Chánh niệm có tác dụng gì

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Chánh niệm có tác dụng gì hay không?

Tôi xin kể cho các bạn một ví dụ. Nếu như tôi chỉ cho bạn có một kho tàng dấu ở đâu đó, và tôi yêu cầu bạn đến đó và đào lấy, bạn có thể rời bỏ nhà cửa và đến nơi có kho tàng cất dấu đó. Trên đường đi kiếm kho tàng, bạn có thể gặp một trận chiến nổ ra, và bạn muốn dừng lại và nhìn xem trận đánh, nhưng sau đó một chút, bạn lại tiếp tục lên đường, bạn lại nhìn thấy một đám cưới diễn ra với trống kèn và bạn cũng muốn dừng chân lại ở đó để xem. Nhưng lại một lần nữa sau một chút bạn lại lên đường. Bạn nhìn thấy một cuộc diễn binh trên đường phố, và bạn lại muốn dừng lại để xem và sau đó lại lên đường. Nếu bạn không có ý thức, bạn không thể tiến tới địa điểm cất dấu kho tàng để chiếm lấy kho báu tôi muốn bạn đào lấy. Nhưng bất kỳ khi nào bạn có chánh niệm cho dù có trở ngại và ngăn trở, bạn cũng sẽ không lạc, bạn tiếp tục tiến lên. Chánh niệm giúp bạn đạt đến mục tiêu.

Có phải đa số các thay đổi quan trọng trong cuộc đời chỉ xuất hiện ở những thời điểm tu luyện thực sự căng, hay khi bạn chỉ sống cuộc sống đời bình thường một cách chánh niệm?

Những biến đổi to lớn diễn ra trong quá trình tu luyện căng thẳng và rồi bạn đã tu luyện được trong cuộc sống hàng ngày, chúng sẽ trở thành ngày càng rõ nét hơn.

Liệu những nỗi buồn và than khóc sẽ dần tan biến mất, hay lại xuất hiện nhanh chóng như là kết quả của minh sát hay không?

Dần dần tôi sẽ cảm thấy nó tan biến đi. Và rồi sau khi đã luyện thiền tốt hơn tôi sẽ gặt hái được hiểu biết nhiều hơn, và toàn bộ những điều đó sẽ biến mất.

Ai nên diễn giải thiền đây?

Có hai việc cần phải được diễn giải cho kỹ. Một là kiến thức và hiểu biết. Điều thứ hai là đạt đến hiểu biết đó. Đó là thiền bậc một và thiền bậc hai (những gì tiếp theo là do Jack Korfield ghi lại câu trả lời của Dipa Ma) các Ba La Mật (Paramis) hay các nhân đức hoàn hảo nhất để trở thành một Thiền sư hoàn toàn khác với các nhân đức của người hành thiền. Cơ bản chỉ là sự khác biệt nơi tài khéo mà thôi. Một số người có nhiều tiềm năng trong hành thiền và cuộc sống tinh thần và người khác lại có khả năng truyền cảm và diễn giải. Cả hai không nhất thiết phải giống nhau. Nhưng đối với một số người dạy thiền họ sẽ hy vọng có được cả hai đức tính đó nơi kinh nghiệm trong cuộc sống tinh thần và khả năng truyền đạt cho người khác.

Điều gì tốt nhất ta có thể làm được khi tham muốn giác quan nổi lên mạnh mẽ?

Trực tiếp hành thiền và tập trung chú ý của bạn vào đó. Nên nhận ra là những tham muốn đó rất mạnh mẽ. Nên biết rõ điều đó... thông qua am hiểu những thèm muốn giác quan khi chúng diễn ra. và rồi bạn có thể vượt qua được. Bạn có thể dừng lại nơi cảm giác giác quan, và vẫn có thể là một Phật Tử tốt, hiểu theo nghĩa là bạn không bị cuốn hút theo hay chấp thủ với chúng.

Những hiểu biết cơ bản của cuộc sống bạn có thay đổi hay không?

Quan điểm của tôi đã thay đổi khá nhiều, trước kia tôi tham lam đủ mọi thứ. Tôi muốn có mọi thứ. Tôi muốn đủ mọi thứ, nhưng hiện nay hình như tôi nổi bồng bềnh trên mặt nước. Tôi đang hiện diện ở đây, nhưng tôi có muốn điều gì đâu. Tôi chẳng muốn có được điều gì cả, chỉ đơn giản tôi đang sống mà thôi. Điều đó là quá đủ rồi.

Tôi phải hành thiền tâm Từ như thế nào?

[Dưới đây là tổng hợp những lời giảng dạy của Dipa Ma được thu băng và Michelle Levey đã sưu tầm. Levey là người đã thực hiện thiền từ tâm trong vòng hai mươi năm, và đã học hỏi được nơi Dipa Ma rất nhiều.]

Bạn nên chọn và dốc toàn tâm toàn lực vào phần luyện tập từ tâm hoặc giả bạn cũng có thể quyết định bắt đầu hay kết thúc luyện tập tuỳ hỷ. Cuối cùng thì năm bước có thể phối họp thành một phần mà thôi, nhưng lúc mới bắt đầu tốt hơn là tập trung chú ý vào từng bước lỗi lầm mà thôi.]


Xem đầy đủ tại đây
phatgiaoquoctebariavungtau.com/budsas_m/...pama/dipamatm-03.htm
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Meg yêu quí,

Trong khi mời bạn tiếp tục nghĩ xem béo là tốt hay xấu, ta hãy quay lại câu chuyện của bạn, bạn có một thói quen không thể bỏ được, và thói quen này làm cho bạn khổ sở. Chắc hẳn trong suốt 3 năm bạn đã nhiều lần cố bỏ thói quen đó đi nhưng không được, bạn đã cố gắng nhiều lần, rất quyết liệt nhưng nó vẫn quay trở lại? Bạn có biết tại sao thói quen lại khó bỏ như vậy không?

Không chỉ có bạn mà còn rất nhiều người trên đời này gặp khó khăn trong việc từ bỏ thói quen của mình, họ đã dùng những loại thuốc tối tân nhất từ các phòng thí nghiệm khoa học, họ đã theo những chương trình tập luyện kỷ luật nhất của các vì thầy nổi tiếng, họ đã thử những phương pháp tác động tâm lý Đông, Tây cổ truyền lẫn hiện đại nhất nhưng vẫn không từ bỏ được… Bạn có biết tại sao không?

ít ai hiểu và giải quyêt từ bản chất của thói quen.

Hôm nay Trongsuot xin chia sẻ với bạn một sự thật liên quan tới bản chất của thói quen: Một thói quen được hình thành và duy trì do người chủ của nó tin chắc rằng một điều gì đó là đúng hoặc sai. Chỉ đơn giản vậy thôi!

Để nhận ra điều này cũng không hề khó khăn, hãy quan sát kỹ các thói quen của bạn.

Bạn có thói quen đánh răng mỗi ngày? Có thể là từ bé bố mẹ bạn và các chương trình Ti vi đã giáo dục bạn rằng sâu răng là rất xấu và đánh răng là cách tốt nhất để phòng sâu răng hiệu quả. Bạn đã chấp nhận điều này một cách tự nhiên từ khi còn rất nhỏ. Đó chính là nguồn gốc của việc bạn duy trì đánh răng mỗi ngày.

Nếu bây giờ bạn không duy trì niềm tin đó nữa, ví dụ bạn tin rằng sâu răng chẳng có gì xấu, hoặc đánh răng không phải là cách tốt nhất thì thói quen của bạn có thể bỏ đi dễ dàng khi bạn muốn.

Bạn có thói quen hút nhiều thuốc mỗi ngày ? Bạn cố bỏ mãi mà không được? có thể thói quen của bạn xuất phát từ chính niềm tin chắc chắn rằng “Hút thuốc nhiều là không bình thường” và khi một phần trong bạn muốn thoát khỏi cảm giác sống trong khuôn mẫu bình thường thì bạn sẽ lại tìm đến thuốc

Cũng có thể niềm tin chắc chắn của bạn là “Hút thuốc thì mới thể hiện tính đàn ông“, như vậy bạn sẽ còn hút thuốc nhiều. Khi còn giữ những niềm tin này thì bạn khó có thể làm ông chủ của thói quen của mình. Thói quen sẽ làm chủ bạn và bạn sẽ không rũ bỏ được nó vì nó đã bám rễ sâu sắc bởi niềm tin chắc chắn trong lòng bạn.

Meg yêu quí,

Trongsuot chỉ đưa ra một vài ví dụ, bạn là người duy nhất có thể hiểu được thói quen của bạn xuất phát từ niềm tin nào, vì vậy xin hãy thực sự quan sát chúng.

Chúng ta sẽ gặp lại khi bạn đã quan sát những niềm tin tạo ra thói quen của mình. Hãy gửi email cho trongsuot@gmail.com hoặc tâm sự vào dưới bài viết này.

Cảm ơn và mong sớm gặp lại bạn

Trongsuot

Niềm tin tuyệt đối rằng một điều gì đó chắc chắn đúng hoặc chắc chắn sai, chắc chắn tốt hoặc chắc chắn xấu, rằng tốt hoặc xấu là tính chất duy nhất của điều đó, đóng vai trò như một chiếc lồng, nó không cho cái gì trái với nó thoát khỏi được.

Nếu bạn tin chắc chắn rằng “béo là xấu” thì bạn đã tạo ra một cái lồng, khi đó cảm giác “muốn ăn cái mình thích” trở thành tù nhân của cái lồng đó. Cảm giác này là điều rất tự nhiên, nằm trong bản năng của bạn, nó cực kỳ mạnh mẽ. Khi bị cầm tù, nó không đơn giản là chịu như vậy, nó tìm cách trốn khỏi lồng, và nó biết nếu bạn biết nó ra khỏi lồng, bạn sẽ lại cầm tù nó bằng ý nghĩ “béo là xấu”, vì vậy cái cách nó trốn ra khỏi lồng sẽ rất khác thường và bạn sẽ không thể kiểm soát nổi.

Thói quen của bạn được hình thành như vậy, càng tìm cách kiểm soát nó, nó càng khôn ngoan và càng khó nắm bắt, bạn chặn nó cửa này thì nó lại tìm cách trốn ra cửa khác, cuộc chơi của bạn không có hồi kết vì với thói quen, việc thoát khỏi lồng vô cùng quan trọng. Đối với nó đây là cuộc chiến sống còn: thoát ra khỏi lồng hay là chết! Bạn không thể nào tiêu diệt nó vì gốc rễ của nó lại do chính cái lồng của bạn tạo ra!

Đúng thể, được ăn cái mình thích là một cảm giác hoàn toàn tự nhiên, đó là một phần của bạn. Nó chỉ trở nên có vấn đề khi bạn tạo ra cái lồng và tìm cách nhốt nó vào trong đó!

Nếu bạn còn tin chắc rằng “béo là xấu”, bạn càng củng cố cái lồng và càng tạo thêm động lực trốn khỏi lồng, đó chính là thói quen “ăn rồi nôn ra” của bạn. Nó biến thành cơn nghiện lúc nào bạn không hay!

Xin bạn hãy quan sát kỹ, mọi sự nghiện ngập đều bắt đầu từ niềm tin điều đó là hoàn toàn xấu hay hoàn toàn tốt.

Mọi sự nghiện ngập đều gây khổ sở cho người chủ của nó, kể cả nghiện “làm điều tốt”

Trongsuot có quen một người say mê làm từ thiện, đầu tiên rất tốt nhưng khi việc “làm từ thiện” biến thành cơn nghiện thì nó làm cuộc sống của bạn ấy đảo lộn, dần dần gây cho bạn ấy nhiều đau khổ. Cứ nghe thấy ở đâu có việc từ thiện, là bạn ấy bỏ hết học tập, công việc, người thân… để lặn lội hàng trăm cây số đến làm. Khi đã mất cả công việc, bạn bè, cơ hội tiếp thu kiến thức… bạn ấy mới nhận ra và cố bỏ nó, nhưng 2 năm liền mà không thể.

Sau này khi nói chuyện với Trongsuot, bạn ấy nhận ra gốc rễ của cơn nghiện là niềm tin “hi sinh mình vì người khác là tuyệt đối đúng”, tự nhiên dần dần 6 tháng sau việc nghiện này chấm dứt.

Mời bạn hãy nhìn lại tất cả thói quen không thể bỏ được của bạn, và xin nhớ: Mọi cơn nghiện đều có gốc rễniềm tin điều gì đó là tuyệt đối tốt hoặc xấu, tuyệt đối đúng hoặc sai.

Nhận ra niềm tin đó, bạn đã đi bước quan trọng và chắc chắn nhất để chuyển hóa cơn nghiện của mình.

Hẹn gặp lại bạn vào lần sau, chúng ta cùng nói đến bước tiếp theo

Yêu quí bạn

Trongsuot
 

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Tỉnh Thức Trong Trí Tuệ



Chúng ta hãy tự giải thoát mình khỏi sự giam cầm của vô minh. Giải thoát khỏi vô minh có nghĩa là giải thoát khỏi khổ ách trong đời này và cái khổ của sanh tử luân hồi. Chính vô minh đã trói chặt chúng ta vào khổ (dukkha) trong kiếp sống này cũng như trong các kiếp tương lai.

Vô minh là gì? Vô minh là trạng thái ngu si, không chú niệm, không thiện xảo. Do vô minh, chúng ta cứ tiếp tục tạo ra các phản ứng tâm lý hay các hành (sankhãra) mới và cứ tiếp tục làm ô nhiễm tâm chúng ta với những tiêu cực mới. Chúng ta hầu như không biết những gì chúng ta đang làm. Chúng ta tự giam cầm mình bằng những ràng buộc của tham ái, bằng những ràng buộc của sân hận như thế nào; và trong tình trạng vô minh ấy, chúng ta đã thắt chặt những cái gút của sự ràng buộc này ra sao.

Chúng ta có thể quét sạch vô minh nhờ sống chánh niệm, tỉnh giác, và chú tâm trong từng sát na, nhờ thế chúng ta sẽ không để cho những hành (sankhãra) mới tạo những ấn tượng sâu sắc trên tâm chúng ta giống như những đường khắc trên đá, chúng ta sẽ không để cho bản thân bị những kiết sử của tham và sân trói chặt. Tính chất của sự chú tâm này, đầy đủ với sự hiểu biết, được gọi là trí tuệ (pãnnã) và nó quét sạch vô minh tận căn để.

Để đánh thức trí tuệ này, và để an lập trong đó, chúng ta phải thực hành Minh sát.

Yatham care: Khi chúng ta đi, chúng ta đi với chánh niệm.

Yatham titthe: Khi chúng ta đứng, chúng ta đứng với chánh niệm.

Yatham acche: Khi chúng ta ngồi, chúng ta ngồi với chánh niệm.

Yatham saye: Khi chúng ta nằm, chúng ta nằm với chánh niệm.

Dù ngủ hay thức, đứng hay ngồi, trong mọi trạng thái, chúng ta phải giữ chánh niệm và chú tâm. Không hành động nào của chúng ta được làm mà không có chánh niệm.

Paccavekkhitvã paccavekkhitvã kãyena kammam kãtabba.

Mọi thân hành phải được làm với sự tỉnh sát (chánh niệm).

Paccakkhitvã paccavekkhitvã vãcãya kammam kãtabba.

Mọi khẩu hành phải được làm với sự tỉnh sát (chánh niệm).

Paccavekkhitvã paccavekkhitvã manasã kammam kãtabba.

Mọi ý hành phải được làm với sự tỉnh sát (chánh niệm).

Như vậy chúng ta cần phải để ý (chánh niệm) đến mọi hành động về thân, khẩu, và ý của chúng ta; hay nói khác hơn, chúng ta phải xem xét từng hành động, lời nói, và ý nghĩ của mình.

Đồng thời với sự chánh niệm này còn phải có đầy đủ trí tuệ. Điều này có nghĩa rằng, cùng với chánh niệm, chúng ta phải trau dồi sự hiểu biết dựa trên kinh nghiệm về ba đặc tính của trí tuệ; mọi hiện tượng đều có đặc tính cố hữu của sự vô thường (anicca). Mọi hiện tượng vô thường làm phát sinh đau khổ (dukkha); và mọi hiện tượng vô thường làm phát sinh đau khổ như vậy đều không có thực chất - chúng không thể là "tôi" hay "của tôi" hoặc "tự ngã của tôi" (annattã: vô ngã).

Một khi điều này đã được tuệ tri ở mức kinh nghiệm, bạn sẽ nhận ra việc phản ứng với tham hay sân, chấp thủ hay ác cảm đối với bất kỳ hiện tượng nào đã phát sinh thực là vô nghĩa như thế nào. Thay vào đó, bạn sẽ chỉ có chánh niệm và đồng thời buông xả đối với mọi hiện tượng. Đây là Minh sát. Đây là trí tuệ dựa trên kinh nghiệm làm tiêu tan vô minh.

Này các hành giả! Chỉ có sự huỷ diệt vô minh là an lạc của chúng ta,

là hạnh phúc của chúng ta, là sự giải thoát (Niết bàn) của chúng ta.

http://www.quangduc.com/tinhdo/139niemtho4.html#Hãy Tự Mình Bước Đi Trên Đạo Lộ
 

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Tính Chất Của Tuệ



Trí tuệ là gì? Trí tuệ có nghĩa là sự hiểu biết đúng đắn (chánh kiến). Cái biết của chúng ta về sự thực chỉ ở bề mặt không phải là trí tuệ thực thụ. Để tuệ tri sự thực tối hậu chúng ta phải thể nhập thực tại rõ rệt ở chỗ sâu kín nhất của nó.

Một đứa bé thấy những viên ngọc quý chỉ như những viên đá mầu hấp dẫn. Nhưng một người thợ ngọc lão luyện sẽ định đoạt được những ưu điểm và khuyết điểm ở mỗi viên ngọc với cái nhìn chuyên môn để đánh giá chính xác giá trị của nó. Cũng vậy, bậc trí không tiến hành một cuộc khảo sát chỉ trên bề mặt. Đúng hơn, họ đi vào những chỗ sâu kín với trí tuệ thể nhập và nhận thức chính xác sự thực vi tế nằm bên dưới mọi hiện tượng trong mọi trường hợp, khả năng tuệ tri sự thực một cách chính xác trong mọi trường hợp này là trí tuệ.

Có ba loại tuệ. Thứ nhất, văn tuệ - suta -mayã pãnnã, là tuệ có được do nghe hay đọc những lời của người khác. Thứ hai, tư tuệ - cintã mayã pãnnã, là trí tuệ thuộc về tri thức hay vận dụng trí óc để trắc nghiệm với khả năng suy luận và phân tích của mình xem tuệ tiếp nhận (văn tuệ) có hợp lý và logic hay không.

Không thể nói rằng hai loại tuệ này là tuyệt đối vô ích. Tuy nhiên, do chúng là trí tuệ vay mượn, nên thường kiến thức có được chỉ là tri thức thuần tuý và lợi ích phát sinh từ nó sẽ không lâu dài.

Tu tuệ, bhãvanã -mayã pãnnã, loại tuệ thứ ba, là trí tuệ dựa trên kinh nghiệm. Đó là trí tuệ xuất hiện bên trong và dựa trên kinh nghiệm riêng của chúng ta về các cảm thọ của thân. Tuệ này dựa trên kinh nghiệm trực tiếp và do đó thực sự lợi ích.

Để phát triển được tu tuệ - bhãvanã - mayã pãnnã, điều cần thiết là phải thực hành giới (silã) và phát triển chánh định (sammã samãdhi). Chỉ có tâm đã an lập trong chánh định mới có thể tuệ tri và thực chứng sự thực đúng như nó là. (Yathã -bhũta nãnã dassana - tri kiến như thực).

Samãhito yathãbhũtam pajãnãti passati. Người đã phát triển chánh định sẽ tuệ tri thực tại đúng như thực.

Khả năng thấy các pháp đúng như thực được gọi là Minh sát (Vipassanã) tức "thấy các pháp theo một cách đặc biệt". Thông thường chúng ta có khuynh hướng chỉ quan sát sự thực rõ rệt bề ngoài, giống như đứa bé chỉ thấy mầu sắc sáng chói và lấp lánh của những viên ngọc vậy. Để có thể quan sát một cách đúng đắn sự thực nội tại, chúng ta cần phải có cái nhìn thể nhập chuyên nghiệp của người thợ ngọc (kim hoàn) nghĩa là chúng ta cần phải thấy các pháp theo cách đặc biệt. Cách thấy đặc biệt này là Minh sát; đây là tu tuệ - bhãvanã mayã pãnnã, sự phát triển trí tuệ bằng cách thực hành minh sát.

Để hiểu thực tại bề ngoài không đến nỗi khó, nhưng muốn hiểu những sự thực nội tại vi tế, cần phải có sự nội quan (tự xem xét nội tâm). Hướng sự chú tâm của chúng ta vào bên trong để khám phá, quan sát, và tuệ tri sự thực nội tại.

Muốn hiểu sự thực bên trong này, chúng ta phải hành bốn loại chánh niệm mà đức Phật đã mô tả trong kinh Đại Niệm Xứ (Mahãsatipatthãna sutta). Chúng ta thực hành Niệm Thân (Kayãrupassanã) bằng cách quan sát sự vận hành của những sự kiện bên trong thân với sự chú tâm đầy đủ. Quan sát hơi thở vô và hơi thở ra là một phần của niệm thân. Quan sát sự thở này dẫn đến chánh niệm về các cảm thọ trên mọi phần của thân thể.

Thực hành một cách chuyên cần, dần dần chúng ta sẽ kinh nghiệm được các cảm thọ thô hay tế trên mọi phần của thân. Các cảm họ có thể là lạc, khổ (khó chịu), hoặc không lạc không khổ. Quan sát những cảm thọ này với sự buông xả, chúng ta đã hành Niệm Thọ (vedanã nupassanã). Quan sát các loại tâm khác nhau đang liên tục khởi lên từ lúc này đến lúc khác, chúng ta hành Niệm Tâm (cittã nupassanã). Quan sát các nội dung tâm trí khác nhau, chúng ta thực hành Niệm Pháp (dhammã nupassanã).

Sở dĩ chúng ta xem Niệm Thọ (vedanã nupassanã) quan trọng hơn là vì nó liên quan trực tiếp đến ba loại niệm khác. Thọ (vedanã) được nhận thức bởi tâm (citta), nhưng nó được kinh nghiệm ở thân. Mỗi phiền não trong tâm có liên hệ sâu sắc với một cảm thọ nào đó ở thân. Do đó, khi chúng ta củng cố Niệm Thọ, tự động chúng ta cũng củng cố ba loại niệm khác (thân, tâm, pháp).

Theo cách này, chúng ta có thể quan sát bản chất thực của tâm và thân (danh, sắc) trong từng sát na qua việc thực hành. Minh sát dựa trên các cảm thọ. Dần dần chúng ta sẽ phát triển được sự hiểu biết rằng thân này chỉ là một tập hợp của những hạt hạ nguyên tử vi tế, tức các kalãpas, mà những hạt hạ nguyên tử ấy tự bản chất lại luôn luôn biến đổi, sanh và diệt không ngừng. Những hạt hạ nguyên tử hay kalãpa (tổng hợp sắc) được tạo thành từ bốn đại: đất, nước, lửa và gió.

Sự trôi chảy của dòng thân và dòng tâm bằng thay đổi này chỉ có thể được quan sát với sự trợ giúp của định (samãdhi) thể nhập. Quan sát tâm và thân (danh-sắc) chúng ta có thể kinh nghiệm tính chất vô thường (anicca), khổ hay bất toại nguyện (dukkha) căn bản của nó, và trong tiến trình này, tính chất vô ngã của nó càng lúc càng trở nên rõ rệt hơn. Chúng ta bắt đầu thực chứng được rằng cả dòng thân lẫn dòng tâm này đều không có thực chất, không cốt lõi. Không có gì trong dòng danh-sắc này là thường, là bền vững hay bất biến, để chúng ta có thể gọi là "tôi", "của tôi", hoặc để chúng ta có thể đòi quyền kiểm soát.

Cho đến mức này, chúng ta bắt đầu học cách quan sát dòng danh -sắc với sự buông xả, với thái độ vô tư. Sự khảo sát các cảm thọ vi tế càng sâu bao nhiêu thì sự buông xả của chúng ta càng mạnh hơn bấy nhiêu. Bao lâu còn chấp trước, chừng đó chúng ta không thể quan sát đối tượng thiền một cách khách quan, đúng như nó là được. Xuyên qua trí tuệ có được do thực hành Minh sát, sự chấp trước của chúng ta càng lúc càng trở nên yếu đi, và chúng ta có thể quan sát đối tượng thiền càng lúc càng khách quan hơn.

Khi chúng ta bước vào căn nhà tối với một cây đèn, bóng tối sẽ bị xua tan, ánh sáng sẽ soi sáng cả căn nhà và mọi đồ vật trong căn nhà ấy. Cũng vậy, ánh sáng của trí tuệ xua tan bóng tối của vô minh, và những sự thực cao quý, vĩnh hằng sẽ được soi sáng và được thấy một cách rõ ràng.

Nhờ việc thực hành liên tục, chúng ta kinh nghiệm được sự thực của khổ ở mức sâu xa nhất. Vì sao cái tâm luôn luôn không hài lòng và bất mãn này lại bị khổ sở vì khát ái; và sự khát ái này lại không bao giờ cùng tận - giống như một cái hố không đáy làm tiêu vong mọi nỗ lực muốn làm đầy nó như thế nào. Chúng ta hiểu nỗi đau khổ của sự chấp trước và dính mắc của chúng ta vào niềm tin nơi một tự ngã; làm thế nào sự chấp trước của chúng ta vào khái niệm về tự ngã này, vào những tham ái và quan điểm này lại làm chúng ta bị ám ảnh và khổ đau không dứt! Khi chúng ta tuệ tri khổ (dukkha) và nhân căn để của khổ, chúng ta cũng tuệ tri thánh đạo, vốn huỷ diệt mọi khát ái sanh ra khổ, từ đó dẫn đến sự giải thoát khỏi khổ. Khi chúng ta tiến bộ trên đạo lộ này, chúng ta sẽ đạt đến sự giải thoát khỏi mọi khổ đau, tức đạt đến Niết bàn.

Qua việc thực hành Minh sát, trí tuệ chúng ta sẽ càng lúc càng tăng trưởng mạnh hơn, trí tuệ này quét sạch mọi ảo tưởng, ảo giác, những ấn tượng sai lạc, và vô minh. Thực tại sẽ trở nên rõ rệt hơn vì những ấn tượng huyễn hoặc không còn có thể bám chặt vào tâm. Khi trí tuệ tăng trưởng, giới (sĩla) cũng trở nên trong sạch; tâm được tịnh hoá khỏi mọi phiền não. Và tiến tới trên đạo lộ này, chúng ta thành tựu trạng thái thanh tịnh của các bậc thánh (ariyas), Chúng ta cảm nhận niềm hỷ lạc của Niết Bàn.

Hạnh phúc có được qua việc hành Minh sát được xem là thù thắng hơn bất kỳ hạnh phúc nào khác. Chẳng phải sự hưởng thụ các dục lạc thô, cũng chẳng phải sự hưởng thụ các thụ lạc cực kỳ vi tế, đem đến cho ta hạnh phúc trường cửu. Khi lạc thuộc bất kỳ loại nào đi đến chấm dứt, thì kết quả của nó sẽ là khổ. Và do mọi tình cảnh đều vô thường, nên nó chắc chắn phải thay đổi và đi đến chỗ chấm dứt. Khi một kinh nghiệm khả lạc chấm dứt, tâm sé cố gắng để lấy lại nó. Khát ái này đem đến khổ đau. Hạnh phúc chân thực chỉ đến từ những gì giữ được sự bền vững.

Khi chúng ta quen quan sát với thái độ hoàn toàn buông xả, khả năng quan sát của chúng ta có thể giữ được sự ổn định vững vàng cho dù những đối tượng của sự quan sát cứ tiếp tục thay đổi. Chúng ta không lấy làm sung sướng khi kinh nghiệm các dục lạc hay siêu thế lạc, chúng ta cũng không than khóc khi chúng mất đi. Trong cả hai trường hợp chúng ta đều nhìn một cách khách quan, như một khán giả đang xem kịch vậy. Ở những chiều sâu của tâm, khi chúng ta quan sát tính chất thay đổi của những cảm thọ thậm chí vi tế nhất, thì sự hiểu biết chân chánh hay trí tuệ thấy được sự sâu xa của vô thường sẽ phát sinh. Chúng ta quan sát mọi trạng thái đang thay đổi với cùng cái nhìn khách quan và vô tư ấy. Thấy những gì rõ rệt đang xảy ra trước mắt chúng ta, không chút phiền não trong tâm là hạnh phúc chân thực. Trạng thái này được gọi là dittha dhamma sukkha vihãra (hiện pháp lạc trú, trạng thái an lạc của sự hiểu biết về Pháp - sự thực).

Nào, chúng ta hãy củng cố tu tuệ (bhãvanã - mayã pãnnã) của chúng ta qua việc hành Minh sát. Bỏ lại phía sau sự phấn đấu liên tục với những tham ái vốn gây ra biết bao xao động và bất mãn, chúng ta hãy cố gắng đạt đến sự giải thoát khỏi ràng buộc của tham ái. Khi đã an lập trong trí tuệ, chúng ta sẽ đạt đến sự giải thoát và an lạc thực sự.

http://www.quangduc.com/tinhdo/139niemtho4.html#Hãy Tự Mình Bước Đi Trên Đạo Lộ
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên