. Nếu dân tộc Đại Việt ở thời điểm đó không thấy được và không tin vào sức mạnh của mình thì sẽ mãi mãi mang tâm lý khiếp sợ nước lớn lân bang, làm sao có đủ tinh thần và ý chí để giữ nước? trở về khám phá hạt minh châu của chính mình, tự khơi dậy nội lực của mình, đó chính là chìa khóa thành công ba lần thắng Tống, ba lần đuổi Nguyên – Mông của dân tộc Đại Việt trong cuộc đối đầu hoàn toàn không cân sức mà người ngoài cuộc thường đánh giá là “châu chấu đá xe”. Từ cái nhìn bình đẳng – trong tất cả chúng sinh đều có Phật tính – bài thơ gọi cho mọi người suy ngẫm: chân lý không thuộc về riêng ai, chân lý không thuộc về người đi trước như Phật tổ, cũng không thuộc về kẻ mạnh như nước lớn. Chân lý là của tất cả mọi người và ai cũng có cơ hội tiếp cận. Điều cần nhất là phải tự tin. Không tự tin sao có thể bước đi trong cuộc đời, sao có thể cầm gươm đánh giặc, sao có thể đạt tới “đại ngộ”? Đây quả thật làm một quan điểm nền tảng. Chính nhờ tự tin mới có đủ bản lĩnh “phá chấp” để đạt đến tinh thần “vô úy” như thiền sư Vạn Hạnh đời lý đã nói: “Nhậm vận thịnh suy vô bố úy, Thịnh suy như lộ thảo đầu phô” [3]. “Không sợ hãi” là một bản lĩnh lớn của con người thời đại. Không sợ hãi vì hiểu ra quy luật tuần hoàn sinh trụ dị diệt của tự nhiên, sinh lão bệnh tử của đời người. Không sợ hãi cũng vì tự tin vào cái bất biến bên trong có thể ứng phó với cái vạn biến bên ngoài. Đã tự tin vào mình, không sợ sinh tử, không lo thịnh suy đâu còn sợ giặc mạnh yếu, giặc đông ta ít, đánh giặc có thể hy sinh tính mạng, mà chỉ thấy cần làm những việc đáng làm, thuận theo lẽ phải. khi đã không sợ cái chết thì có thể đánh giặc ngoại xâm với nghĩa khí át cả sao Ngưu và tâm thế ung dung tự tại. Vì thế mà chiến thắng là điều tất yếu. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Con người Đại Việt của buổi đầu kỷ nguyên độc lập nhờ đứng vững trên đôi chân của chính mình, ý thức được “trong cây vốn có lửa” nên đã xây dựng nên một thời đại huy hoàng. Tuy lấy đạo Phật làm quốc giáo, cả nước theo đạo Phật, chùa chiền khắp nơi, vua quan cũng là Phật tử, thậm chí vua còn đi tu, trở thành tổ sáng lập một Thiền phái của Việt Nam (cũng như trường hợp Trần Nhân Tông), nhưng không có niềm tin mù quáng hay sự sùng bái thần quyền đến đánh mất mình, cũng không có sự đè nén của thần quyền lên đời sống con người, đấy chính là do tinh thần khai phóng, tôn trọng con người đặc biệt của Phật giáo Đại Việt và các Thiền sư Đại Việt. tinh thần “Mộc trung nguyên hữu hỏa” như một tuyên ngôn đã cho thấy diện mạo của Phật giáo Thiền tông Việt Nam ở buổi đầu kỷ nguyên tự chủ là một tôn giáo – triết học giàu chất nhân văn, lấy con người trần thế làm trung tâm. Chính bởi đề cao năng lực của con người nên Phật giáo đã xứng đáng với ngọn cờ chủ soái về hệ tư tưởng trong giai đoạn đòi hỏi có những con người mạnh mẽ, tự tin, bản lĩnh. Thích tự do, bình đẳng, linh hoạt uyển chuyển trong cuộc sống là cá tính của người Việt. Đó cũng là chỗ gặp gỡ với những tinh yếu của Phật giáo Thiền tông. Vì vậy các Thiền sư của buổi đầu nên tự chủ trong đó có Khuông Việt đã thiện dụng những điểm tinh yếu này để khơi dậy, nâng cao những nét đẹp, tích cự vốn có trong bản sắc dân tộc, phát huy hết tiềm lực của nó nhằm trước hết tọa nên những con người tự tin, dám nghĩ, dám làm, độc lập sáng tạo, không lệ thuộc, dựa dẫm. Có con người mạnh mẽ mới có được đất nước phát triển cường thịnh với một vận hội huy hoàng. Hơn bất cứ lúc nào, Phật giáo thời này kết hợp kết hợp hài hòa với dân tộc và đất nước, đạo và đời cùng một nhiệm vụ, một mục đích là đem đến hạnh phúc, an lạc và tự do cho con người, ngay chính trong cuộc đời này, trên mảnh đất họ đã sinh ra. Giúp con người kiến tạo niềm tin vào năng lực lớn lao của mình, các thiền sư đã sát cánh bên mọi người trong các sinh hoạt hàng ngày từ việc dạy học, bốc thuốc chữa bệnh, soạn thỏa văn từ, tư vấn đời sống, chăm sóc tinh thần, bảo tồn văn hóa đến giúp vua những kế sách trị nước dân, đối nội đối ngoại… Phật giáo đã tỏ rõ vai trờ như một hệ thống triết lý – đạo lý giúp ích cho cuộc sống thực tế của con người hơn là một tôn giáo đơn thuàn buộc người ta phải tin vào một đấng tố thượng và những giáo lý cao xa. Cuộc đời – hành trạng và sáng tác của Khuông Việt cũng như của các thiền sư tên tuổi buổi đầu đã cho thấy một sự hòa hợp đạo đời tuyệt mỹ khó tách bạch. Thiền sư cũng là những công dân nước Việt với tấm lòng yêu nước lo đời. Chính tên hiêu Khuông Việt vua ban đã cho thấy tâm huyết và công lao của Thiền sư đối với nền độc lập tự chủ của đất nước Đại Cồ Việt thuở ấy. Với các vị, thực hành chính sự cũng chính là hành đạo. Viết kệ - trao truyền tinh yếu của đạo cũng nhằm để xây dựng những con người sống tốt cho xã hội. Điều này dường như đã trở thành một ý thức tự nhiên, thường trực noi các nhà tu hành thời ấy, như Vạn Hạnh từ được Lý Nhân Tông ca ngợi: “trụ tích trấn vương kỳ” (Chống gậy nhà chùa lên trấn giữ kinh đô) [4]. Và điều đó, cho thấy họ chính là những người đã ngộ được tất cả lẽ nhiệm mầu của đạo, như Trần Nhân Tông đã nói “Mình ngồi thành thị, Nết dùng sơn lâm” [5] hay “Cư trần lạc đạo thả tùy duyên” [6] làm cho đạo trở nên gần gũi và hữu ích cho tất cả mọi người, mang “Niết bàn” về chốn nhân gian, giúp cho mọi người có thể thành Phật, được giải thoát ngay chính nơi trần thế. Có thể nói sức mạnh của Phật giáo Thiền tông Đại Việt và sức mạnh của đất nước Đai Việt trong buổi đầu tự chủ đã gắn bó làm một. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Chúng ta không suy diễn di xa để cho rằng Khuông Việt muốn nhắc nhở mọi người những bài học về chính trị, xã hội, nhưng có thể nói rằng nhờ thấm nhuần chân lý “trong cây vốn có lửa” mà con người thời đại đã chuyển hóa nó thành những bài học thực tiễn cho đời sống và cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]“Trong cây vốn có lửa” nên lửa mới có thể sinh ra trở lại khi cọ sát cây chứ không phải lửa ở ngoài cây và do một đấng thiêng liêng ban phát. Không phải do đấng thiêng liêng hay phép mầu bên ngoài nên không thể nguyện cầu hay tiềm kiếm mà có. Đây là một triết lý rất thực tế và có phần duy vật khi lý giải một cách hợp lý về bản chất sự vật. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Cùng một tinh thần với Khuông Việt và các Thiền sư đời Lý, Tuệ Trung đời Trần cho rằng người đi tìm Phật ở ngoài tâm cũng giống như “đi tìm ảnh mà quên gương”, “không biết ảnh từ trong gương mà ra” [6]. Trần Thánh Tông thì cảm nhận được tự do tuyệt đối khi mình đã trở về thấy được tự tánh, như người đã “nhãy khỏi vạn tầng cửa tù ngục” [7], tha hồ ngang dọc mà không sợ rơi vào “có” hay “không”, tùy cảnh mà vui sống, “có thể như mây trên trời xanh cao rộng, cũng có thể như là nước trong bình nhỏ hẹp” [8]. Với Trần Anh Tông, con người cũng là một vật báu của đất trời giữa không gian bát ngát vô hạn trên đỉnh núi Vân Tiêu, chợt nhận ra “Gió này, trăng này cùng với người này, Hợp thành ba thứ tuyệt diệu lạ lung trong thiên hạ” [9]. Trần Minh Tông thì nghiệm ra đời đươc chân lý giản dị “ Lúc đói no nê một bát cơm, Nước trong đầy bình đủ giải cơn khát, Trên chiếc gối ở giường mây đánh giấc ngủ trưa, Chính là sung sướng thật sự ở trong đó” [10]; vì thế “cứ cặm cụi tìm ở bên ngoài chỉ thêm vất vả” [11], vì Phật hay ta cũng “lỗ mũi phập phòng thở xưa nay đều giống nhau” và “Trong am cỏ rốt cuộc không có vật gì lạ, Chỉ có ông mày ngang mũi thẳng này mà thôi” [12]. Thành công của Phật giáo Thiền tông Đại Việt giai đoạn đầu là ở đây – vừa nâng tầm cao cho một tôn giáo đậm tính triết học và giàu ý nghĩa nhân văn, đồng thời vừa tăng cường sức mạnh cho một quốc gia Đại Việt độc lập tự chủ còn non trẻ. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Nếu bài thơ trả lời vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước của Thiền sư Pháp Thuận hàm chứa cái tinh yếu của thuật trị nước “Vô vi cư diệu lạc” [13] đủ sức làm châm ngôn chính trị cho các triều đại buổi đầu để có một thời đại Lý Trần huy hoàng, là niềm tự hào của lịch sử dân tộc Việt, thì bài kệ thị tịch của Thiền sư Khuông Việt lại trao truyền một chân lý về nhận thức bản thân để từ dó làm nên bao giá trị của con người và cuộc sống. Chân lý này thật giản dị và gần gũi nhưng sức mạnh và sự lớn lao của nó thì vượt mọi giới hạn không gian và thời gian./.[/FONT]
[FONT=times new roman,times](Theo tư liệu Hội thảo khoa học quốc tế Quốc sư Khuông Việt và Phật giáo Việt Nam đầu kỷ nguyên độc lập)
[/FONT]
[FONT=times new roman,times]
[/FONT]
[FONT=times new roman,times]THƯ MỤC THAM KHẢO [/FONT]
[FONT=times new roman,times]1. Những bài thơ, câu thơ trích dẫn trong bài này dãn theo Thơ văn Lý Trần, tập I (1977), và tập III, quyển thượng (1989), Viện Văn Học, Nxb Khoa học xã hội, HN. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]2. Ý thơ Thất châu – Đạo Hạnh – Sdd [/FONT]
[FONT=times new roman,times]3. Thi kệ Vạn Hạnh – Sdd [/FONT]
[FONT=times new roman,times]4. Truy tán Vạn Hạnh thiền sư – Lý Nhân Tông – Sdd [/FONT]
[FONT=times new roman,times]5. Cư trần lạc đạo phú – Trần Nhân Tông – Sdd [/FONT]
[FONT=times new roman,times]6. Cư trần lạc đạo phú – Trần Nhân Tông – Sdd [/FONT]
[FONT=times new roman,times]7. Phật tâm ca – Tuệ Trung – Sdd [/FONT]
[FONT=times new roman,times]8. Độc Phật sự đại minh lục hữu cảm – Trần Thánh Tông – Sdd[/FONT]
[FONT=times new roman,times]9. Độc Phật sự đại minh lục hữu cảm – Trần Thánh Tông - Sdd [/FONT]
[FONT=times new roman,times]10. Vân Tiêu am – Trần Anh Tông – Sdd [/FONT]
[FONT=times new roman,times]11. Giới am ngâm – Trần Minh Tông – Sdd [/FONT]
[FONT=times new roman,times]12. Giới am ngâm – Trần Minh Tông - Sdd [/FONT]
[FONT=times new roman,times]13. Giới am ngâm – Trần Minh Tông - Sdd [/FONT]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên