Quán niệm hơi thở

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Quán niệm hơi thở (tiếng Pali là anapanasati) là phương pháp hành thiền cơ bản trong đó chúng ta tập trung chánh niệm trên cảm giác của hơi thở vào và hơi thở ra. Để thực hành phương pháp nầy, chúng ta phải hết sức kiên nhẫn. Chúng ta phải luôn sẵn sàng tập lại từ đầu tâm chúng ta luôn luôn xao lãng, không trụ được lâu trên hơi thở. Tâm chúng ta không quen tập trung vào một đề mục; nó quen suy nghĩ mông lung hết việc nầy tới việc nọ và di chuyển rất nhanh từ nhóm tư tưởng nầy đến nhóm tư tưởng khác. Vì đã quen suy nghĩ nhanh nhẩu và nhạy bén, chúng ta rất dễ phóng tâm khi cố gắng tập trung trên một đề mục duy nhất, như hơi thở chẳng hạn. Thậm chí chúng ta có thể căng thẳng khi tâm không làm theo thói quen thường ngày của nó. Vì thế, khi tập chánh niệm trên hơi thở (anapanasati), chúng ta có thể sẽ cảm thấy một phản ứng ngược lại hay một sự bất mãn chống đối nào đó xuất hiện trong thân và tâm.

Nếu một con thú đã quen sống tự do trong thiên nhiên hoang dã và bất thình lình bị trói cột lại, nó sẽ tức giận và chống lại những gì ràng buộc nó. Như con thú hoang, cái tâm chưa thuần phục của chúng ta cũng quen sống theo bản năng và thói quen riêng của nó. Nó không lợi ích cho ai cả. Tuy nhiên, khi một con ngựa hoang được thuần hóa, nó sẽ trở nên hữu ích cho con người. Tâm chúng ta cũng thế. Nếu cứ để tâm chạy theo thói quen và không cố gắng thuần phục nó, chúng ta sẽ không khác nào một con thú hoang -- không hữu ích cho ai cả, ngay cả chính chúng ta.

Để thuần phục tâm, chúng ta phải kiềm hãm nó lại. Chúng ta buộc nó phải tập trung trên một đối tượng duy nhất. Hơi thở là đối tượng rất tiện lợi cho việc hành thiền vì chức năng sinh học của hơi thở là liên tục, cho dù chúng ta tập trung hay không tập trung trên nó. Nó không phải là cái mà chúng ta có thể tạo ra hay tưởng tượng. Nó luôn luôn diễn ra một cách tự nhiên để chúng ta có thể hướng đến như một đề mục hành thiền bất cứ lúc nào. Nếu chúng ta tập trung trên nhịp thở bình thường, điều nầy sẽ có tác dụng lắng dịu, chúng ta sẽ cảm thấy rất yên tĩnh và bình an. Nhưng chúng ta thường không chú ý đến hơi thở. Hơi thở là cái rất bình thường và vì thế, cũng giống như mọi sự vật bình thường khác, chúng ta thường không chú ý đến chúng. Hơi thở không phải là cái gì hấp dẫn và kích động, vì thế anapanasati hay quán niệm hơi thở vào và hơi thở ra là một phương pháp thiền vi tế.

CHÁNH NIỆM TRÊN HƠI THỞ BÌNH THƯỜNG

Chúng ta có thể trở nên lao xao, trạo cử và phản kháng lại hơi thở vì chúng ta luôn bị thôi thúc bởi tham ái dục lạc. Chúng ta muốn tìm một cái gì đó lý thú, dễ thu hút chúng ta, hay một cái gì mà chúng ta không phải mất công sức để tập trung vào. Nếu gặp một cái gì đó lý thú như một bản nhạc nhịp nhàng và vui nhộn, chắc chắn chúng ta sẽ chú tâm ngay và bị cuốn hút vào trong đó. Nhưng nhịp thở bình thường không có gì hay ho để kích động chúng ta cả. Nó làm chúng ta lắng dịu và phần lớn người đời không quen với sự lắng dịu; họ luôn muốn được kích thích và lôi cuốn. Nói khác đi, phần lớn chúng ta muốn được một cái gì đó từ bên ngoài kích thích, làm phấn chấn, và hấp dẫn tâm ý của chúng ta.

Bạn chỉ cần nhìn vào một thành phố thì sẽ thấy được điều này; phần lớn các sinh hoạt thành phố là làm sao để gây sự chú ý và lôi cuốn chúng ta vào cái nầy hoặc cái nọ. Nào là hàng hóa đẹp, nào là các món ăn lạ miệng, nào là các trò giải trí vui nhộn; ngày nay những thứ nầy rất dễ tìm. Người ta thích hút ma túy vì họ chỉ cần nuốt vào miệng một viên thuốc và liền sau đó sẽ đi vào một trạng thái đê mê ngây ngất. Nó không giống như quán niệm hơi thở anapanasati, trong đó bạn quán sát hơi thở vào và sau đó, quán sát hơi thở ra. Nó không giống như để ra nửa giờ đồng hồ để quán sát đoạn đầu, đoạn giữa, và đoạn cuối của mỗi hơi thở ra và hơi thở vào.

Thói quen tham ái thường trỗi dậy vì quán sát hơi thở hình như là một hoạt động không quan trọng hay cần thiết. Phần lớn người đời đều suy nghĩ, "Tại sao phải mất thì giờ để làm việc nầy? Các vị tu sĩ, tăng và ni, làm gì mà chỉ ngồi trơ ra đó? Các vị đã làm gì ích lợi cho Thế giới thứ ba nghèo khổ? Các vị làm gì để mang lại hạnh phúc cho nhân loại? Các vị chỉ ích kỷ thôi; Các vị mong được chúng tôi cúng dường thực phẩm trong khi quý vị chỉ biết ngồi đó và quán sát hơi thở. Có phải các vị đang chạy trốn khỏi cuộc đời thật nầy không?"

Nhưng thưa bạn, cái gì là cuộc đời thật? và ai đang chạy trốn khỏi cái gì, và có cái gì để trực diện trên đời nầy? Chúng ta thấy rằng cái mà người đời gọi là "cuộc đời thật" nầy chính là cái thế gian mà họ tin là có thật và quen sống trong đó. Nhưng cái thế gian đó chỉ là một điều kiện sinh khởi trong tâm thức. Trong khi hành thiền, chúng ta nhận và biết được thế giới thật như nó đang diễn biến, thay vì tin vào nó, biện minh hay cố gắng tìm cách tiêu diệt đi bản chất đau khổ của nó.

Thế giới thật là thế giới vận hành theo nguyên tắc sinh khởi và hoại diệt giống như hơi thở vào và hơi thở ra vậy. Hơi thở vào tạo điều kiện cho hơi thở ra, và hơi thở ra tạo kiều kiện cho hơi thở vào. Bạn không thể chỉ có hơi thở ra hay chỉ có hơi thở vào. Đó là bản chất của tất cả mọi hiện tượng bị điều kiện -- chúng sinh rồi diệt. Chính vì thế mà trong lúc thực hành giáo pháp của Đức Phật, chúng ta sẽ thấy và hiểu được sự vận hành của thế giới tự nhiên, thay vì dùng tư duy để lý luận về nó.

Chúng ta quán sát thế giới tự nhiên trong khi quán sát hơi thở. Nếu chúng ta tập trung trên đề mục nầy, chúng ta sẽ thấy được đặc tính sinh diệt của cái thế giới "trùng trùng duyên khởi" mà chúng ta đang sống. Những pháp điều kiện là không ngừng thay đổi và vô cùng phong phú; chúng có những tính chất khác nhau, số lượng khác nhau, và chiếm những chỗ khác nhau trong không gian. Tâm chúng ta không thể nắm bắt được cái thế giới vô vàn phức tạp nầy, vì thế chúng ta phải dựa vào những thí dụ rất đơn giản để học và hiểu về chúng. Chúng ta học từ một đề mục rất bình thường và dường như là vô nghĩa như hơi thở vào và hơi thở ra bình thường của chúng ta.

http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-tudieude/tamdao2.htm
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
HÃY KIÊN NHẪN VỚI SỰ NHÀM CHÁN



HÃY TẬP KIÊN NHẪN

Lúc đầu tâm của chúng ta sẽ không trụ trên hơi thở và đi lang thang, vì thế chúng ta phải kiên nhẫn. Khi biết là tâm đã trượt khỏi hơi thở, chúng ta nhẹ nhàng đưa tâm về lại hơi thở. Nếu chúng ta bực tức khi tâm đi lang thang, chúng ta sẽ chán nản và khởi tâm sân hận với tất cả và sẽ dùng ý chí để ép buộc tâm trở về đề mục. Nhưng chúng ta chỉ có thể làm như thế trong một thời gian ngắn thôi vì sau đó tâm lại phóng đi lang thang.

Thái độ đúng đắn trong khi quán niệm hơi thở là phải hết sức, hết sức kiên nhẫn. Chúng ta phải có cảm tưởng là chúng ta dùng tất cả thì giờ có được trên cuộc đời nầy để chỉ quán sát hơi thở vào mà thôi. Chúng ta không cần phải đạt đến cái gì cả. Chúng ta luyện tâm như một bà mẹ hiền dạy dỗ đứa con thân yêu. Người mẹ hiền nầy biết rằng nếu bà nỗi giận và đánh đập đứa con thì con bà sẽ hoảng sợ và trở nên rối loạn. Do đó, khi con bà đi chơi hoang, bà mạnh dạn kéo nó về nhưng không nỗi giận. Với tâm kiên nhẫn như thế, chúng ta sẽ không đập phá, tức giận khi không định tâm được trong lúc quán niệm hơi thở (anapanasati). Thay vào đó, chúng ta sẽ có thêm trí tuệ và kiên nhẫn qua cách ứng xử kiên nhẫn và có trí tuệ đối hơi thở mong manh và dường như là vô nghĩa của chúng ta.

Chúng ta có thể mong cầu là sẽ ngồi thiền giống như hình ảnh của Đức Phật, ngồi cao trên tòa sen, ánh sáng tỏa khắp châu thân, và có thể ngồi hàng giờ trong tư thế kiết già tuyệt đẹp. Cách thể hiện tư thế thiền như thế quả thật là hấp dẫn. Nhưng trong đạo Phật, ý nghĩa khiêm hạ của việc hành thiền là tự nó, nó không là cái gì đặc biệt cả, và theo tiêu chuẩn của thế gian nầy, nó cũng không có gì đáng được chú ý. Nó không phải là cái mà người đời sẽ đưa lên báo với cái tựa lớn: "Đại đức Sumedho chánh niệm trên hơi thở vào lúc 8 giờ sáng ngày hôm nay!" Nhưng theo tôi, tin về một người chánh niệm trên hơi thở quả thật là tốt lành, tốt lành hơn hầu hết các tin được đưa lên hàng đầu trên các báo.

HÃY KIÊN NHẪN VỚI SỰ NHÀM CHÁN

Trong thiền quán niệm hơi thở (anapanasati), không có phần nào của hơi thở là dễ chịu hơn phần nào, vì thế chúng ta có thể quán sát hơi thở một cách trung lập. Chúng ta thường thích những kinh nghiệm hấp dẫn và độc đáo: chúng ta thích sự vui nhộn đầy kích thích và trốn tránh sự nhàm chán. Nhưng rồi sự kích thích sẽ làm chúng ta nhàm chán vì không gì có thể mãi mãi hấp dẫn và kích thích con người. Một hơi thở vào có thể làm chúng ta vui thú và phấn chấn -- nhưng nó có giới hạn. Nó chỉ có thể kích thích chúng ta trong một thời gian nào đó thôi, và sau đó nó trở nên nhàm chán. Khi cuộc đời trở nên nhàm chán, chúng ta sẽ làm gì? Người bình thường sẽ đi tìm một cái gì khác vui nhộn và kích thích hơn, như một mối tình lãng mạn chẳng hạn.

Qua tất cả thời kỳ lịch sử, biết bao nhiêu chuyện tình yêu đã được sáng tác chỉ vì tình yêu là cái gì rất hấp dẫn và kích thích con người. Nhưng tình yêu cũng vô thường; nó có đời sống của riêng nó -- giống như hơi thở vào của chúng ta vậy. Sau khi đạt đến đỉnh cao, nó sẽ mất đi ngọn lửa nồng cháy. Những gì đã một thời là tình yêu cháy bỏng sẽ trở nên nguội lạnh và nhàm chán và chúng ta tự hỏi, "Cái gì đã lấy đi sự mầu nhiệm của tình yêu? Sự mầu nhiệm của tình yêu đã đi đâu mất rồi?" Chúng ta cho là mình có thể tìm lại được sự mầu nhiệm nầy nên chạy đi tìm một người khác để yêu thương vì không ai có thể hai lần yêu một người. Vì thế trên thế gian nầy, có những người suốt đời cứ chạy đi tìm hết tình yêu nầy đến tình yêu khác. Đây là việc làm không có trí tuệ chút nào, phải không các bạn?

Có những người khác thì đi tìm sự kích thích và hấp dẫn trong những cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm. Họ đi bộ đến vùng Bắc cực giá băng hay trèo lên đỉnh Everest cao nhất của dãy Hy Mã Lạp Sơn -- đây là những việc mà người bình thường không dám làm. Họ có thể thích thú về những cuộc phiêu lưu nầy trong một thời gian nhưng sau đó lại trở nên nhàm chán.

Xin bạn hãy ghi nhận đây là quy luật tự nhiên: Sự kích thích không thể có nếu không đi kèm với sự nhàm chán -- cái nầy là điều kiện tạo ra cái kia. Và điều nầy có nghĩa là bạn phải tập kiên nhẫn khi những gì kích thích và hấp dẫn trở nên nhàm chán.

http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-tudieude/tamdao2.htm
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên