T

Bát Kỉnh Pháp của chư Tăng đối với chư Ni

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Bát Kỉnh Pháp của chư Tăng đối với chư Ni

(Văn bản Bát Kỉnh Pháp này được Thiền Sư Nhất Hạnh tuyên đọc trong một buổi pháp thoại tại Nội Viện Phương Khê cho giới xuất gia ngày 08/4/2008. )

1. Vị nam khất sĩ dù hạ lạp lớn, khi thấy một vị nữ khất sĩ chắp tay chào, cũng chắp tay chào trở lại, dù vị nữ khất sĩ này còn nhỏ tuổi. Vị nữ khất sĩ này tuy nhỏ tuổi nhưng cũng đại diện cho Giáo Đoàn Tỳ Kheo Ni, một đối tác của Giáo Đoàn Nam Khất Sĩ trong suốt quá trình lịch sử đạo Bụt từ khởi nguyên cho đến tương lai.

2. Vị nam khất sĩ không suy nghĩ và phát ngôn rằng các vị nữ khất sĩ vì là giới nữ nên nặng nghiệp hơn bên nam, do đó không thể nào học hỏi, tu chứng và làm Phật sự giỏi bằng bên nam được. Vị nam khất sĩ ý thức rằng sở dĩ những giới điều bên giới bản nữ khất sĩ nhiều hơn bên giới bản nam khất sĩ, đó không phải là vì bên nữ nặng nghiệp hơn mà là vì giáo đoàn nữ khất sĩ đã tự chế thêm một số giới điều để tự bảo hộ và giúp bảo hộ cho bên nam giới.

3. Một vị nam khất sĩ khi thấy một vị nữ khất sĩ lớn tuổi bằng mẹ mình thì phải ý thức rằng vị nữ khất sĩ này tuổi lớn bằng tuổi mẹ mình để phát khởi tâm niệm cung kính, bảo hộ và giúp đỡ; khi thấy một vị nữ khất sĩ tuổi lớn bằng tuổi chị mình thì cũng phải ý thức rằng vị nữ khất sĩ này tuổi lớn bằng tuổi chị mình để phát khởi tâm niệm cung kính, bảo hộ và giúp đỡ; khi thấy một vị nữ khất sĩ tuổi nhỏ bằng em gái mình thì cũng phải ý thức rằng vị nữ khất sĩ này tuổi trẻ bằng tuổi em gái mình, để phát khởi tâm niệm thương tưởng, bảo hộ và giúp đỡ; khi thấy một vị nữ khất sĩ tuổi nhỏ bằng con gái mình thì nên ý thức rằng vị nữ khất sĩ này tuổi nhỏ bằng con gái mình để phát khởi tâm niệm thương tưởng, bảo hộ và giúp đỡ.

4. Vị nam khất sĩ không bao giờ nhục mạ một vị nữ khất sĩ dù là bằng những lời bóng gió hoặc đánh một vị nữ khất sĩ dù là với một cành hoa. Vị nam khất sĩ của thế kỷ 21 có đủ lịch sự nâng một chén trà để mời một vị nữ khất sĩ. Nếu nơi nhân cách của một vị nam khất sĩ chân tu có dáng dấp của bồ tát Phổ Hiền thì nơi nhân cách của một vị nữ khất sĩ chân tu cũng có dáng dấp của đại sĩ Quan Âm. Sự tương kính nầy nuôi lớn cả hai bên đối tác.

5. Các vị nam khất sĩ khi tổ chức an cư kết hạ hay kết đông nên chọn nơi nào có đoàn thể các vị nữ khất sĩ, để có cơ hội gần gũi, bảo vệ, giáo hóa và được yểm trợ, bởi vì giáo đoàn nữ khất sĩ luôn luôn là đối tác lâu dài của giáo đoàn nam khất sĩ.

6. Các vị nam khất sĩ khi nghe nói đến một vị nữ khất sĩ có thực học, có tài ba, có đạo đức thì có thể liên lạc với giáo đoàn nữ khất sĩ để thỉnh cầu vị nữ khất sĩ này đến giảng dạy, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm tu học của mình.

7. Khi các vị nữ khất sĩ tình nguyện tới chùa viện các vị nam khất sĩ để giúp đỡ bày biện, nấu cỗ trong những dịp giỗ tổ hay lễ lớn, các vị nam khất sĩ phải biết tìm cách đồng sự và giúp đỡ, nhất là khi có những công tác khiêng vác nặng nhọc.

8. Khi nghe nói có một vị nữ khất sĩ bị ốm đau, tai nạn, các vị nam khất sĩ cần tỏ lòng ưu ái, phái người đến thăm hỏi và tìm cách yểm trợ.

Thích Nhất Hạnh
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Bát Kỉnh pháp dành cho chư Tăng của sư ông Làng Mai: cần phân biệt giữa'thánh giới uẩn' và 'văn hóa giao tiếp

Bát Kỉnh pháp dành cho chư Tăng của sư ông Làng Mai:
cần phân biệt giữa'thánh giới uẩn' và 'văn hóa giao tiếp

“Tám điều gọi là Pháp dành cho chư tăng của Sư Ông Làng Mai” theo chúng tôi chỉ là “Một trong những nét văn hoá giao tiếp xã hội mà thôi”, thực sự nó không thể nào thay thế cho Bát Kỉnh Pháp do Đức Phật thi thiết dành cho Tỳ Kheo Ni để trở thành một “Hành giả trên lộ trình giác ngộ giải thoát”.

Là những người con Phật, chắc chắn rằng ai trong chúng ta cũng điều biết Đức Thế Tôn là bậc vô thượng chính đẳng, chính giác. Trong kinh văn để lại, Ngài luôn giảng giải rằng: “Tất cả mọi người điều bình đẳng trước luật nhân quả và chân lý giải thoát. Không có giai cấp trong nước mắt cùng mặn, trong máu cùng đỏ và cho dù là nam hay nữ, giàu sang hay nghèo hèn, địa vị cao hay thấp…, tất cả điều có khả năng tu tập và giải thoát giác ngộ trong giáo pháp của Đức Như Lai”.

Chính vì vậy mà khi còn tại thế, Đức Thế Tôn thi thiết “Bát Kỉnh pháp” cho bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề và chư vị Tỳ Kheo Ni, tất cả mọi người điều rất hoan hỷ đón nhận, trân trọng giữ gìn như một báu vật vô giá của chính mình.

Hơn ai hết, chính Ni chúng đã hiểu rằng: “Bát Kỉnh pháp là yếu tố quyết định sự hình thành giới thể thanh tịnh của chư Tỳ Kheo Ni khi lĩnh thọ giới pháp để trở thành một hành giả đi trên lộ trình giải thoát, giác ngộ giúp họ tin tấn, nổ lực tu tập và thành tựu”.

Cũng chính từ đây, có rất nhiều vị Tỳ Kheo Ni đã chứng quả A La Hán, trở thành bậc “Thánh Ni xuất chúng”, xứng đáng là phúc điền cho chúng sinh nương tựa và cũng chính chư bậc Thánh Ni này sau khi chứng ngộ đã cảm nhận sâu sắc tình thương và trí tuệ của “Bậc Đạo Sư” đã dành cho ni giới bằng con đường “Giới Định Tuệ” thiết thực, giúp Ni chúng đạt được sự giải thoát, thành tưụ trí tuệ vô lậu như các bậc thánh tỳ kheo tăng.

Trong thời buổi hiện đại ngày nay, một số học giả tài ba xuất chúng đã tổ chức những cuộc hội thảo, diễn đàn Internet để thảo luận, bàn bạc về “Bát Kỉnh pháp” và đưa ra nhiều ý kiến cho rằng cần phải bỏ “Bát Kỉnh pháp” để phù hợp với tinh thần “nam nữ bình quyền” của thời đại văn minh!?

Tế nhị hơn, Thiền sư Thích Nhất Hạnh không bác bỏ Bát Kỉnh pháp mà chỉ muốn ra thêm một “Bát Kỉnh pháp dành cho chư tăng” nhằm mục đích mong muốn đem lại sự “công bằng, dân chủ, bình đẳng giữa Tăng và Ni”. Điều này đã gây tranh cãi ít nhiều đối với tăng ni trẻ...

Theo thiển ý của chúng tôi, sau khi đọc qua “Bát Kính pháp thời hiện đại” của Sư Ông Làng Mai, chúng tôi cảm thấy tám điều này không có gì là mới, nếu không muốn nói là đã quá cũ. Bởi trên thực tế xưa nay, tuy không luận thành văn, nhưng trong tăng đoàn, chư tăng ni luôn tôn trọng, giúp đỡ đoàn kết lẫn nhau và đã có rất nhiều vị ni có trình độ học hàm, có năng lực, có tâm huyết, cũng đã được giữ rất nhiều chức vụ quan trọng trong Giáo hội, kể cả việc tham gia giảng dạy trong các trường sơ, trung, cao cấp Phật học…

Chính vì vậy mà “Tám điều gọi là Pháp dành cho chư tăng của Sư Ông Làng Mai” theo chúng tôi chỉ là “Một trong những nét văn hoá giao tiếp xã hội mà thôi”, thực sự nó không thể nào thay thế cho Bát Kỉnh Pháp do Đức Phật thi thiết dành cho Tỳ Kheo Ni để trở thành một “Hành giả trên lộ trình giác ngộ giải thoát”.

Vì rằng, đối với những ai chưa đoạn trừ hết ái dục, chưa giải thoát hết lậu hoặc, chưa đạt trí tuệ vô lậu của bậc thánh thì không thể nào thấy rõ con đường chấm dứt khổ đau, không thể nào dẫn dắt kẻ khác ra khỏi rừng vô minh, ái dục.

Dẫu rằng vị ấy có biện tài giảng giải rất hay, có phương pháp thiền tập phù hợp với căn tính, văn hoá, nhận thức của con người trong mọi thời đại … tất cả chỉ là phương pháp tình thế để phù hợp với thế giới quan của trường phái tâm lý học hiện sinh mà thôi.

Những gì Thiền sư Thích Nhất Hạnh tuỳ duyên, uyển chuyển để đưa đạo Phật đi vào cuộc đời cho phù hợp với con người và xã hội hiện đại là một mô hình giáo dục Phật giáo thực tiễn, mang tính nhân văn, hợp với lòng người và dễ thực hành cho mọi đối tượng. Đứng về quan điểm “Tâm lý học” thì mô hình này cần được nhân rộng để mang lại sự đoàn kết, hoà hợp, bình đẳng cho mọi người.

Tuy nhiên, chúng ta không nên lầm tưởng giữa “Văn hoá giao tiếp” với “Thánh giới uẩn”, giữa “Phương pháp thư giãn” với “Thánh định uẩn”, giữa “Cái tri thức học giả” với “ Thánh tuệ uẩn”.

Do đó, nếu ai muốn hướng dẫn cho chư Tăng Ni, Phật tử tu tập hay muốn thay đổi văn bản giới luật do Đức Phật thi thiết thì xin hãy tỉnh giác điều này. Chúng ta phải nhớ rằng “Làm thân người đã khó, gặp Chính pháp lại càng khó hơn”.


Linh Toàn (soun:phattuvietnam.net)
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Tuy nhiên, chúng ta không nên lầm tưởng giữa “Văn hoá giao tiếp” với “Thánh giới uẩn”, giữa “Phương pháp thư giãn” với “Thánh định uẩn”, giữa “Cái tri thức học giả” với “ Thánh tuệ uẩn”.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên