Hiểu thế nào về Niết Bàn và Đại Niết Bàn.

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63

Hôm nay TH xin đưa ra sự hiểu của mình.

Xin đê đầu chí tâm đảnh lễ Tam Bảo sám hối trước những gì con sắp trình bày nơi đây !.

Xin các đạo hữu bỏ qua cho TH. Xin nhẹ lời!. Đây có thể là bài viết tâm ý nhất của TH dành cho vấn đề không có sự thống nhất giữa cả hai giáo lý- Nguyên Thủy và Phát triển.


Trong sự giác ngộ cũng như chưa giác. Tạm chia ra có 3 loại trí tuệ tạo nên 3 tên gọi khác nhau.

- Trí tuệ của phàm phu.

- Trí tuệ của bậc Thánh.

- Trí tuệ của Đức Phật

Vì sao phải tạm chia như vậy?. Vì đây là mấu chốt để phân tích bài viết.

*** Trí tuệ của Phàm phu :

- Khỏi bàn, chúng ta ai cũng biết. Chỉ toàn là vọng tưởng. Thấy muôn pháp là thật. Đuổi theo tìm dục lạc do quán tính nghiệp có từ khi khởi điểm của sanh tử.


*** Trí tuệ Thánh quả A La Hán :

- Do tu các pháp Tứ Đế, 12 Nhân duyên, Vô thường Vô ngã mà các lậu hoặc đã dứt sạch. Phiền nảo không còn. Chấm dứt sanh tử. Kiếp đắc quả Thánh là kiếp sống cuối cùng.
- Thấy sanh tử, phiền não, khổ đau là thật có. Nên cố gắng tu tập, dẹp bỏ tham dục cho đến đoạn trừ dứt hẳn tất cả mà đạt Thánh quả thanh tịnh hoàn toàn.

Ở đây ta chú ý:

- Các Ngài thấy có cái cần phải lìa là sanh tử, phiền não, khổ đau....

- Các Ngài thấy có quả để chứng thoát sanh tử là Thánh quả.

===> Các Ngài thấy hai điều này là khác nhau. Cái này mất hoàn toàn thì cái kia mới có. Lậu hoặc có dứt sạch thì mới có Thánh quả giải thoát.


*** Trí tuệ của Đức Phật ( Chánh Đẳng Chánh Giác ) :


- Toàn vẹn về trí tuệ. Thông suốt muôn pháp bình đẳng không sai biệt. Toàn triệt về mọi phương diện.

- Thấy được thật tướng của các pháp, dụng của các pháp mà không chướng ngại.

===> Không kẹt hai bên, không có cái lìa và cái đạt được. Dung hòa không chướng ngại.


Vậy chúng ta chỉ có hai vấn đề cần phải làm sáng tỏ:

- A La Hán đạt giải thoát gọi là Niết Bàn.

- Đức Phật đạt giải thoát gọi là Đại Niết Bàn.


Vì sao có hai tên gọi khác nhau về Niết Bàn và Đại Niết Bàn?

Sự khác nhau này xuất phát từ giáo lý của Đại Thừa Phát Triển, tiêu biểu trong Kinh Đại Bát Niết Bàn của Đại Thừa. Chúng ta cùng nhau phân tích. Sự khác nhau này có thật sự? Trên sự tướng hay trên căn cứ nào? Có nên như vậy?.

Theo Kinh Đại Bát Niết Bàn:


" Như người đói đặng chút ít cơm ăn thời gọi là được an vui. Như người bịnh được lành thời gọi là an vui. Như người kinh sợ đặng chỗ nương dựa thời được an vui. Như người nghèo cùng đặng châu báu thời được an vui.
Như người quán xương trắng chẳng sanh lòng tham dục thời được an vui.
Tất cả sự an vui trên đây cũng gọi là Niết Bàn, nhưng chẳng được gọi là Đại Niết Bàn,
vì còn trong phạm vi tương đối. "

" Hàng Thanh Văn Duyên Giác còn có tập khí phiền não, chính là những quan niệm : Thân tôi, áo tôi, tôi đi, tôi đến, tôi nói, tôi nghe, chư Phật Như Lai nhập Niết Bàn, bổn tánh Niết Bàn không ngã, không lạc, chỉ có thường và tịnh, Phật, Pháp và Tăng có tướng sai khác, Như Lai rốt ráo nhập Niết Bàn"

==> Qua hai đoạn Kinh trên, chúng ta thấy rỏ ràng. Ý Kinh mô tả quan điểm về quả vị A La Hán là thấy sanh tử khổ đau cần lìa. Thấy giải thoát là an vui cần đạt. Có tướng sai biệt khi thấy pháp cứu cánh và không cứu cánh.

Nên Kinh viết :


"
Những sự an vui nầy cũng gọi là Niết Bàn, nhưng chẳng được gọi là Đại Niết Bàn"

Vậy theo Kinh thế nào là Đại Niết Bàn?

" Bổn tánh Niết Bàn không ngã, không lạc, chỉ có thường và tịnh. Có thường, lạc, ngã, tịnh mới được gọi là Đại Niết Bàn. "

Vậy căn cứ trên 4 chữ Thường Lạc Ngã Tịnh ta sẽ hiểu nguyên do:

- Thường : Thường hằng không biến đổi.
- Lạc : Vui thật sự không hư dối.
- Ngã : Có chứ không phải là Không.
- Tịnh : Vắng lặng tuyệt đối.

Theo 4 chữ trên ta hiểu như sau:

- Niết Bàn : Thường và Tịnh ==> Thường hằng, tịch tịnh. Không sung sướng, không khổ đau. --> Chỉ có Quả ( Giác ) nhưng không có Nhân ( Mê ).

- Đại Niết Bàn : Có tất cả ==> Thường hằng, an vui, Có chứ không phải Không, tịch tịnh.--> Có Nhân ( Mê ) và Quả ( Giác ) đầy đủ. Mê là mặt khác của Giác. Giác là mặt khác của Mê. Không lìa Mê mà có Giác. Không Giác gọi là Mê. Hết Mê nên gọi là Giác.

Nhưng các ý sau sẽ sáng tỏ hơn:

" Chỗ nào Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và Chư Phật chứng nhập thời gọi là Đại Niết Bàn."

==> Chổ chứng nhập. Kinh mô tả rất rỏ, Niết Bàn không phải chổ đạt thành. Chứng nhập chính là thể nhập Pháp tánh. Nơi chổ chứng nhập ( trở về ) thì không có phân biệt nữa. Ở đây chính là mấu chốt ít ai để ý. Nói lên một điều rất hay mà không kẹt danh từ nữa. Nếu giáo lý Nguyên thủy hiểu nơi đây thì sẽ không có tranh luận.

Chứng nhập thì không có tên gọi Niết Bàn hay Đại Niết Bàn vì sao?

Vì chứng nhập là trở về Bản thể nên không có phân biệt.

Vậy phân biệt điều gì?

Trong đoạn này Kinh lại mô tả :

" chỗ chứng đặng Niết Bàn của Thanh Văn, Duyên Giác cùng chư Phật đồng nhau không sai khác, những quan niệm trên đây là tập khí phiền não."

Chúng ta chú ý ở đây Kinh dùng hai chữ Chứng nhập Chứng đặng. Hai chữ này khác nhau hoàn toàn. Và đây chính là tâm yếu, nếu quý vị đọc kinh mà sơ ý bỏ qua thì xem như bỏ xót phần quan trọng nhất.

Chỉ khác nhau ở Chứng đặng. Nghĩa là cái Được chứng. Thấy cái mình được chứng. Vì nếu cho rằng cái được chứng của các Ngài đồng với Phật thì không đúng. Vì cái được chứng của các Ngài không thể bằng Phật.

Chứng nhập của Niết Bàn và Đại Niết Bàn thì không khác.

Đến đây chỉ còn lại một vấn đề cần phải hiểu rỏ hơn nữa, đó là nghĩa của Chứng đặng. Vì sao Chứng nhập không khác mà Chứng đặng thì khác?


" Hàng Thanh Văn, Duyên Giác - nhẫn đến thập trụ Bồ Tát chẳngthấy Phật tánh - thời gọi là Niết Bàn, chẳng phải Đại Niết Bàn.
Nếu có thể
thấ
y Phật tánh - thời được gọi là Đại Niết Bàn."

Chổ này là điểm chính mà Kinh gọi Niết Bàn hay Đại Niết Bàn.

Chứng đặng tức giác ngộ viên mãn Phật tánh, là chỉ đến sự trọn vẹn của Bản thể. Không có cái cần Lìa, cũng không có cái phải Đạt.
Không có sanh tử khổ đau phải dứt. Không có phiền nảo si mê phải đoạn. Tất cả viên dung thanh tịnh đúng bản thể của nó.


Đến đây TH xin có một ví dụ để làm rỏ:


Xin lấy mặt trăng và ánh sáng mặt trăng làm hình ảnh phân tích.

- Mặt trăng dụ cho Niết Bàn.

- Ánh sáng mặt trăng dụ cho muôn pháp ( trong đó có phiền nảo, si mê, sanh tử, khổ đau...).

Niết Bàn đạt được khi các lậu hoặc của phiền nảo si mê chấm dứt, sanh tử chấm dứt.==> Tức là bỏ ánh sáng mặt trăng. Chỉ lấy mặt trăng.

Đại Niết Bàn lấy Phật tánh làm cái thấy. Tức là cả mặt trăng và ánh sáng mặt trăng làm sự tròn đủ. Vì sao?
Vì ánh sáng mặt trăng không ngoài mặt trăng mà có. Nếu không có mặt trăng, thì làm gì có ánh sáng mặt trăng?.
Nên không thể tách rời ánh sáng mặt trăng ra khỏi mặt trăng. Không thể có mặt trăng mà không có ánh sáng của nó. Vì có ánh sáng mà ta thấy được mặt trăng. Nếu không có ánh sáng của mặt trăng thì làm sao ta thấy được mặt trăng?
Cũng vậy, nếu không có sanh tử khổ đau, không có phiền nảo si mê, thì sao biết được Phật tánh? Vì có sanh tử, phiền nảo, si mê mà ta biết được Phật tánh là gốc của nó.

Vì sao?

- Niết Bàn: thì bỏ Mê để được Giác.

- Đại Niết Bàn: thì do Mê mà biết Giác. Mê Giác chỉ là hai mặt của Bản thể, không rời Bản thể mà có. Như hai mặt của một bàn tay, không rời cánh tay mà có.

Qua đó ta thấy:

Bản chất giải thoát sanh tử và chứng nhập của Niết Bàn và Đại Niết Bàn đều không khác. Giống ở cả hai:


" Chỗ nào Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và Chư Phật chứng nhập thời gọi là Đại Niết Bàn ".

Nhưng ở quan điểm của Đại Thừa Phát Triển chính là sự viên dung đầy đủ về ý nghĩa của Niết Bàn. Nghĩa là không tách sanh tử phiền nảo si mê ra khỏi Giác Ngộ. Vì do sanh tử phiền nảo si mê mà được giác ngộ. Nên Giác cũng trên Mê mà có. Như ánh sáng mặt trăng cũng từ mặt trăng mà có. Không phân biệt trên sự giác ngộ. Chính không phân biệt, nên khi giác ngộ rồi thấy muôn pháp đồng một Pháp tánh ( Phật tánh ) không khác. Vì không phân biệt, không thấy thật có các pháp phân biệt, nên không sợ hãi, không sợ hãi nên không mong cầu, không thoát ly. Hằng ở cả hai mà không trụ bên nào, không kẹt ở cả hai.
Vì không sợ hãi nên không mong cầu thoát ly sanh tử. Vào ra sanh tử hoằng hóa phổ độ chúng sanh với cái nhìn Nhất như nên không thấy có sanh tử, không thấy chúng sanh được độ.

Kết luận :

- Phàm phu: Chỉ mê ánh sáng của mặt trăng. Đắm chìm trong ánh sáng đó, không biết ánh sáng đó do đâu mà có. Không hay biết về mặt trăng. Nên mãi trong sanh tử.

- A La Hán
: Không lấy ánh sáng mặt trăng, mà chỉ lấy mặt trăng. Vì cho rằng ánh sáng mặt trăng là không thật, cần phải bỏ. Chỉ có mặt trăng là thật. Nên thấy sanh tử phiền nảo si mê cần đoạn dứt, Niết Bàn giải thoát cần đạt.

- Phật- Chánh Đẳng Chánh Giác: Tất cả viên dung. Cái này không ngoài cái kia. Tất cả lưu xuất từ Phật tánh mà có. Xem muôn pháp là diệu dụng của Bản thể. Không rời Bản thể mà có. Bình đẳng tuyệt đối. Không phân biệt mặt trăng và ánh sáng của nó. Khéo lấy ánh sáng của mặt trăng ( cái mà chúng sanh chìm đắm ) làm phương tiện cho chúng sanh nhìn lại được mặt trăng đang bị bỏ quên.

- Có cái xa lìa, đoạn dứt mà tìm giải thoát nên gọi Niết Bàn.

- Giải thoát nhưng không thấy có cái cần lìa, hay đoạn dứt. Hằng trong sanh tử phiền nảo mà không thấy sanh tử phiền nảo. Có giải thoát nhưng không thấy đạt giải thoát. Nên không diệt độ, cũng không có cái để diệt độ. Hằng giáo hóa chúng sanh. Nên gọi là Đại Niết Bàn.


Câu nói thường chúng ta hay tham vấn:

Trước khi sanh ta là ai? Sau khi tử ta về đâu? ( Tử là chấm dứt luân hồi )


- Nếu trên tinh thần A La Hán, chỉ giải quyết được nửa câu sau. Vì các Ngài không cần biết chặn trước, chỉ cầu chặn sau. Vì giải quyết xong chặn sau là giải quyết tất cả.


- Nếu trên tinh thần Đại thừa. Ngay đây các Bậc Đại Giác Ngộ đã chỉ cho chúng ta cả hai chặn. Đầu và cuối của câu trên.

Trước khi sanh ra, ta cũng là Bản thể. Khi giải thoát cũng trở về Bản thể. Chân lý là tất cả, tất cả không ngoài Bản thể.

Cái tội của Đại thừa là quá từ bi. Các Ngài quá thương chúng ta mà chỉ bày tận tường ngọn ngành. Để chúng ta đời sau, nhận đó mà tu học không lầm lẫn.


Chứ mọi điều trước sau, thời Đức Phật và sau Đức Phật diệt độ.Cho đến tận hôm nay thì cứu cánh có khác gì nhau. Cũng chỉ một cứu cánh.


Trong Kinh Đại thừa, Đức Phật quá từ bi mà chỉ ra tất cả. Dám đem báu vật quý giá nhất của mười phương chư Phật mà trộm cho chúng ta nhìn.


Trước hay sau, vẫn viên dung con đường giải thoát. Đại Thừa Phát Triển có nói gì cao thâm, thì cũng đâu thoát ngoài giáo lý Tứ Diệu Đế, 12 nhân duyên, Vô thường vô ngã của Thế Tôn.


Như một học giả từng viết. Phật Giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa Phát Triển làm nên một ngôi nhà hoàn chỉnh, một cái cây có đầy đủ cả gốc và ngọn.


TH đã bổ xung và sửa lại bài này hoàn chỉnh để tránh hiểu sai hay chưa đủ các dẫn chứng thuyết phục.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Thiện Nhẫn

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 2 2012
Bài viết
52
Điểm tương tác
21
Điểm
8
Trước hay sau, vẫn viên dung con đường giải thoát. Đại Thừa Phát Triển có nói gì cao thâm, thì cũng đâu thoát ngoài giáo lý Tứ Diệu Đế, 12 nhân duyên, Vô thường vô ngã của Thế Tôn.

Như một học giả từng viết. Phật Giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa Phát Triển làm nên một ngôi nhà hoàn chỉnh, một cái cây có đầy đủ cả gốc và ngọn.

Thầy Tấn Hạnh, cho tn dặm thêm đoạn này nhé!

Do đó! Kẻ nào nói kinh Đại Thừa là giả mới thật đúng là kẻ ngoại đạo tà kiến. Người nào chê kinh Phật giáo Nguyên Thủy thấp, nhị thừa, nhị biên... Mới là một người thiếu trí tuệ . Xem lại đoạn này: Tìm lại cội nguồn kinh Phật , Quí Vị không nên xem thường tất cã kinh Phật, và cũng phải hiểu thật chắc chắn. Những vì Phật dạy.

(tn. quên nguyên văn lời PHẬT DẠY của câu này là... "Tin ta, mà không hiểu ta, là phỉ báng ta...".)

[BUBBLE]
Kính gởi Thầy Tấn Hạnh,

Tn, thấy những bài Thầy viết trên diễn đàn này, rất là thực tiển, ý nghĩa xác thực, có tế nhị ứng xử với mọi tầng lớp. Rất đáng giá là một tác phẩm văn hóa Phật giáo.

Những bài văn hay, những tác phẩm mới, Thầy có thể cho tn lưu giữ vào Từ điển bách khoa Phật giáo?
[/BUBBLE]
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83

" Chỗ nào Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và Chư Phật chứng nhập thời gọi là Đại Niết Bàn."


???????????????????????????????????????????????????????

TH đã hoàn chỉnh lại bài, mong CCXX xem lại!
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Tấn Hạnh đã viết:
" Chỗ nào Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và Chư Phật chứng nhập thời gọi là Đại Niết Bàn."
???????????????????????????????????????????????????????
Theo Ngọc Quế đây là chuyện "xập ngầu, xập xí".
Học Phật không nên "quơ đủa cả nắm" như thế !


TH đã hoàn chỉnh lại bài viết. Mong đạo hữu xem lại!
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Tấn Hạnh đã viết:
Chỗ nào Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và Chư Phật chứng nhập thời gọi là Đại Niết Bàn."
???????????????????????????????????????????????????????
Ngọc Quế đã viết:
Theo Ngọc Quế đây là chuyện "xập ngầu, xập xí".
Học Phật không nên "quơ đủa cả nắm" như thế !

Tấn Hạnh đã viết:
Qua đó ta thấy:

Bản chất giải thoát sanh tử và chứng nhập của Niết Bàn và Đại Niết Bàn đều không khác. Giống ở cả hai
:


" Chỗ nào Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và Chư Phật chứng nhập thời gọi là Đại Niết Bàn ".

Nhưng ở quan điểm của Đại Thừa Phát Triển .....


Thế nào gọi là tập khí phiền não ?

Hàng Thanh Văn Duyên Giác còn có tập khí phiền não, chính là những quan niệm : Thân tôi, áo tôi, tôi đi, tôi đến, tôi nói, tôi nghe, chư Phật Như Lai nhập Niết Bàn, bổn tánh Niết Bàn không ngã, không lạc, chỉ có thường và tịnh, Phật, Pháp và Tăng có tướng sai khác, Như Lai rốt ráo nhập Niết Bàn, chỗ chứng đặng Niết Bàn của Thanh Văn, Duyên Giác cùng chư Phật đồng nhau không sai khác, những quan niệm trên đây là tập khí phiền não. Vì thế nên chỗ chứng đặng của hàng nhị thừa chẳng phải là Đại Niết Bàn, vì không có thường, lạc, ngã, tịnh. Có thường, lạc, ngã, tịnh mới được gọi là Đại Niết Bàn.

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-78_5-50_6-1_17-126_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark

Kính Thầy Tấn Hạnh !
Kính bác Ngọc Quế !
Kính choconxauxi !
Kính đ/h Diệu Đức !
V/Q có ý kiến như vầy :

_. Cô D/Đ khi trích dẫn đoạn Kinh văn trên đã dùng quá nhiều màu sắc là cho Thầy Tấn Hạnh bị "rối", Thầy Tấn Hạnh đã không chú ý đến câu kết của đức Phật :
"những quan niệm trên đây là tập khí phiền não".



TH đã hoàn chỉnh lại bài viết. Mong Thầy VQ xem lại!

 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính Thầy Tấn Hạnh !
Kính bác Ngọc Quế !
Kính choconxauxi !
Kính đ/h Diệu Đức !
V/Q có ý kiến như vầy :

_. Cô D/Đ khi trích dẫn đoạn Kinh văn trên đã dùng quá nhiều màu sắc là cho Thầy Tấn Hạnh bị "rối", Thầy Tấn Hạnh đã không chú ý đến câu kết của đức Phật :
"những quan niệm trên đây là tập khí phiền não".

Kính Thầy Viên Quang !
Ngọc Quế xin phép trình bày chỗ ghi nhận của mình đối với đoạn Kinh văn này, xin quý Thầy và bác Văn Học chỉ điểm thêm.


Thế nào gọi là tập khí phiền não ?

Hàng Thanh Văn Duyên Giác còn có tập khí phiền não, chính là những quan niệm : Thân tôi, áo tôi, tôi đi, tôi đến, tôi nói, tôi nghe, chư Phật Như Lai nhập Niết Bàn, bổn tánh Niết Bàn không ngã, không lạc, chỉ có thường và tịnh, Phật, Pháp và Tăng có tướng sai khác, Như Lai rốt ráo nhập Niết Bàn, chỗ chứng đặng Niết Bàn của Thanh Văn, Duyên Giác cùng chư Phật đồng nhau không sai khác, những quan niệm trên đây là tập khí phiền não. Vì thế nên chỗ chứng đặng của hàng nhị thừa chẳng phải là Đại Niết Bàn, vì không có thường, lạc, ngã, tịnh. Có thường, lạc, ngã, tịnh mới được gọi là Đại Niết Bàn.

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2...etail_bookmark
Thế nào gọi là tập khí phiền não ?

Hàng Thanh Văn Duyên Giác còn có tập khí phiền não, chính là những quan niệm :

1. Thân tôi, áo tôi, tôi đi, tôi đến, tôi nói, tôi nghe,.....(còn chủ thể, Ngã, Ngã sở)

2. Chư Phật Như Lai nhập Niết Bàn,.....(Chư Phật, Như Lai chính là THƯỜNG TỊCH TÂM _ không có nhập cái gì nữa cả)

2. Bổn tánh Niết Bàn không ngã, không lạc, chỉ có thường và tịnh,....(Không Ngã, không Lạc đó là Vọng Tâm, là Giả Tâm chứ không phải Chân Tâm, Chân Tâm thì Thường, Lạc, Ngã, Tịnh)

3. Phật, Pháp và Tăng có tướng sai khác (Vạn pháp Nhất Như _ Phật chính là Pháp, Pháp chính là Tăng, Đại Niết Bàn không phải pháp NHỊ THỊ, do bởi Tâm chúng ta điên đảo cho nên vạn sự vạn vật mới muôn tướng muôn hình, mới có ra "này Phật, này Pháp, này Tăng")

4. Như Lai rốt ráo nhập Niết Bàn (đây là nói pháp Đoạn Diệt, Như Lai tuy Thường Tịch nhưng vẫnThường Chiếu, nói Như Lai rốt ráo nhập Niết Bàn là nói Sai)

5. chỗ chứng đặng Niết Bàn của Thanh Văn, Duyên Giác cùng chư Phật đồng nhau không sai khác (chẳng khác nào nói "học sinh, sinh viên, Giáo Sư đồng nhau không sai khác) những quan niệm trên đây là tập khí phiền não.

Vì thế nên chỗ chứng đặng của hàng nhị thừa chẳng phải là Đại Niết Bàn, vì không có thường, lạc, ngã, tịnh.

Có thường, lạc, ngã, tịnh mới được gọi là Đại Niết Bàn.

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2...etail_bookmark
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 3 2012
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Xin chào các Quý Thầy, Quý đạo hữu!
Vì sao có thêm danh từ Đại Niết bàn ?? VÌ có qua nhiều ngu dốt cố định nghĩa và hiểu về Niết Bàn quá! nên các Tổ phải đưa thêm Đại Niết Bàn để sửa cái ta kiến đó đi!
Không ngờ sau này lại có rất nhiều kẻ chấp vào danh từ Niết bàn và Đại niết bàn ( kể cả Phật tánh, chân tâm, tri kiến Phật cũng vậy)! lại bị các tà kiến khác!
Bậc đắc đạo không bao giờ giám định nghĩa, bàn tán về mấy cái đó cả, có chăng chỉ gợi ý để cho kẻ cầu đạo cố gắng tu nên và chiên nghiệm. Dùng thực chứng trong tâm mà hình dung cảm nhận thôi!
Bất cứ kẻ nào đưa ra đánh giá về mấy cái từ trên và chấp vào đó đều đã gieo nhân và có quả và mức giác ngộ tâm linh của mình ở mức nào rồi ! Trước khi đắc đạo thì đừng mang mấy cái cao siêu đó ra mà bàn tán nữa!
Cái cơ bản của Phật Pháp cũng chính là cái dụng vi diệu tuyệt vời nhất của Phật Pháp. Mà có Đại nhân duyên xuất hiện Phật Pháp!
Cái tương đối cũng chính là cái tuyệt đối ở đó!
Nên Người nào hiểu được cái cơ bản , kiên trì, bền vững vun đắp từ đó đi nên ngày chứng đạo mới không xa! ( CSSQ cũng trả biết cái cơ bản là gì nữa!)
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào thầy Viên Quang,
Chào thầy Tấn Hạnh,
Chào các Bạn,


<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> Sở dĩ khi trích dẫn d/đ thường dùng nhiều màu sắc và viết đậm lợt khác nhau - là vì d/đ muốn làm rõ nghĩa ý của lời giảng mà d/đ muốn chia sẽ. Ví dụ như đoạn kinh :

Thế nào gọi là tập khí phiền não ?

Hàng Thanh Văn Duyên Giác còn có tập khí phiền não, chính là những quan niệm : Thân tôi, áo tôi, tôi đi, tôi đến, tôi nói, tôi nghe, chư Phật Như Lai nhập Niết Bàn, bổn tánh Niết Bàn không ngã, không lạc, chỉ có thường và tịnh, Phật, Pháp và Tăng có tướng sai khác, Như Lai rốt ráo nhập Niết Bàn,
chỗ chứng đặng Niết Bàn của Thanh Văn, Duyên Giác cùng chư Phật đồng nhau không sai khác, những quan niệm trên đây là tập khí phiền não. Vì thế nên chỗ chứng đặng của hàng nhị thừa chẳng phải là Đại Niết Bàn, vì không có thường, lạc, ngã, tịnh. Có thường, lạc, ngã, tịnh mới được gọi là Đại Niết Bàn.


http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2...etail_bookmark
Thì điểm mà d/đ muốn chia sẽ - đó là quan niệm cho rằng “chỗ chứng đặng Niết Bàn của Thanh Văn, Duyên Giác cùng chư Phật đồng nhau không sai khác” là tập khí phiền não.
Vì nếu Thầy và các Bạn để ý thì sẽ thấy câu : “Chỗ chứng đặng … không sai khác” là nằm trong khoãng đức Phật kể về những tập khí phiền não của hàng Thanh Văn, Duyên Giác.

Và tuy đức Phật nói “vì thế” là chỉ những tập khí phiền não. Nhưng đối với những tập khí phiền não như là quan niệm : “Thân tôi, áo tôi, tôi đi, tôi đến, tôi nói, tôi nghe, chư Phật Như Lai nhập Niết Bàn, bổn tánh Niết Bàn không ngã, không lạc, chỉ có thường và tịnh, Phật, Pháp và Tăng có tướng sai khác, Như Lai rốt ráo nhập Niết Bàn”. Thì gần như bất cứ người tu học Phật đạo nào cũng biết.

Nhưng còn quan niệm cho rằng “chỗ chứng đặng Niết Bàn của Thanh Văn, Duyên Giác cùng chư Phật đồng nhau không sai khác” tuy cũng là tập khí phiền não ; nhưng chúng ta lại hiểu theo nghĩa khác. Do đó, d/đ mới tô đậm và thay màu chữ để các Bạn lưu ý.


Còn đức Phật nói : Vì thế nên chỗ chứng đặng của hàng nhị thừa chẳng phải là Đại Niết Bàn, vì không có thường, lạc, ngã, tịnh. Có thường, lạc, ngã, tịnh mới được gọi là Đại Niết Bàn” là cho chúng ta biết ; do còn những tập khí phiền não - nhất là quan niệm cho rằng :

“Chỗ chứng đặng Niết Bàn của Thanh văn, Duyên giác cùng chư Phật đồng nhau không sai khác” - nên hàng Thanh văn, Duyên giác chỉ tu tập chứng đặng Niết Bàn rồi ngưng. Vì tưởng rằng chỗ chứng của mình đã ngang bằng với chỗ chứng của Phật. Do đó, mà hàng Thanh văn, Duyên giác không chứng đặng Đại Niết Bàn.


Nếu bạn Ngọc Quế tin kinh Đại Bát Niết Bàn là do Phật thuyết - và hiểu theo nghĩa Văn tự như d/đ - thì Bạn sẽ không cho câu thầy Tấn Hạnh trích dẫn trong kinh Đại Bát Bàn :

"Chỗ nào Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và Chư Phật chứng nhập thời gọi là Đại Niết Bàn."
là chuyện "xập ngầu, xập xí", là "quơ đủa cả nắm".

Vì đức Phật nói câu này là xác định giáo pháp Ngài dạy cho hàng Thanh văn, Duyên giác cũng là để chứng nhập Đại Niết Bàn. Nhưng vì các vị Thanh văn, Duyên giác do còn tập khí phiền não - nên quan niệm rằng ; chỗ chứng của mình cùng chư Phật đồng nhau không sai khác ; rồi không tu tập tiếp để chứng đặng Đại Niết Bàn.

Cho nên, đây là lời đức Phật dạy cho các vị tu theo hệ phái Nguyên Thủy - cách chứng đặng Đại Niết Bàn.

Đó là, đừng cho rằng chỗ chứng đặng của mình cùng chư Phật - đồng nhau không sai khác. Vì đó là tập khí phiền não - khiến các vị tu theo hệ phái Nguyên Thủy - không chứng đặng Đại Niết Bàn.

Nhưng mĩa mai thay…
người hiểu chuyện lòng đau như cắt.

Kính
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63



TH xin các đạo hữu hãy xem lại dùm TH đoạn kinh này trong phẩm :

PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ
ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT THỨ HAI MƯƠI HAI

Nầy Thiện nam tử! Ví như vùng nào có thể chứa đựng tất cả những dòng nước thời gọi là biển lớn. Chỗ nào Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và Chư Phật chứng nhập thời gọi là Đại Niết Bàn. Tứ Thiền, ba môn tam muội, tám pháp bội xả, tám pháp thắng xứ, mười pháp nhứt thiết xứ, vị nào có thể nhiếp thủ vô lượng pháp lành như vậy thời gọi là Đại Niết Bàn.



TH đâu dám viết thêm, hay bớt đi!. TH đọc được chính đoạn này thấy hay nên đã đem ra bàn luận. Xin các đạo hữu kiểm tra lại độ chính xác của đoạn kinh trên giúp TH. Không thể xem thường qua loa theo cách mình nghĩ là đã hiểu xong phẩm Kinh này. Xin hãy xem lại và đưa ra ý kiến cho TH.

Vì trong đoạn này Kinh lại mô tả :

chỗ chứng đặng Niết Bàn của Thanh Văn, Duyên Giác cùng chư Phật đồng nhau không sai khác, những quan niệm trên đây là tập khí phiền não.


Chúng ta chú ý ở đây Kinh dùng hai chữ Chứng nhậpChứng đặng. Hai chữ này khác nhau hoàn toàn. Và đây chính là tâm yếu, nếu quý vị đọc kinh mà sơ ý bỏ qua thì xem như bỏ xót phần quan trọng nhất rồi.


Bởi vậy TH mới viết :
Bản chất giải thoát sanh tử và chứng nhập của Niết Bàn và Đại Niết Bàn đều không khác.

Chỉ khác nhau ở Chứng đặng. Nghĩa là cái Được chứng. Thấy cái mình được chứng. Vì nếu cho rằng cái được chứng của các Ngài đồng với Phật thì không đúng. Vì cái được chứng của các Ngài không thể bằng Phật.

TH đã phân tích rất rỏ ở bài viết rồi. Trên sự viên dung, đi đến toàn triệt của Đức Phật thì Kinh gọi là Đại Niết Bàn. Đây là sự nhìn nhận trọn vẹn về Phật tánh. Tức không kẹt bên nào, không có cái cần lìa và không có cái đạt được. Vì thấy Nhất như cho nên không sợ hãi, không sợ hãi nên tâm không mong cầu xa lìa sợ hãi. Chính yếu tố này mà Đại thừa muốn nói lên cái nhìn đầy đủ của mình về Niết Bàn. Cái nhìn đầy đủ đó được gọi là Đại Niết Bàn.

Vì vậy TH mới có kết luận:

- Phàm phu:
Chỉ mê ánh sáng của mặt trăng. Đắm chìm trong ánh sáng đó, không biết ánh sáng đó do đâu mà có. Không hay biết về mặt trăng. Nên mãi trong sanh tử.

- A La Hán
: Không lấy ánh sáng mặt trăng, mà chỉ lấy mặt trăng. Vì cho rằng ánh sáng mặt trăng là không thật, cần phải bỏ. Chỉ có mặt trăng là thật. Nên thấy sanh tử phiền nảo si mê cần đoạn dứt, Niết Bàn giải thoát cần đạt.

- Phật- Chánh Đẳng Chánh Giác: Tất cả viên dung. Cái này không ngoài cái kia. Tất cả lưu xuất từ Phật tánh mà có. Xem muôn pháp là diệu dụng của Bản thể. Không rời Bản thể mà có. Bình đẳng tuyệt đối. Không phân biệt mặt trăng và ánh sáng của nó. Khéo lấy ánh sáng của mặt trăng ( cái mà chúng sanh chìm đắm ) làm phương tiện cho chúng sanh nhìn lại được mặt trăng đang bị bỏ quên.

- Có cái xa lìa, đoạn dứt mà tìm giải thoát nên gọi Niết Bàn.

- Giải thoát nhưng không thấy có cái cần lìa, hay đoạn dứt. Hằng trong sanh tử phiền nảo mà không thấy sanh tử phiền nảo. Có giải thoát nhưng không thấy đạt giải thoát. Nên không diệt độ, cũng không có cái để diệt độ. Hằng giáo hóa chúng sanh. Nên gọi là Đại Niết Bàn.



Cái mà chúng ta cần phải hiểu, để phá cái sai lầm mà chúng ta đeo đuổi bấy lâu nay. Theo đúng đoạn Kinh mô tả.

Chổ Chứng nhập chính là trở về Thể của Niết Bàn. Niết Bàn chính là giải thoát. Giải thoát không có sai biệt. Chỉ sai biệt trên sự nhìn nhận cái Chứng đặng (đạt được) theo tinh thần của Kinh Đại thừa. Nếu bảo rằng sự toàn triệt ( trí tuệ ) bằng Phật thì không thể. Nhưng bản chất giải thoát thì không hai.

Bản chất giải thoát sanh tử và chứng nhập của Niết Bàn và Đại Niết Bàn đều không khác.

Cái khéo trong Kinh Đại Bát Niết Bàn của Đại Thừa đã không nói sai về bản chất của Niết Bàn.

Nơi Chứng nhập, tức là trở về không hai. Chỉ có Chứng đặng, cái được chứng thì có khác.

Chúng ta đừng làm sai ý Kinh, theo mình hiều qua loa rồi phản bác tất cả. Kinh đã dùng từ rất khéo léo để không có sai lầm. Sao chúng ta không khéo hiểu?



 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63



Xin hãy nghiên cứu lại Kinh Đại Thừa. Kinh Đại thừa rất khéo trong cách dùng từ. TH đã từng ấp ủ một ước nguyện làm sáng tỏ vấn đề này một cách rỏ ràng. Nay có dịp TH sẽ làm hết lòng vì vấn đề này.

Chính vì thế TH đã từng viết :

" Đại thừa Phát triển không bao giờ đi ra khỏi giáo lý của Thế Tôn đã dạy ".

Các Bậc Bồ Tát đã liễu Ngộ thông suốt tâm ý của Đức Phật. Nên những gì các Ngài làm tuyệt không sai một chút mãi may nào những điều Đức Phật đã dạy.

Đại Thừa Phát Triển, chỉ thẳng NGỌC quý cho chúng ta. Dám đem Báu vật của mười phương chư Phật cho chúng ta trộm nhìn. Để chúng ta lấy đó làm kim chỉ nam cho việc tu học sau này không bị sai lầm khi cách Đức Phật quá lâu.

Nhưng cái từ bi của các Ngài vẫn có hệ lụy của nó. Chính cái được trộm nhìn của chúng ta, thấy được Của Báu. Biết mình có, không bị mất đi. Nên ỷ lại, không tu tập. Chỉ ưa nói trên miệng, để tìm sự chứng đắc qua tâm nhận biết về Niết Bàn. Nhưng thực chất của vấn đề giải thoát chính là phải Chứng Nhập niết bàn.

Đức Phật ngày trước không nói ra, khéo giữ gìn cho chúng ta. Vì biết, khi nói ra chúng ta sẽ khinh xuất, khó tu hành đạt đạo. Đức Phật lúc đó, chỉ dạy bảo các vị Tỳ Kheo lo tu tập các pháp để giải thoát sanh tử.

Đức Phật đã không nói gì về chặn đầu của câu " Trước khi sanh ta là ai?". Ngài chỉ dạy bảo các vị Tỳ Kheo về chặn sau, chính là " Sau khi giải thoát ta về đâu? ".
Đức Phật đã tuyệt không giải thích câu " Trước khi sanh ta là ai?". Ngài chỉ bảo là do Vô minh.

Vậy thì khi không còn Vô minh hay trước khi có Vô minh, là cái gì? Đây chính là điều mà sau này Kinh Đại thừa đã chỉ ra.

Đến đời các Tổ Thiền cũng không nói, chỉ biểu lộ qua cách nhìn, hành động. Tự hiểu thì ngộ. Không dùng lời mô tả. Cũng lại khéo giữ gìn.

Nhưng trong các bản Kinh Đại thừa thì đành đem tất cả ra mà chỉ cho chúng ta. Cả chặn đầu và chăn cuối. Nói hết !. Các Ngài quá từ bi !. Bởi thế nên đời sau tu chứng đạo thì ít mà học giả uyên bác thì nhiều vô kể. Điều này thời Phật thì ngược lại. Tu chứng thì nhiều mà học giả uyên bác thì ít !!!

Nếu chưa Chứng Nhập, tức thể nhập được Phật tánh, biết được Bản Lai Diện Mục. Thì dù hiểu thế nào cũng không giải quyết được chuyện sanh tử.

Chúng ta biết tất cả rồi thì sao? Cũng vẫn trở lại tu học các pháp môn của Đức Phật đã dạy. Biết rồi thì như cầm được bản đồ đầy đủ, rỏ đường về. Nhưng trên đường đi ấy, ta vẫn phải ăn uống, nghỉ ngơi, làm gì có chuyện chạy một lèo là về đến nhà. Ăn uống, nghỉ ngơi ấy chính là những pháp tu Tứ Diệu Đế, 12 Nhân Duyên, Vô thường Vô ngã...

Các Ngài đã vì chúng ta khéo léo dẫn dắt cho chúng sanh đời sau. Xin hãy hiểu một cách khéo léo, để không phụ lòng các Ngài.



 
Last edited:

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Kính Thầy Tấn Hạnh !
Kính bác Ngọc Quế !
Kính choconxauxi !
Kính đ/h Diệu Đức !
V/Q có ý kiến như vầy :

_. Cô D/Đ khi trích dẫn đoạn Kinh văn trên đã dùng quá nhiều màu sắc là cho Thầy Tấn Hạnh bị "rối", Thầy Tấn Hạnh đã không chú ý đến câu kết của đức Phật :
"những quan niệm trên đây là tập khí phiền não".




TH cảm ơn Cô Diệu Đức rất nhiều !. Đây là lần thứ hai Cô đã tạo duyên cho TH viết ra những tâm ý của mình. Đọc đoạn Kinh Đại Bát Niết Bàn mà Cô trích dẫn cho CCXX. TH giật cả mình. Đúng là duyên đưa đến. Cái muốn nói sẽ nói. Việc muốn làm sẽ làm.


Xin cùng Thầy Viên Quang. Những gì TH viết, đều suy nghĩ cặn kẽ. Không dám tự mình bày ra. Đây là vấn đề rất lớn trong sự nhìn nhận sự dạy bảo của Đức Phật cũng như Các vị Bồ Tát về sau. Cũng là tâm ý của các Tổ.


Nếu chúng ta hiểu sai lệch là có lỗi và không có sự nhất trí cho cả thế hệ trước cũng như sau của Phật giáo.


Các Ngài đã vì chúng ta mà có quá nhiều tâm sức. Nếu các Ngài có ý hay vô tình làm cho thâm ý của Kinh Đại Thừa mâu thuẫn với những lời dạy của Thế Tôn. Cũng như cho rằng lời trước ( trong Kinh Phật giáo Nguyên thủy ) và sau ( trong Kinh Đại Thừa Phát Triển ) của Đức Phật là không có sự thống nhất.
Và không thấy sự nhất quán với lời Phật dạy nếu đem ra tu học cùng một lúc cả hai giáo lý. Thì chúng ta đã quá xem thường các Ngài.

Nếu có phát triển thì phải tốt hơn, toàn vẹn hơn. Chứ cớ sao khiến cho đời sau sanh ra mâu thuẩn, không thống nhất?. Thống nhất ở đây không phải là tạm chấp nhận, hay nhường nhau không dám luận bàn.

Thống nhất phải là tuyệt đối đúng, cũng như sự trọn vẹn đầy đủ cho tất cả. Trước và sau gặp nhau sẽ thăng hoa, đưa chúng sanh đến an lạc thật sự. Đây mới chính là tâm ý của Đức Phật cũng như các Bậc Bồ Tát.

Các Ngài là những Bậc Vô lậu, trí tuệ siêu việt. Có đâu vô tình để tạo ra sự không đồng nhất này. Trí tuệ các Ngài soi đến tận ngõ ngách của muôn sự việc. Thì những gì các Ngài làm đều có trước có sau, trọn vẹn.


Chúng ta quá ngu si, làm nên sự mâu thuẫn này. Do chính chúng ta gây ra, chứ không phải lỗi ở các Ngài. Thâm ý các Ngài chúng ta không lãnh hội được. Ảnh hưởng đến việc tu học cũng như phát triển đạo Phật trong sự viên dung, thăng hoa của nghĩa thâm diệu.


Vài lời cùng Thầy và các Đạo Hữu.



Nếu Thầy có gì góp ý và chỉ dạy thêm. Chúng ta sẽ cùng nhau làm rỏ hơn, để cho các đạo hữu hiểu rỏ thâm ý của Phật, Tổ.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: unu

Thiện Nhẫn

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 2 2012
Bài viết
52
Điểm tương tác
21
Điểm
8
Chúng ta biết tất cả rồi thì sao? Cũng vẫn trở lại tu học các pháp môn của Đức Phật đã dạy. Biết rồi thì như cầm được bản đồ đầy đủ, rỏ đường về. Nhưng trên đường đi ấy, ta vẫn phải ăn uống, nghỉ ngơi, làm gì có chuyện chạy một lèo là về đến nhà. Ăn uống, nghỉ ngơi ấy chính là những pháp tu Tứ Diệu Đế, 12 Nhân Duyên, Vô thường Vô ngã...

Các Ngài đã vì chúng ta khéo léo dẫn dắt cho chúng sanh đời sau. Xin hãy hiểu một cách khéo léo, để không phụ lòng các Ngài.

[BUBBLE]
Thiên môn, vạn Pháp một chữ Như,

Ngàn thuyết, trăm luận cũng phải tu.

[/BUBBLE]

Các Ngài đã vì chúng ta mà có quá nhiều tâm sức. Nếu các Ngài có ý hay vô tình làm cho thâm ý của Kinh Đại Thừa mâu thuẫn với những lời dạy của Thế Tôn. Cũng như cho rằng lời trước ( trong Kinh Phật giáo Nguyên thủy ) và sau ( trong Kinh Đại Thừa Phát Triển ) của Đức Phật là không có sự thống nhất. Và không thấy sự nhất quán với lời Phật dạy nếu đem ra tu học cùng một lúc cả hai giáo lý. Thì chúng ta đã quá xem thường các Ngài.

Nếu có phát triển thì phải tốt hơn, toàn vẹn hơn. Chứ cớ sau khiến cho đời sau sanh ra mâu thuẩn, không thống nhất?. Thống nhất ở đây không phải là tạm chấp nhận, hay nhường nhau không dám luận bàn.

Thống nhất phải là tuyệt đối đúng, cũng như sự trọn vẹn đầy đủ cho tất cả. Trước và sau gặp nhau sẽ thăng hoa, đưa chúng sanh đến an lạc thật sự. Đây mới chính là tâm ý của Đức Phật cũng như các Bậc Bồ Tát.

Các Ngài là những Bậc Vô lậu, trí tuệ siêu việt. Có đâu vô tình để tạo ra sự không đồng nhất này. Trí tuệ các Ngài soi đến tận ngõ ngách của muôn sự việc. Thì những gì các Ngài làm đều có trước có sau, trọn vẹn.


Chúng ta quá ngu si, làm nên sự mâu thuẫn này. Do chính chúng ta gây ra, chứ không phải lỗi ở các Ngài. Thâm ý các Ngài chúng ta không lãnh hội được. Ảnh hưởng đến việc tu học cũng như phát triển đạo Phật trong sự viên dung, thăng hoa của nghĩa thâm diệu.

[BUBBLE]
Và không thấy sự nhất quán với lời Phật dạy nếu đem ra tu học cùng một lúc cả hai giáo lý. Thì chúng ta đã quá xem thường các Ngài.

Tu học: Có phải cùng nghĩa là tranh luận?


Và không thấy sự nhất quán với lời Phật dạy nếu đem ra Tranh luận cùng một lúc cả hai giáo lý. Thì chúng ta đã quá xem thường các Ngài.


[/BUBBLE]

:khi19: Thưa, thế nào là luận chủ?

( Ghi chú: Trước khi bàn tiếp đề này, Thầy giúp tn giải nghi về, Luận chủ và bàn thảo trên Diễn đàn. Để chúng ta có một sự thống nhất, dung hòa trí tuệ, cải tiến học tập. Hoặc ai có kinh nghiệm hay ý tưởng tốt, xin mở thêm một chủ đề về luận thảo. Rất cảm ơn Quí vị.)
 
  • Like
Reactions: unu
D

dieungo

Guest
Này ThiệnNhhẫn hỏi ngu vừa thôi!
Luận Chủ ở sau lưng kia kìa!

Ai gọi đấy quay đầu không ai cả
hoa và nhành lá vẫn xôn xao
Gió và trăng ra ra vào vào
Luận Chủ đến sao còn không nhận?
 

bitridung

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
84
Điểm tương tác
27
Điểm
18
Này ThiệnNhhẫn hỏi ngu vừa thôi!
Luận Chủ ở sau lưng kia kìa!

Ai gọi đấy quay đầu không ai cả
hoa và nhành lá vẫn xôn xao
Gió và trăng ra ra vào vào
Luận Chủ đến sao còn không nhận?

Kính Chào Đạo Hữu Dieu Ngộ
Đề nghị Đạo Hữu mình trong Diễn Đàn Phatphaponline dùng từ lịch sự bình thường đối với các ĐH trong Diễn ĐànPhatphaponline
Tránh dùng từ quá thô thiển kém lịch sự như trên
KÍNH
Bi Trí Dũng
 

Thiện Nhẫn

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 2 2012
Bài viết
52
Điểm tương tác
21
Điểm
8
Kính Chào Đạo Hữu Dieu Ngộ
Đề nghị Đạo Hữu mình trong Diễn Đàn Phatphaponline dùng từ lịch sự bình thường đối với các ĐH trong Diễn ĐànPhatphaponline
Tránh dùng từ quá thô thiển kém lịch sự như trên
KÍNH
Bi Trí Dũng

Cảm ơn đ/h Bi Trí Dũng.

Trong phép lịch sự xã giao, nơi cộng đồng. Đ/h nói rất đúng, đáng khen cho lòng tụ trọng của đ/h. Có dịp chúng ta sẽ gặp nhau.

Nhưng tiêu đề, và bài văn của đ/h Diệu Ngộ, là cố ý phải dùng từ như vậy, mới xỏ được lổ mũi trâu mà dẫn đi.

Còn khen nó, thương nó, tới lúc nó tan rã rồi, thì nó có nhớ mình không? Luận chủ cũng là vậy có hai nghĩa lận.

Đạo hữu Diệu Ngộ là tri kỷ của tn thân thiện nhứt ở đây. Cũng là người đang cầm giây trâu cho tn này.

Cảm ơn Quí vị, cho tn được dịp đính chánh một lần nữa.

tn kính.
 

bitridung

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
84
Điểm tương tác
27
Điểm
18
Chào ĐH Thiện Nhẫn

Vậy đh TN cho biết theo đh TN luận chủ TRONG MỤC THẢO LUẬN "Hiểu Thế Nào Về Niết Bàn và Đại Niết Bàn" Là Ai ?
btd đã đọc hết mục thảo luận nhiều lần rồi
Luận chủ là Thầy Tấn Hạnh ?
Hay Là đh NGỌC QUẾ ?
Không rõ phải không ?
Nếu không phải vậy , vậy sao đh TN còn nhắc nhở các luận viên về việc Luận Chủ ?
BTD đã nghĩ rằng đh DIỆU NGỘ muốn đóng mục này lại
Vì không có ai đưa ý kiến nữa đâu , tốt hơn hết đh Thiện Nhẫn giảng cho mọi người đề tài này đi cho rồi?Cám ơn đh


Kính
 

Thiện Nhẫn

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 2 2012
Bài viết
52
Điểm tương tác
21
Điểm
8
Chào ĐH Thiện Nhẫn

Vậy đh TN cho biết theo đh TN luận chủ TRONG MỤC THẢO LUẬN "Hiểu Thế Nào Về Niết Bàn và Đại Niết Bàn" Là Ai ?
btd đã đọc hết mục thảo luận nhiều lần rồi
Luận chủ là Thầy Tấn Hạnh ?
Hay Là đh NGỌC QUẾ ?
Không rõ phải không ?
Nếu không phải vậy , vậy sao đh TN còn nhắc nhở các luận viên về việc Luận Chủ ?
BTD đã nghĩ rằng đh DIỆU NGỘ muốn đóng mục này lại
Vì không có ai đưa ý kiến nữa đâu , tốt hơn hết đh Thiện Nhẫn giảng cho mọi người đề tài này đi cho rồi?Cám ơn đh


Kính

Chào Đạo hữu Bi Trí Dũng, Diệu Ngộ và Quí độc giả,

Đúng ra, bài Đại Bát Niết Bàn này chỉ là một bài tham khảo theo tư tưởng triết học và nhắc lại những tác phẩm thời Đức Phật còn giáo hóa cho hàng tứ chúng và cận kề Ngài nhật diệt. Sau đó thì lái qua phần tu chứng giữa các Bậc Thánh, bồ tát và Phật. Mà nhiều học giả tham gia Diễn Đàn có nhiều tư tưởng vi tế hơn. Nên không có sự thống nhất.

Về Luận Chủ? - Thì Bài kệ Đ/h Diệu Ngộ đã viết về "lý" rồi. Còn về "Sự" thì việc này cũng phải chờ... Đúng hơn là chờ thêm một số ý kiến của hàng hữu học.

Thầy T.H giờ này cũng chưa quay trở lại cũng có ít nhiều lý do. Luận chủ là cái nick của Đ/h đó, Luận chủ có thể là đ/h, hay đ/h Diệu Ngộ, hay Đ/h Diệu Đức hoặc ai khác trong diễn đàn này.

Cảm ơn Đạo hữu Bi Trí Dũng đã khuyến khích, mình cũng có trả lời cho Cô Diệu Đức rồi. (đ/h có thể xem lại các bài viết củ của tn.)


tn, kính.
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Chào Đạo hữu Bi Trí Dũng, Diệu Ngộ và Quí độc giả,

Đúng ra, bài Đại Bát Niết Bàn này chỉ là một bài tham khảo theo tư tưởng triết học và nhắc lại những tác phẩm thời Đức Phật còn giáo hóa cho hàng tứ chúng và cận kề Ngài nhật diệt. Sau đó thì lái qua phần tu chứng giữa các Bậc Thánh, bồ tát và Phật. Mà nhiều học giả tham gia Diễn Đàn có nhiều tư tưởng vi tế hơn. Nên không có sự thống nhất.

Về Luận Chủ? - Thì Bài kệ Đ/h Diệu Ngộ đã viết về "lý" rồi. Còn về "Sự" thì việc này cũng phải chờ... Đúng hơn là chờ thêm một số ý kiến của hàng hữu học.

Thầy T.H giờ này cũng chưa quay trở lại cũng có ít nhiều lý do. Luận chủ là cái nick của Đ/h đó, Luận chủ có thể là đ/h, hay đ/h Diệu Ngộ, hay Đ/h Diệu Đức hoặc ai khác trong diễn đàn này.

Cảm ơn Đạo hữu Bi Trí Dũng đã khuyến khích, mình cũng có trả lời cho Cô Diệu Đức rồi. (đ/h có thể xem lại các bài viết củ của tn.)


tn, kính.


Không có cái gọi là triết học, cũng không có cái gọi là tham khảo trong bài viết này của TH. Đây là tâm ý muốn giải bày cái hiểu của TH về một vấn đề mà mình tâm đắc. Không có ý nào khác. Ngay từ đầu bài viết đã có đảnh lễ sám hối với Tam Bảo. Tất cả công việc đều vì ơn Chư Phật, ơn Thầy Tổ mà làm. Chỉ có tấm lòng trãi rộng thênh thang. Tất cả không có một chổ để bám lấy.

Nếu người đọc hiểu được ý nghĩa của bài viết, thì xem như đã gở bỏ được cho bản thân tu học một nút thắt bấy lâu nay.
Còn nếu không hiểu được, hay không thấy có sự đồng tình, thì cũng xem là duyên vậy !.


Sáng nắng lên, chiều lại tắt
Một ngày rồi cũng tàn trôi
Mộng đời cười khóc trên môi
Gió qua lưng núi, bóng trôi về ngàn
Tha nhân rung nhẹ tiếng đàn
Gởi theo mây gió một làn hương xưa.




 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên