[NEN="http://trungtamtutam.com/diendantuthien/picture.php?albumid=38&pictureid=3602"]
Biết và Làm
Biết và Làm
Đức Phật đã khám phá ra con đường ở giữa hay trung đạo tức là con đường Bát Chánh Đạo mà chúng ta đang đi khi thực hành thiền Minh Sát Niệm Xứ. Con đường này sẽ giúp chúng ta kinh nghiệm Tứ Diệu Đế, chứng ngột Niết Bàn và thành đạt cứu cánh giải thoát cao thượng.
Thường thường người đời khi muốn làm việc gì cho có kết quả đều biết rõ mục đích và phương pháp làm việc. Đối với các thiền sinh sơ cơ mới đến đây tập thiền, họ đang cố gắng làm những gì mà hình như họ không hiểu rõ tại sao phải làm như vậy hoặc không biết chắc mình sẽ đạt những kết quả gì. Có những người cũng không biết làm sao cho đúng với những lời hướng dẫn đơn giản và cụ thể của thiền sư như, “ khi ngồi đặt tâm nơi bụng, khi đi đặt tâm nơi chân, khi sinh hoạt theo dõi ý muốn và động tác, luôn ghi nhận đối tượng ở sáu cửa giác quan v.v…
” Vào trình pháp, thiền sinh chỉ tường trình những gì đã làm cùng kinh nghiệm thực tập, còn thiền sư thì dường như chỉ chú ý lắng nghe và nhắc bảo về cách hành thiền hơn là quan tâm đến những gì họ thấy biết.
Nhưng với niềm tin và sức tinh cần, thiền sinh tiếp tục nổ lực ghi nhận đề mục và nhờ vậy dần dần kinh nghiệm được những điều họ trước đây không biết và muốn biết. Thiền Minh Sát Niệm Xứ là phương pháp mà thực hành giây phút nào sẽ cho quả hiểu biết ngay giây phút ấy. Càng chuyên cần thì hiểu biết sâu và trí tuệ càng rộng lớn.
Chúng ta may mắn được Đức Phật để lại phương pháp hành thiền từ kinh nghiệm tu tập của Ngài qua nhiều kiếp sống. Đến kiếp chót, Ngài đã được lợi dưỡng cả thời thanh xuân nhưng nhận thức được đó không phải là cách thoát khổ. Rồi Ngài đã thoát ly và làm ngược lại. Ngài thực hành khổ hạnh suốt sáu năm nhưng cũng không tìm được an vui đích thực. Cuối cùng Ngài đã khám phá ra con đường ở giữa hay trung đạo tức là con đường Bát Chánh Đạo mà chúng ta đang đi khi thực hành thiền Minh Sát Niệm Xứ. Con đường này sẽ giúp chúng ta kinh nghiệm Tứ Diệu Đế, chứng ngột Niết Bàn và thành đạt cứu cánh giải thoát cao thượng.
Đức Phật đã chỉ rõ phương pháp, công thức cho chúng ta rồi, bổn phận của chúng ta là làm theo chứ không cần lý luận gì cả. Ngài dạy chúng ta không nên tìm kiếm xa xôi trong cõi dục giới, sắc giới hay vô sắc giới, mà chỉ cần quan sát thân tâm này bằng cách chánh niệm ghi nhận các hiện tượng danh sắc sanh khởi nổi bật qua sáu cửa giác quan ngay trong khoảnh khắc hiện tại.
Như vậy, dù cò vẻ như ta đang làm một việc mà chưa biết rõ kết quả, nhưng cứ nếu tiếp tục chánh niệm ghi nhận đúng theo công thức với tâm không mong cầu thì kết quả hiểu biết thâm sâu về các sự thật cao quý mà trước đây ta không hề biết sẽ đến với chúng ta. Sự hiểu biết chân lý như vậy đến từ kinh nghiệm thực chứng chứ không phải do tưởng tượng mà ra. Chẳng hạn như Niết Bàn là một kinh nghiệm có thật được chính Đức Phật chứng ngộ qua thiền tập. Nếu ta chỉ ngồi hình dung Niết Bàn là một cảnh giới cực lạc thì đó chỉ là ảo tưởng mà thôi.
Theo: Vài làn hương Pháp
Trích soạn: Thitasīla Thùy Khanh, ban Tu Thư Như Lai Thiền Viện hiệu đính
[/NEN]