phuongle

CHỨNG ĐẠO GIẢI THOÁT THEO CON ĐƯỜNG NGUYÊN THỦY - BÁT CHÁNH ĐẠO LÀ NHƯ THẾ NÀO ?

phuongle

Member
Thành viên BQT
Phật tử
Reputation: 11%
Tham gia
21/8/20
Bài viết
91
Điểm tương tác
10
Điểm
8
HIỂU ĐÚNG VỀ Ý NGHĨA CỦA ĐẠO ĐỂ KHÔNG CÒN PHÂN BIỆT , SO SÁNH GIỮA CÁC ĐẠO.

MỤC ĐÍCH CỦA BÀI QUÁN NÀY NHẰM ĐỂ DIỆT TÁNH NGÃ MẠN ( SO ĐO MÌNH VỚI NGƯỜI KHÁC)

  • Không còn bận tâm đến tín ngưỡng, đức tin của người khác. Hiểu thấu suốt để buông bỏ cái tánh hay bận tâm đến sự tự do tín ngưỡng của người khác
  • Luôn trên tinh thần tôn trọng mọi quan điểm của người khác, người khác nghĩ gì cũng đều là lựa chọn tốt nhất theo hoàn cảnh của họ, đạo đức chính là không can thiệp vào cuộc sống người khác vì chắc gì cách của mình mang lại tốt lành cho người khác.
  • Tăng trưởng tình thương vô lượng bằng cách được không nghĩ tiêu cực đối với người khác và không tự làm bản thân bị tăng trưởng cái tính ngã mạn ( so sánh mình với người khác.)
  • Loại bỏ ngã mạn nghĩa là không được so sánh mình với những đối tượng khác, không được thấy mình hơn , thua hay ngang hàng vì mỗi vật đều được sinh ra từ Nhân quả và đều có cuộc đời của riêng nó, không thể can thiệp vào được. Khi thấu suốt sẽ luôn cảm thấy đời vốn công bằng, bình đẳng, xem con người cũng bình đẳng như tất cả mọi thứ khác như ngọn cỏ, mọi sự sống, khi đó nhìn xung quanh luôn cảm thấy chang hòa, thanh thản

PHẦN 1 - ĐỊNH NGHĨA VỀ ĐẠO VÀ LỢI ÍCH CỦA ĐẠO

Bản thân từ ĐẠO có ý nghĩa là ĐIỂM TỰA VỮNG CHẮC CỦA TINH THẦN
Do đó, bất cứ điều gì có thể làm chỗ dựa vững chắc đều gọi là ĐẠO.

Ví dụ 1: một người nào đó lượm 1 hòn sỏi đem về thờ và tin hết mình rằng đây là một viên sỏi thần thì sự tôn thờ viên sỏi đó là một ĐẠO đối với riêng cá nhân đó hoặc một người khác họ sống hết mình trong âm nhạc thì cái âm nhạc đó chính là một ĐẠO vì nó là chỗ dựa tinh thần giúp họ vượt qua các sóng gió cuộc đời, không bao giờ bị phiền muộn gì cả.

Ví dụ 2: Đối với 1 người bình thường thì họ thường tựa vào mối quan hệ, của cải, quyền lực, gia thế, kỹ năng chuyên môn, trí sáng tạo,… Họ tin như thế nào cũng đúng đối với họ, đó là lựa chọn mang tính cá nhân và đáng được tôn trọng.

Ví dụ 3: đâu cần phải dạy 1 con khỉ về những điều tuyệt vời khi được khám phá đại dương. Nếu con khỉ đó đam mê chuối, chỉ cần được thưởng thức chuối là hạnh phúc bất tận thì con khỉ đó đã đặt trọn niềm tin vào Đạo Chuối của nó rồi và hiển nhiên những giáo điều tuyệt vời của những loài khác chắc gì phù hợp với con khỉ đó đâu.

PHẦN 2 - CÂU ĐỘC THOẠI (TÁC Ý) ĐỂ QUÁN XẢ BỎ SỰ BẬN TÂM ĐẾN NGƯỜI KHÁC

“KHÔNG được đánh giá đúng sai , cần xả bỏ sự quan tâm bao đồng, lo chuyện của người khác là việc ác, Hãy xả bỏ hoàn toàn sự so sánh, phân biệt, tham đắm và phiền não. Bản chất của Đạo không phải là đề tài để đem đi truyền bá, mỗi cá nhân đều có đặc điểm khác nhau trong nhận thức. Họ làm gì cũng đúng đối với họ vì họ tự biết cách sống. Mình không hơn, không thua, cũng không ngang hang với bất kì sự vật nào cả, vạn vật đều theo quy luật công bằng của Nhân quả đã sắp đặt sẵn theo nghiệp lực.”
BUÔNG BỎ TẤT CẢ SỰ SO SÁNH - QUÁN TỪ BỎ NGÃ MẠN”

__________

Giải thoát của người sống đạo đức theo chánh pháp chính là tăng trưởng tình thương vô hạn dựa trên sự tử tế, tôn trọng đối với mình và vạn vật, cốt lõi là xả sạch tâm. Tâm thanh tịnh là tâm không còn dao động trước bất kỳ sự việc nào bởi vì đã thấu suốt quy luật công bằng của Nhân quả.

Tình thương vô hạn dựa trên các nguyên tắc sau để xả tâm:
  • Không được làm khổ mình dù chỉ là cảm nhận thoáng qua. Ví dụ: trời nóng nực, cái thân này có cảm giác oi bức khởi lên thì mặc kệ nó. Dứt khoát không bận tâm, không được cảm thấy khó chịu vì trời nóng bức.
  • Không được cảm nhận hoặc suy nghĩ tiêu cực đối với vạn vật xung quanh
  • Luôn luôn tôn trọng vạn vật xung quanh trên tinh thần công bằng, bình đẳng, bác ái.
  • Luôn luôn tôn trọng quy luật vận hành của tạo hóa (Nhân quả). Không được đánh giá, phán xét đúng sai, phải trái, không được tiếc thương cũng không mong chờ, hy vọng ở tương lai.
  • Cảm nhận rõ ràng cuộc sống trong và ngoài thân bằng các giác quan nhưng không được khởi lên bất cứ ham muốn sở hữu hoặc phiền não
Đường lối giải thoát theo Chánh pháp nguyên thủy là Diệt Ngã - Xả tâm để li dục và li ác pháp, khi đã xả sạch tâm thì sống trong tâm trạng luôn luôn bất động trước mọi sự vật, sự việc.

Các giác quan nhận biết rõ ràng nhưng không bị vướng mắc , như vậy gọi là tâm bất động.
Các định trong Chánh Định không phải là đối tượng để luyện tập, vì khi sống trong tâm bất động là làm chủ được cái tâm và rèn luyện cái lực ra lệnh của Ý thức để khi có đủ duyên Nhập thất, sống độc cư thì đủ đạo lực để ra lệnh và Nhập thánh định.

Để cho các giác quan tiếp xúc với môi trường trong ngoài thân mà không bị động tâm thì có thể nuôi dưỡng Tình thương vô lượng, dựa trên sự công bằng, bình đẳng để phá cái ngã, sự ích kỷ của bản ngã bị phá thì tâm bắt đầu nguội và dễ sai dễ bảo xả li các tánh xấu khác rất hiệu quả.

Ví dụ: biết rõ cái tâm thèm ăn, dùng tình thương vô lượng để thấu suốt sự bất công đối với các loài động vật, thực vật để khởi lên lòng từ thương xót, vì sự đối đãi công bằng nên không còn muốn ăn vì ham ăn là ích kỷ, chỉ lo cho bản thân và ngược đãi các loài khác.

Cứ tật xấu nào khởi lên thì đều quán xét xả bỏ, đoạn tật dựa trên chân lý công bằng của tạo hóa.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

phuongle

Member
Thành viên BQT
Phật tử
Reputation: 11%
Tham gia
21/8/20
Bài viết
91
Điểm tương tác
10
Điểm
8
1 PHÁP TU VÀ TU CHỈ 1 PHÁP.

Trong chủ đề trước, chúng ta đã biết về khái niệm điểm tựa và lực đẩy

Ví dụ 1: một người tập thể hình, họ tựa vào một điểm tựa và sử dụng sức mạnh của cơ bắp để nâng tạ

Ví dụ 2: một người đánh bom cảm tử, họ tựa vào cái tư tưởng mà họ cho là đúng

Ví dụ 3: một người tu luyện theo pháp nhiếp tâm thì điểm tựa là đức tin và sự tập trung

Vậy còn đường lối Nguyên thủy thì tựa vào cái gì và lực đẩy là cái gì ?
  • Điểm tựa chính là ĐẠO ĐỨC – nhờ sống đạo đức, xả li dục & ác pháp nên tâm được thanh tịnh 1 cách tự nhiên, không gò bó bằng hình thức nào.
  • Lực đẩy chính là mệnh lệnh của Ý thức
Do đó, pháp tu độc nhất của đường lối Nguyên thủy là Diệt Ngã Xả Tâm bằng cách sống Đạo Đức để tư duy, quán xét mọi sự việc theo Chân Lý Nhân Quả. Kết quả đạt được là Tâm Thanh Tịnh, không còn khởi lên dục & bất thiện pháp trước mọi sự vật, sự việc. Khi đó đã đạt được Chánh Niệm ( chánh niệm là trạng thái tâm hoàn toàn thanh tịnh tự nhiên trước mọi đối tượng.). Sau đó có thể nhập thất để tiếp tục Xả dục của Thân và các điều kiện cần thiết để vào Chánh Định bằng tâm thanh tịnh.

Hiểu lầm thứ nhất, tự ý giữ tâm thanh tịnh liên tục

Con đường bát chánh đạo chính là những hành động cụ thể để gọt rửa các mảng bám ( bản ngã và tâm tiêu cực bao gồm dục và bất thiện pháp ), sau khi rửa sạch các vết bẩn thì tâm tự nhiên ở trạng thái Thanh tịnh.

Do đó, đừng có tác ý bảo cái tâm hãy thanh tịnh vì không thể nào ra lệnh cho nó thanh tịnh được. Cái Niệm Thanh tịnh này là tự nhiên có sẵn trong tâm, chỉ cần khi tiếp xúc với mọi thứ mà tâm hoàn toàn không khởi lên dục và phiền não thì ngay chỗ đó chính là thanh tịnh. Cần lưu ý kỹ điều này, tuyệt đối không được ghìm giữ trạng thái thanh tịnh. Chỉ có cách duy nhất là thả lỏng tự nhiên, không được dùng ý thức để quay vô nhìn cái tâm mà phải hướng ra ngoài và để Ý căn tự động nhận biết thì mới đúng.

Để hiểu rõ điều này, cần hiểu rõ những khái niệm sau:

Thứ nhất, Niệm chính là sự nhận biết do ý thức nhận biết được.

Ví dụ 1: đang ngồi trong phòng, nhiệt độ tăng lên thì Ý thức nhận biết cảm giác nóng nực đang khởi lên trên thân, sự khó chịu trong thân đó gọi là Niệm, sinh ra từ thân thể thuộc về bản năng.
Ví dụ 2: đang ngồi trong phòng, tự nhiên cảm thấy chán chán, muốn làm 1 việc gì đó chứ không thể ngồi yên được, sự chán đó gọi là Niệm, sinh ra từ dục vọng, ham muốn được mát mẻ, thoải mái

Cái sự nhận biết do Ý thức phát hiện được gọi là Niệm, nghĩa là tự động Ý thức nhận biết một sự sinh khởi trên thân,tâm,ngoại cảnh mới là Niệm. Trong tâm chỉ có duy nhất một Niệm thiện mà thôi (đó là Niệm Thanh Tịnh), một người chưa xả li được dục và ác pháp thì khởi lên bất cứ cái gì cũng đều là Niệm ác hết. Giai đoạn đang tu tập thì Ý thức có thực hiện trong sự chủ động đó là tư duy (tác ý) để xả bỏ Niệm ác, hành động tư duy này gọi là Thiện pháp.

Ý thức chủ động ra lệnh, động não tư duy thì đó gọi là Tác ý.

Cảm nhận rõ ràng từng bước đi sử dụng ý thức thì đó gọi là chánh niệm tỉnh giác, còn tập trung neo chặt ở từng bước đi thì gọi là Nhiếp tâm.

Hiểu rõ như vậy để đừng bị lầm lạc giữa việc chủ động dùng ý nghĩ để điều khiển với việc nhận biết sự sinh khởi khi các giác quan tiếp xúc với môi trường sống.

Khi đã hiểu rồi sẽ thấy pháp tu đơn giản vô cùng, còn hiểu lầm sẽ dẫn đến hành động sai và mãi mãi không bao giờ thấy kết quả gì cả. Thà luyện theo pháp nhiếp tâm, chuyên nhiếp tâm thì còn thực hiện được các pháp ra lệnh sử dụng điểm tựa là nhiếp tâm. Còn lưng chừng, nhiếp tâm không ra nhiếp tâm, xả tâm không ra xả tâm là lãng phí 1 đời tu , chỉ khiến thân,tâm thêm khổ hạnh.

Hiểu lầm thứ hai, hiểu xả tâm là phớt lờ mọi thứ.

Hiểu vậy là sai, xả tâm nghĩa là tiếp nhận rõ ràng, rất rõ nét từng chi tiết một nhưng cái tâm không khởi lên tự ái, phiền não hoặc ham muốn một cách hoàn toàn tự nhiên.

Ví dụ cụ thể: khi một người nói xấu sau lưng mình.

Phớt lờ nghĩa là bảo cái lỗ tai đừng có nghe chuyện thiên hạ, ép nó quay vô trong, đừng dính gì tới chuyện đời. Làm như vậy cái tâm nó không hề xả được tánh tự ái, ngã mạn.

Xả tâm theo chánh pháp trong tình huống này nghĩa là lắng nghe rõ từng chữ một, và hiểu rõ ràng ý nghĩa của từng câu từ, nghe tới đâu hiểu thấu suốt tới đó, hiểu rõ ràng tại sao người đó nói như vậy, sự thật câu chuyện là thế nào, có sự hiểu lầm gì ở đây hay không, rốt cuộc mình có làm sao điều gì hay không…. Sau khi xâu chuỗi lại hết câu chuyện thì lập tức biết ngay mình có lỗi lầm gì không, nếu có thì xin lỗi, nếu không có thì sau lại khởi lên cảm xúc tiêu cực. Dù mình đúng hay sai mà khởi lên cảm xúc tiêu cực thì cũng đều là sai hết bởi vì không kiểm soát được cái tâm, ngã còn quá lớn, tâm sân còn ngút ngàn.

Khi cái tâm xả li được cái bản ngã và các tâm niệm ác thô thiển được rồi sẽ nhìn thấy ngay sự thanh tịnh hiện tiền khi các giác quan tiếp xúc với môi trường sống ( 6 căn tiếp xúc với 6 trần.)

Bài tập thực hành để thấy ngay tất cả mọi người đều có sẵn cái Niệm thanh tịnh khi tiếp xúc với môi trường sống.

Hãy nhìn vào một đồ vật ở kế bên, nếu không thấy ham muốn sở hữu vật đó, cũng không bị phiền não gì khi nhìn thấy vật đó. Cái tâm nó thản nhiên, nhìn rõ mà không ham muốn hay khởi lên cảm xúc gì thì ngay lúc đó chính là tâm thanh tịnh.

Người không có tu luyện thì họ chỉ thanh tịnh được vài giây, nhìn qua đồ vật khác là bị mất thanh tịnh liền, ví dụ nhìn qua cái điện thoại là muốn cầm điện thoại lên, như vậy khi con mắt nhìn thấy điện thoại, cái tâm bị khởi lên dục vọng thì như vậy gọi là Niệm ác.

Người có tu luyện, vì thường xuyên quán xét và thấu hiểu cái mối tai họa khủng khiếp gây ra bởi tâm tham và phiền não nên họ liên tục dùng ý chí để cái tâm hiểu rõ, nó phục hoàn toàn cái sự giáo huấn của ý thức thì khi tiếp xúc với các đối tượng nó không khởi lên chướng ngại gì nữa, nhìn mọi thứ xung quanh đều không ham muốn và phiền não, như vậy là đang ở trong trạng thái Thanh tịnh ( tâm bất động trước mọi pháp.) Trạng thái này hoàn toàn tự nhiên, không cần giữ nhưng một khi nó cái tâm đã hiểu rõ tai hại của dục và ác pháp, nó ghê tởm, xa lánh dục và ác pháp thì tự nó thanh tịnh, giống như nhìn thấy một thứ thuốc độc, cái tâm không bao giờ muốn tiếp xúc, nó tự xa lánh, kinh tởm, không muốn dính dáng tới nữa.

Đừng bao giờ giữ trạng thái Thanh tịnh, nếu có hành động giữ tâm thanh tịnh là đang ức chế tâm, cái tâm không có phục, không tự giác mà miễn cưỡng làm theo lệnh của ý thức là SAI. Cứ thả lỏng để các giác quan tiếp xúc mọi thứ xung quanh, ý căn sẽ rất nhạy bén, khi tâm mất thanh tịnh là ý căn nó tự báo động ngay lập tức. Khi ý căn báo động có dục & ác pháp trong tâm thì lúc đó mới tư duy, quán xét để xả bỏ, tư duy quyết liệt tới khi nào cái tâm nó phục, tự giác xa lìa là ĐÚNG.

Đừng bao giờ khởi ý muốn ra lệnh kiểu như: “ cái tâm này phải thanh tịnh” hoặc “ hãy li dục, li ác pháp đi”. Đối với 1 người mới mà tác ý ra lệnh kiểu này là SAI nặng bởi vì cái tâm nó còn hoang dại nên nó rất tinh ranh, xảo quyệt. Cái tâm nó dư biết ý đồ của Ý thức nên nó sẽ lặn xuống để khiến Ý thức ngộ nhận rằng tâm mình đã được thanh tịnh. Giống như một người đang chạy xe tốc độ cao, họ thấy công an giao thông nên giảm tốc độ, cái hành vi giảm tốc độ này xuất phát từ việc sợ bị phạt chứ không phải tự giác ý thức an toàn giao thông. Do đó, một người mới, chưa kiểm soát được tâm thì đừng có ra lệnh kiểu đó mà chỉ ghi nhận những cái dục, ác pháp khởi lên để tư duy, quán xét xả bỏ. Điển hình là đừng có ra lệnh “coi chừng chạy nhanh bị công an tóm” mà hãy xem những hình ảnh nạn nhân tai nạn bị cán nát sọ, máu me bê bết, gia đình tan thương, khốn khổ cùng cực để tự ý thức hành vi chạy quá tốc độ là 1 việc sai trái, khi đó tự tâm sẽ có ý thức tham gia giao thông an toàn. Như vậy mới đúng là xả tâm.

Một khi đã cảm nhận được lợi ích của tâm thanh tịnh thì sẽ không bao giờ trở lui trạng thái tâm chứa dục và ác pháp như xưa nữa.

Một người đặt nặng vấn đề phải xa lánh lòng ham muốn và ác pháp thì họ đã dùng ý thức để ám thị đánh thẳng vào tận gốc sinh khởi trong tâm nên sau đó tâm tự nó không khởi lên ham muốn & ác pháp.

Ví dụ: quán các nỗi khổ, trong đó có bệnh tật, 1 người đi đến bệnh viện ung bứu, đến nhìn tận mắt những hoàn cảnh thương tâm, đang đau đớn quẳng quại vì bệnh tật, họ sẽ ngấm cái khổ gây ra bởi dục & ác pháp.

Cứ sống tự nhiên giữa môi trường và chăm chỉ ghi nhận những sai phạm dù là nhỏ nhặt, 1 cảm nhận thoáng qua mà chứa dục hoặc phiền não cũng ghi nhận lại để đem ra quán xét. Không bỏ qua một Niệm nào hết. Ví dụ nhìn một người đi ngang mà cảm thấy người này thế này thế nọ, không hài lòng thì đó chính là Niệm ác, niệm phiền não, một thứ thuốc độc ghê tởm còn tỏng tâm và cần phải tự tư duy để kiểm điểm.

Pháp tu duy nhất của Nguyên Thủy chỉ có vậy.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Users search this thread by keywords

  1. game
Top