Chơn và Vọng

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Tịnh tâm tại vọng trung có phải câu này ý tổ nói là mặt dù có 2 niệm chánh, tà khởi đến ta không quan tâm và quán tưởng chúng cũng chỉ là niệm khởi lên để khắc chế lẫn nhau còn tâm ta thì cứ chính giữa trung gian mà tịnh không chấp bên nào hết phải không Bạn?

Xin hỏi bạn thêm là sao trong lúc mình hành thiền muốn vào định tịnh tâm những không biết vọng tưởng ở đây có cứ kéo đến miên mang, rồi thì phải suy nghĩ về nó, khi ngừng được vọng tưởng thì lại rơi vào trạng thái thùy miêm hoặc hôn trầm, vì có lần mình bị bệnh cảm cúm người hơi mệt và mình hành thiền cứ theo tâm thức tưởng ra có một luồng ánh sáng trong đi bất tận trong không gian, tâm mình cứ theo đó mãi, tới khi mệt tâm dừng thì tự nhiên mình cảm giác vào được thiền định tâm yên, và cảm thấy thoải mái yên tịnh vô cùng, khi xả ra tới giờ thì không được vào trạng thái đó lần thứ 2,còn đa số hành thiền điều kiểu như thiền quán.

1."Tịnh tâm tại vọng trung" nghĩa là dù đạt được tâm tịnh thì vẫn còn trong vọng (cho dù có rất nhiều người vẫn cứ nhận lầm cảnh giới đó là "chơn" - Ba Tuần nói đó vẫn còn kẹt "năng giác" )

Cho nên câu sau lại nói "niệm chánh chẳng tam chướng".

Cổ đức có câu "chẳng sợ niệm khởi, chỉ e giác chậm". Cái "niệm chánh" nói nôm na tức là "giác nhanh" đấy ! :D

Còn mấy vị nói rằng: niệm khởi niệm diệt ta cũng mặc; ấy là "nhậm bệnh" - tức là bệnh mặc kệ trong nhà Thiền. Tuy tịnh mà thực ra là "giác chậm" hết cả lượt !

Nếu không tin, mang mấy vị này ra khỏi Thiền đường; rồi vào làm việc trong lò mổ thịt của thế gian, ắt sẽ tự ngộ được chỗ này thôi !

2. Muốn vào định thì nên dùng sổ tức (đếm hơi thở) hoặc phép "thập niệm ký số"- niệm Phật đếm từ 1 đến 10; nhớ nghĩ việc khác quay trở lại 1; hoặc không nhớ nghĩ chuyện khác thì đếm tới 10 rồi quay trở lại 1; hoặc nhớ lộn số cũng quay trở lại 1. [Nên nhớ là "ký số"= "tưởng số" chứ không phải "niệm số": Tức là pháp dùng cột giữ tư tưởng nơi "danh số", chứ chẳng phải niệm: Nam mô A Di Đà Phật, sau đó niệm 1; Nam mô A Di Đà Phật, sau đó niệm 2...đâu]

Rèn luyện lâu ngày, ắt có chỗ "thọ dụng" !

/* Nhưng nên nhớ rằng; dầu thọ dầu dụng tới đâu đi chăng nữa; nếu 1 câu Thiền ngữ đáp còn chẳng ra thì còn nhiều việc phải làm đấy !

Tức là chưa tới được cảnh giới "tà chánh đều chẳng chấp".

 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Tịnh tâm tại vọng trung có phải câu này ý tổ nói là mặt dù có 2 niệm chánh, tà khởi đến ta không quan tâm và quán tưởng chúng cũng chỉ là niệm khởi lên để khắc chế lẫn nhau còn tâm ta thì cứ chính giữa trung gian mà tịnh không chấp bên nào hết phải không Bạn?

Xin hỏi bạn thêm là sao trong lúc mình hành thiền muốn vào định tịnh tâm những không biết vọng tưởng ở đây có cứ kéo đến miên mang, rồi thì phải suy nghĩ về nó, khi ngừng được vọng tưởng thì lại rơi vào trạng thái thùy miêm hoặc hôn trầm, vì có lần mình bị bệnh cảm cúm người hơi mệt và mình hành thiền cứ theo tâm thức tưởng ra có một luồng ánh sáng trong đi bất tận trong không gian, tâm mình cứ theo đó mãi, tới khi mệt tâm dừng thì tự nhiên mình cảm giác vào được thiền định tâm yên, và cảm thấy thoải mái yên tịnh vô cùng, khi xả ra tới giờ thì không được vào trạng thái đó lần thứ 2,còn đa số hành thiền điều kiểu như thiền quán.

Chào bạn mình không nhập lý trung đạo nên chẳng biết chia sẻ thế nào.như bạn khi đối cảnh tâm cứ khởi tà niệm,bạn dùng phép quán để đối trị cốt là để tịnh tâm không chấp thật ( như thật xinh, thật séc xy), lìa tướng khiến bạn bị mê hoặc vì vọng nó vốn là huyễn và mê hoặc.nhưng mình thấy nó chẳng mang lại kết quả gì bạn vẫn cứ muốn sở hữu pháp thôi,lần sau gặp cô khác vẫn lại như vậy.mình cũng như bạn thôi cũng thích, cũng muốn sở hữu nhưng nhất định là không làm.còn làm thế nào để đối cảnh tâm không khởi tà niệm thì thì...........
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Tịnh tâm tại vọng trung có phải câu này ý tổ nói là mặt dù có 2 niệm chánh, tà khởi đến ta không quan tâm và quán tưởng chúng cũng chỉ là niệm khởi lên để khắc chế lẫn nhau còn tâm ta thì cứ chính giữa trung gian mà tịnh không chấp bên nào hết phải không Bạn?

Xin hỏi bạn thêm là sao trong lúc mình hành thiền muốn vào định tịnh tâm những không biết vọng tưởng ở đây có cứ kéo đến miên mang, rồi thì phải suy nghĩ về nó, khi ngừng được vọng tưởng thì lại rơi vào trạng thái thùy miêm hoặc hôn trầm, vì có lần mình bị bệnh cảm cúm người hơi mệt và mình hành thiền cứ theo tâm thức tưởng ra có một luồng ánh sáng trong đi bất tận trong không gian, tâm mình cứ theo đó mãi, tới khi mệt tâm dừng thì tự nhiên mình cảm giác vào được thiền định tâm yên, và cảm thấy thoải mái yên tịnh vô cùng, khi xả ra tới giờ thì không được vào trạng thái đó lần thứ 2,còn đa số hành thiền điều kiểu như thiền quán.

Tâm chạy theo luồng ánh sáng cũng là 1 cách định tâm như quán hơi thở, tập trung vào 1 điểm. Khi tâm định sẽ cảm thấy an lạc tự tại và trí tuệ sẽ khai mở. Khi ngồi thiền sẽ gặp Phật Bồ Tát rất nhiều cảnh giới khác nhau hiện ra nhưng thấy chỉ là thấy chứ đừng chạy theo, tâm có niệm thích thú ham muốn hay tự cao tự đại thì sẽ nhanh chóng đi sai đường. Sẽ có nhiều vị về giảng pháp nhưng nghe thì nghe thôi chứ đừng có vội tin, phải kiểm nghiệm thực tế lời dạy đó có đúng giáo lý kinh điển ko, có mang lại lợi lạc thực tế cho chính mình và chúng sanh hay không? Tâm đừng dính mắc chổ nào, tâm dính mắc chổ nào thì ngay chổ đó bị kẹt liền, ngay chổ đó bị thừ thách liền. A di đà Phật!
 

nguyenducquyzen

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
124
Điểm tương tác
2
Điểm
18
Kính quý Thiện Tri Thức.

Mình có điều khó hiểu xin hỏi:

Chơn và vọng không rời.- Chơn là Vọng; Vọng là Chơn. Không lấy- không bỏ.- Ai học Đạo cũng biết như thế…

Nhưng mình không hiểu ở chỗ:

• Lấy cái gì để biết như trên ? Ý căn ? Cái Trí- não hay cái gì ?

• Cái đó thuộc về Vọng hay Chơn ? (Nếu cái đó là Chơn thì chắc chắn là sai !)

Vậy còn lại là Vọng. Vọng là sai lầm… Ở tại cái sai lầm… tư duy, quán chiếu, thiền định v.v… Thành ra được cái trên .- nói là Chơn. Té ra như nói sai cộng sai là đúng !

Như vậy:

Từ đầu đến giữa là Vọng. Sau cùng đẻ ra Chơn.- Nghĩ hoài không ra !

Mong người giác ngộ hữu duyên chỉ giúp.

Kính

Nhân chủ đề này của bạn Chơn không.
Xin gửi tặng bài kệ

Chơn và Vọng​

Trong Mê, đừng nói Giác,
Biết Mê, ấy là Giác.
Trong Vọng, đừng luận Chơn,
Biết Vọng, ấy là Chơn.
Chơn, vốn tự là Chơn,
Trong Chơn, chẳng có Vọng,
Trong Vọng, chớ lập Chơn.
Lập Chơn, Chơn tức Vọng.
“Chớ lập” cũng vọng luôn.
Phải nên như thế "biết",
Mới khế hợp Như Như!
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Nhân chủ đề này của bạn Chơn không.
Xin gửi tặng bài kệ

Chơn và Vọng​

Trong Mê, đừng nói Giác,
Biết Mê, ấy là Giác.
Trong Vọng, đừng luận Chơn,
Biết Vọng, ấy là Chơn.
Chơn, vốn tự là Chơn,
Trong Chơn, chẳng có Vọng,
Trong Vọng, chớ lập Chơn.
Lập Chơn, Chơn tức Vọng.
“Chớ lập” cũng vọng luôn.
Phải nên như thế "biết",
Mới khế hợp Như Như!

Kính mừng Đạo Hữu nguyenducquyzen trở lại diễn đàn.

Rất mong ĐH thường ghé thăm, chia sẻ sự thông thái và Tâm thiền đến các thành viên diễn đàn.

Thay mặt BQT kính xin tặng Đạo Hữu chiếc áo Thành viên vinh dự.

Chúc Đạo hữu sức khoẻ, an lạc.

VQ6
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113

Như vậy:

Từ đầu đến giữa là Vọng. Sau cùng đẻ ra Chơn.- Nghĩ hoài không ra !

Mong người giác ngộ hữu duyên chỉ giúp.

Kính

Mình xin phép hỏi: "từ đầu" là từ chỗ nào? trước đó là cái gì?
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Kính quý Thiện Tri Thức.

Mình có điều khó hiểu xin hỏi:

Chơn và vọng không rời.- Chơn là Vọng; Vọng là Chơn. Không lấy- không bỏ.- Ai học Đạo cũng biết như thế…

Nhưng mình không hiểu ở chỗ:

• Lấy cái gì để biết như trên ? Ý căn ? Cái Trí- não hay cái gì ?

• Cái đó thuộc về Vọng hay Chơn ? (Nếu cái đó là Chơn thì chắc chắn là sai !)

Vậy còn lại là Vọng. Vọng là sai lầm… Ở tại cái sai lầm… tư duy, quán chiếu, thiền định v.v… Thành ra được cái trên .- nói là Chơn. Té ra như nói sai cộng sai là đúng !

Như vậy:

Từ đầu đến giữa là Vọng. Sau cùng đẻ ra Chơn.- Nghĩ hoài không ra !

Mong người giác ngộ hữu duyên chỉ giúp.

Kính

Lấy cái tự biết là Chơn.

Còn tất cả cái biết xưa nay từ bên ngoài mà biết là Vọng.

Những cái biết từ bên ngoài như:
Biết từ suy nghĩ là Vọng.
Biết từ học hỏi là Vọng.
Biết từ người khác là Vọng.
Biết từ truyền thống xưa nầy là Vọng.....

Thế nào là cái tự biết? Tự biết là cái biết đầu tiên trước khi suy nghĩ phân biệt.

Tại sao cái biết đầu tiên trước khi suy nghĩ phân biệt là Chơn? Bởi vì đó là cái biết vô phân biệt, vô tâm, vô niệm, vô trụ.

Chứng minh: Khi Huệ Năng nói với Huệ Minh: *"Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, đang khi ấy cái nào là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh?" Huệ Minh ngay đó đại ngộ*(tự biết cái biết đầu tiên trước khi suy nghĩ phân biệt).

Còn những suy nghĩ rằng tu tập thiền làm sao cho định rồi cho là*"Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác" đến muôn đời vẫn không biết tại sao không*"đại ngộ".

Giác ngộ là tự biết! Tự biết là Chơn biết! Chơn biết là bản giác xưa nay thường hằng biết.
 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 4 2009
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA
Lấy cái tự biết là Chơn.

Còn tất cả cái biết xưa nay từ bên ngoài mà biết là Vọng.

Những cái biết từ bên ngoài như:
Biết từ suy nghĩ là Vọng.
Biết từ học hỏi là Vọng.
Biết từ người khác là Vọng.
Biết từ truyền thống xưa nầy là Vọng.....

Thế nào là cái tự biết? Tự biết là cái biết đầu tiên trước khi suy nghĩ phân biệt.

Tại sao cái biết đầu tiên trước khi suy nghĩ phân biệt là Chơn? Bởi vì đó là cái biết vô phân biệt, vô tâm, vô niệm, vô trụ.

Chứng minh: Khi Huệ Năng nói với Huệ Minh: *"Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, đang khi ấy cái nào là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh?" Huệ Minh ngay đó đại ngộ*(tự biết cái biết đầu tiên trước khi suy nghĩ phân biệt).

Còn những suy nghĩ rằng tu tập thiền làm sao cho định rồi cho là*"Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác" đến muôn đời vẫn không biết tại sao không*"đại ngộ".

Giác ngộ là tự biết! Tự biết là Chơn biết! Chơn biết là bản giác xưa nay thường hằng biết.


Chào bạn Vo Minh,

Nói hay quá! :icon_winkle: Xin xá bạn một xá! :icon_winkle:

KKT có một câu hỏi muốn hỏi bạn. Bạn viết rằng: "Giác ngộ là tự biết! Tự biết là Chơn biết! Chơn biết là bản giác xưa nay thường hằng biết." Câu hỏi của KKT là: Khi bạn đang "ngủ say không mộng" (1) thì cái Chơn biết đó của bạn có "biết" không. Nếu lúc đó không biết thì tức là cái Chơn biết đó bị "gián đoạn". Bị gián đoạn thì đâu còn "thường hằng" nữa mà bạn bảo là: "Chơn biết là bản giác xưa nay thường hằng biết." ? Cám ơn bạn.

(1) Khi "ngủ say không mộng" thì đương nhiên là không biết gì cả. Ta chỉ biết là ta ngủ say không mộng lúc ta thức dậy và ta nói: "Chà, lúc nãy mình ngủ say quá". Nếu khi đang "ngủ say không mộng" mà "biết" thì lúc đó là đang nằm mơ rồi, không còn là "ngủ say không mộng" nữa mà là "ngủ say mộng". KKT đang hỏi là đang hỏi cái lúc "ngủ say không mộng". :icon_winkle:


:icon_prost:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
Mình xin phép hỏi: "từ đầu" là từ chỗ nào? trước đó là cái gì?

Ha ha ha .. bạn đặt câu hỏi này làm ai cũng phải cần ĐỊNH NGHĨA một số cụ thể:

- Pháp = bao gồm những cụ thể gì ?

- Vi Trần = Chúng Sinh = SANH = mỗi một sinh mạng [vốn là một chúng sinh pháp .. một chỗ vui của họ] bao gồm những cụ thể gì ?


và chúng ta phải so sánh, quan sát để xem:

- trước khi sinh ra .. và sau khi mỗi "HẠT VI TRẦN" kết thúc .. có gì và còn gì ....

-->> nếu hai món có gì và còn gì trước và sau khi sinh ra của mỗi HẠT VI TRẦN = một chúng sinh mạng mà giống nhau: thì xin CHÚC MỪNG BẠN ... bạn đã KIẾN NHƯ LAI .. hoặc là đã tìm ra CHƠN TÂM để mà tu rùi đó.

Phật đạo tu hành tại tâm. Cho nên, phương pháp tu hành của ĐỆ NHẤT NGHĨA ĐẾ .. khác với phương pháp tu hành của NHỊ. Thiền Tông thì chắc chắn là sử dụng cái CHƠN TÂM đó rùi vì yếu chỉ của Thiền Tông là:

- trực chỉ CHƠN TÂM

--> kiến tánh thành phật.


bạn nghĩ có lý tí nào hông ?


:lol: :lol:
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83

Chào bạn Vo Minh,

Nói hay quá! :icon_winkle: Xin xá bạn một xá! :icon_winkle:

KKT có một câu hỏi muốn hỏi bạn. Bạn viết rằng: "Giác ngộ là tự biết! Tự biết là Chơn biết! Chơn biết là bản giác xưa nay thường hằng biết." Câu hỏi của KKT là: Khi bạn đang "ngủ say không mộng" (1) thì cái Chơn biết đó của bạn có "biết" không. Nếu lúc đó không biết thì tức là cái Chơn biết đó bị "gián đoạn". Bị gián đoạn thì đâu còn "thường hằng" nữa mà bạn bảo là: "Chơn biết là bản giác xưa nay thường hằng biết." ? Cám ơn bạn.

(1) Khi "ngủ say không mộng" thì đương nhiên là không biết gì cả. Ta chỉ biết là ta ngủ say không mộng lúc ta thức dậy và ta nói: "Chà, lúc nãy mình ngủ say quá". Nếu khi đang "ngủ say không mộng" mà "biết" thì lúc đó là đang nằm mơ rồi, không còn là "ngủ say không mộng" nữa mà là "ngủ say mộng". KKT đang hỏi là đang hỏi cái lúc "ngủ say không mộng". :icon_winkle:


:icon_prost:

Phần#1: Tự Biết**"ngủ say không mộng"

Làm sao biết*mình*"ngủ say không mộng"?
Làm sao biết mình không biết**mình*"ngủ say không mộng"?

Tự Biết nói mình không biết mình*"ngủ say không mộng" tức là Tự Biết mình*không biết mình*"ngủ say không mộng" or vice versa..

Có phải khi mình thức giấc ngủ mình Tự Biết tối hôm qua mình có nằm mộng hay không?

Phần#2: Tự Biết*"ngủ say nằm mộng":

Làm sao biết*mình*là mình*"trong mộng"?
Làm sao biết mình không phải*là mình*"trong mộng"?

Có phải mình Tự Biết giấc mộng của mình một cách rõ ràng như thật là mình gặp người đẹp mơ ước bao lâu nay, hay là mình bị ma rượt đuổi phải không?

Phân tích: Tự Biết mình trong mộng chứng tỏ bản giác thường hằng Tự Biết ngay khi ngủ.

Thân ngủ nhưng bản giác không bao giờ ngừng biết.

Dẫn chứng thêm: Khi ngủ bản giác điều hành năm giác quan thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác.

Khi ngủ vẫn thấy sáng hay tối.
Khi ngủ vẫn nghe tiếng.
Khi ngủ vẫn cảm giác nóng lạnh.
Khi ngủ vẫn biết cay đắng ngọt.
Khi ngủ vẫn ngửi mùi thơm, thúi.

Phật ngàn tay, ngàn mắt, ngàn đầu tượng trưng cho bản giác này vậy


Chú Thich: Câu chuyện dưới đây có phải ai đọc xong đều Tự Biết ngay tức khắc tăng sinh nào cũng Tự Biết chỉ có mình nói mình không nói phải không?

Như vậy đừng nói mấy tăng sinh này ngu hay là vô minh. Tánh bát nhã của bản giác thường bất khinh chứng minh không vô minh.

71. Học Im Lặng

Đệ tử phái Tendai thường tập quán tưởng trước khi Thiền được du nhập vào Nhật. Có bốn tăng sinh kết bạn và quyết giữ thanh tịnh trong bảy ngày.

Ngày đầu cả bốn đều im lặng. Việc trầm tư mặc tưởng của họ khởi đầu tốt đẹp, nhưng khi đêm xuống và ngọn đèn dầu tàn dần thì một vị buộc miệng gọi kẻ hầu: "Rót thêm dầu."

Tăng sinh thứ nhì ngạc nhiên khi nghe người thứ nhất lên tiếng. "Chúng ta không nên nói lời nào mới phải," ông phê bình.

"Cả hai vị ngu quá. Tại sao lại nói chuyện?" người thứ ba hỏi.

"Chỉ có tôi là không nói tiếng nào," tăng sinh thứ tư kết luận.



Chú Thich: Câu chuyện dưới đây chứng minh tánh nghe đánh thức Soyen Ngủ Trưa khi sư phụ trở về.
Câu chuyện này cũng chứng minh Tánh bản giác là thường bất khinh của sư phụ xin lỗi bản giác thường bất khinh của Soyen vẫn sáng tỏ thường hằng trong khi thân Ngủ Trưa nằm ngày đơ cáng cuốc.


Ngủ Trưa

Thiền sư Soyen Shaku viên tịch lúc sáu mươi mốt tuổi. Hoàn thành sự nghiệp, ngài để lại một giáo pháp dồi dào hơn bất cứ thiền sư nào khác. Giửa mùa hạ, đồ đệ của ngài thường hay ngủ trưa, và ngài giả tảng lơ nhưng riêng ngài thì không bao giờ chểnh mảng.

Khi mới mười hai tuổi, ngài đã h�c thiền quán giáo pháp phái Tendai. Một buổi trưa hè, khí trời oi ả, cậu bé Soyen duổũi thẳng chân đánh một giấc khi thầy vừa đi khỏi.

Ba giờ sau, cậu chợt thức khi thầy trở vào, nhưng đã muộn. Cậu nằm đơ ra đấy ở ngưỡng cửa.

"Xin thứ lỗi cho, xin thứ lỗi cho," sư phụ của ngài thầm thì, bước cẩn thận qua thân cậu bé như thể là của bậc trưởng thượng.

Sau lần ấy, Soyen không bao giờ ngủ trưa nữa.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Ha ha ha .. bạn đặt câu hỏi này làm ai cũng phải cần ĐỊNH NGHĨA một số cụ thể:

- Pháp = bao gồm những cụ thể gì ?

- Vi Trần = Chúng Sinh = SANH = mỗi một sinh mạng [vốn là một chúng sinh pháp .. một chỗ vui của họ] bao gồm những cụ thể gì ?


và chúng ta phải so sánh, quan sát để xem:

- trước khi sinh ra .. và sau khi mỗi "HẠT VI TRẦN" kết thúc .. có gì và còn gì ....

-->> nếu hai món có gì và còn gì trước và sau khi sinh ra của mỗi HẠT VI TRẦN = một chúng sinh mạng mà giống nhau: thì xin CHÚC MỪNG BẠN ... bạn đã KIẾN NHƯ LAI .. hoặc là đã tìm ra CHƠN TÂM để mà tu rùi đó.

Phật đạo tu hành tại tâm. Cho nên, phương pháp tu hành của ĐỆ NHẤT NGHĨA ĐẾ .. khác với phương pháp tu hành của NHỊ. Thiền Tông thì chắc chắn là sử dụng cái CHƠN TÂM đó rùi vì yếu chỉ của Thiền Tông là:

- trực chỉ CHƠN TÂM

--> kiến tánh thành phật.


bạn nghĩ có lý tí nào hông ?


:lol: :lol:

Bạn từ đâu đến đây?
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Lấy cái tự biết là Chơn.

Còn tất cả cái biết xưa nay từ bên ngoài mà biết là Vọng.

Những cái biết từ bên ngoài như:
Biết từ suy nghĩ là Vọng.
Biết từ học hỏi là Vọng.
Biết từ người khác là Vọng.
Biết từ truyền thống xưa nầy là Vọng.....

Thế nào là cái tự biết? Tự biết là cái biết đầu tiên trước khi suy nghĩ phân biệt.

Tại sao cái biết đầu tiên trước khi suy nghĩ phân biệt là Chơn? Bởi vì đó là cái biết vô phân biệt, vô tâm, vô niệm, vô trụ.

Chứng minh: Khi Huệ Năng nói với Huệ Minh: *"Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, đang khi ấy cái nào là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh?" Huệ Minh ngay đó đại ngộ*(tự biết cái biết đầu tiên trước khi suy nghĩ phân biệt).

Còn những suy nghĩ rằng tu tập thiền làm sao cho định rồi cho là*"Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác" đến muôn đời vẫn không biết tại sao không*"đại ngộ".

Giác ngộ là tự biết! Tự biết là Chơn biết! Chơn biết là bản giác xưa nay thường hằng biết.

Vậy lúc theo nghiệp tái sanh cái tự biết của bạn nó ở đâu mà để bạn lầm lạc?
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
ha ha ha ha ... hỏi câu gì đúng ý ghê ...

Creatio .. ex Nihilo = từ trống rỗng .. tui xuất hiện ..


:lol::lol:

Bạn và trống rỗng xuất hiện đồng thời, hay trống rỗng có trước rồi bạn xuất hiện sau. Cái trống rỗng của bạn với người khác là chung hay riêng?
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha ha ha ... chắc phải lôi câu truyện của TỔ ƯU BÀ CÚC ĐA ra quá ... vì ngài khi phát thệ đi tui .. thì gặp một ông tổ khác và đoạn PHÁP NGỮ của họ như sau:

i. Tổ hỏi :

Ngươi được bao nhiêu tuổi?

Thưa rằng :

- Con được 17 tuổi.

Tổ nói :

- Thân ngươi 17 tuổi hay tánh ngươi 17 tuổi ?

Ngài hỏi lại :

- Đầu thầy đã bạc, vậy là tóc thầy bạc hay tâm thầy bạc.

Tổ bảo :

- Tóc của ta bạc, chẳng phải tâm của ta bạc.

Ngài trả lời:

- Thân con được 17 tuổi, không phải tánh con 17 tuổi.

Đúng là Tóc của người bạc .. chứ TÂM = NHƯ LAI TẠNG vẫn luôn thế ...

và TỰ TÁNH của con người luôn theo dòng chuyển động của TÂM THỨC ... có khi VẬT CHUYỂN .. có KHI TÂM CHUYỂN .. có khi CHUYỂN PHÁP .. có khi PHÁP CHUYỂN ... nhưng cũng vẫn luôn --> THANH TỊNH là gốc đó mà ...





ii. hay câu chuyện PHẬT TÁNH hỏng phân NAM BẮC của LỤC TỔ HUỆ NĂNG thì phải ..

bạn nghĩ sao ?


:lol: :lol:
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
ha ha ha ha ... chắc phải lôi câu truyện của TỔ ƯU BÀ CÚC ĐA ra quá ... vì ngài khi phát thệ đi tui .. thì gặp một ông tổ khác và đoạn PHÁP NGỮ của họ như sau:

i. Tổ hỏi :

Ngươi được bao nhiêu tuổi?

Thưa rằng :

- Con được 17 tuổi.

Tổ nói :

- Thân ngươi 17 tuổi hay tánh ngươi 17 tuổi ?

Ngài hỏi lại :

- Đầu thầy đã bạc, vậy là tóc thầy bạc hay tâm thầy bạc.

Tổ bảo :

- Tóc của ta bạc, chẳng phải tâm của ta bạc.

Ngài trả lời:

- Thân con được 17 tuổi, không phải tánh con 17 tuổi.

Đúng là Tóc của người bạc .. chứ TÂM = NHƯ LAI TẠNG vẫn luôn thế ...

và TỰ TÁNH của con người luôn theo dòng chuyển động của TÂM THỨC ... có khi VẬT CHUYỂN .. có KHI TÂM CHUYỂN .. có khi CHUYỂN PHÁP .. có khi PHÁP CHUYỂN ... nhưng cũng vẫn luôn --> THANH TỊNH là gốc đó mà ...





ii. hay câu chuyện PHẬT TÁNH hỏng phân NAM BẮC của LỤC TỔ HUỆ NĂNG thì phải ..

bạn nghĩ sao ?


:lol: :lol:

Câu hỏi của Vnbn là hỏi mở, đáp án chắc thật không thể bằng lý luận, lý luận có thể giúp ta phủ định con đương sai. Ta bỏ tất cả con đường sai. Cứ thế mà đi sẽ đến nơi hội tụ cùng chư Phật, trước mắt có thể nhiều khổ ải nhưng chắc chắn sẽ được niếm vị cam lồ. Khi đó đích thực là vị vô ngôn.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
Câu hỏi của Vnbn là hỏi mở, đáp án chắc thật không thể bằng lý luận, lý luận có thể giúp ta phủ định con đương sai. Ta bỏ tất cả con đường sai. Cứ thế mà đi sẽ đến nơi hội tụ cùng chư Phật, trước mắt có thể nhiều khổ ải nhưng chắc chắn sẽ được niếm vị cam lồ. Khi đó đích thực là vị vô ngôn.

Ha ha ha ha.. bạn VNBN ơi:

thiệt ra .. để tui đặt thử một câu hỏi cho chúng ta cùng suy nghĩ chơi:

- nếu TÂM TUI đang buồn khổ vì "một chuyện gì đó BẤT THƯỜNG" xảy ra .. công việc chả hạn .. .vậy tui phải làm gì để CHUYỂN ĐƯỢC CÁI TÂM "VẬT" đang buồn khổ đó ?


tất cả thế gian

lầm mình là vật

bỏ mất TÂM, TÁNH

nếu BIẾT CHUYỂN VẬT

thì đông với NHƯ LAI

thân tâm viên mãn, sáng suốt

nơi đạo trường bât động đó,

dù là cọng cây ngọn cỏ

cũng ngầm chứa --> THẬP PHƯƠNG QUỐC ĐỘ
- Thủ Lăng Nghiêm

** chẳng phải kinh THỦ LĂNG NGHIÊM nói NHƯ LAI TÀNG .. làm ra tất cả mọi hiện tượng, vạn tượng sao ??


cho nên phải biết cách TỪ CÁI TRỐNG RỖNG ĐÓ .. làm nên ... các TƯỢNG mới được .. bởi vì

- KIẾN TÁNH TẠI DỤNG "CHƠN TÂM" là nghĩa đó ..

-->> cho nên ý nghĩa của TỪ TRỐNG RỖNG = VẠN VẬT XUẤT HIỆN .. chính là CÁI ĐẠI DỤNG "của CÁI TRỐNG RỖNG" .. làm nên hiện tượng VẠN PHÁP ...


và vì đó mới có những thầy pháp chứ ..

phải hông bạn VNBN ?



** với lại theo tui .. tu phương pháp nào .. .mà từ từ phát hiện ra từng món từng cõi trong mí chục món này mới là THỨ THIỆT NÈ... Thầy Quyền Admin đang đăng trong Kinh Đại Niết Bàn đó

Được Vô cấu tam muội, phá vỡ cõi địa ngục.
Được Bất thối tam muội, phá vỡ cõi súc sanh.
Được Tâm lạc tam muội, phá vỡ cõi ngạ quỷ.
Được Hoan hỉ tam muội, phá vỡ cõi A tu la.
Được Nhật quang tam muội, phá vỡ cõi Đông thắng thần châu.
Được Nguyệt quang tam muội, phá vỡ cõi Tây ngưu hóa.
Được Nhiệt diệm tam muội, phá vỡ cõi Bắc câu lô.
Được Như huyển tam muội, phá vỡ cõi Nam diêm phù đề.
Được Nhất thiết pháp bất động tam muội, phá vỡ cõi Tứ thiên vương thiên.
Được Tồi phục tam muội, phá vỡ cõi Đao lợi thiên.
Được Duyệt ý tam muội, phá vỡ cõi Diệm ma thiên.
Được Thanh sắc tam muội, phá vỡ cõi Đâu xuất thiên.
Được Huỳnh sắc tam muội, phá vỡ cõi Hóa lạc thiên.
Được Xích sắc tam muội, phá vỡ cõi Tha hóa tự tại thiên.
Được Bạch sắc tam muội, phá vỡ cõi Sơ thiền thiên.
Được Chủng chủng tam muội, phá vỡ cõi Đại phạm thiên vương.
Được Phong tam muội, phá vỡ cõi Nhị thiền.
Được Lôi tam muội, phá vỡ cõi Tam thiền thiên.
Được Chú võ tam muội, phá vỡ cõi Tứ thiền thiên.
Được Như hư không tam muội, phá vỡ cõi Vô tưởng thiên.
Được Chiếu kính tam muội, phá vỡ cõi Tịnh cư ngũ bất hoàn thiên.
Được Vô ngại tam muội, phá vỡ cõi Không vô biên xứ thiên.
Được Thường tam muội, phá vỡ cõi Thức vô biên xứ thiên.
Được Lạc tam muội, phá vỡ cõi Vô sở hữu thiên.
Được Ngã tam muội, phá vỡ cõi Phi tưởng, phi phi tưởng xứ thiên.

Đấy gọi là Bồ tát chứng được hai mươi lăm thứ tam muội, phá vỡ tan hai mươi lăm cõi.

:lol: :lol:
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Ha ha ha ha.. bạn VNBN ơi:

thiệt ra .. để tui đặt thử một câu hỏi cho chúng ta cùng suy nghĩ chơi:

- nếu TÂM TUI đang buồn khổ vì "một chuyện gì đó BẤT THƯỜNG" xảy ra .. công việc chả hạn .. .vậy tui phải làm gì để CHUYỂN ĐƯỢC CÁI TÂM "VẬT" đang buồn khổ đó ?


tất cả thế gian

lầm mình là vật

bỏ mất TÂM, TÁNH

nếu BIẾT CHUYỂN VẬT

thì đông với NHƯ LAI

thân tâm viên mãn, sáng suốt

nơi đạo trường bât động đó,

dù là cọng cây ngọn cỏ

cũng ngầm chứa --> THẬP PHƯƠNG QUỐC ĐỘ
- Thủ Lăng Nghiêm

** chẳng phải kinh THỦ LĂNG NGHIÊM nói NHƯ LAI TÀNG .. làm ra tất cả mọi hiện tượng, vạn tượng sao ??


cho nên phải biết cách TỪ CÁI TRỐNG RỖNG ĐÓ .. làm nên ... các TƯỢNG mới được .. bởi vì

- KIẾN TÁNH TẠI DỤNG "CHƠN TÂM" là nghĩa đó ..

-->> cho nên ý nghĩa của TỪ TRỐNG RỖNG = VẠN VẬT XUẤT HIỆN .. chính là CÁI ĐẠI DỤNG "của CÁI TRỐNG RỖNG" .. làm nên hiện tượng VẠN PHÁP ...


và vì đó mới có những thầy pháp chứ ..

phải hông bạn VNBN ?



** với lại theo tui .. tu phương pháp nào .. .mà từ từ phát hiện ra từng món từng cõi trong mí chục món này mới là THỨ THIỆT NÈ... Thầy Quyền Admin đang đăng trong Kinh Đại Niết Bàn đó

Được Vô cấu tam muội, phá vỡ cõi địa ngục.
Được Bất thối tam muội, phá vỡ cõi súc sanh.
Được Tâm lạc tam muội, phá vỡ cõi ngạ quỷ.
Được Hoan hỉ tam muội, phá vỡ cõi A tu la.
Được Nhật quang tam muội, phá vỡ cõi Đông thắng thần châu.
Được Nguyệt quang tam muội, phá vỡ cõi Tây ngưu hóa.
Được Nhiệt diệm tam muội, phá vỡ cõi Bắc câu lô.
Được Như huyển tam muội, phá vỡ cõi Nam diêm phù đề.
Được Nhất thiết pháp bất động tam muội, phá vỡ cõi Tứ thiên vương thiên.
Được Tồi phục tam muội, phá vỡ cõi Đao lợi thiên.
Được Duyệt ý tam muội, phá vỡ cõi Diệm ma thiên.
Được Thanh sắc tam muội, phá vỡ cõi Đâu xuất thiên.
Được Huỳnh sắc tam muội, phá vỡ cõi Hóa lạc thiên.
Được Xích sắc tam muội, phá vỡ cõi Tha hóa tự tại thiên.
Được Bạch sắc tam muội, phá vỡ cõi Sơ thiền thiên.
Được Chủng chủng tam muội, phá vỡ cõi Đại phạm thiên vương.
Được Phong tam muội, phá vỡ cõi Nhị thiền.
Được Lôi tam muội, phá vỡ cõi Tam thiền thiên.
Được Chú võ tam muội, phá vỡ cõi Tứ thiền thiên.
Được Như hư không tam muội, phá vỡ cõi Vô tưởng thiên.
Được Chiếu kính tam muội, phá vỡ cõi Tịnh cư ngũ bất hoàn thiên.
Được Vô ngại tam muội, phá vỡ cõi Không vô biên xứ thiên.
Được Thường tam muội, phá vỡ cõi Thức vô biên xứ thiên.
Được Lạc tam muội, phá vỡ cõi Vô sở hữu thiên.
Được Ngã tam muội, phá vỡ cõi Phi tưởng, phi phi tưởng xứ thiên.

Đấy gọi là Bồ tát chứng được hai mươi lăm thứ tam muội, phá vỡ tan hai mươi lăm cõi.

:lol: :lol:
Vnbn học tập và nghiên cứu , đến nay không thấy đâu là trống rỗng, cũng chả thấy cái gì là như lai tạng, ... tất cả chỉ là như vậy. Không cao không thấp, không hơn thua, không được mất. Học Phật Pháp là để buông xả tất cả trong cuộc sống hàng ngày. Trong cuộc sống mà hờn giận, còn ganh tị, còn hơn thua, ta cao người thấp,... thì càng phải kiên trì tu tập. Lâu ngày dài tháng cái gì được ta ca ngợi tôn vinh nó sẽ ở lại với ta, cái gì đã bị phát hiện là giả dối dần dần sẽ bị chuyển hóa mất. Nhưng phải kiên trì ngay cả khi đang trút hơi thở cuối cùng vĩnh biệt.

Hôm nay, vnbn nói dai quá.

Trên đời dưới đất, cao nhân hữu hình, vô hình đầy rẫy, Đạo Pháp không có chuyện thất truyền. Chỉ do hành động và tâm tư mỗi chúng ta chiêu cảm đến. Kinh nghiệm của vnbn là dù trong bất kì hoàn cảnh nào, đúng hay sai, khổ hay vui, không bao giờ buông bỏ con đường Phật Pháp, đó là huệ mạng, bỏ nó sẽ mãi trầm luân trong biển vô minh.

Thấm thía KHỔ, VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ đi, đạo pháp không cầu mà đạt, không phải do lời nói và cảm nhận suông mà được. Ngoài thánh nhân ra, phàm phu chúng ta phải thấm cái Khổ thì cái Đạo nó mới thật sự đến. Dân gian có câu, chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, cũng ngầm ý như thế.

 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
Vnbn học tập và nghiên cứu , đến nay không thấy đâu là trống rỗng, cũng chả thấy cái gì là như lai tạng, ... tất cả chỉ là như vậy. Không cao không thấp, không hơn thua, không được mất. Học Phật Pháp là để buông xả tất cả trong cuộc sống hàng ngày. Trong cuộc sống mà hờn giận, còn ganh tị, còn hơn thua, ta cao người thấp,... thì càng phải kiên trì tu tập. Lâu ngày dài tháng cái gì được ta ca ngợi tôn vinh nó sẽ ở lại với ta, cái gì đã bị phát hiện là giả dối dần dần sẽ bị chuyển hóa mất. Nhưng phải kiên trì ngay cả khi đang trút hơi thở cuối cùng vĩnh biệt.

Hôm nay, vnbn nói dai quá.


ha ha ha ha .. bạn VNBH biết hông .. nếu hôm nay gặp mặt thì ôm một cái bắt tay nhau một cái rùi .. vì chúng ta đang MỞ LÒNG: theo tui .. học phật lý cần có những giây phút như vậy .. thì con đường học nó sẽ "RỘNG THÊNH THANG"

tui nhìn thấy được cái "KIÊN TRÌ" trong lòng bạn .. xin lỗi hông quote lại hết lời bạn nói vì tui sợ "THẦY MUỐN TIẾT KIỆM DUNG LƯỢNG" ... và tui biết cái kiên trì đó không dứt đâu:

nhưng đối với vấn đề DIỆT KHỔ: thì có lẽ .. "NHẬN DIỆN" được những "VẬT LIỆU" thoát khổ mà Phật Thích Ca đã từng sử dụng rùi .. lại nhận ra "cái nơi, cái lúc THÂN KIẾN" được hình thành ở trong tâm = làm ra cái TA .. tức là hiện tượng LY "CHƠN TÂM"

và từ đó .. khi nhận ra rùi .. sẽ tự nhiên "TỰ MÌNH" có thể thí nghiệm rất nhiều cách để "KHÔNG CÒN LY CHƠN TÂM" nữa ... như vậy gọi là "NHẬP DÒNG" tức là THÁNH QUẢ thứ nhất của PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY


vì vậy ... tui trình bày một số vật liệu dùng để đoạn trừ KIẾT SỬ ĐẦU TIÊN trước:


i. phải nhìn thấy hiện tượng:

TÂM đi tới CẢNH: tiếp xúc với CẢNH . từ đó .. sinh ra XÚC, THỌ .. ÁI THỦ HỮU = và khi cái BỘ BA nhứt là HỮU đã hình thành đầy đủ rùi .. thì sẽ sinh ra cái gọi là "MỘT CÁI TA"


thí dụ: tui quen một cô gái .. ngày đó bé còn nhỏ chỉ theo "ANH" học làm thơ .. hỏi bài .. học hỏi điều hay điều lạ .. cũng không hề nghĩ cả hai sau này sẽ yêu nhau .. nhưng 6 năm sau .. chúng tôi yêu nhau thiệt và thành vợ thành chồng ...

bi giờ .. dần đần CÔ GÁI ẤY .. trở thành VỢ CỦA TUI ...

chúng tôi cùng xây dựng một căn nhà: của TUI

cùng có hai đứa con .. cũng là: CỦA TUI

thì đứng trên hiện tượng "THÂN KIẾN" .. thì đó là một "CẢNH LỚN" thiệt là lớn ... Vi Diệu Pháp phân rõ: hiện tượng "THÂN LẬP" bằng CẢNH LỚN và CẢNH NHỎ .. và trạng thái "THÂN LẬP" bằng cảnh lớn khác, và trạng thái "THÂN LẬP" bằng cảnh nhỏ khác ..

sở dĩ đó là CẢNH LỚN vì tui nghĩ cái "NĂNG CẢNH .. và CẢNH NĂNG" này nó chiếm chắc cỡ .. gần như là bảy chục phần trăm của đời sống: thời gian .. và suy tư mỗi ngày của tui rùi ..

cho nên .. đó là một "THÂN KIẾN" của tui ...


Kinh Bát Đạt Nhân Giác nói:

thế gian vô thường

quốc độ nguy thúy [một quốc độ được hình thành .. là do "CON NGƯỜI" = cái TA được hình thành trước ... TÂM CÓ --> QUỐC ĐỘ SINH --> THẾ GIỚI cho TÂM ĐÓ SINH]

tứ đại [sự hiện diện ngắn dài của cái tâm đó, thân kiến đó .. làm nên SẮC TỨ ĐẠI .. cho nên SẮC TỨ ĐẠI của cái gọi là THÂN KIẾN GIA ĐÌNH lớn lắm ]

ngũ ấm [cái thân được hình thành bởi cảnh đó .. sẽ có "CÁI ẤM" RIÊNG TƯ, RIÊNG BIỆT .. tuy cũng vẫn cảnh gia đình vợ chồng như bao người khác .. nhưng cái gì riêng tư đó vẫn hình tành trong tâm ]

nhưng chúng ta tạm gác đó qua một bên, nhìn lại cái "TẬP KHÍ" sinnh ra cái "THÂN KIẾN ĐÓ":

i. Nếu Tập Khí sinh ra tâm đó là các tâm CÕI DỤC ... thì chúng ta ai cũng biết rùi .. thường khi "CẢNH LỚN" TẬN .. thậm chí nhiều khi CẢNH NHỎ XÍU như hạt mè tận: như chuyện bâng quơ gì đâu .. cũng nhận là ta

--> thế là các nhân vật ở CÕI DỤC thường đi vào BẾ TẮC ... họ không biết TÂM là gì .. dùng tâm ra sao để thoát khỏi CẢNH KHỔ của TÂM .. và cũng không biết là bao lâu mới hết khổ .. chùng nào mới hết khổ ..

chứ còn PHẬT THÍCH CA ổng phân biệt TẬP KHÍ bằng DANH/SẮC .. nhìn thấy sự hình thành sinh khởi của chúng .. và hiểu rõ thời gian không gian làm nên tập khí

ổng cũng có vật liệu giác ngộ đem ra xài .. mà biết hay chắc chắn ước lượng thời gian và không gian .. đo lường được tác dụng và hiệu quả làm tan rã tập khí đó

nên cái THẤY của PHẬT THÍCH CA này --> chính là "TÚC MẠNG MINH"

- ngài nhìn thây những tiền thân trong quá khứ .. nhìn thấy kinh nghiệm cái khổ cái bế tắc của những thân đó .. và ngài "DÙNG ĐÓ" đúc kết lại những cái THẤY thành tinh anh .. tinh túy để diệt khổ .. và còn khám phá ra nguyên nhân cái khổ đó lập tường tận .. mạch lạc ... vì vậy mà gọi là TÚC MẠNG MINH


bởi vì khi nói tới CỤ THỂ: thì đương nhiên cái CỤ THỂ phải "TINH TƯỜNG" mạch lạc rõ ràng... phải không bạn ??




thông thường .. những nhân vật này lúc BẾ TẮC có hai trường hợp:

- căn tánh họ có chút lợi hại .. tuệ căn .. và họ chọn con đường thay đổi tập khí luôn

- hai ..họ châp nhận hiện thực ..đau khổ một thời gian .. làm lại từ đầu .. "và TẬP KHÍ" đó .. thường cũng ý chang vậy .. có nhiều khi nó chuyển xuống trầm trọng hơn .. nhưng thông thường nó chuyển lên .. lần sau đụng chuyện có kinh nghiệm hơn lần này một tí


như vậy .. đó là những TÂM VƯƠNG CÕI DỤC .. và các TÂM SỞ BẤT THIỆN ... bởi vì dòng "TẬP KHÍ" bất thiện này nó tồn tại

** CHÂN LÝ PHẢI LÀ CỤ THỂ .. tui nghĩ khi chúng ta mở lòng với nhau rùi .. con đường học hỏi phật lý sẽ thênh thang lắm ... và một khi bạn hiểu được VẬT LIỆU GIÁC NGỘ mà Phật Thích Ca đã từng sử dụng .. tui nghĩ .. chắc tui cũng có rất nhiều điều hay học từ bạn luôn .. bởi vì hồi xưa tui thấy các vị bồ tát, đệ tử .. tôn giả, phật .. họ thường hay NGỒI CHUNG VỚI NHAU .. MỖI NGƯỜI TRÌNH BÀY PHƯƠNG PHÁP và CÁCH THỨC DIỆT KHỔ của họ ..

-->> cái đó mới là "ĐẠI VIÊN" CẢNH TRÍ ... cái cảnh mà ai cũng thấy .. là vui vẻ ... bởi vì "AI CŨNG THẤY VIÊN NGỌC" = và những VIÊN NGỌC trong áo từng vị đó .. VIÊN NÀO CŨNG LÀ = VIÊN TÁNH GIÁC .. cho nên khung cảnh đó gọi là "ĐẠI VIÊN"


bạn VNBN nghĩ có lý không ?


:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha ha ha .. bạn VNBN nè:

bi giờ chúng ta xem thử một đoạn kinh TRƯỜNG BỘ I, Kinh Tu Bà:

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy,

Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đưa đến lậu tận trí.


Vị ấy tuệ tri như thật: "Ðây là khổ",

Tuệ tri như thật: "Ðây là nguyên nhân của khổ",

tuệ tri như thật: "Ðây là sự diệt khổ",

tuệ tri như thật: "Ðây là con đường đưa đến diệt khổ",

tuệ tri như thật: "Ðây là những lậu hoặc",

tuệ tri như thật: "Ðây là nguyên nhân của lậu hoặc",

tuệ tri như thật: "Ðây là sự diệt trừ các lậu hoặc",

tuệ tri như thật: "Ðây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc",


nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy,

tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự biết: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết: "Sanh đã diệt, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa". Ðó là trí tuệ của vị ấy.


như vậy chúng ta có thể theo tuần tự liệt kê những món "CẦN PHẢI BIẾT" để cho lậu tận, diệt khổ chứ


i. Chơn Tâm

ii. nhìn thấy KHỔ ... khổ bởi cảnh gì .. TA là những thọ gì ? .. ái gì ? .. xúc gì với cảnh ? ... thủ gì ? .. hữu gì ? ... NĂNG CẢNH là gì ? ... và CẢNH NĂNG là gì ?

iii. nhìn thấy nguyên nhân của khổ: mà ủa .. phải hỏi tại sao TA KHỔ luôn ... khi cảnh diệt .. trong lòng trống vắng cảnh gì đó quá, hỏng biết làm gì ? .. tự ái bởi vì sợ người ta biết thì quê ? .. sân hận, tức tối người làm cảnh đó diệt chả hạn ?

iii. và đưa ra phương pháp DIỆT KHỔ ... THANH TỊNH ĐẠO là con đường

- con đường chúng ta chọn bắt buộc dù ngắn, dù dài .. cũng phải đặt "THANH TỊNH" lên hàng đầu ..thì con đường đó mới là THANH TỊNH ĐẠO ... phải không ?

thí dụ: nếu không đặt THANH TỊNH lên thành căn nguyên hàng đầu .. thì giả như chúng ta cho rằng nguyên nhân khổ là do một người gây ra .. rùi đi gây chiến vơi người đó .. lỡ gặp phải đối thủ hỏng nhẹ hoặc thù oán còn sâu hơn .. rùi sẽ lâm vào cảnh trí: MUỐN TỊNH .. hóa thành CHIẾN HOÀI HỎNG DỨT .. nhưng chúng ta coi phim ảnh, phim tàu chả hạn .. thấy những cảnh thù OÁN vì những nỗi khổ "KHÔNG ĐÂU" = toàn là CẢNH NHỎ .. kéo dài làm nên khổ chồng thêm khổ ..hỏng biết kể sao cho hết

-->> cho nên .. ở DỤC GIỚI là cái chỗ "THÂN KIẾN" thường gây ra những CÁI KHỔ ..."BẤT TẬN" ... OÁN THÙ thường chất thành khối lắm ...



vì vậy ... phương pháp đối đãi với KHỔ do CẢNH .. hay "VI TRẦN" = VÔ THƯỜNG .. hay .. TA = VÔ THƯỜNG .. chúng ta có thể CỤ THỂ được mà ...


nếu chúng ta ai cũng tới cái "KHỔ" một cách mạch lạc .. minh triết như vậy .. tui nghĩ "VỊ TÔN SƯ" truyền đạt kinh nghiệm giác ngộ này .. đúng là hỏng uổng thời gian và tâm huyết của ngài đã chỉ dạy thật là cặn kẽ .. và luôn luôn tỉ mỉ .. nhẫn nại cầm tay .. nắm tay từng tỳ kheo, từng đệ tử đến với ngài ..


bạn VNBN thấy có lý không ?


*** À nhân tiện bạn cũng là MOD .. nếu bạn có nghe ngóng gì thấy nói tui sử dụng "DUNG LƯỢNG" nhiều quá .. xin bạn cứ nói cho tui biết .. để tui xóa bớt những gì tui đã viết ... lời đã nói ra .. đâu cần giữ lại .. "CÁI THAY ĐỔI" được trong tâm hồn mới là đáng quý ... xin cám ơn bạn trước luôn ..


:lol: :lol:
 

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên