Chú giải chuyện:Ngạ quỷ "phước điền"

NA TIÊN

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 11 2006
Bài viết
423
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Trích Chú giải Bộ Phân tích:
CHƯƠNG: MÃNG XÀ PHẨM
[Uragavagga]



I.1 Chú giải chuyện ngạ quỉ “PHƯỚC ĐIỀN”
[Khettūpamāpetavatthuvaṇṇā]

Đang khi lưu lại tại điểm ‘Cho Sóc Ăn’ tại Khu Rừng Trúc trong thành Rājagaha, Đức Phật đã thuật lại[1] chuyện kể liên quan đến một Ngạ Quỉ trước kia là con trai của một thương gia giàu có.

Người ta kể lại rằng trong thành Rājagaha có một thương gia rất giàu có, sở hữu một tài sản kếch xù, có rất nhiều của cải, có nguồn vật chất rất dồi dào và vô số kotis[2] tài sản tích lũy được. Chính vì ông ta có được số tài sản to lớn như vậy, thế nên đơn giản ông nổi tiếng với tên gọi là Mahadhana-setthi (Đại Trượng Phu)[3]. Ông chỉ có cậu con trai duy nhất là người ông rất yêu mến và chiều chuộng. Khi cậu con trai đến tuổi trưởng thành cha mẹ suy nghĩ, ‘ Nếu con trai ta có tiêu xài một ngàn đồng tiền mỗi ngày, cả trăm năm sau số tài sản ta tích lũy được cũng không thể cạn kiệt. Hãy để con ta hưởng những gì ta có được tùy thích chẳng cần bắt con trai chúng ta phải nhọc thân mệt trí học hành một nghề kiếm sống làm chi.’ Họ chẳng bắt cậu học một nghề gì và khi cậu đã đến tuổi lập gia đình họ đã cưới cho cậu một cô dâu thuộc gia đình tốt, trẻ trung được phú cho một sắc đẹp và hấp dẫn lạ lùng, nhưng nàng rất lôi cuốn và chểnh mảng những việc siêu nhiên. Khi chàng hưởng thụ tình yêu với nàng, chẳng bao giờ chàng đề ra cho dù chỉ một suy nghĩ gì về Phật Pháp cả và hai đứa đã bị các vị sa môn và các vị bà la môn và những người vị vọng trong thành bất kính và vây quanh vô số những kẻ bất lương. Chàng trai đã thụ hưởng khoái cảm và gắn kết mật thiết với ngũ giác tham dục, mù quáng, cuồng nhiệt theo đuổi dục lạc. Và chàng đã trải qua quãng thời gian của mình như vậy.

Khi cha mẹ chàng qua đời, cậu ta đã lãng phí hết tài sản cho người gái nhẩy và ca sĩ sử dụng để thỏa lòng sung sướng. Chẳng bao lâu sau số tài sản đó đã bị mất sạch nhưng cậu vẫn cứ xoay sở kiếm sống bằng cách vay mượn. Khi cậu không thể vay mượn được nữa và bị các con nợ thúc bách đòi thanh toán nợ nần. Chàng đã đưa cho họ mảnh đất trồng tỉa và cả ngôi nhà cậu đang ở... và cư trú trong một cơ sở từ thiện trong cùng thành phố đó, cậu ăn bất kỳ thứ gì kiếm được sau khi đã rảo quanh khất thực khắp nơi trong tay cầm chiếc tô.

Một ngày kia có một số tên trộm tụ lại nói với cậu, “Coi kìa chàng trai trẻ, tại sao cuộc sống của cậu lại ra nông nỗi này? Cậu đang còn trẻ [4] và lại có sức khoẻ tốt, nhanh nhẹn và có khả năng. Tại sao lại sống như người cụt chân cụt tay vậy? Nào lại đây! bằng cách theo chúng ta đi ăn trộm, chàng có thể lấy lại của cải của người khác và sống cuộc đời trong an nhàn tiện nghi sung sướng.’ ‘Tôi không biết ăn trộm,’ cậu đáp lại. “Tốt thôi” chúng ta sẽ dạy cậu phải làm gì cậu chỉ cần thực hiện những gì chúng ta chỉ cho.’ Mấy tên trộm nói, “Được rồi.” Cậu đồng ý và đi theo bọn chúng, mấy tên cướp dúi vào tay cậu một chiếc gậy to, bảo đột nhập vào căn nhà và khi chúng cũng vào theo, chúng đặt cậu ta đứng ngay lối đi phụ dặn rằng, “Nếu thấy bất kỳ kẻ nào chạy đến đây, dùng cây gậy này đánh cho đến chết, “Mù mắt vì si mê và dại dột và chẳng còn phân biệt điều tốt điều xấu, cậu đứng đó nhìn quanh xem có người nào tiến lại gần chăng. Đang khi đó mấy tên trộm đột nhập vào căn nhà và lấy đi bất kỳ điều gì chúng có thể tra tay và chạy trốn đi khắp tứ phía. Ngay khi chúng bị phát hiện đang xuất hiện trong căn nhà đó, người chủ nhà trổi dậy chạy rất nhanh và tìm kiếm[4] khắp nơi, họ nhìn thấy cậu đang đứng ngay tại cửa ngạch là nơi những tên trộm đã đột nhập vào trong nhà. “Đây rồi đồ ăn trộm xấu xa!’ bọn họ gào lên và túm cổ hắn và lấy ngay chiếc gậy to tướng đập lên đầu lên tay chân cậu ta. Họ đã dẫn cậu ta đến trình diện nhà vua nói rằng, “Tâu bệ hạ, đây là tên trộm đã bị tóm ngay tại lối nghách trong nhà chúng tôi.” “Hãy chặt đầu hắn đi,” nhà vua ra lệnh cho lính canh thành phố, “tuân lệnh, tâu bệ hạ.” Lính canh lên tiếng và túm lấy cánh tay hắn ta trói ra đàng sau, với một vòng hoa Kanavira mầu đỏ[5] buộc vào cổ hắn và đổ đầy bụi gạch[6] lên đầu hắn, rồi đánh túi bụi bằng roi da trên đường dẫn đến đoạn đầu đài dọc theo những lối đi có tiếng trống[7] sử tử khua vang, hắn bị dẫn đi hết con đường này tới con đường khác, băng qua hết ngã ba này đến ngã ba khác, trong tiếng hô hào vang dội. “Đây là tên cướp đã bị tóm trong thành phố!”

Bấy giờ trong thành phố đó có một nàng gái điếm tên là Sulasā đang đứng trên ban công lâu đài và nhìn thấy hắn bị lôi đi xử tử như vậy. Thông qua quá khứ cô ta đã quen biết hắn, lòng thương xót đối với hắn nổi lên trong nàng nghĩ rằng, “Người này đã được hưởng biết bao nhiêu phồn vinh phú quí trong thành phố này giờ đây lại phải trải qua nỗi bất hạnh khủng khiếp như vậy và phải chịu cảnh ngộ khốn nạn đến thế!’ Nàng liền đưa cho chàng một ít bánh ngọt và nước uống và yêu cầu lính canh thông báo, “ Xin các ngài hãy dừng chân lại đôi chút [5] cho đến khi gã đàn ông này ăn xong mấy miếng bánh và uống hết chén nước này.’ Bấy giờ trong khoảng thời gian sự việc diễn ra, có trưởng lão Mahāmoggalāna đã nhận ra cảnh ngộ của cậu ta khi ngài dùng thiên nhãn[8] dò xét cõi thế gian, tâm trí ngài thương cảm do lòng từ mẫn và suy nghĩ rằng, “Người này đã không làm bất kỳ phước báu nào, mà chỉ làm những nghiệp bất thiện. Vì thế cho nên hắn phải xuất hiện nơi hỏa ngục. Nhưng nếu ta đến gặp hắn tại đó mà hắn lại cho ta ăn số bánh ngọt và uống chén nước kia, hắn sẽ xuất hiện nơi các chư thiên[9] nơi cõi thế gian này. Quả là điều tốt lành nếu như ta có thể giúp được chàng.’Và ngài xuất hiện trước gã đàn ông đó khi bánh ngọt và nước được đem tới cho hắn.’ Khi thấy vị trưởng lão hắn suy nghĩ với lòng thành kính trong lòng. “Đối với ta ăn những bánh ngọt này và uống ly nước này có lợi ích gì, đàng nào ta cũng phải chết? Nhưng những thứ này có thể trở thành lương thực ăn đàng cho kẻ nào đi vào thế giới bên kia.’ Thế rồi hắn truyền đưa bánh ngọt và ly nước cho vị trưởng lão. Với mục tiêu gia tăng lòng tịnh tín nơi anh ta, vị trưởng lão[10] đã đến ngồi ngay vị trí hắn đã nhìn thấy ngài và ăn bánh ngọt, uống nước rồi ra đi. Những tên đao phủ dẫn hắn đến đoạn đầu đài và chặt đầu hắn. Cho dù cậu ta đáng được tái sanh nơi cõi[11] Devaloka thù thắng nhờ phước báu cậu đã làm cho trưởng lão với tịnh tín đối với trưởng lão Moggallāna, là phước điền vô song khi cậu nghĩ rằng, “Chính nhờ có nàng Sulasā mà ta mới có được phước báu này.’ Những ý nghĩ của câu vào lúc lâm chung đã lấm nhơ bằng những cảm thọ yêu mến [12] đối với Sulasā và chính vì thế cậu đã tái sanh nơi cõi thấp hơn, xuất hiện như là một thần mộc trong một cây đa cổ thụ[13] giữa một khu rừng rậm trên đỉnh núi đầy bóng râm mát.

Người ta kể lại rằng, nếu ở tuổi thanh xuân mà cậu làm việc chăm chỉ và chăm sóc đến gia hệ của mình, thì chắc chắn cậu sẽ trở nên một người tối thắng trong số những nhà lái buôn giàu có trong thành phố này, ngược lại nếu như ở vào tuổi trung niên, cậu ta sẽ trở nên những thương nhân giàu có bậc trung và nếu vào tuổi già hẳn cậu sẽ được vào số những thương nhân loại thấp. Tuy nhiên, nếu trong tuổi thanh xuân, chàng trai đó đã xuất gia thì hắn có thể trở thành một vị A-la-hán, ngược lại nếu ở vào tuổi trung niên cậu có thể trở thành một vị bất lai, hay là một vị nhất lai, và nếu trong tuổi già thì cậu có thể trở thành một người nhập lưu.[14]Nhưng họ đã nói rằng thông qua cách kết bạn với những kẻ bất lương cậu ta đã trở nên bất nhã và đã nhận được phẩm hạnh bất thiện và trác táng với các mụ đàn bà và đã ăn uống với họ. Do đó đến thời gian ấn định hắn đã mất hết của cải và lâm vào cảnh cùng cực lớn lao đến như vậy.

[6]Thế rồi sau này chàng ta nhìn thấy Sulasā đang đi vào công viên. Tràn trề dục vọng và uớc muốn thoả mãn, chàng đã khiến cho nàng choáng ngợp mờ cả mắt,[15] chàng đã đưa nàng vào chính cõi của chàng và sống thân mật trong đó trong suốt bảy ngày và rồi tỏ lộ danh tính của chàng cho nàng biết. Vì không thể gặp lại được nàng nữa, mẹ nàng đã đi lang thang khắp nơi than khóc thảm thiết. Khi dân chúng nhìn thấy bà, họ nói rằng: “Trưởng Lão Mahāmoggallāna đáng kính, người có các phép thần thông và vẻ oai lực hiếm thấy. Rất có thể ngài đã biết con gái của bà đang ở đâu. – bà nên đến ngài mà hỏi xem sao’ “Tốt lắm, hỡi thần dân tốt lành” bà ta lên tiếng trả lời lại và tiến đến gặp vị trưởng lão và hỏi ngài về sự việc đó. Vị trưởng lão nói, “Bà sẽ được gặp lại con gái đang ngồi trong mé góc hội trường khi Đức Phật còn đang diễn giải Phật Pháp trong thiền viện Mahāvihāra[16] trong Khu Rừng Trúc trong suốt bảy ngày kể từ lúc đó’. Thế rồi Susalā nói với vị Devaputta rằng, “Đối với tôi cư trú nơi cõi của ngài thật không thích hợp chút nào; hôm nay là ngày thứ bảyvà mẹ tôi đã không thể nhìn thấy tôi, bà sẽ vô cùng buồn bã và sầu khổ. Thưa chư thiên cảm phiền đưa tôi trở lại với mẹ và khi Đức Phật còn đang diễn giải Phật Pháp trong Khu Rừng Trúc và để nàng ở mé góc hội trường rồi đứng nấp trong đó khiến nàng không thể nhìn thấy. Thế rồi chúng sanh nhìn thấy Sulasā xuất hiện liền nói rằng, “Hỡi Sulasā yêu, con đi đâu trong mấy ngày qua?” Mẹ nàng đã không nhìn thấy nàng và đã trở nên quá bồn chồn lo lắng và sầu khổ giống như người mất trí, nàng nói với người thanh niên đã theo đuổi những việc làm bất thiện trên đường đi đó và đã không thực hiện phước báu bao giờ lại có thể tái sanh thành một chư thiên? Sulasā đáp lại, “Chàng đã dâng cho vị trưởng lão đáng kính Mahāmoggallāna những chiếc bánh ngọt và ly nước con đã đưa cho chàng; chính nhờ phước báu này chàng đã tái sanh thành chư thiên.’ Khi dân chúng nghe thấy vậy, lòng họ tràn ngập vui mừng và kinh ngạc và họ cảm nhận[17] được niềm vui khôn siết và thoả mãn trong suy nghĩ ‘các vị A-la-hán qủa thật chính là phước điền – chỉ một việc phục dịch nhỏ nhoi nhất thực hiện cho các ngài cũng khiến cho chúng sanh tái sanh thành chư thiên.’

Các vị Tỳ kheo đem vấn đề này thưa với Đức Phật trong khi đó ngài thốt lên những đoạn kệ sau đây liên quan đến nhu cầu nổi lên:

1.Các vị A-la-hán giống như phước điền. Người trồng tỉa giống như kẻ bố thí; hạt giống trông tựa việc thực hiện phước báu; mọi chánh quả từ đó khởi sanh.

2.[7] Hạt giống, thửa ruộng và việc trồng tỉa các Ngạ quỉ cũng như các chư thiên cũng khát khao muốn có đối với những nguời bố thí; ngạ quỉ thì tận dụng phước báu còn thí chủ nhờ giới đức mà tiến thân.

3. Sau khi đã thực hiện phước báu ngay tại nơi đây những điều thiện và kính cẩn các ngạ quỉ đã thực hiện nghiệp phước đó. Chàng đã tiến vào chốn thiên cung.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

NA TIÊN

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 11 2006
Bài viết
423
Điểm tương tác
79
Điểm
28
[align=justify:b9b48a425d]1. Ở đây giống như thửa ruộng (khettūpamā): thửa ruộng là nơi nuôi dưỡng hạt giống được rải ra và gieo trong đó và chăm sóc hạt giống đó để cho vụ mùa bội thu[18]. Thửa ruộng cũng là nơi để gieo mạ lúa v.v... - Giống như thửa ruộng[19] tốt tươi có nghĩa là họ giống như những thửa ruộng đã sẵn sàng cầy cấy. Các vị A-la-hán (Arahanto): là kẻ đã triệt phá hết mọi lậu hoặc trong người. Họ được gọi là các vị ‘A-la-hán’ là vì họ là kẻ thù (arīnam) của lậu hoặc [20] và những chiếc căm nan (arānam) trong bánh xe luân hồi[21] đã bị triệt phá hết (hatattā); vì họ đã xa lánh (ārahattā) khỏi nơi đó;[22] vì họ là những người đáng nhận những của thiết yếu cho cuộc sống v.v... và vì họ đã không thực hiện bất kỳ ác nghiệp nào, ngay cả trong chỗ bí mật riêng tư (arahābihāvā).[23]Vì liên quan đến vấn đề này giống như một thửa ruộng đã được sửa soạn[24] kỹ càng. Không bị cỏ dại làm hại v.v... khi hạt giống được gieo xuống sẽ đem lại vụ mùa bội thu cho người nông dân gieo trồng. Chỉ cần thửa ruộng được tưới tiêu đúng thời hạn và chu tất những điều kiện cần thiết khác nữa. Ngay cả như vậy tâm kẻ nào đã triệt phá hết các lậu hoặc, kẻ nào đã sửa soạn tốt và không tồn tại bất kỳ ô nhiễm thèm khát v.v... khi được gieo với hạt giống dưới dạng những phước báu, sẽ đem lại kết quả cho thí chủ chỉ cần hoàn tất đúng thời gian qui định và có những điều kiện cần thiết là đủ. Vì lý do đó Đức Phật nói rằng, “Kẻ thánh thiện giống như Phước Điền.’ Đây là cách giải thích tận dụng “định nghĩa tối đa”[25] vì chẳng có bất kỳ loại trừ[26] nào dành cho những người tu học cả v.v... họ cũng giống như một thửa ruộng . Những kẻ bố thí (dāyakā): các thí chủ. Những kẻ loại bỏ hết những đồ dùng thiết yếu như áo cà sa v.v... Qua lòng quảng đại của họ[27]những kẻ nào loại bỏ lại chính là những người cắt đứt thèm khát v.v.. khỏi chính tâm của mình hay nói cách khác họ là những người đã tẩy sạch hết, là người đã giữ tâm khỏi ô nhiễm. Giống như kẻ gieo giống (kassakūpamā)[28] giống như người nông dân trồng tỉa chính vì người trồng tỉa gặt hái vụ mùa tuyệt hảo và dồi dào từ vụ mùa của mình nếu như người đó cày cấy kỹ ruộng lúa của mình v.v... [29] và nhiệt tình trong chu kỳ cung cấp nước tưới tiêu, gieo hạt và bảo bệ vụ mùa v.v... [30]khi kẻ nào bố thí cũng sẽ gặt hái được kết quả dồi dào và hoàn hảo từ những của thí mang lại nếu như người đó nhiệt tình trong việc phục vụ và với tâm quảng đại liên quan đến phước thí dành cho các vị thánh đức.[31] Vì lý do đó có lời nói rằng. “ Kẻ bố thí[32] giống như người gieo trồng. Phước thí giống như hạt giống (butipamaṃ deyyadhammaṃ): Việc làm phước bố thí giống như hạt giống, vì đây là tên dành cho mười loại[33] vật thí, như đồ ăn đồ uống v.v... ta sẽ bố thí. Từ những vật thí này tạo ra kết quả (etto nibbattate phalaṃ) có nghĩa là từ những đồ thí này từ chỗ liên quan đến thí chủ, việc nhận và loại bỏ phước báu cúng dường [8] thì kết quả bố thí đó cũng được tạo ra, xuất hiện và tiếp tục tồn tại liên kết đến thí chủ trong một thời gian dài. Về vấn đề này, vì tự bản chất vật thí như đồ ăn thức uống v.v... không khác gì việc sửa soạn với ý tưởng bố thí, chính vì thế giống như hạt giống, vật cúng dường chính là phải làm sao vật thí đó được sửa soạn. Bằng cách biểu lộ việc cúng dường này, chính vì việc cúng dường có chủ ý bằng cách loại bỏ những gì là công đức cúng dường làm đối tượng[34] phải chăng tự bản chất giống như hạt giống quả thật chính là ý định và không phải đồ cúng dường thực sự tạo ra kết quả bao gồm nhiều loại tái sanh khác nhau v.v... và nhiều loại yếu tố hỗ trợ cho điều này vậy.

2. Hạt giống, thửa ruộng và việc gieo trồng (etam bījaṃ kasīkhettaṃ) có nghĩa là loại hạt giống đã nói đến ở trên, thửa ruộng đã nói đến ở trên và việc gieo trồng cái gọi là có nghĩa là việc gieo hạt giống trong thửa ruộng đó. Ba việc đáng ước ao này dành cho ai? Ngài nói rằng, “Dành cho ngạ quỉ và những thí chủ” nếu kẻ nào bố thí một điều gì đó nhân danh các ngạ quỉ, thì hạt giống này, việc gieo trồng này và thửa ruộng này đem lại lợi ích cho cả những ngạ quỉ đó lẫn những người bố thí.’ Trong khi đó nếu người đó bố thí một vật thí lại không nhân danh các ngạ quỉ thì chúng đem lại lợi ích cho thí chủ mà thôi. – đây chính là ý nghĩa. Thế rồi để làm rõ lợi ích này ‘chuyện Ngạ quỉ dụng như thế nào?’[35] Trong khi đó nhờ việc bố thí thí chủ sẽ thăng tiến’ ở đây các ngạ quỉ sử dụng vật thí này (taṃ petā paribhuñjanti): khi bố thí được thực hiện nhân danh các ngạ quỉ do thành tích thành công trong thửa ruộng nói đến ở trên thì việc trồng tỉa, hạt giống và đối với sự ngưỡng mộ do các ngạ quỉ chứng tỏ. Trong khi đó thí chủ nhờ vật thí mà tăng triển (dātā puññena vaḍḍhati):Tuy nhiên, trong khi thí chủ, liên quan đến hành vi đem lại công đức gồm trong việc bố thí thông qua kết quả do hành vi công đức đó sẽ tăng thêm tính tuyệt hảo đang khi thưởng thức v.v... nơi cả các chư thiên lẫn chúng sanh[36]vì kết quả một hành vi công đức cũng chỉ được gọi là “công đức’ mà thôi, tức là, hỡi các vị Tỳ khưu, chính do đạt đến được hiện trạng thiện mà việc công đức này tăng thêm số lượng’* v.v...

3. Sau khi thực hiện ngay tại nơi đây điều gì được coi là thiện (idh’eva kusalaṃ katvā): sau khi đã tích lũy được ngay tại nơi đây, nơi cõi hiện hữu này việc công đức bao gồm bố thí bằng cách bố thí nhân danh các ngạ quỉ và điều thiện hiểu theo nghĩa những kết quả đó nơi hạnh phúc không bị hoen ố[37] Và kính lễ các ngạ quỉ ( petā ca paṭipūjayaṃ) kính lễ[38] bằng vật thí nhân danh Ngạ Quỉ và giải thoát các ngạ quỉ đó khỏi khốn khổ đang phải trải qua, vì một vật thí được thực hiện nhân danh các ngạ quỉ[39]được cho là tôn kính họ vậy.’Vì lý do đó có lời nói rằng,[40] “ Vì lòng kính trọng đã được thực hiện cho chúng ta” và vì lòng kính trọng tột đỉnh đã dâng cúng cho các ngạ quỉ (pete ca): [9] bằng cách dùng từ ‘vā’ đựơc gộp lại các lợi thế trong việc bố thí được cảm nghiệm ngay trong cuộc sống hiện nay. Như thế người đó được yêu mến và kính trọng hơn, người đó dễ dàng lui tới[41] và được tin tưởng. Ta được kính trọng và tôn thờ và ta sẽ được khen ngợi và các vị hiền triết sử dụng v.v... sau khi đã thực hiện phước báu người đó sẽ hướng về thiên giới. (saggañ ca kamati thānam kammaṃ katvāna bhaddakaṃ) sau khi đã thực hiện được phước báu là điều vô cùng đáng yêu này người đó đi tới, tiến tới bằng cách khởi sanh trong cõi thiên devaloka. Là địa điểm khởi sanh dành cho những ai đã thực hiện phứơc nghiệp cũng có tên là “nước trời” (thiên cõi) (saggaṃ) vì quả thực đây là điều tuyệt vời (suṭṭhuaggattā)[42] trong số mười thuộc tính như căn mệnh thiên cung v.v... [43]Giờ đây sau khi nói rằng “Sau khi đã thực hiện phước báu đó; ngài nhắc lại các từ “sau khi đã thực hiện phước báu đó’ ta nên coi đây là ý nghĩa chỉ rõ rằng với việc loại bỏ việc cúng duờng[44]cũng chính là loại bỏ tiếp theo bất kỳ suy nghĩ dành cho nghĩa bố thí đó bằng cách gán cho chính vật thí đó một phước báu gồm trong vật thí đó. Tuy nhiên ở đây một số người lại cho rằng “Ngạ quỉ” chính là ‘các vị A-la-hán.’ Nhưng đây chỉ là điều tưởng tượng nơi những kẻ đó, vì không thể chỉ đơn giản trả lại cho những kẻ nào đã triệt phá các lậu hoặc do đặc tính không phù hợp ở đây. Giống như cả hai trường hợp hạt giống v.v... và thí chủ, về từ ‘petas’ cũng do đặc tính không thích hợp đối với những kẻ nào phải đầu thai vào kiếp ngạ quỉ.

Vào lúc kết thúc pháp thoại này, tuệ quán đến Phật Pháp [45] sanh đến cho tám mươi tư ngàn chúng sanh, bắt đầu với devaputta và Sulasā.

Kết thúc bài diễn giải về ý nghĩa nội tại, bằng việc chú giải chuyện kể chuyện Ngạ quỉ này, phần chú giải chuyện kể ‘Giống Phước Điền’ chuyện Ngạ quỉ kết thúc tại đây.
[/align:b9b48a425d]
 

NA TIÊN

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 11 2006
Bài viết
423
Điểm tương tác
79
Điểm
28
CHÚ THÍCH:

[1] Chú giải Se Be giải thích là katthesi còn bản văn ghi là kāthesi.

[2]. Crore Ấn độ được coi la (10.000.000)

[3]. Nghĩa đen nên hiểu là thương nhân giàu có có nhiều của cải.

[4]. Chú giải Se Be giải thích là olokentā còn bản văn Kinh Tạng ghi là olokento

[5]. Tất cả bản văn Kinh Tạng ghi ở đây là rattavaṇṇaviralamālā – nhưng xin đọc PED sv virala trong đó được đề nghị từ vl rattkaṇaviramālā được áp dụng. Từ sau cũng là vòng hoa dành cho những người bị kết án trong J iii 59, iv 191, vi 406. rất ít biết về hoa khác hơn là một bó hoa (gaccha) J iii 61. v 420 và đây là điều ngược lại với cây và cây dây leo (Thanh Tịnh Đạo 183), hoa ở đây được trích có đặc tính màu đỏ thẫm (mañjettha).

[6]. Xin đọc chú giải D iii 67 = S ii 128; S iv 340tt; Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 240ff ; muốn tham khảo thêm về những cách thực hiện này liên quan đến kẻ bị kết tội.

[7]. Vajjhepahatabheridessitam aggaṃ, tất cả các bản văn Kinh Tạng. Tuy nhiên PED sv pahaṭa lại đề nghị giải thích là paṭaha-

[8]. Dibbena cakkhunā.

[9]. bhummadevesu

[10]. Chú giải Se Be giải thích là tassa passantass ’eva còn bản văn Kinh Tạng ghi là tassa…passaṃ tass’ eva.

[11]. Uḷāre devaloka, nhưng vl uḷarena mô tả phước báu, như sau: ‘cho dù người đó đáng tái sanh nơi cõi phạm thiên do phước báu nổi trội hắn đã thực hiện liên quan đến trưởng lão Moggallāna’, cách giải thích như vậy có thể không được chấp nhận vì ngài Moggallāna là một phước điền (xin đọc chú giải cấp bậc người xứng nhận phước báu trong Trung Bộ Kinh (M) iii 255) Nhưng rất có thể cõi phạm thiên nổi vượt hơn ở đây đã được định rõ nơi phần thêm ở mức độ thấp hơn, hīnakāyaṃ, nơi phần tiếp theo. tuy nhiên điều này không giải thích lời tiên đoán trước kia của ngài Moggallāna đó là ngài sẽ tái sanh thành thổ thần, có nghĩa là một mức thấp hơn.

[12]. Sinehana, hình như không khác gì với lòng biết ơn tiếp theo sau lời đề nghị. Rất có thể cõi Phạm thiên cao hơn ở trên lại ám chỉ Brahmaloka. Ya là rūpāvacara, và người đó không đạt đến được đó do găn bó thường xuyên với tham dục tà dâm, nổi lên ở mức thấp hơn do tình cảm gắn bó với người khác phái là chủ đề tái diễn nơi các chuyện kể sau này.

[13]. Ficus indic, hay là loại cây vải ấn độ

[14]. Từ này thường được giải thích là ‘nhập lưu’ nhưng hình như lại xuất phát từ sota, tai, hơn là sota là dòng sông, và như vậy có nghĩa là ‘người nghe’ có nghĩa là người nhận được lời thuyết pháp và vì thế đạt được tuệ quán. Như phần cuối chuyện kể này.

[15]. Andhakāram mapetvā; xin so sánh với cách diễn ta tương tự là andhaṃ akāsi Māram ( Trung Bộ Kinh (M) I 159, 174; xin đọc chú giải Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 434) khi một vùng tối xuất hiện quanh Ma vương, hay ma vương đó đã khiến ta không nhìn thấy gì., kẻ nào đã chứng thiền tầng, tâm thức của kẻ nào chứng đắc thiền tầng thì vượt qua tham dục tà dâm giới hạn của cõi ma vương chính là với kết quả đó thì đương sự trở nên vô hình trước ma vương. Cói các thần thổ địa không được phân biệt rõ ràng với cõi chúng sanh mà chỉ có khác nhau về kích cỡ mà thôi, nhưng chính vì sự khác biệt về qui mô như vậy con người ta khó có thể nhìn thấy cõi devatas. Bắt Sulasa không nhìn thấy được thì devata đó chẳng là gì hơn là khiến cho Sulasa trở nên vô hình nơi cõi chúng sanh, đặc bịêt với mẹ cô, hơn là thực chất lấy mắt cô ấy.

[16]. Ta không nên lẫn lộn với Mahāvihara trong Anurādhapura được đề cập đến ở trên.

[17]. Chú giải Be giải thích là paṭisamvedesi còn bản văn Kinh Tạng Se ghi là pativedesi.

[18]. Chú giải Se Be giải thích là mahapphalabhāvakāṇena con bản văn Kinh Tạng ghi là mahapphalaṃ bhāvakāranena.

[19]. Chú giải Se Be giải thích là etasan ti còn bản văn Kinh Tạng ghi là ete santi.

[20]. Chú giải Be giải thích là kilesārīnaṃ còn bản văn Kinh Tạng Se ghi là kilesānaṃ

[21]. Chú giải Be giải thích là saṃsārīnaṃ con bản văn Kinh Tạng Se ghi là kilesanaṃ.

[22]. Chú giải Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 145 trong đó có bảy điều như vậy đã được liệt kêḷ

[23]. Nguyên từ tương tự như vậy về ‘arahant’ xin đọc DA 146; VvA 105tt.

[24]. Chú giải Be đề nghị rằng chính hạt giống và việc cúng dường được sửa soạn tốt.

[25]. Chú giải Se Be giải thích là ukkaṭṭhyaniddeso con bản văn Kinh Tạng ghi là ukkaṭṭhanideso; nói cách khác vị A-la-hán là thành viên đáng trân trọng nhất của phước điền.

[26]. Bản văn Kinh Tạng Se ghi là khettassa vā paṭikkhepato xin sửa là khettass’ evāapaṭikkhepato; xin đọc Chú giải Be khettabhāvāpaṭikhhepato. Những người học đạo là sotapanno (nhập lưu), nhất lai và bất lai.

[27]. Chú giải Se Be giải thích là tesam còn bản văn Kinh Tạng ghi là tena.

[28]. bản văn Kinh Tạng viết sai là kassūpamā.

[29]. Chú giải Be Se giải thích là –khettadīni kasitvā còn bản văn Kinh Tạng ghi là - khettādīnaṃ kassitvā.

[30]. Vaṭṭūdakadānanīharaṇanidhāanākkhanādīhi.

[31]. Chú giải Se Be giải thích là arahantesu deyya- còn bản văn Kinh Tạng ghi là arahante sudeyya-

[32]. Bản văn Kinh Tạng ghi sai là dāyaka; nên giải thích ngược lại là dāyakā.

[33]. Một danh sách gồm mười bốn đề tài như vậy xuất hiện trong Nd2 526, Nd1 373.

[34]. Chú giải Se Be giải thích là ñeyyadhammavatthuvisayāya pariccāgacetanāya yeva còn bản văn Kinh Tạng ghi là deyyadhammavatthvisayāya to nāyyeva; cúng dường , giống như hạt giống, phải bỏ đi, trồng xuống nếu muốn có hoa trái sau này.

[35]. taṃ, chú giải Se Be và đoạn kệ cũng giải thích như vậy; còn bản văn Kinh Tạng lại bỏ qua.

[36]. Chú giải Se Be giải thích là devamanussesu bhoga- còn bản văn Kinh Tạng ghi là devam anusse subhoga-

[37]. Anuvajjasukhavipaka; xin đọc chú giải D i 70 = Trung Bộ Kinh (M) i 180 = 269 – 346= A ii 210 = v 206.

[38]. Chú giải Se Be giải thích là sammānetvā còn bản văn Kinh Tạng chia là sampādetvā; không thấy ghi trong PED.

[39]. Chú giải Se Be giải thích là pete còn bản văn Kinh Tạng ghi là te.

[40]. Pv i 53 và i 512. bản văn Kinh Tạng nên được sửa lại cách chấm câu để có thể giải thích giống như trong Se Be: Tenāha: amhākañ ca katā pūja ti petānaṃ pūja ca katā uḷarā ti ca. Pete cā ti cā ti ca-saddena…

[41]. Chú giải Be giải thích là upaggacchati còn bản văn Kinh Tạng Se ghi là uppajati.

[42]. Xin đọc chú giải PvA 89 dưới đây để có được cách giải thích giống nhau.

[43]. Được liệt kê trong Pv II 9 59-60 dưới đây.

[44]. Chú giải Be Se giải thích là deyyadhammapariccāgo còn bản văn Kinh Tạng ghi là deyyadhammaṃ pariccgo.

[45]. Dhammabhisamayo, có nghĩa là, chiếm được pháp nhãn (Dhammacakkhu) S ii 134, tầm nhìn Phật Pháp trong đó tứ diệu đế được nhận thấy trực tiếp, eg Trung Bộ Kinh (M) I 380; chú giải Asl 242 tt/ (Expos 323 tt.) nhờ kết quả này ta trở thành Nhập lưu. Chính vì thế đây không phải là một việc nhập đạo tương đương như thấy đề cập đến trong PED sv abhisamaya.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên