Nguyên Chiếu
Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Thành viên BQT
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
- Tham gia
- 5/5/14
- Bài viết
- 991
- Điểm tương tác
- 391
- Điểm
- 83
CHÁNH – TÀ
Kinh văn: .....“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
Lại nữa, có chúng sanh ở trong nhóm chánh, có tướng trạng gì, có nhân duyên gì?
Các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:
- Như Lai là vua các pháp, là bậc Chí tôn của các pháp. Cúi mong Thế Tôn hãy thuyết nghĩa này cho các Tỳ-kheo. Chúng con nghe xong sẽ vâng làm.
Thế Tôn dạy: Các Thầy khéo suy nghĩ ! Ta sẽ vì các Thầy phân biệt nghĩa này.
Các Tỳ-kheo đáp: Xin vâng, Thế Tôn!
Các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Thế Tôn bảo:
- Người ở nhóm chánh, sẽ do năm việc mà biết. Đã thấy năm việc thì biết người này trụ ở nhóm chánh. Thế nào là năm? Đáng cười thì cười, đáng hoan hỷ thì hoan hỷ, đáng khởi tâm từ thì khởi tâm từ, đáng xấu hổ thì xấu hổ, nghe lời lành liền để ý lắng nghe. Nên biết người này đã ở nhóm chánh, trụ ở nhóm chánh. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.”
Lời bình:
Chánh – Tà là cặp phạm trù đối đãi, tùy thuộc vào quốc gia, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo mà có sự nhận thức khác nhau, không có khuôn mẫu chung nhất định.
Trong một đất nước những gì pháp luật không cấm thì được làm ( gọi là CHÁNH ), theo tôn giáo thì những gì pháp luật cho phép nhưng tôn giáo lại cấm ( tôn giáo gọi đó là TÀ )
Ví dụ : Pháp luật không cấm ăn thịt heo, uống rượu nhưng đạo Phật thì lại cấm. Nhưng người theo hồi giáo thì lại cấm ăn thịt heo nhưng lại cho ăn các loại thịt khác...
Cuộc sống luôn biến động, thân tâm luôn vô thường, ranh giới giữa Chánh - Tà đôi khi lại rất nhạy cảm và mong manh. Nhiều lúc chúng ta tự nghĩ mình là người của chánh phái, nhưng thực tế thì không hẳn như vậy. Nên điều cần thiết là luôn lấy năm tiêu chuẩn của Thế Tôn để kiểm tra chánh hay tà, tự mình biết và chắc chắn mọi người đều biết. Nên cải tà quy chánh, bỏ việc dữ làm lành là việc cần thực thi trong đời sống của những người con Phật.
St và tùy bút.
Kinh văn: .....“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
Lại nữa, có chúng sanh ở trong nhóm chánh, có tướng trạng gì, có nhân duyên gì?
Các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:
- Như Lai là vua các pháp, là bậc Chí tôn của các pháp. Cúi mong Thế Tôn hãy thuyết nghĩa này cho các Tỳ-kheo. Chúng con nghe xong sẽ vâng làm.
Thế Tôn dạy: Các Thầy khéo suy nghĩ ! Ta sẽ vì các Thầy phân biệt nghĩa này.
Các Tỳ-kheo đáp: Xin vâng, Thế Tôn!
Các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Thế Tôn bảo:
- Người ở nhóm chánh, sẽ do năm việc mà biết. Đã thấy năm việc thì biết người này trụ ở nhóm chánh. Thế nào là năm? Đáng cười thì cười, đáng hoan hỷ thì hoan hỷ, đáng khởi tâm từ thì khởi tâm từ, đáng xấu hổ thì xấu hổ, nghe lời lành liền để ý lắng nghe. Nên biết người này đã ở nhóm chánh, trụ ở nhóm chánh. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.”
Lời bình:
Chánh – Tà là cặp phạm trù đối đãi, tùy thuộc vào quốc gia, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo mà có sự nhận thức khác nhau, không có khuôn mẫu chung nhất định.
Trong một đất nước những gì pháp luật không cấm thì được làm ( gọi là CHÁNH ), theo tôn giáo thì những gì pháp luật cho phép nhưng tôn giáo lại cấm ( tôn giáo gọi đó là TÀ )
Ví dụ : Pháp luật không cấm ăn thịt heo, uống rượu nhưng đạo Phật thì lại cấm. Nhưng người theo hồi giáo thì lại cấm ăn thịt heo nhưng lại cho ăn các loại thịt khác...
Cuộc sống luôn biến động, thân tâm luôn vô thường, ranh giới giữa Chánh - Tà đôi khi lại rất nhạy cảm và mong manh. Nhiều lúc chúng ta tự nghĩ mình là người của chánh phái, nhưng thực tế thì không hẳn như vậy. Nên điều cần thiết là luôn lấy năm tiêu chuẩn của Thế Tôn để kiểm tra chánh hay tà, tự mình biết và chắc chắn mọi người đều biết. Nên cải tà quy chánh, bỏ việc dữ làm lành là việc cần thực thi trong đời sống của những người con Phật.
St và tùy bút.