Hí hí,
Bác 012 thì cho là Vãng sinh dễ như ăn kẹo, còn bác Tự độ thì cái kẹo ấy rất dễ ăn, song nó làm bằng "sắt nung đỏ" Hí hí
Tâm niệm bất loạn chính là chỗ bản lai diện mục.
Đã ngộ chỗ Bản lai thì còn niệm nào làm loạn được nữa thì đúng, nhưng cái "bất loạn" ấy có đồng nhất với cái "bất loạn nhất tâm" của Kinh A Di Đà không thì nó là không, hí hí. Kinh ghi:
Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, văn thuyết A Di Đà Phật, chấp trì danh hiệu: nhược nhất nhật, nhược nhị nhật, nhược tam nhật, nhược tứ nhật, nhược ngũ nhật, nhược lục nhật, nhược thất nhật, nhất tâm bất loạn.
Chấp trì danh hiệu, tức là nắm giữ niệm A Di Đà Phật không buông, trải qua từ 1 ngày cho tới 7 ngày thì có thể đạt được Sự "nhất tâm bất loạn", vậy là quá rõ, trong tâm chỉ có danh hiệu Phật nên niệm khác chẳng thể làm loạn, chỉ có danh hiệu Phật là nhất tâm, chẳng có vọng tưởng khác dấy khởi là bất loạn. Đây là nhân chính thức chắc chắn Phật Thích Ca đứng ra đảm bảo sự vãng sinh. Tất nhiên nó cần có duyên "lâm chung bất điên đảo nữa", nghĩa là cái chết bình thường không có đột ngột, đột ngột thì chưa chuẩn bị kịp nên 1 niệm đề pa cũng khởi không xong thì dòng niệm tương tục làm sao lưu xuất. Cho nên, trong thì niệm Phật, ngoài thì tu phước thiện để có cái nhân duyên viên mãn như ý.
Còn "Bản lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai", thì là chỗ vãng sinh Thượng phẩm của Bậc liễu ngộ đại thừa. Như Kinh Vô Lượng Thọ ghi:
Thiện nam tử, ngươi ngộ Đại thừa, hiểu Đệ nhất nghĩa đế, nay ta đến rước ngươi.
Hiểu tức Chứng, chẳng phải Văn Tư vì trước nói Ngộ vậy !
Thế thì Vãng sinh có ba phẩm chia theo Sự Niệm Phật, căn cơ có ba bậc chia theo Tâm thiểu, nhất, liễu.
Người thiểu tâm niệm Phật thì còn tạp niệm, tuy khởi ý niệm Phật dằn đè xuống được song chưa thường như vậy nên gặp cảnh thuận nghịch vẫn quên cần nhắc, do đó vãng sinh bậc hạ phần nhiều phải có " hộ niệm".
Người nhất tâm niệm Phật, tâm ý đã thuần, bất niệm tự niệm, nhớ Phật liền khởi niệm Phật nên sức định đã có, lâm chung cảnh thuận nghịch hiện, nhớ Phật niệm Phật liền ứng cảm mà được vãng sinh về trung phẩm.
Đã ngộ đại thừa, tự tâm làm Phật, còn vi tế tập khí chưa trừ sạch, tùy theo mức độ trong sạch ấy mà vãng sinh về 3 phẩm Thượng sanh.
A Di Đà Phật.