Tìm hiểu lời Phật Thích Ca giảng...

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa

Thân thường tr của Như Lai

Trong phẩm Kim Cang - kinh Đại Bát Niết Bàn - đức Phật nói với ngài Ca Diếp Bồ tát :

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Pháp thân của Như Lai thảy đều thành tựu vô lượng công đức như vậy.

Nầy Ca Diếp! Chỉ có Như Lai mới biết tướng ấy, chẳng phải hàng Thanh Văn Duyên Giác biết được.
Những công đức như vậy thành thân của Như Lai, chẳng phải thân do tạp thực nuôi lớn.
Nầy Ca Diếp!
Chơn thân của Như Lai có công đức như vậy, đâu lại có các bịnh hoạn mỏng manh chẳng bền như đồ gốm chưa hầm kia ư? Sở dĩ Như Lai thị hiện có sự khổ là vì muốn điều phc các chúng sanh.

Nay ông phải biết
thân Như Lai là thân kim cang. Từ ngày nay ông phải chuyên tâm suy nghĩ nghĩa ấy, chớ nghĩ là thân tạp thực. Cũng nên vì người mà giảng nói thân Như Lai tức là pháp thân".

Ca Diếp bồ tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn! Ðức Như Lai thành tựu công đức như vậy, sao thân Như Lai phải có bịnh khổ vô thường phá hoại?

Từ ngày nay, con phải thường suy nghĩ
thân của Như Lai là pháp thân thường trụ, là thân an lạc. Con cũng sẽ nói rộng nghĩa ấy cho người khác cùng nghe biết.


http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-61_5-50_6-1_17-118_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Vì Phật nói : “pháp thân của Như Lai thảy đều thành tựu vô lượng công đức”.
Rồi lại giải thích : “Những công đức như vậy thành thân của Như Lai, chẳng phải thân do tạp thực nuôi lớn.
Chơn thân của Như Lai có công đức như vậy”.

Cho nên, d/đ hiểu ý của Phật là nói : Chơn thân Như Lai - được thành tựu - là do vô lượng công đức có được - từ sự tu tập pháp thân của Như Lai.

Và sở dĩ Như Lai thị hiện có sự khổ là vì muốn điều phc các chúng sanh.


Còn Ca Diếp Bồ tát bạch Phật : “Từ ngày nay, con phải thường suy nghĩ thân của Như Lai là pháp thân thường trụ, là thân an lạc. Con cũng sẽ nói rộng nghĩa ấy cho người khác cùng nghe biết”.

Là xác định thân của Như Lai được thường trụ là do tu pháp thân thường trụ. Lời giảng này nên nói cho mọi người cùng nghe biết.


d/đ hiểu như vậy - còn các Bạn hiểu sao xin chia sẻ.



 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa

TÀI LIỆU 2 : NGHĨA TỪ - "TRUNG ĐẠO"


Trong kinh Đại Bát Niết Bàn- phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát - đức Phật Thích Ca nói với ngài Sư Tử Hống Bồ tát :


Ông hỏi thế nào là Phật tánh đó ? Lóng nghe ! Ta sẽ phân biệt giải thuyết cho ông.

Nầy Thiện nam tử ! Phật tánh đã gọi là đệ nhứt nghĩa không, đệ nhứt nghĩa không gọi là trí huệ.

Không đây là chẳng thấy không cùng bất không. Người trí thấy không và bất không thường cùng vô thường khổ với lạc, ngã cùng vô ngã. Không là nói tất cả sanh tử. Bất không là nói Đại Niết Bàn. Nhẫn đến vô ngã chính là sanh tử. Ngã đó chính là Đại Niết Bàn.

Thấy tất cả không mà chẳng thấy bất không thời chẳng gọi là trung đạo. Nhẫn đến thấy tất cả vô ngã mà chẳng thấy ngã thời chẳng gọi là trung đạo. Trung đạo đó gọi là Phật tánh. Do nghĩa nầy nên Phật tánh là thường hằng không biến đổi vì vô minh che đậy làm cho chúng sanh chẳng thấy được. Hàng Thanh Văn Duyên Giác thấy tất cả không mà chẳng thấy bất không, nhẫn đến thấy tất cả vô ngã mà chẳng thấy ngã, do đây nên chẳng được đệ nhứt nghĩa không. Vì chẳng đặng đệ nhứt nghĩa không nên chẳng đi được nơi trung đạo. Vì không trung đạo nên chẳng thấy Phật tánh.


http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-79_5-50_6-1_17-126_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Dẫn nghĩa : vì đức Phật cho biết - Ngài sẽ phân biệt giải thuyết. Cho nên, chúng ta sẽ theo dõi sự phân biệt của đức Phật - để hiểu ý nghĩa chơn thật của lời giảng.

Ý của đoạn kinh này là đức Phật nói : Trung đạo là thấy tất cả "không và bất không". Nhưng "không và bất không" này - thuộc về "không" của đệ nhứt nghĩa không.
Và "không" của đệ nhứt nghĩa không là nói tất cả sanh tử ; còn "bất không" của đệ nhứt nghĩa không là nói Đại Niết Bàn.

Và vì Phật nói : nếu không đặng "đệ nhứt nghĩa không" - thì không được đi nơi Trung đạo. Cho nên, ý của Phật là cho chúng ta biết - muốn đi nơi Trung đạo thì chúng ta phải hiểu rõ về tất cả sanh tử và Đại Niết Bàn. Và khi chúng ta đi được nơi Trung đạo thì mới thấy được Phật tánh.


Còn nếu như chúng ta chỉ mới thấy được tất cả sanh tử :)vô thường, vô ngã) - mà chưa hiểu rõ về thường, lạc của Đại Niết Bàn. Thì chưa được đi nơi Trung đạo. Nghĩa là, chúng ta cũng chưa thể thấy được Phật tánh.

Do đó, trong Phật Pháp TRUNG ĐẠO - KHÔNG PHẢI LÀ ĐIỂM GIỮA…
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
TÀI LIỆU 2 : NGHĨA TỪ - "TRUNG ĐẠO" (tiếp)

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> Và trong đoạn sau - đức Phật nói :

Lại nầy Thiện nam tử ! Đạo có ba : Thượng, trung, hạ.

Đạo bực hạ là Phạm thiên vô thường nhận lầm là thường. Đạo bực thượng là sanh tử vô thường nhận lầm là thường. Tam Bảo là thường chấp là vô thường. Cớ gì gọi là bực thượng ? Vì có thể đặng vô thượng Bồ Đề.


Đạo bực trung gọi là đệ nhứt nghĩa không : Vô thường thấy là vô thường, thường thấy là thường. Đệ nhứt nghĩa không chẳng gọi là hạ, vì tất cả phàm phu không thể được, lại chẳng gọi là bực thượng, vì chính đây là thượng. Đạo của chư Phật Bồ Tát tu hành chẳng phải thượng chẳng phải hạ nên gọi là trung đạo.


http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-79_5-50_6-1_17-126_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Dẫn nghĩa : thượng, trung, hạ - đức Phật giảng trong đoạn kinh này là chỉ pháp tu, con đường đạo. Cho nên, ý của đức Phật là phân biệt cho chúng ta biết pháp tu của Phạm Thiên là đạo bực hạ. Tu theo lời đức Phật giảng về đệ nhứt nghĩa không - là đạo bực trung.

Đến đây, thì chúng ta cần phân biệt sự sai khác giữa pháp tu bậc trung và pháp tu bậc hạ. Vì theo lời đức Phật giảng trong đoạn kinh này thì pháp tu bậc trung là pháp tu của chư Phật và Bồ tát. Nghĩa là pháp tu dành cho người trí. Vì vậy, đối với những ai mới phát tâm tu học Phật đạo tuy có thể tu tập pháp bc thưng - nhưng lại không thể tu tập pháp bc trung.


Đến đây, chúng ta lại để ý thêm - về sự sai khác giữa pháp tu bực hạ của Phạm Thiên và pháp tu bực thượng của người mới tu học Phật đạo. Cũng như, vì sao người tu pháp Phạm Thiên và người mới tu học Phật đạo - đều còn có sự nhầm lẫn _ mà pháp tu của Phạm Thiên gọi là bực hạ. Còn pháp tu của người mới tu học Phật đạo _ gọi là bực thượng.


Vì theo lời đức Phật giảng trong đoạn kinh này thì người tu pháp của Phạm Thiên - nhận lầm vô thường là thường. Còn người mới tu học Phật đạo thì nhận lầm SANH TỬ vô thường là thường.


Và sở dĩ pháp tu của người mới tu học Phật đạo được gọi bực thượng - là vì người nhầm lẫn sanh tử vô thường là thường - vẫn có thể đặng quả vô thượng Bồ đề _ thành Phật.
Còn người nhận lầm vô thường là thường - thì không thể đặng quả vô thượng Bồ đề _ thành Phật.



Nhưng nếu là như vậy, thì khi chúng ta cho rằng SANH TỬ "BẤT DI BẤT DỊCH" - là chúng ta đã nhầm lẫn “Sanh tử là thường”.
“sanh tử” cũng là một phần của “pháp sanh tử” - nên không thể không theo quy luật : thành, trụ, hoại, diệt.



Sở dĩ d/đ trích dẫn đoạn kinh này là muốn chia sẻ với các Bạn, đức Phật có cho chúng ta biết : SANH TỬ cũng sẽ trải qua bốn giai đoạn thành, trụ, hoại, diệt.
Cho nên, chúng ta cần phải tu thoát sanh tử - mới có thể hưởng thường, lạc. Còn nếu chúng ta không tu thoát sanh tử - thì đến khi luật sanh tử bị diệt - dầu chúng ta có tạo được nhiều phước đức _ cũng bị khổ khốn…
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Thế nào là "pháp điên đảo"


TÀI LIỆU 3 : THẾ NÀO LÀ "PHÁP ĐIÊN ĐẢO"



Trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Ai Thán - đức Phật Thích Ca nói với các thầy Tỳ kheo :

Khổ cho là vui, vui cho là khổ, là pháp điên đảo. Vô thường cho là thường, thường cho là vô thường, là pháp điên đảo. Vô-ngã cho là ngã, ngã cho là vô ngã, là pháp điên đảo. Bất tịnh cho là tịnh, tịnh cho là bất tịnh, là pháp điên đảo. Có bốn pháp điên đảo như vậy thời là người chẳng rõ pháp tu chơn chánh.

Các thầy ở trong pháp khổ tướng cho là vui, ở trong vô thường tưởng cho là thường, ở trong vô-ngã tưởng cho là ngã, ở trong bất tịnh tưởng cho là tịnh.

Thế gian cũng có thường, lạc, ngã, tịnh. Xuất thế cũng có thường, lạc, ngã tịnh. Pháp thế gian có văn tự mà không thật nghĩa. Xuất thế có văn tự có thật nghĩa. Tại sao vậy ? Vì pháp thế gian có bốn sự điên đảo nên chẳng biết thật nghĩa. Lại có tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo. Vì có ba sự điên đảo nầy nên người thế gian ở trong lạc thấy là khổ, trong thường thấy vô thường, trong ngã thấy vô ngã, trong tịnh thấy bất tịnh, đây gọi là điên đảo. Vì điên đảo nên thế gian biết văn tự mà chẳng biết thật nghĩa.

Gì là thật nghĩa? Vô ngã gọi là sanh tử, còn ngã gọi là Như-Lai. Vô thường là Thanh-văn Duyên- giác, còn thường là Như-Lai pháp thân. Khổ là tất cả ngoại đạo, còn lạc là Niết-bàn. Bất tịnh là pháp hữu vi, còn tịnh là chánh pháp của chư Phật và Bồ-Tát. Đây gọi là chẳng điên đảo. Vì chẳng điên đảo nên biết văn tự biết thật nghĩa. Nếu muốn lìa khỏi bốn sự điên đảo thời phải rõ biết thường, lạc, ngã, tịnh như vậy.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-59_5-50_6-1_17-195_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Dẫn nghĩa : Vì sau khi xong giảng - đức Phật căn dặn chúng ta : Nếu muốn lìa khỏi bốn sự điên đảo thời phải rõ biết thường, lạc, ngã, tịnh _ như vậy.

Tức là chúng ta phải rõ biết : thường là Như Lai pháp thân, lạc là Niết Bàn, gọi Như Lai là ngã, tịnh là chánh pháp của chư Phật và Bồ tát. Thì mới lìa được bốn sự điên đảo.

Cho nên, chúng ta có lìa khỏi được bốn sự điên đảo - là tùy thuộc vào chỗ hiểu của chúng ta về lời đức Phật giảng thường, lạc, ngã, tịnh trong đoạn kinh này. Do đó, lời dẫn nghĩa của d/đ về lời đức Phật giảng thường, lạc, ngã, tịnh trong đoạn kinh này - chỉ có tính cách gợi ý.



Vì Phật nói : Khổ cho là vui, vui cho là khổ, là pháp điên đảo. Vô thường cho là thường, thường cho là vô thường, là pháp điên đảo. Vô-ngã cho là ngã, ngã cho là vô ngã, là pháp điên đảo. Bất tịnh cho là tịnh, tịnh cho là bất tịnh, là pháp điên đảo.

Cho nên, không phải chỉ có khổ cho là vui, vô thường cho là thường, vô ngã cho là ngã, bất tịnh cho là tịnh - gọi là pháp điên đảo. Mà vui cho là khổ, thường cho là vô thường, ngã cho là vô ngã, tịnh cho là bất tịnh - cũng gọi là pháp điên đảo.

Điều này cho chúng ta biết - trong Phật Pháp không phải chỉ có pháp khổ, vô thường, vô ngã, bất tịnh - mà còn có luôn cả pháp thường, lạc, ngã, tịnh.



Nhưng đức Phật lại lưu ý chúng ta : pháp thế gian (tức là pháp sanh tử) - hay pháp xuất thế gian (tức là pháp thoát sanh tử) -/ cũng đều có thường, lạc, ngã, tịnh. Và đức Phật giải thích : pháp thế gian vì có bốn sự điên đảo nên thế gian chỉ nghe biết văn tự thường, lạc, ngã, tịnh - mà không biết thật nghĩa của thường, lạc, ngã, tịnh.

Ngoài ra, người thế gian còn có thêm tưởng điên đảo, tâm điên đảo và kiến điên đảo - nên khiến người thế gian ở trong lạc thấy là khổ, trong thường thấy vô thường, trong ngã thấy vô ngã, trong tịnh thấy bất tịnh.

Nghĩa là, tự pháp thế gian - đã có sự điên đảo : khổ cho vui, vô thường cho là thường, vô ngã cho là ngã, bất tịnh cho là tịnh. Còn người thế gian thì lại có thêm : tưởng điên đảo, tâm điên đảo và kiến điên đảo.

Cho nên, khi người thế gian tu pháp thế gian - là tổng hợp hai cái điên đảo. Do đó, mới đưa đến hậu quả - chỉ có thể nghe biết văn tự thường, lạc, ngã, tịnh - mà không thể biết thật nghĩa của thường, lạc, ngã, tịnh _ như thế nào cả.

Đến đây, nếu có ai hỏi vì sao tu pháp thế gian chỉ biết văn tự - không biết thật nghĩa. Chúng ta đã có thể trả lời câu hỏi này



Và đây là đoạn kinh đức Phật giảng về nghĩa thường, lạc, ngã, tịnh. Đức Phật nói : Vô ngã gọi là sanh tử, còn ngã gọi là Như-Lai. Vô thường là Thanh-văn Duyên- giác, còn thường là Như-Lai pháp thân. Khổ là tất cả ngoại đạo, còn lạc là Niết-bàn. Bất tịnh là pháp hữu vi, còn tịnh là chánh pháp của chư Phật và Bồ-Tát.

Là cho chúng ta biết : Như Lai pháp thân là pháp thường. Còn pháp của Thanh văn, Duyên giác tu tập là pháp vô thường. Thật vậy, vì pháp tu của Thanh văn, Duyên giác là căn cứ vào sự vô thường của pháp thế gian. Còn nói về thân của Như Lai thì trong phẩm Kim Cang - kinh Đại Bát Niết Bàn - ngài Ca Diếp Bồ tát bạch với Phật : Từ ngày nay, con phải thường suy nghĩ thân của Như Lai là pháp thân thường trụ…

Cho nên, pháp thường đức Phật nói trong đoạn kinh này - là hiểu theo nghĩa thường trụ. Và vì Như Lai pháp thân là thường trụ - nên Như Lai có ngã. Vì Như lai có ngã nên Niết Bàn của Như Lai được lạc. Còn pháp thế gian là pháp sanh tử - nên pháp thế gian vô thường. Và vì pháp thế gian vô thường nên vô ngã. Vì pháp thế gian vô ngã nên pháp thế gian là pháp khổ.



Nhưng điểm quan trọng nhất trong đoạn kinh này - là việc đức Phật cho chúng ta biết : Bất tịnh là pháp hữu vi, còn tịnh là chánh pháp của chư Phật và Bồ-Tát.

Vì nếu pháp tịnh là chánh pháp thì pháp bất tịnh là tà pháp. Trong khi, pháp bất tịnh là pháp hữu vi - mà pháp hữu vi là pháp thế gian. Cho nên, pháp thế gian là tà pháp. Và vì, pháp thế gian là tà pháp nên tu theo pháp thế gian - mới không thể đặng Vô thượng Bồ đề.

Do từ lời giảng này - chúng ta có thể tự biết : Pháp nào chánh, pháp nào tà - để chọn pháp môn tu tập. Đồng thời, chúng ta cũng giải thích được - vì sao chúng ta hiểu : tu theo pháp thế gian không thể đặng Vô thượng Bồ đề.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Cách dùng Mật Ngữ của Như Lai


TÀI LIỆU 4 : CÁCH DÙNG MẬT NGỮ CỦA NHƯ LAI



<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Tiếp sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu lời đức Phật giảng nói về mật ngữ của Như Lai - trong phẩm Bồ Tát - kinh Đại Bát Niết Bàn

“Mật ngữ của Như-Lai rất sâu khó hiểu, ví như nhà vua bảo các quan đem Tiên-Đà-Bà đến. Danh từ Tiên-Đà-Bà chỉ cho bốn thứ : Một là muối, hai là chén , ba là nước, bốn là ngựa. Có cả bốn thứ ấy đều đồng một danh từ Tiên-Đà-Bà. Quan hầu có trí biết rành danh từ nầy. Lúc vua muốn rửa ráy đòi Tiên-Đà-Bà, liền dưng nước. Lúc vua ăn đòi Tiên-Đà-Bà liền dưng muối. Lúc vua ăn xong muốn uống nước ngọt, đòi Tiên-Đà-Bà liền dưng chén. Lúc vua muốn du hành đòi Tiên-Đà-Bà liền đem ngựa dưng. Quan hầu có trí hiểu rành mật ngữ của nhà vua.

………….

Nhà vua kia cũng có mật ngữ như vậy, huống là đức Như-Lai mà lại không có…
Vì thế nên giáo pháp vi mật của Như-Lai khó có thể biết được. Chỉ người trí mới có thể hiểu được Phật pháp rất sâu vi diệu của Như-Lai...”

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-72_5-50_6-1_17-198_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Dẫn nghĩa : đức Phật cho chúng ta biết - khi giảng giáo pháp vi mật của Như Lai - đức Phật giảng bằng mật ngữ. Và cách dùng mật ngữ của Phật - cũng giống như cách dùng mật ngữ của nhà vua. Đó là, tuy dùng cùng một danh từ - nhưng nghĩa thì phải hiểu khác nhau - theo từng trường hợp.

Qua đoạn kinh này d/đ hiểu: mật ngữ Như Lai dùng để giảng giáo pháp vi mật - là lời giảng khó hiểu. Và nếu là người trí thì sẽ hiểu được lời giảng khó hiểu đó. Và nhiệm vụ của các vị Tổ được truyền thừa y bát - là gìn giữ lời giảng bằng mật ngữ này.


Do đó, trong chủ đề “Tâm Ấn của chư Phật” d/đ mới giải thích với bác Tuấn Tú : "Nghe Tâm Ấn của chư Phật - là nghe sự chỉ định của chư Phật - đáng lẽ nói bằng lời - nhưng lại truyền bằng Tâm. Còn y bát đức Phật Thích Ca trao cho Tổ Ca Diếp và các vị Tổ truyền trao cho nhau - là ấn lịnh của người dẫn đầu việc gìn giữ diệu pháp của Như Lai."
Và diệu pháp của Như Lai cũng là giáo pháo vi mật đức Phật nói trong đoạn kinh này.



Thật ra, nếu các Bạn để ý thì sẽ thấy - pháp tu của Bồ tát - là cứu độ chúng sanh thoát vòng sanh tử. Vì điểm đến của Phật Pháp là thoát vòng sanh tử. Vả lại, các vị Bồ tát đã là người trí - nên pháp Bồ tát tu - chắc chắn không phải dạy cách diệt mê lầm để thoát sanh tử. Do đó, pháp tu của Bồ tát - chỉ có thể là - giúp mọi người thoát sanh tử.

Trong khi, đức Phật vẫn thường nói ma Ba Tuần lúc nào cũng tìm cách phá pháp của Như Lai. Nghĩa là ít nhất có ma Ba Tuần không muốn chúng ta thoát sanh tử. Cho nên, việc đức Phật dùng mật ngữ giảng nói về giáo pháp vi mật của Như Lai. Và sự trao đổi giữa Phật và Bồ tát phải dùng cách tâm truyền tâm - là để kế hoạch không bị lộ - ít nhất là đối với ma Ba Tuần. Còn đối với người đời thì khi nào đến lúc thực hiện - cần phải biết. Cho nên, mới có trường hợp “giảng mà không giảng”. Vì nếu không cần cho người đời nghe biết về diệu pháp của Như Lai - thì Phật và Bồ tát chỉ cần truyền tâm với nhau - không cần dùng mật ngữ để lưu lại.


Và trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa - phẩm Phương Tiện - đức Phật cũng nói :

Các Phật ra nơi đời
Chỉ một việc này thực
Hai thứ chẳng phải chơn.
Trọn chẳng đem tiểu thừa
Mà tế độ chúng sanh,

Phật tự trụ Đại-thừa
Như pháp của mình được
Định, huệ, lực trang nghiêm
Dùng đây độ chúng sanh.
Tự chứng đạo vô thượng

Pháp bình-đẳng Đại-thừa
Nếu dùng tiểu thừa độ
Nhẫn đến nơi một người
Thời ta đọa sân tham
Việc ấy tất không được,


http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-469_5-50_6-2_17-198_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Kỳ sau chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa đoạn kệ này…
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113

TÀI LIỆU 4 : CÁCH DÙNG MẬT NGỮ CỦA NHƯ LAI



<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Tiếp sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu lời đức Phật giảng nói về mật ngữ của Như Lai - trong phẩm Bồ Tát - kinh Đại Bát Niết Bàn

Dẫn nghĩa : đức Phật cho chúng ta biết - khi giảng giáo pháp vi mật của Như Lai - đức Phật giảng bằng mật ngữ. Và cách dùng mật ngữ của Phật - cũng giống như cách dùng mật ngữ của nhà vua. Đó là, tuy dùng cùng một danh từ - nhưng nghĩa thì phải hiểu khác nhau - theo từng trường hợp.

Qua đoạn kinh này d/đ hiểu: mật ngữ Như Lai dùng để giảng giáo pháp vi mật - là lời giảng khó hiểu. Và nếu là người trí thì sẽ hiểu được lời giảng khó hiểu đó. Và nhiệm vụ của các vị Tổ được truyền thừa y bát - là gìn giữ lời giảng bằng mật ngữ này.


Do đó, trong chủ đề “Tâm Ấn của chư Phật” d/đ mới giải thích với bác Tuấn Tú : "Nghe Tâm Ấn của chư Phật - là nghe sự chỉ định của chư Phật - đáng lẽ nói bằng lời - nhưng lại truyền bằng Tâm. Còn y bát đức Phật Thích Ca trao cho Tổ Ca Diếp và các vị Tổ truyền trao cho nhau - là ấn lịnh của người dẫn đầu việc gìn giữ diệu pháp của Như Lai."
Và diệu pháp của Như Lai cũng là giáo pháo vi mật đức Phật nói trong đoạn kinh này.



Thật ra, nếu các Bạn để ý thì sẽ thấy - pháp tu của Bồ tát - là cứu độ chúng sanh thoát vòng sanh tử. Vì điểm đến của Phật Pháp là thoát vòng sanh tử. Vả lại, các vị Bồ tát đã là người trí - nên pháp Bồ tát tu - chắc chắn không phải dạy cách diệt mê lầm để thoát sanh tử. Do đó, pháp tu của Bồ tát - chỉ có thể là - giúp mọi người thoát sanh tử.

Trong khi, đức Phật vẫn thường nói ma Ba Tuần lúc nào cũng tìm cách phá pháp của Như Lai. Nghĩa là ít nhất có ma Ba Tuần không muốn chúng ta thoát sanh tử. Cho nên, việc đức Phật dùng mật ngữ giảng nói về giáo pháp vi mật của Như Lai. Và sự trao đổi giữa Phật và Bồ tát phải dùng cách tâm truyền tâm - là để kế hoạch không bị lộ - ít nhất là đối với ma Ba Tuần. Còn đối với người đời thì khi nào đến lúc thực hiện - cần phải biết. Cho nên, mới có trường hợp “giảng mà không giảng”. Vì nếu không cần cho người đời nghe biết về diệu pháp của Như Lai - thì Phật và Bồ tát chỉ cần truyền tâm với nhau - không cần dùng mật ngữ để lưu lại.


Và trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa - phẩm Phương Tiện - đức Phật cũng nói :

Kỳ sau chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa đoạn kệ này…

________________________________
________________________________

Chào đại tỉ dieuduc, đại tỉ hơi xem thường A nậu đà la Tam miệu Tam Bồ Đề của Chư Phật mười phương rồi đó, khi nói Mật Nghĩa là do bởi dụng tâm muốn dấu Ma Ba Tuần???!!! Vi Diệu Công Đức bất khả tư nghì của Chư Phật há tầm thường đến thế sao!!!??? Chớ có khinh xuất, xin tỉnh xin tỉnh. Hề hề.

Kính
_______________________

Đại tỉ dieuduc, phép dụng binh của tôn tử chỉ là hạt thạch anh li ti trong vũ trụ sao lại sánh với Ngọc Lưu Ly vốn là Chí Bảo Vô Thượng???!!! Lời của đại tỉ làm cho Trừng Hải tôi đau lòng. Chớ làm vậy, chớ làm vậy. Xin đừng , xin đừng.

Kính[
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
________________________________
________________________________

Chào đại tỉ dieuduc, đại tỉ hơi xem thường A nậu đà la Tam miệu Tam Bồ Đề của Chư Phật mười phương rồi đó, khi nói Mật Nghĩa là do bởi dụng tâm muốn dấu Ma Ba Tuần???!!! Vi Diệu Công Đức bất khả tư nghì của Chư Phật há tầm thường đến thế sao!!!??? Chớ có khinh xuất, xin tỉnh xin tỉnh. Hề hề.

Kính


Chào bạn Trừng Hải

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Bạn cho là d/đ nói: đức Phật Thích Ca dùng mật ngữ vì muốn dấu Ma Ba Tuần - là xem thường chư Phật thì Bạn nghĩ oan cho d/đ rồi.
Vì tuy uy lực của chư Phật thì ma Ba Tuần không thể sánh bằng. Nhưng do vì cộng thêm sự ngu mê của người đời - khiến Ma Ba Tuần đối với việc chư Phật muốn cứu độ chúng sanh thoát vòng sanh tử - quả thật không tầm thường.


Cho nên, việc đức Phật Thích Ca dấu không cho Ma Ba Tuần biết phương pháp Như Lai cứu độ chúng sanh qua sông sanh tử - là biết địch biết ta - trăm trận trăm thắng…

Còn người đời vì quá chủ quan nên mới làm cho việc Như Lai - muốn cứu độ chúng ta - trở nên phức tạp…

Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
________________________________
________________________________

Đại tỉ dieuduc, phép dụng binh của tôn tử chỉ là hạt thạch anh li ti trong vũ trụ sao lại sánh với Ngọc Lưu Ly vốn là Chí Bảo Vô Thượng???!!! Lời của đại tỉ làm cho Trừng Hải tôi đau lòng. Chớ làm vậy, chớ làm vậy. Xin đừng , xin đừng.

Kính[[/B]

Chào bạn Trừng Hải,

Tin hay không là quyền của Bạn. Nhưng d/đ không thể nghe lời Bạn "đừng làm, đừng làm". Ngoại trừ Bạn giải thích cho d/đ biết d/đ nói sai ở chỗ nào ? Vì khi thuyết giảng đức Phật cũng đã nương theo sự mê lầm của mỗi chúng ta mà bày vô số phương tiện. Thì việc cứu độ chúng ta - Như Lai cũng không thể không tính đến việc - chúng ta vì ngu mê nhận giặc làm cha. Điều này chắc Bạn hiểu rành hơn ai hết...

Bằng cớ là hiện giờ Bạn đang nghĩ d/đ đang lầm tưởng ma Ba Tuần là Phật. Và d/đ cũng nghĩ về Bạn như vậy. Như vậy, thì Bạn có thấy việc cứu Bạn và d/đ (cả hai) ra khỏi sự nhầm lẫn - Ma là Phật, Phật là Ma có dễ không ?

Vì nếu không cứu được cả Bạn và d/đ ra khỏi sự mê lầm. Thì khi chư Phật diệt ma Ba Tuần để cứu chúng ta - có phải là sẽ có một trong chúng ta - cũng bị tiêu diệt cùng với ma Ba Tuần chăng ? Và Bạn có nhận thấy là Bạn đã nghĩ sự việc quá dơn giản chăng ?

Tuy nhiên, tin hay không là quyền của Bạn. Còn d/đ thì không thể nghe lời
Bạn khuyên. Vì Bạn thử nghĩ - d/đ tin có ma Ba Tuần - mà d/đ nói về ma Ba Tuần như vậy. Thì đối với ma Ba Tuần d/đ còn không sợ - sao d/đ lại ngu mê nói chư Phật sợ ma Ba tuần. Do đó, d/đ chỉ nói chư Phật dấu ma ba Tuần là vì sự an toàn của chúng ta - chứ không phải vì sợ thua kém ma Ba Tuần mà dấu ma Ba Tuần.

Hy vọng với lời giải thích này - Bạn sẽ không khuyên d/đ nữa.
Thân
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113

Chào bạn Trừng Hải,




Tuy nhiên, tin hay không là quyền của Bạn. Còn d/đ thì không thể nghe lời
Bạn khuyên. Vì Bạn thử nghĩ - d/đ tin có ma Ba Tuần - mà d/đ nói về ma Ba Tuần như vậy. Thì đối với ma Ba Tuần d/đ còn không sợ - sao d/đ lại ngu mê nói chư Phật sợ ma Ba tuần. Do đó, d/đ chỉ nói chư Phật dấu ma ba Tuần là vì sự an toàn của chúng ta - chứ không phải vì sợ thua kém ma Ba Tuần mà dấu ma Ba Tuần.

Hy vọng với lời giải thích này - Bạn sẽ không khuyên d/đ nữa.
Thân
_____________________________

Kính đại tỉ dieuduc, xin đại tỉ trả lời cho Trừng Hải câu hỏi quan trọng sau (đối với Trừng Hải), đại tỉ là người xuất gia hay tại gia. Nếu đạo hữu là người nương chốn huyền môn thì trừng hải xin nói với danh xưng "CON", và cũng xin rút lại toàn bộ những lời trước đây rồi sẽ tự mình sám hối và cũng sẽ không dám thốt thêm lời nào nữa. KÍNH
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
_____________________________

Kính đại tỉ dieuduc, xin đại tỉ trả lời cho Trừng Hải câu hỏi quan trọng sau (đối với Trừng Hải), đại tỉ là người xuất gia hay tại gia. Nếu đạo hữu là người nương chốn huyền môn thì trừng hải xin nói với danh xưng "CON", và cũng xin rút lại toàn bộ những lời trước đây rồi sẽ tự mình sám hối và cũng sẽ không dám thốt thêm lời nào nữa. KÍNH

Chào bạn Trừng Hải,
d/đ là người tại gia.
Thân
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Pháp tế độ chúng sanh của Phật


TÀI LIỆU 5 : PHÁP TẾ ĐỘ CHÚNG SANH CỦA PHẬT

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa - phẩm Phương Tiện - đức Phật nói :

Các Phật ra nơi đời
Chỉ một việc này thực
Hai thứ chẳng phải chơn.

Trọn chẳng đem Tiểu thừa
Mà tế độ chúng sanh,


Phật tự trụ Đại-thừa
Như pháp của mình được

Định, huệ, lực trang nghiêm
Dùng đây độ
chúng sanh.
Tự chứng
đạo vô thượng


Pháp bình-đẳng Đại-thừa
Nếu dùng tiểu thừa độ
Nhẫn đến nơi một người
Thời ta đọa sân tham
Việc ấy tất không được,


http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-469_5-50_6-2_17-198_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Dẫn nghĩa : việc Phật “ra nơi đời” đức Phật nói trong đoạn kệ này - là nói lời Phật giảng trong kinh Pháp Hoa và các kinh Đại thừa khác. Vì đối với những ai không tin việc đức Phật Thích Ca hiện “ra nơi đời” lúc bấy giờ - thì không phải do lời nói này của Phật mà tin có Phật hiện “ra nơi đời”.

Cho nên, ý của 5 câu đầu là đức Phật cho chúng ta biết - việc đức Phật nói có các Phật hiện ra nơi đời là lời thật. Vì Như Lai trọn chẳng đem pháp Tiểu thừa mà tế độ chúng sanh.

Và ở 5 câu cuối đức Phật giải thích: chỉ cần đức Phật dùng pháp Tiểu thừa - tế độ một người thôi - thì đức Phật cũng bị đọa sân tham (có tài liệu cho là đọa san tham. Nhưng dầu là san tham hay sân tham - thì cũng đều là bị đọa. Nên d/đ đã bỏ lời lấy ý).

Cho nên, đức Phật đã cho chúng ta biết: khi chúng ta tu pháp phương tiện - chưa có được sự tế độ của chư Phật. Trong khi hiện nay phần đông chúng ta đều tin đọc chú niệm Phật sẽ được Phật cứu độ. Do đó, các Bạn hãy suy ngẫm kỹ đoạn kệ này…


Còn ý của 5 câu giữa là đức Phật cho chúng ta biết: các Phật tự trụ pháp Đại thừa. Và pháp Đại thừa này cũng giống như pháp trước đây - giúp các chư Phật được định, huệ, lực để trang nghiêm mình. Và các chư Phật dùng sự trang nghiêm đó để độ chúng sanh. Nghĩa là, các chư Phật sẽ dùng định, huệ, lực của các Ngài - để độ chúng ta.

Cho nên, 5 câu giữa đức Phật cũng cho chúng ta biết: chư Phật chỉ dùng định, huệ, lực - là tánh của Phật tánh - để tế độ chúng sanh. Nghĩa là, cũng không nói chư Phật dùng chú trong việc cứu độ chúng sanh. Cho nên, các Bạn hãy suy ngẫm thật kỹ đoạn kệ này…

Còn đức Phật nói: “Dùng đây độ chúng sanh. Tự chứng đạo vô thượng” là cho chúng ta biết: các chư Phật dùng định, huệ, lực để tế độ chúng ta. Rồi sau đó chúng ta phải tự mình tu chứng đạo Vô thượng. Và vì muốn việc tu tập của chúng ta không bị ma Ba Tuần làm trở ngại - nên các Phật mới xuất hiện nơi đời - dùng định, huệ, lực giúp chúng ta thoát khỏi cõi Dục - gọi là qua sông sanh tử (chưa phải chấm dứt sanh tử).

Và cũng vì ma vương Ba Tuần là Thiên ma đứng đầu cõi Dục. Cho nên, muốn không bị ma Ba Tuần cản trở thì chỉ có cách là thoát khỏi cõi Dục. Từ đó chúng ta - mới có thể tự mình tu tập để chứng đạo Vô thượng.


Và theo chỗ học hiểu của d/đ thì do đây đức Phật mới dạy chúng ta: khi đã qua sông thì bỏ thuyền đi tiếp. Vì trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Quang Minh Biến Chiếu… - đức Phật nói :

Như chúng sanh cõi dục, tất cả đều có khí vị sơ thiền, hoặc tu hay chẳng tu, gặp nhơn duyên thời bèn được ; nơi đây nói nhơn duyên - chính là cho hỏa tai.

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-78_5-50_6-1_17-198_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Dẫn nghĩa : đức Phật cho chúng ta biết: chúng ta và tất cả các chúng sanh khác nơi cõi Dục - đều có sẵn khí vị Sơ Thiền. Cho nên, khi gặp nhơn duyên (hỏa tai) thì dầu chúng ta có tu tập hay chẳng tu tập cũng đều đạt được Sơ Thiền - như các vị trời cõi Phạm Thiên. Và khi chúng ta đạt được Sơ Thiền - tức là đã thoát khỏi cõi Dục.

Tuy nhiên, không phải khi gặp hỏa tai là chúng ta có thể qua được sông sanh tử. Vì nếu chỉ cần gặp hỏa tai mà thoát được cõi Dục - thì các chư Phật không cần xuất hiện nơi đời. Trong khi, đức Phật cho biết việc các Phật xuất hiện nơi đời dùng định, huệ, lực để tế độ chúng ta là điều có thật.

Cho nên, thời điểm các chư Phật xuất hiện nơi đời - dùng định, huệ, lực của các Ngài - giúp mọi người qua sông sanh tử - là lúc nơi đời gặp hỏa tai.


Còn 5 câu cuối là đức Phật giải thích: Như Lai dùng pháp Đại thừa bình đẳng độ tất cả chúng sanh. Nghĩa là khi Như Lai cứu độ chúng ta thì không có phân biệt thiện ác ; không có phân biệt - đệ tử hay không đệ tử ; không có phân biệt - người tu hay không tu… Còn nếu đức Phật dùng pháp Tiểu thừa - thì chỉ có thể độ cho hàng đệ tử của Ngài - điều này không thể được. Vì như vậy là đức Phật vẫn còn có sự phân biệt - và cũng sẽ bị đọa như chúng sanh. Không phải là đấng đã đạt Vô thượng Bồ đề. Điều này, cũng cho chúng ta biết - Như Lai không có tế độ từng người.

Và sau khi thoát khỏi cõi Dục - thì mọi người phải tự mình tu chứng đạo Vô thượng. Và quang cảnh các vị Bồ tát dạy chúng sanh tu học Phật Pháp sau khi thoát ra khỏi cõi Dục - được diễn tả trong phẩm Tựa - kinh Diệu Pháp Liên Hoa.


Và điều mà d/đ muốn chia sẻ cùng các Bạn - là vào lúc hỏa tai - chúng ta còn gọi là ngày tận thế - ma Ba Tuần cũng sẽ tìm đủ mọi cách để trói giữ chúng ta ở lại cõi Dục. Cho nên, đức Phật mới lưu lại giáo pháp vi mật của Như Lai bằng mật ngữ (lời giảng khó hiểu). Vì do nhờ vào lời Như Lai dạy cho các vị Bồ tát - chúng ta mới biết được phải “chạy” như thế nào - mới được sự trợ giúp của các chư Phật. Và phương tiện các chư Phật dùng để cứu chúng ta thoát khỏi cõi Dục - là dùng tánh của Phật tánh: định, huệ, lực - mà tất cả chúng ta ai cũng có sẵn.

Và như d/đ cũng thường chia sẻ cùng các Bạn - Lục Tổ Huệ Năng đã khai mở lời đức Phật Thích Ca giảng về giáo pháp vi mật của Như Lai - bằng mật ngữ sang ngôn ngữ của người đời.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Trí Huệ Đệ Nhứt Nghĩa Không


TÀI LIỆU 6 : TRÍ HUỆ ĐỆ NHỨT NGHĨA KHÔNG

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát - đức Phật Thích Ca nói :

Ông hỏi thế nào là Phật tánh đó ? Lóng nghe ! Ta sẽ phân biệt giải thuyết cho ông.

Nầy Thiện nam tử ! Phật tánh đã gọi là đệ nhứt nghĩa không, đệ nhứt nghĩa không gọi là trí huệ.

Không đâychẳng thấy không cùng bất không. Người trí thấy không và bất không thường cùng vô thường khổ với lạc, ngã cùng vô ngã.
Không là nói tất cả sanh tử. Bất không là nói Đại Niết Bàn. Nhẫn đến vô ngã chính là sanh tử. Ngã đó chính là Đại Niết Bàn.

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-79_5-50_6-1_17-198_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Dẫn nghĩa : vì đức Phật cho biết - Ngài sẽ phân biệt giải thuyết. Cho nên, muốn hiểu ý nghĩa chơn thật lời giảng này. Chúng ta phải lắng nghe và theo dõi từng lời phân biệt giải thuyết của đức Phật.

Vì đức Phật nói: Phật tánh là trí huệ đệ nhứt nghĩa không - nên trí huệ đệ nhứt nghĩa không - là tánh của Phật tánh. Nhưng dầu có được trí huệ đệ nhứt nghĩa không - cũng chưa được gọi là người trí.

Vì trí huệ đệ nhứt nghĩa không - là chẳng thấy không cùng bất không. Còn người trí thì thấy không và bất không - thường cùng vô thường - khổ với lạc - ngã cùng vô ngã.

Và không mà người trí thấy - trí huệ đệ nhứt nghĩa không không thấy : là sanh tử.
Còn bất không người trí thấy - trí huệ đệ nhứt nghĩa không không thấy : là Đại Niết Bàn.

Nghĩa là, người trí thì thấy sanh tử - thấy Đại Niết Bàn.
Còn trí huệ đệ nhứt nghĩa không - thì không thấy sanh tử - không thấy Đại Niết Bàn.

Nhưng vì đức Phật phân biệt : "Không là nói tất cả sanh tử. Bất không là nói Đại Niết Bàn. Nhẫn đến vô ngã chính là sanh tử. Ngã đó chính là Đại Niết Bàn."

Cho nên, thấy sanh tử và thấy vô thường, khổ, vô ngã - là hai cái thấy khác nhau.
Cũng như thấy Đại Niết Bàn và thấy thường, lạc, ngã - là hai cái thấy khác nhau.

Điều này, cho chúng ta biết - ngoài vô thường, khổ, vô ngã của pháp sanh tử - chúng ta còn có thêm một cái nữa - cũng gọi là sanh tử.


Còn đức Phật nói : "Hàng Thanh Văn, Duyên Giác - thấy khôngchẳng thấy bất không, nhẫn thấy tất cả vô ngã mà chẳng thấy ngã, do đây nên chẳng được đệ nhứt nghĩa không."

Thì vì quả vị cao nhất của hàng Thanh văn là A-la-hán. Còn quả vị cao nhất của hàng Duyên giác là Bích-chi-phật.
Cho nên, ý đức Phật cho chúng ta biết: các vị A-la-hán và Bích-chi-phật - đều chưa đặng trí huệ đệ nhứt nghĩa không. Và cũng chưa được gọi là người trí.
Vì dầu có đặng trí huệ đệ nhứt nghĩa không - cũng chưa được gọi là người trí.


Nếu các Bạn nghi ngờ - thì hãy theo dõi kỹ lời đức Phật phân biệt giả thuyết. Vì ngay đầu lời giảng đức Phật đã cho biết - Ngài sẽ phân biệt giải thuyết - và căn dặn ngài Sư Tử Hống Bồ tát lắng nghe. Cho nên, với căn cơ của chúng ta - không thể chỉ một lần nghe mà có thể hiểu được.


Còn đức Phật giải thích : “Vì chẳng đặng đệ nhứt nghĩa không - nên chẳng đi được nơi trung đạo. Vì không trung đạo nên chẳng thấy Phật tánh”.

Thì vì các vị A-la-hán và Bích-chi-phật - chưa đặng trí huệ đệ nhứt nghĩa không. Cho nên, đức Phật đã gián tiếp cho chúng ta biết: các vị A-la-hán và Bích-chi-phật cũng chưa thấy được Phật tánh.

Và nghĩa của câu này là đức Phật cho chúng ta biết: muốn thấy Phật tánh thì chúng ta phải đi được nơi trung đạo. Muốn đi được nơi trung đạo thì chúng ta phải đặng trí huệ đệ nhứt nghĩa không.

Nhưng vì trí huệ đệ nhứt nghĩa không là tánh của Phật tánh.
Cho nên, muốn thấy Phật tánh - chúng ta phải trở về chơn tánh của mình. Và các vị A-la-hán, Bích-chi-phật cũng chưa trở về được với chơn tánh của mình.


Từ việc các vị A-la-hán, Bích-chi-phật chưa phải người trí, chưa trở về được với chơn tánh, chưa thấy được Phật tánh - mà suy luận :

Thì vì các vị A-la-hán, Bích-chi-phật chưa kiến tánh (thấy được tánh của mình) - nên các vị A-la-hán, Bích-chi-phật - không thể “tỏ thấy cái Bổn Lai Diện Mục của bực Thượng tọa” - như ngài Huệ Minh trong kinh Pháp Bảo Đàn.

Và cũng vì các vị A-la-hán, Bích-chi-phật chưa phải là người trí - nên cũng chưa nghe hiểu được diệu pháp đức Phật giảng bằng mật ngữ… Cho nên, chúng ta hãy lắng nghe và theo dõi kỹ từng lời phân biệt giải thuyết của Phật - nơi đoạn kinh này - để hiểu rõ hơn về chỗ hiểu của hai quả vị: A-la-hán, Bích-chi-phật. Cũng như nhận biết được - trong chúng ta đã có ai - có thể dùng tâm để nghe hiểu diệu pháp của Như Lai - hay chưa !?

Riêng d/đ thì d/đ thấy - chưa thể.
Mời các Bạn góp lời làm sáng tỏ lời giảng này của đức Phật.
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Phật tánh _ kho báu của chúng sanh


TÀI LIỆU 7 : PHẬT TÁNH

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Trong phẩm Như Lai Tánh - kinh Đại Bát Niết Bàn – đức Phật nói với ngài Ca Diếp Bồ tát :

“Nầy Thiện-nam-tử ! Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy, tất cả chúng sanh chẳng nhận thấy được. Khác nào cô gái nghèo có kho vàng mà chẳng biết. Hôm nay ta chỉ bày Phật tánh sẵn có của tất cả chúng sanh hiện bị các phiền não che đậy. Như cô gái nghèo kia trong nhà sẵn có kho vàng nhưng không thấy được. Hôm nay đức Như-Lai chỉ bày kho báu giác tánh cho chúng sanh, đây chính là Phật tánh. Chúng sanh thấy được tánh nầy lòng rất vui mừng quy ngưỡng đức Như-Lai.

Người khách khéo biết phương tiện dụ cho Như-Lai. Cô gái nghèo dụ cho vô lượng chúng sanh. Kho vàng ròng dụ cho Phật tánh”.

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-68_5-50_6-2_17-200_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Vì đức Phật nói : “tất cả chúng sanh chẳng nhận thấy được. Khác nào cô gái nghèo có kho vàng mà chẳng biết. Hôm nay ta chỉ bày Phật tánh sẵn có của tất cả chúng sanh hiện bị các phiền não che đậy. Như cô gái nghèo kia trong nhà sẵn có kho vàng nhưng không thấy được”.

Cho nên, đức Phật đã cho chúng ta biết tất cả chúng ta đều có sẵn Phật tánh. Nhưng vì chúng ta bị phiền não che đậy nên chúng ta chẳng nhận thấy được Phật tánh của mình. Trong khi, Phật tánh đối với chúng ta cũng như kho vàng đối với cô gái nghèo vậy. Đức Phật cho biết Ngài sẽ chỉ bày cho chúng ta thấy Phật tánh của mình.

Còn đức Phật nói : “Hôm nay đức Như-Lai chỉ bày kho báu giác tánh cho chúng sanh, đây chính là Phật tánh”.

Là xác định với chúng ta điều mà Như lai chỉ bày - là kho báu giác tánh. Và chính kho báu giác tánh này là Phật tánh mà đức Phật nói tất cả chúng sanh đều có sẵn. Nghĩa là, kho báu của chúng ta - chính là giác tánh. Và chính giác tánh này mới giúp chúng ta thoát sanh tử - chấm dứt luân hồi.

Nhưng vì đoạn kinh này - đức Phật nói ngài Ca Diếp Bồ tát - nên chỉ bày giác tánh cho chúng sanh - là diễn nói về cách thức đức Phật giảng Phật tánh. Thật ra, trong các kinh Đại thừa - chúng ta rất thường gặp những trường hợp như vậy…

Còn nói về giác tánh - thì vì giác tánh cũng nói về chơn tánh. Trong khi, tánh chơn thật của Phật tánh thì gồm có 3 phần : tâm, trí và thế lực. Cho nên, kho báu giác tánh - chính là sự mầu nhiệm của ba phần : tâm, trí và thế lực _ của Phật tánh
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên