Chỗ hiểu tận cùng

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính tiền-bối vodanhladanh cùng các bậc trên trước !
Khi nào chúng sinh có thể tự thắp đuốt đi?
Kính thưa các vị đạo hữu!
vodanh mới đầu chỉ thấy đơn giản đạo Phật khuyên ta nên làm điều thiện, tránh làm điều ác, khi có phần yêu mến đạo Phật và tìm hiểu thêm thì điều nghĩ như đơn giản thiện ác lại chẳng hề đơn giản, thiện ác khó phân, chánh tà khó biện giải cho thấu đáo. Mà càng xem thì thấy Phật pháp ngày càng rộng lớn, biết bao giờ là tạm đủ. Tuy nhiên Đức Phật lại khuyên ta hãy tự thắp đuốc lên mà đi, vậy nên có 2 vấn đề cần giải quyết:
Thưa ! Theo cá nhân tu học thì bangtam kính xin trình baỳ sự tiếp thu cuả mình, là vì thấy Thiện và Ác khác nhau cho nên biện giải sẽ không dứt, nay bangtam biết nêú không có Ác thì không có Thiện, ngược lại nêú không có Thiện thì không có Ác. Nhân đó thì thấy cả 2 tướng (Thiện, Ác) không có gì chắc thiệt, thì không thể sanh cái (tâm) nào để ghê sợ Ác (mà lià bỏ), hay ham thích Thiện mà giử chặc. Nuơng theo lơì dạy nâỳ mà bangtam không bị ràng buộc và xem đây là cây đuốc để dẩn lôí cho mình vâỵ.
-Khi nào thì ta có thể tự thắp đuốc đi? Phải đạt quả vị thánh mới tự thắp đuốc đi hay một phàm nhân chưa đạt qua vị thánh cũng có thể thắp đuốc lần theo dấu Phật.
Thưa, như đã trình baỳ phần trên cây đuốc là trí tuệ dẩn lôí cho mình trong hành trình tu tập, muôn lôí (phàm, thánh) có khác, trí sáng (đuốc tuệ) không 2. Cho nên bangtam không nghĩ đến phàm, thánh, mà chỉ biết xài cây đuốc (tỉnh giác) cuả chính mình mà thôi. hihi !
-Nếu là một phàm nhân theo dấu Phật thì phàm nhân đó nên tin vào điều gì và không nên tin vào điều gì? Phàm nhân nên tin vào những lời như thế nào và không tin vào những lời như thế nào? Phàm nhân nên tin vào vị đạo sư như thế nào và không tin vào vị đạo sư như thế nào?....
Dạ! Mình nên tin vaò sự suy gẫm (chứng nghiệm) nơi mình, ngoaì ra những điêù mình chưa hiêủ, ( nhất là những aỏ giác ) mình phải thâý rõ và tuyệt đôí không tin.
_Mình nên tin vaò những lời naò mà dẩn dắt mình đến chỗ hiêũ tận cùng, ngược lại trước những lơì không đủ sức chứng minh (chỗ hiêũ tận cùng) thì không tin.
_Mình nên tin vaò sự tỉnh-giác (tánh rổng lặng thường biết) nơi mình là vị đaọ sư, ngoaì ra không có vị đaọ sư nào hơn được nưã.
Kính các vị tiền-bôí xin chỉ dạy thêm chỗ trình baỳ khiếm khuyết cuả bangtam.


Kính
bangtam
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Quan Âm Các

Active Member
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2014
Bài viết
264
Điểm tương tác
127
Điểm
43

_Mình nên tin vaò những lời naò mà dẩn dắt mình đến chỗ hiêũ tận cùng, ngược lại trước những lơì không đủ sức chứng minh (chỗ hiêũ tận cùng) thì không tin.

Kính tiền bối bangtam. Xin cho kẻ hậu học này hỏi thêm: Đâu là.- "chỗ hiêũ tận cùng "
Kính xin tiền bối vui lòng khai thị...

Biết ơn tiền bối vô cùng.
 

Quan Âm Các

Active Member
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2014
Bài viết
264
Điểm tương tác
127
Điểm
43
Kính tiền bối bangtam. Xin cho kẻ hậu học này hỏi thêm: Đâu là.- "chỗ hiêũ tận cùng "
Kính xin tiền bối vui lòng khai thị...

Biết ơn tiền bối vô cùng.

Thưa tiền bối bangtam và quí tiền bối. Chắc là chân lý "Vô thường, vô ngã" , là chỗ hiểu tận cùng ? Vì con thường nghe rằng Phật dạy:

ĐIỀU GIÁC NGỘ THỨ NHẤT

1, Chánh văn

弟 一 覺 悟 Đệ nhất giác ngộ
世 间 無 常 Thế gian vô thường
國 土 危 脆 Quốc độ nguy thuý
四 大 苦 空 Tứ đại khổ không
五 陰 無 我 Ngũ ấm vô ngã
生 滅 變 異 Sanh diệt biến dị
虛 僞 無 主 Hư nguỵ vô chủ
心 是 惡 源 Tâm thị ác nguyên
形 爲 罪 藪 Hình vi tội tẩu
如 是 觀 察 Như thị quán sát
漸 離 生 死 Tiệm ly sanh tử.

2, Dịch nghĩa:

Thứ nhất giác ngộ:
Thế gian vô thường
Quốc độ không bền
Bốn đại khổ, không
Năm uẩn vô ngã
Sanh diệt đổi khác
Giả dối không thật
Tâm là nguồn ác
Thân là rừng tội
 

nguoidienhocphat

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
175
Điểm tương tác
117
Điểm
43
muốn hiểu được chổ tận cùng nghĩa là thấy được chân lý. muốn thấy dc chân lý nghia la thành phật giác ngộ hoàn toàn. vậy muốn thành phật mượn lời các vị sư đã chỉ dạy cho latuan hãy tu đi hãy hành đi.
 

Quan Âm Các

Active Member
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2014
Bài viết
264
Điểm tương tác
127
Điểm
43
Kính Quí Tiền bối. Chắc là do trình bày "chỗ hiểu tận cùng" chưa được tận cùng nên tiền bối bangtam chưa lên tiếng. Vậy trò xin trình bày trở lại. Xin quí Tiền bối thông cảm.

....... Thưa Quí ngài. Tam Pháp Ấn là con dấu ấn chứng đây là chân lý của Đức Phật dạy thì : Vô thường, Vô ngã là 2; Niết bàn tịch diệt ấn là thứ 3.

....... Vô thường, vô ngã thì nói về "pháp sanh diệt" Còn pháp ấn thứ 3 thì lại nói về "Niết bàn không sanh diệt". Do vậy thì rõ là Vô thường, vô ngã là Thanh Văn pháp chưa phải là "chỗ hiểu tận cùng" .

....... Vậy kính thưa quí Tiền Bối: Các pháp do duyên sanh có phải là "chỗ hiểu tận cùng" chưa ?

....... Vô minh là nhân sanh ra hành... dẫn đến sanh ra ưu bi khổ não có phải là "chỗ hiểu tận cùng" chưa ?

"Chư pháp tùng duyên sanh,
Chư pháp tùng duyên diệt.
Ngã Phật Đại Sa Môn,
Thường tác như thị thuyết"
 

nguoidienhocphat

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
175
Điểm tương tác
117
Điểm
43
Kính Quí Tiền bối. Chắc là do trình bày "chỗ hiểu tận cùng" chưa được tận cùng nên tiền bối bangtam chưa lên tiếng. Vậy trò xin trình bày trở lại. Xin quí Tiền bối thông cảm.

....... Thưa Quí ngài. Tam Pháp Ấn là con dấu ấn chứng đây là chân lý của Đức Phật dạy thì : Vô thường, Vô ngã là 2; Niết bàn tịch diệt ấn là thứ 3.

....... Vô thường, vô ngã thì nói về "pháp sanh diệt" Còn pháp ấn thứ 3 thì lại nói về "Niết bàn không sanh diệt". Do vậy thì rõ là Vô thường, vô ngã là Thanh Văn pháp chưa phải là "chỗ hiểu tận cùng" .

....... Vậy kính thưa quí Tiền Bối: Các pháp do duyên sanh có phải là "chỗ hiểu tận cùng" chưa ?

....... Vô minh là nhân sanh ra hành... dẫn đến sanh ra ưu bi khổ não có phải là "chỗ hiểu tận cùng" chưa ?

"Chư pháp tùng duyên sanh,
Chư pháp tùng duyên diệt.
Ngã Phật Đại Sa Môn,
Thường tác như thị thuyết"

chào đạo hữu tuy mới mà cũ. Vì mình chưa thành Phật nên chưa biết như thế nào là tới chổ hiểu tận cùng. lúc nào mình cũng thấy mình bị bệnh điên cần phải chữa trị gấp. A di đà Phật!
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Kính chào tất cả các vị đạo hữu và các vị trưởng bối!
vodanh thấy như thế này không biết có đúng ý các đạo hữu hay không, vodanh theo suy nghĩ của mình viết ra đây mong các đạo hữu cùng các vị trưởng bối góp ý.
Theo vodanh để tiến tu phải văn- tư- tu, theo nghĩa tư là phải cố gắng hết sức mình, đi đến cái suy nghĩ sâu sắc nhất mà mình có thể đạt được, có thể nghĩ đến, đào sâu hết mức có thể, do đó "chổ nghĩa tận cùng" có thể là tận cùng của chính mình, phàm nhân làm sao dám nói đến cái lý rốt ráo như như vô cùng vô tận.
Khi nghe một lời giảng nào đó thì phàm nhân phải cố gắng hết sức mình suy ngẫm về nó, đặt ra hết tật cả trường hợp có thể có, so sánh với tất cả những điều mình có thể biết, đối chiếu với tất cả các kinh sách đã viết về cùng một vấn đề đó, xem có tương hợp hay sai khác gì không, nếu có sai khác thì sai khác như thế nào, tại sao, vấn đền này mình có thể giải quyết hay không, điều này có tương hợp trong cuộc sống thực tế không....
Nếu lời giảng ta thấy hợp lí, có cơ sở để tin, áp dụng thấy đúng và đạt được lợi ích cho mình và người khác thì ta có thể tin đó là đúng.
Nếu đó chỉ là một hình ảnh huyển hoặc mà ta không thể kiểm chứng qua kinh sách, hay qua thực hành, qua suy luận thì ta có quyền nghi ngờ. Nếu ta không đủ cơ sở ( do trình độ non kém của chính mình) để tin thì ta có quyền nghi ngờ cho đến khi ta đủ cơ sở để tin (hoặc kết luận là sai).
Ta không thể kết luận điều gì là đúng hay sai khi nó vượt ra ngoài tầm hiều biết của chính mình, nhưng ta có quyền nghi ngờ. Trái cây không nên chín ép và niềm tin cũng vậy. Niềm tin phải đến từ những điều vững chắc, thực chứng.
Có những người phản bác: nếu như thế này thì là quá duy lý duy vật. Nhưng theo vodanh căn cơ mổi người mổi khác, có những người có trực giác mạnh và tốt, có thể do bẩm sinh hoặc qua quá trình rèn luyện, cái trực giác đó giúp họ nhận ra sự thật một cách trực tiếp nhanh chóng, họ thấy ngay vấn đề và thừa nhận nó đúng. Nếu ta thực thấy, thực nhận ra điều này đúng nhờ trực giác nhạy bén của mình thì ta hãy công nhận nó đúng. Còn nếu ta chưa có cái trực giác đó hoặc chưa rèn luyện được cái trực giác đó thì ta cũng không nên cưỡng cầu công nhận 1 điều chỉ vì có 1 bậc "chứng đắc" nói như thế. Ta có quyền đặt nghi vấn, nếu vị đó giải quyết được nghi vấn cho ta thì ta tin, còn nghi vấn của ta chưa được giải thì ta vẩn có quyền đặt nghi vấn.
Kính!
 

Quan Âm Các

Active Member
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2014
Bài viết
264
Điểm tương tác
127
Điểm
43
chào đạo hữu tuy mới mà cũ. Vì mình chưa thành Phật nên chưa biết như thế nào là tới chổ hiểu tận cùng. lúc nào mình cũng thấy mình bị bệnh điên cần phải chữa trị gấp. A di đà Phật!

Kính tiền bối.

Cái này tiền bối cần phải nhờ đến Bác Sĩ. Còn trò "bó tay". HI... HI...

botay.jpg
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính các tiền-bôí !
Thưa tiền-bôí Quan-Âm-Các!
Trước tiên bangtam xin có lơì xin lôỉ vì bangtam đã noí thiêú 1 chút xiú, đáng lẽ bangtam phaỉ noí "Chổ hiêủ tận cùng trong 1 đề mục đang tu học" thì mới tròn câu sáng nghiã hơn.
Trích dẫn Gửi bởi bangtam Xem bài viết

_Mình nên tin vaò những lời naò mà dẩn dắt mình đến chỗ hiêũ tận cùng, ngược lại trước những lơì không đủ sức chứng minh (chỗ hiêũ tận cùng) thì không tin.
Kính tiền bối bangtam. Xin cho kẻ hậu học này hỏi thêm: Đâu là.- "chỗ hiêũ tận cùng "
Nhưng nay được tiền-bôí quan tâm thêm vaò 2 chữ "Đâu là" thì khiến cho nó mang 1 ý nghiã rất hay: "Đâu là chỗ hiêủ tận cùng....cuả 1 vấn đề gì đó."
Vâỵ kính xin thỉnh ý tiền-bôí mở hàng cho câu hoỉ trên thêm phần xôm tụ. hihi!


Kính
bangtam
 

Quan Âm Các

Active Member
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2014
Bài viết
264
Điểm tương tác
127
Điểm
43
Kính các tiền-bôí !
Thưa tiền-bôí Quan-Âm-Các!
Trước tiên bangtam xin có lơì xin lôỉ vì bangtam đã noí thiêú 1 chút xiú, đáng lẽ bangtam phaỉ noí "Chổ hiêủ tận cùng trong 1 đề mục đang tu học" thì mới tròn câu sáng nghiã hơn.
Nhưng nay được tiền-bôí quan tâm thêm vaò 2 chữ "Đâu là" thì khiến cho nó mang 1 ý nghiã rất hay: "Đâu là chỗ hiêủ tận cùng....cuả 1 vấn đề gì đó."
Vâỵ kính xin thỉnh ý tiền-bôí mở hàng cho câu hoỉ trên thêm phần xôm tụ. hihi!


Kính
bangtam

Kính thưa tiền bối bangtam: Vậy để thảo luận thêm xôm tụ. Kính xin tiền bối nói rõ: "Chổ hiêủ tận cùng trong 1 đề mục đang tu học" của tiền bối ?
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính thưa tiền-bôí Quan-Âm-Các !
xin tiền bối nói rõ: "Chổ hiêủ tận cùng trong 1 đề mục đang tu học" của tiền bối ?
bangtam kính tri ân lòng từ bi cuả tiền-bôí đã quan tâm đến kẻ sinh sau học muộn mà nâng đở khích lệ bangtam bằng câu hoỉ khó trong sự tu học. Thưa tiền-bôí thật ra "Chổ hiểu tận cùng trong các vấn đề tu học mà bangtam suy gẫm là "không thấy gì để hiểu" mới thật là "Chỗ hiểu tận cùng, thí dụ như do đươc học các lơì dạy mà bangtam nghiền ngẫm để biết rõ rằng khi chết đi thì tất cả các căn và ý thức (hiêủ biết) nơi thân nâỳ không còn nưã, nhưng mà caí hâụ quả do ý thức mê mờ taọ ra đơì nâỳ sẽ sanh ra cảnh giơí tuơng ưng theo tôị hay phước trong đơì sau, cho nên biết như vâỵ thì bangtam dễ dàng buông bỏ những aỏ giác, những sai lầm một cách dễ dàng, mà không cần phaỉ tìm hiêủ cách diệt các điêù sai lầm đó làm chi nưã.
Thưa đó củng là 1 trong những chỗ hiêủ tận cùng mà bangtam thường suy gẫm. Kính xin tiền-bôí chỉ daỵ thêm.


Kính
bangtam
 

Quan Âm Các

Active Member
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2014
Bài viết
264
Điểm tương tác
127
Điểm
43
"Chổ hiểu tận cùng trong các vấn đề tu học mà bangtam suy gẫm là "không thấy gì để hiểu" mới thật là "Chỗ hiểu tận cùng, thí dụ như do đươc học các lơì dạy mà bangtam nghiền ngẫm để biết rõ rằng khi chết đi thì tất cả các căn và ý thức (hiêủ biết) nơi thân nâỳ không còn nưã, nhưng mà caí hâụ quả do ý thức mê mờ taọ ra đơì nâỳ sẽ sanh ra cảnh giơí tuơng ưng theo tôị hay phước trong đơì sau, cho nên biết như vâỵ thì bangtam dễ dàng buông bỏ những aỏ giác, những sai lầm một cách dễ dàng, mà không cần phaỉ tìm hiêủ cách diệt các điêù sai lầm đó làm chi nưã.
Thưa đó củng là 1 trong những chỗ hiêủ tận cùng mà bangtam thường suy gẫm. Kính xin tiền-bôí chỉ daỵ thêm.


Kính
bangtam

Dạ. Những điều mà tiền bối bangtam "không thấy gì để hiểu" mới thật là "Chỗ hiểu tận cùng," là một bước nhảy vọt rất tuyệt vời.

Chỗ này ở Thanh Văn thừa gọi là Liễu tri thắng Tưởng tri. (Nếu gọi theo quả vị tu chứng của Nhị thừa có thể gọi là A- na-hàm hướng.- Nghĩa là có xu hướng về quả A- na- hàm).

Nhưng liễu thoát sanh tử thì chưa đến. HI... HI...
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính tiền-bôí Quan-Âm-Các!
Dạ. Những điều mà tiền bối bangtam "không thấy gì để hiểu" mới thật là "Chỗ hiểu tận cùng," là một bước nhảy vọt rất tuyệt vời.

Chỗ này ở Thanh Văn thừa gọi là Liễu tri thắng Tưởng tri. (Nếu gọi theo quả vị tu chứng của Nhị thừa có thể gọi là A- na-hàm hướng.- Nghĩa là có xu hướng về quả A- na- hàm).

Nhưng liễu thoát sanh tử thì chưa đến. HI... HI...
Thưa tiền-bôí ! liễu thoát sanh tử bằng caí trí tuệ, vì trí biết caí thể cuả các pháp sanh tử là huyễn (có trong caí không thật ) nên noí các pháp là không. Vậy không là caí trí (thâý không) bao trùm các pháp sanh tử, thì liêũ thoát mà tiền-bôí daỵ như thế naò, kính mong tiền-bôí xót thương giảng giaĩ thêm cho sự tha thiết câù tiến cuả bangtam.
Thưa, Ngoaì ra bangtam rất là ngu tôí, tâm trí bất thường, củng như còn nhiêù thoí xâú khó bỏ. Cho nên bangtam có noí đựoc lơì naò đúng thì củng là 1 khaí niệm mà thôi, nên kính xin tiền-bôí chứng tri lờì không hư dôí nâỳ mà chỉ dạy cho bangtam nhe tiền-bôí.


Kính
bangtam
 

Quan Âm Các

Active Member
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2014
Bài viết
264
Điểm tương tác
127
Điểm
43
Kính tiền-bôí Quan-Âm-Các!

Thưa tiền-bôí ! liễu thoát sanh tử bằng caí trí tuệ, vì trí biết caí thể cuả các pháp sanh tử là huyễn (có trong caí không thật ) nên noí các pháp là không. Vậy không là caí trí (thâý không) bao trùm các pháp sanh tử, thì liêũ thoát mà tiền-bôí daỵ như thế naò, kính mong tiền-bôí xót thương giảng giaĩ thêm cho sự tha thiết câù tiến cuả bangtam.


Kính
bangtam

Kính tiền bối bangtam. Tiền bối quá lời rồi !

...... Thưa để cảm tạ lòng ưu ái của tiền bối, trò xin kể một câu chuyện đời xưa, trong kinh Tổ đã kể:

Có vị khách Tăng tên Huyền Giác nghe tiếng Tổ là bậc kế thừa Tổ vị, nên đến để tham vấn.

Đến nơi vị Thiền khách không chịu làm lễ ra mắt mà chỉ chống tích trượng đi quanh 3 vòng rồi đứng sửng.

images


Tổ quở trách:

- Làm Sa môn phải đủ 3 ngàn oai nghi, 8 vạn tế hạnh, ông ở đâu đến mà ngạo mạn thế ?

thiền khách nói:

- Sanh tử là việc lớn, vô thường nhanh chóng lắm, ở đó mà lễ nghi làm gì ?

Tổ dạy:

- Sao không nhận cái thể vốn vô sanh, thấu tỏ thì đâu có gì chóng chày (nhanh chậm).

thiền khách nói:

- Thể thì vốn Vô sanh, thấu thì không chóng vậy.

Tổ nói :

- Đúng vậy, đúng vậy !

Xong thiền khách dùng lễ đầy đủ mà ra mắt Tổ.

Giây phút sau thiền khách từ tạ Tổ để ra về. Tổ hỏi:

- Về sớm vậy sao ?

thiền khách nói:

- Vốn mình không động, thì đâu có sớm muộn.

Tổ hỏi:

- Ai biết không động ?

thiền khách nói:

- Đó là Tổ tự "sanh tâm phân biệt".

Tổ khen bằng lưỡi kiếm bọc nhung:

- Ông quả đạt được cái "Ý" vô sanh. (còn ý thức phân biệt thì làm sao được vô sanh ?)

Thiền khách vặn lại:

- Vô sanh há có "Ý" sao ?

Tổ liền tấn công quyết liệt:

- Không "Ý" thì "AI" "PHÂN BIỆT" ?


Thiền khách liền đở bằng chiêu "Tri kiến vô kiến":

- "Phân biệt" cũng chẳng phải là "Ý".

Tổ Ấn chứng "chỗ hiểu tận cùng" của Thiền khách huyền giác.

- “Hay lắm thay!”

Và Tổ lưu Huyền giác một đêm (nên gọi Thiền khách Huyền Giác là giác ngộ 1 đêm).

Vâng, thưa quí Tiền bối. Nếu ai nhận ra Bản thể muôn pháp, thì:

Tất cả pháp không sanh,

Tất cả pháp không diệt.

Ai hiểu được lẽ đó,

Thì chư Phật hiện tiền,

Nào có đến có đi...


Chư Tổ dạy: Mụi Thiên Chân tùy huyễn vọng, Xả thực tế nhận không hoa.

Vâng ! Chỉ tại chúng ta mê mụi Tánh thiên Chân, mà theo Ý THỨC quay cuồng theo huyễn vọng. Do Vô minh mà đành xả bỏ Thực tế mà nhận "Cái Ngũ uẩn không hoa" làm tự ngã nên mới có sanh tử luân hồi.

....... Nếu chúng ta xả thức dùng trí.- Thì chúng ta là Phật, Là Thiên Chân Phật. Làm gì có sanh tử luân hồi.

....... Thoát ly "sanh tử luân hồi " là vậy.- Đó là thoát ly "Ý niệm lầm chấp về Ngã, ý niệm sai lầm về sanh tử", và tương ưng với "vô sanh" với "NHƯ" (Như là bản thể các pháp).

Kính.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên