Có thể nào: Có Đạo dễ tu hành?

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Có thể nào lại có "Đạo dễ tu hành" và "Đạo khó tu hành" trong Đạo Phật?

============================================================
forumlogo.jpg

============================================================
Tài liệu tham khảo:
http://www.quangduc.com/tacgia/thichthanhnghiem.html http://www.tangthuphathoc.net/phvd/viewall.htm
<?xml:namespace prefix = o /><o:p></o:p>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Màu mè, hình danh sắc tướng là đạo khó tu; bình thường là đạo dễ tu. Kinh Kim Cang có nói câu gì vậy cà!

Góp ý xong rồi, "cà" thẻ đi ra!
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Bạn đã đi hơi xa....Quay lại đi...!?

Có thể nào lại có "Đạo dễ tu hành" và "Đạo khó tu hành" trong Đạo Phật?

- Không thể nào, có " Đạo dễ tu hành và cũng không thể nào có Đạo Khó tu hành, dể và khó là do tâm ta tạo.

Nhưng có dễ và khó như thế nào, mời các bạn xem đoạn trích dẫn dưới đây.

"Đạo dễ tu hành" và "Đạo khó tu hành" đều là đạo Bồ Tát tu hành học Phật, xuất hiện đầu tiên ở "Phẩm Dị hành", quyển 5, "Thập trụ tỳ bà sa luận". Phẩm này giới thiệu đạo tu hành của Bồ Tát có hai loại, loại dễ và loại khó.
Như trên thế gian này đi bộ tương đối vất vả, khó khăn, còn ngồi thuyền đi đường thủy thì đỡ mệt hơn, dễ dàng hơn.

Đạo Bồ Tát khó tu hành là chỉ sự chăm chỉ tu hành, tinh tiến.
Đạo Bồ Tát dễ tu hành là chỉ việc lấy lòng tin làm phương tiện mà tiến lên, không lùi bước, không lùi vị trí.


<DT>Phân Viện Nghiên Cứu Phật Học dịch
<DT>Có thể nào? ...Đạo Bồ Tát khó tu hành là chỉ sự chăm chỉ tu hành, tinh tiến.
Đạo Bồ Tát dễ tu hành là chỉ việc lấy lòng tin làm phương tiện mà tiến lên, không lùi bước, không lùi vị trí.
</DT>
<DT>=========
Nguồn tham khảo:
Phật học quần nghi.(sách) Pháp sư Thánh Nghiêm,
56. Như thế nào là đạo dễ tu hành và đạo khó tu hành.



</DT>
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Có thể nào...? ...Đạo Bồ Tát khó tu hành là chỉ sự chăm chỉ tu hành, tinh tiến.
Đạo Bồ Tát dễ tu hành là chỉ việc lấy lòng tin làm phương tiện mà tiến lên, không lùi bước, không lùi vị trí.

Lòng tin là một trong bảy tài sản của bậc Thánh (Thất Thánh tài).
Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật dạy: “Niềm tin là mẹ sinh ra các công đức”.


<TABLE border=3 cellSpacing=5 cellPadding=5 width=634><TBODY><TR><TD>Thất thánh tài
(七聖財) Cũng gọi Thất tài, Thất đức tài, Thất pháp tài. Chỉ cho 7 Thánh pháp để thành tựu Phật đạo. Đó là Tín, Giới, Tàm, Quí, Văn, Thí và Tuệ. Vì 7 pháp được gìn giữ này có công năng trợ giúp cho sự nghiệp thành Phật nên gọi là Tài(của cải). 1. Tín tài: Tin nhận chính pháp. 2. Giới tài: Giữ gìn giới luật. 3. Tàm tài: Tự hổ thẹn không dám làm các việc xấu ác. 4. Quí tài: Tâm sinh hổ thẹn khi làm điều bất thiện. 5. Văn tài: Có khả năng nghe chính giáo.6. Thí tài: Lìa bỏ tất cả không đắm trước. 7. Định tuệ tài: Thu nhiếp tâm không tán loạn, chiếu soi rõ các pháp.
Từ điển Phật Quang
</TD></TR></TBODY></TABLE>
Không thể nào...? "Chăm chỉ tu hành, tinh tiến là khó'' còn lấy lòng tin làm phương tiện tiến lên gọi là dể.

Phương pháp tu hành của đạo dễ tu hành mà Long Thọ nói tới là tụng niệm chư Phật 10 phương như Thiện Đức, 107 vị Phật như Phật A Di Đà, và cả 143 danh hiệu Bồ Tát như Thiện Ý.

Còn quyển thượng "Vãng sinh luận chú" của Đại sư Đàm Loan, Trung Quốc thì lại chủ trương chuyên tụng niệm riêng một danh hiệu Phật A Di Đà, gọi đó là đạo dễ tu hành, đề cao lời nguyền của Di Đà, dựa vào lời thề nguyền của Phật thì có thể vãng sinh ở cõi Tịnh độ, rồi nhờ Phật gia trì mà vào chính định Đại Thừa.

An lạc "Tập" của Đại sư Đạo Xước thì lại gọi đạo khó tu hành là môn "Thánh đạo", đạo dễ tu hành là môn Tịnh độ.

Cho tới Đại sư Pháp Nhiên của Nhật Bản thì nêu ra "Tự lực thánh đạo" để phân biệt rõ sự khác nhau của đạo khó tu hành và đạo dễ tu hành.

Đủ thấy đạo dễ tu hành mà Bồ Tát Long Thọ nói là lấy việc tụng niệm danh hiệu của chư Phật và Bồ Tát để cầu sinh nơi cõi Tịnh độ mười phương.

Nhưng những người tu hành theo pháp môn Tịnh độ Phật A Di Đà là đạo dễ thực hiện dựa vào lời nguyện của Phật để sinh sang Tịnh độ Cực Lạc.
Sau khi đến cõi Tịnh độ của Phật, tất cả những điều mắt thấy tai nghe đều do Phật A Di Đà giáo hóa, thuyết pháp, ở đấy không ai là không niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng, nên tương đối dễ dàng chứng được Bồ đề, lại còn có thể tiến tới trình độ bất thoái.

Nhưng nếu chỉ dựa vào sức mạnh lời nguyền của Phật, muốn đạt đến trình độ bất thoái thì phải trải qua một thời gian rất dài, bởi vì trên cõi Tịnh độ, không có duyên tu phúc, nhưng có thể tu tuệ, tu tuệ có thể xa rời phiền não, nếu không tu đức thì không thể đạt tới công đức Bồ đề.

Cho nên tuy dễ dàng nhưng lại phải quanh co, phải đợi sau khi đạt tới trình độ bất thoái, lại quay trở lại ở cõi thế gian tế độ chúng sinh để tu hành đầy đủ phúc đức của Bồ Tát, phúc tuệ viên mãn mới có thể thành Phật. Điều đặc biệt thuận lợi của "đạo dễ tu hành" là đối với những chúng sinh nhu nhược, lòng tin không đủ, tội nghiệp sâu nặng, thì hy vọng đắc độ và khuyến khích họ học Phật, niệm Phật.
Phân Viện Nghiên Cứu Phật Học dịch
Có thể nào...?
An lạc "Tập" của Đại sư Đạo Xước thì lại gọi đạo khó tu hành là môn "Thánh đạo", đạo dễ tu hành là môn Tịnh độ.

Cho tới Đại sư Pháp Nhiên của Nhật Bản thì nêu ra "Tự lực thánh đạo" để phân biệt rõ sự khác nhau của đạo khó tu hành và đạo dễ tu hành.

Có thể nào...?
Cho nên tuy dễ dàng nhưng lại phải quanh co, phải đợi sau khi đạt tới trình độ bất thoái, lại quay trở lại ở cõi thế gian tế độ chúng sinh để tu hành đầy đủ phúc đức của Bồ Tát, phúc tuệ viên mãn mới có thể thành Phật. Điều đặc biệt thuận lợi của "đạo dễ tu hành" là đối với những chúng sinh nhu nhược, lòng tin không đủ, tội nghiệp sâu nặng, thì hy vọng đắc độ và khuyến khích họ học Phật, niệm Phật.
=========
Nguồn tham khảo:
Phật học quần nghi.(sách) Pháp sư Thánh Nghiêm,
56. Như thế nào là đạo dễ tu hành và đạo khó tu hành.
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Có thể nào...?
An lạc "Tập" của Đại sư Đạo Xước thì lại gọi đạo khó tu hành là môn "Thánh đạo", đạo dễ tu hành là môn Tịnh độ.

Cho tới Đại sư Pháp Nhiên của Nhật Bản thì nêu ra "Tự lực thánh đạo" để phân biệt rõ sự khác nhau của đạo khó tu hành và đạo dễ tu hành.

Có thể nào...?
Cho nên tuy dễ dàng nhưng lại phải quanh co, phải đợi sau khi đạt tới trình độ bất thoái, lại quay trở lại ở cõi thế gian tế độ chúng sinh để tu hành đầy đủ phúc đức của Bồ Tát, phúc tuệ viên mãn mới có thể thành Phật. Điều đặc biệt thuận lợi của "đạo dễ tu hành" là đối với những chúng sinh nhu nhược, lòng tin không đủ, tội nghiệp sâu nặng, thì hy vọng đắc độ và khuyến khích họ học Phật, niệm Phật.

Cái gọi là "đạo khó tu hành" là lấy thời gian của 3 đại a tăng kỳ kiếp để tu đạo Bồ Tát, khó tu hành mà có thể tu hành, khó chịu đựng mà có thể chịu đựng ; đó là con đường chung để tu hành Phật Pháp.
Các chư Phật trong ba đời đều do phát tâm đại Bồ đề vô thượng chính đẳng mà thành Phật. Điều đó cũng có nghĩa là người đã phát lời nguyền thành Phật, thông thường là phải xây dựng được niềm tin trước đã.

Theo kinh "An Lạc", tu hành thì phải có lòng tin trải qua ba kiếp, kiếp 1, kiếp 2, kiếp 3 mới được lòng tin "bất thoái" mà nhập vào ngôi thứ nhất.
"Khởi Tín Luận" thì nói : Tu hành phải có lòng tin, phải trải qua một vạn kiếp, rồi sau mới nhập vào ngôi thứ nhất, đó mới là bắt đầu của A tăng kỳ kiếp thứ nhất. Đến ngôi thứ nhất là khởi điểm của A tăng kỳ kiếp thứ hai. Qua được ngôi thứ bảy là bắt đầu vào A tăng kỳ kiếp thứ ba, trở thành Bồ Tát đẳng giác.
Ví dụ như Quan Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, Địa Tạng v.v… phải trải qua trăm kiếp nữa thì lên được Phật địa đó chính là đạo khó tu hành.
Trong suốt thời kỳ này, bỏ thân này, thọ thân khác, bố thí vô lượng gần gũi với các vô lượng Phật, trong giữa đám chúng sinh mãi mãi là "không cầu mong an lạc cho mình", nhưng nguyện làm chúng sinh xa lìa đau khổ, rồi ngày qua tháng lại dần dần trừ được chấp ngã, phúc đức được tăng trưởng. Khi đại bi vô ngã đã viên mãn cứu cánh thì thành Phật.

Trước khi tu xong kiếp A tăng kỳ thứ nhất thì phàm phu. Theo sự giải thích của Tông Thiên Thai trước khi có được lòng tin, là "ngoại phàm". Từ ngôi thứ nhất đến ngôi hồi hướng thứ mười là "nội phàm".
Những Bồ Tát trong ngôi phàm phu là còn có cái tôi, là có những chúng sinh có thể độ được, có những phiền não có thể đoạn trừ được và cũng có thể thành Phật được. Các vị đó có lòng tin kiên định đối với Tam Bảo, do tin tưởng vững chắc nơi mình, dũng mãnh tiến lên phía trước tu hành theo Phật Pháp.

Trong mười ngôi tín trước thứ nhất, nếu gặp phải ma chướng, nghiệp chướng, phiền não chướng, các loại báo chướng v.v… nên còn có nguy cơ mất lòng tin nên còn gọi là "còn có thoái". Thường thường khi tiến thoái, có lúc tin vào Phật mà tu hành, có lúc lại xa rời Phật pháp.
Nhưng một khi đã phát được tâm Bồ đề thì đã gieo được nhân thành Phật cho dù sức của cái nhân ấy mạnh hay yếu nhưng vẫn còn cơ hội để được độ thoát, được độ một lần, lại được độ lần nữa, rồi lại được độ lần thứ ba, lần thứ tư để được thể hiện trong thức thứ 8 nhờ đó mà tiếp tục tu học Phật Pháp. Sau khi lòng tin đạt được "bất thoái" thì xét về thời gian thành Phật là coi như đã được xác định.

Xét về mức độ chịu khó, chịu khổ thì sóng gió ngày càng to, càng mạnh, con đường trước mặt ngày càng khó khăn, đó chính là đạo khó tu hành của Bồ Tát. Các Bồ Tát chịu khổ nạn là xuất phát từ lời nguyền của họ, không phải là nghiệp báo. Đạo khó tu hành đó đối với Bồ Tát mà nói là một quá trình tu hành bình thường.

Nhưng những người có lòng tin không vững chắc, không tu được pháp môn Tịnh độ của Phật A Di Đà.

Theo Kinh "Quán vô lượng thọ" thì điều kiện vãng sinh tới tòa sen cửu phẩm vãng sinh tới thượng phẩm là phải tu hành Bồ Tát tam phúc nghiệp và phải có tâm Bồ đề, vì vậy không phải hoàn toàn dựa vào sức mạnh lời nguyền của A Di Đà.

Có thể nào...? Toàn bộ bài giảng ''Đạo khó tu hành là tu để thành Phật?'' còn ''Đạo dể tu hành'' là không thể thành Phật.
Đạo khó tu hành...!?
Ví dụ như Quan Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, Địa Tạng v.v… phải trải qua trăm kiếp nữa thì lên được Phật địa đó chính là đạo khó tu hành.
[MOVLLEFT] Chủ đề mở này còn rất nhiều nghi vấn: "Không có thể" nhiều hơn ''có thể'' [/MOVLLEFT]
[MOVLLEFT]Theo như bạn nghĩ thế nào, xin hoan hỉ góp ý lại bài kết luận này, thật cảm ơn. [/MOVLLEFT]
=========
Nguồn tham khảo:
Phật học quần nghi.(sách) Pháp sư Thánh Nghiêm,
56. Như thế nào là đạo dễ tu hành và đạo khó tu hành.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Chủ đề mở này còn rất nhiều nghi vấn: "Không có thể" nhiều hơn ''có thể''
Theo như bạn nghĩ thế nào, xin hoan hỉ góp ý lại bài kết luận này, thật cảm ơn.
Chẳng có "không có thể", chẳng có "có thể", chẳng "cầu", chẳng "chứng", chẳng "đạt đạo" , củng chẳng có "Phật để thành", củng chẳng cầu thành "Phật".


Còn lại gì?
Tâm rổng rang vắng lặng.


Đang làm gì?
Phục vụ chúng sanh, cúng dường Chư Phật.


Vậy là "ai" đây?
Tùy duyên tiêu cựu nghiệp

Toàn là từ ngữ giáo lý Phật giáo!
Vì đây là Diễn Đàn Phật Pháp, nên mượn từ ngữ Phật Giáo. Từ ngữ giáo lý Phật Giáo, mà buông xã tất cả kể cả Đạo Phật, đây chính là điều Đức Phật mong muốn nhất ở tất cả chúng sanh.
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Chẳng có "không có thể", chẳng có "có thể", chẳng "cầu", chẳng "chứng", chẳng "đạt đạo" , củng chẳng có "Phật để thành", củng chẳng cầu thành "Phật".


Còn lại gì?
Tâm rổng rang vắng lặng.


Đang làm gì?
Phục vụ chúng sanh, cúng dường Chư Phật.


Vậy là "ai" đây?
Tùy duyên tiêu cựu nghiệp

Toàn là từ ngữ giáo lý Phật giáo!
Vì đây là Diễn Đàn Phật Pháp, nên mượn từ ngữ Phật Giáo. Từ ngữ giáo lý Phật Giáo, mà buông xả tất cả kể cả Đạo Phật, đây chính là điều Đức Phật mong muốn nhất ở tất cả chúng sanh.
Bài kết luận của Đạo hữu Chiếu Thanh thật là hay về lý lẩn sự.

Đúng như lời của đ/h CT. Học Phật là buông xả tất cả...kể cả Chánh Pháp của chẳng luận bàn thì mới hòng bỏ được tâm chấp ngã, chấp nhân.

Giáo Pháp cùng một nguồn gốc Đạo Phật phát sanh, mà lại có thấp có cao, có dài, có ngắn thế sao!

...Cho nên mới nói là tu đến trăm ngàn kiếp còn chưa thấy Phật, thì đâu có trách được cái tâm ngã thị phi...!

Đáng tiếc thay.

Lời của Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói cho vua Lương Võ Đế, đến ngày nay chẳng lẽ chúng ta không còn nhớ gì nửa sao! Nghi Van - Giang 1

Xin hãy đừng làm một hành giả nào thối Bồ Đề Tâm.
 

hoasenmaimai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 2 2013
Bài viết
39
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Với người học Phật pháp ngày nay muốn giải thoát khỏi sanh tử , theo mình hiểu chỉ có hai con đường để chọn .
Một là học theo phương tiện , hai là học theo trí huệ .
Học theo phương tiện nghĩa là nghe được , tin nhận và làm theo(không cần phải suy nghĩ , phải hỏi gì nhiều) , như người tu theo pháp môn tịnh độ(niệm phật vãng sanh) . Như vậy gọi là học theo phương tiện .
Học theo trí huệ nghĩa là phải đọc hết tất cả kinh sách Đại thừa , hiểu được Trung đạo , giác ngộ bổn Tâm , hiểu rõ nguồn cội của sanh tử .
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Với người học Phật pháp ngày nay muốn giải thoát khỏi sanh tử , theo mình hiểu chỉ có hai con đường để chọn .
Một là học theo phương tiện , hai là học theo trí huệ .
Học theo phương tiện nghĩa là nghe được , tin nhận và làm theo(không cần phải suy nghĩ , phải hỏi gì nhiều) , như người tu theo pháp môn tịnh độ(niệm phật vãng sanh) . Như vậy gọi là học theo phương tiện .
Học theo trí huệ nghĩa là phải đọc hết tất cả kinh sách Đại thừa , hiểu được Trung đạo , giác ngộ bổn Tâm , hiểu rõ nguồn cội của sanh tử .

Hưởng ứng theo bạn, Tôi nghĩ thì cã hai điều phải có hết. Chỉ khác nhau trước và sau. (Tương tự như Kinh Viên Giác giảng giải trong Phật Học Phổ Thông.)

Nếu người thích Thực hành hơn: Trước cần học theo phương tiện tu hành (Như Trì danh, tụng kinh, hành thiền, kinh hành.v.v., rồi học giáo lý sau.

Nếu người Thấy và hiểu (Văn Tư Tu): Trước học Giáo Lý, (Đại thừa Phật Giáo, mà cũng phải học Trước Nam Tông Phật Giáo) thì mới biết và hiểu gốc ngọn, cội nguồn. Rồi tùy duyên dùng phương tiện. Nhưng phần đông người học hiểu giáo lý thì hay nhảy bỏ phương tiện, rồi tự xưng là mình học cao hiểu rộng. Đi theo Đốn Giáo Thiền Tông mà không chịu dùng phương tiện cho thật dững, thì hành giả đó đã bỏ lở cơ hội, bỏ lở một kiếp làm người.

Ví dụ: Phật dạy ''Người Phật tử phải nghiêm minh giữ gìn giới luật". Thì Hành giả tu theo Đốn Giáo. Ôi, giới luật tôi đã thừa biết. Chỉ dành cho hàng nhị thừa tu, hàng căn cơ thấp kém, ông già bà cả tu.v.v. Đó là cái lỗi rất nặng, của hành giả không quí trọng phương tiện. "Y như cất nhà lầu 3 từng, mà không muốn cất từng 1 và từng 2 vậy.''
***********************************
 

hoasenmaimai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 2 2013
Bài viết
39
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Bởi vậy kẻ học đạo ngày nay phần nhiều lầm đường lạc lối , học ngọn bỏ gốc chẳng biết sông sâu biển rộng . Rồi đâm ra ngã mạn làm thầy của người khác , những người như vậy thật đáng thương , trở về sau thành kẻ phá pháp của Phật phải bị đọa trong địa ngục lâu dài .
Căn tánh của chúng sanh trong đời ác ngũ trược này không nhiều , vì vậy người học theo phương tiện thì nhiều , người học theo trí huệ thì ít (ngoại trừ các vị bồ tát mới có thể đảm đương nổi , vì các ngài đã tu hành Phật đạo trong trăm ngàn vạn kiếp , chứ chẳng phải chỉ tu trong một kiếp này như chúng ta ) .
Vì vậy chúng ta phải luôn luôn nhìn lại chính mình .
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên