- Tham gia
- 12/7/07
- Bài viết
- 1,087
- Điểm tương tác
- 1,026
- Điểm
- 113
Bài 54.- Niết Bàn & Đại Niết Bàn:
K.NB ph22.
Cao Quý Đức Vương Bồ tát thưa: Thế tôn ! Giờ đây con mới hiểu ra rằng: Tất cả pháp đều không có tánh cố định. Cho nên tội tứ trọng, ngũ nghịch, nhất xiển đề cũng không có tánh cố định. Do nghĩa đó mà Như Lai nhập Niết bàn cũng chẳng rốt ráo vĩnh diệt !
Bạch Thế tôn ! Tu học kinh Đại Niết bàn, nghe được những điều chưa nghe. Xin Thế tôn thương xót dạy cho chúng Bồ tát hiểu rõ THẾ NÀO LÀ NIẾT BÀN ? THẾ NÀO LÀ ĐẠI NIẾT BÀN ?
Đức Phật khen: Lành thay ! Lành thay ! Này Thiện nam tử ! Qua lời thưa hỏi của ông, nói lên rằng ông có tư duy, thường ở trong định tuệ mới có thể nêu câu hỏi như vậy.
Này Thiện nam tử ! Như người đời thường nói: Có biển, có biển lớn. Có núi, có núi lớn. Có thành, có thành lớn. Có nước, có nước lớn. Có đạo, có đạo lớn. Niết bàn cũng vậy. Có Niết bàn, có Đại Niết bàn.
Niết bàn là thế nào ?
_ Ví như người đời được chén cơm ăn, gọi là được an vui. Người bệnh được lành, gọi là an vui. Người sợ hãi có chỗ nương tựa, gọi là được an vui. Người nghèo cùng được nhiều của báu là được an vui. Người tu quán bạch cốt vi trần chẳng sanh lòng dục gọi là được an vui…Tất cả sự an vui ấy cũng gọi là Niết bàn, nhưng không được gọi Đại Niết bàn, vì là cái vui đối đãi.....
......Này Cao Quý Đức Vương ! Chữ đại có nghĩa là mầu nhiệm sâu xa khó nghĩ bàn đối với người có trí bậc hạ và bậc trung. Chỉ có Phật và Đại Bồ tát mới thấy biết hết mà thôi, vì lẽ đó cho nên gọi là Đại. Lại nữa, đại còn có nghĩa: đại tự tại, đại ngã nữa. Đại tự tại thì sở nguyện như ý. Đại ngã thì bất biến, hằng hữu.
Đại Niết bàn có tám điều tự tại mà Niết bàn của nhơn thiên, Thanh văn, Duyên giác không có:
Một, Như Lai có thể thị hiện một thân làm nhiều thân. Số thân lớn nhỏ nhiều như vi trần đầy khắp mười phương vô lượng thế giới. Thực ra thân Như Lai chẳng phải vi trần. Nói như vậy nhằm để nói lên ý nghĩa đại tự tại đấy thôi. Đại tự tại cũng gọi là Đại ngã vậy.
Hai, Như Lai thị hiện thân nhiều như vi trần đầy khắp cõi đại thiên vì thân Như Lai là vô biên thân mà nói như vậy. Thực ra thân Như Lai chẳng đầy khắp cõi đại thiên. Tự tại như vậy gọi đó là đại ngã.
Ba, Như Lai có thể đem thân khắp đại thiên này bay lên hư không nhẹ nhàng đến nơi hai mươi hằng hà sa cõi nước mà không chướng ngại bởi sự nhẹ nặng gần xa. Thực ra Như Lai không bay và cũng chẳng có nhẹ nặng. Đó là nhằm nói lên sự tự tại của Như Lai. Tự tại đó cũng là sự biểu hiện của đại ngã vậy.
Bốn, Tâm Như Lai là bất động tự tại. Do vô lượng thân hóa hiện mà có vô lượng tâm. Do vậy, Như Lai làm một việc thiện, tất cả chúng sanh được lợi ích; Như Lai ở một chỗ mà tất cả chúng sanh cõi nước khác đều thấy. Sự tự tại đó cũng là đại ngã.
Năm, Căn tự tại. Ở một căn, Như Lai có thể sử dụng thay cho cả sáu căn. Sáu căn của Như Lai thực ra chẳng có thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc, biết. Nói sự tự tại của sáu căn nhằm nói lên cái đại ngã của Đại Niết bàn.
Sáu, Pháp tự tại. Như Lai dù có chứng đắc, thấy biết rõ thực tướng của các pháp, nhưng Như Lai không có quan niệm chứng đắc. Do vì không có quan niệm chứng đắc nên Như Lai mới được Đại Niết bàn. Pháp tự tại của Như Lai cũng tức là đại ngã.
Bảy, Diễn thuyết tự tại. Như Lai diễn thuyết chừng một bài kệ, trải vô lượng kiếp mà nghĩa lý vẫn phong phú sâu sắc nhiệm mầu. Nghĩa lý dù sâu sắc nhiệm mầu, nhưng Như Lai chẳng quan niệm rằng: Ta nói, người nghe và bài kệ để cho ta nói. Chỉ vì thuận theo thế tục, mượn ngôn thuyết mà nói vậy thôi. Sự thực tất cả pháp xa lìa văn tự ngôn thuyết. Vì tự tại như vậy cho nên gọi là đại ngã.
Tám, Như Lai biến nhất thiết xứ, nhưng phi nhất thiết pháp, ví như tánh hư không. Vì đại tự tại cho nên chúng sanh có thể thấy được. Tự tại như vậy gọi là đại ngã.
Do đại tự tại như vậy nên gọi là đại ngã. Đại ngã và đại tự tại đủ hai yếu tố đó là có Đại Niết bàn.
Phần Thảo Luận:
Tất cả chúng sanh nhơn tư duy mà được giải thoát. Bởi vì chúng sanh thường bị ngũ dục buộc ràng, không có trí tuệ nên không thấy Đại Niết bàn. Chúng sanh bị "thường", "lạc", "ngã", "tịnh" làm điên đảo. Nhờ tư duy mà thấy được "vô thường", "vô lạc", "vô ngã", "vô tịnh". Do sự nhận thấy đúng lẽ thật mà được giải thoát, gần với Đại Niết bàn.
Thế nào gọi là biết tướng Niết bàn ?
Biết rằng Niết bàn có các đức: thường, lạc, ngã, tịnh, thanh lương, giải thoát…hiểu như thế gọi là hiểu biết tướng Niết bàn. Biết rằng sanh nhơn và tác nhơn không làm ra cảnh giới Niết bàn được.
Nếu Bồ tát trú trong sanh tử mà chẳng có được Thật Trí, thì chẳng có thể nhẫn thọ các việc khó khăn. Đến khi cần đạo quả Thật Trí, thì Bồ tát liền chuyển thế gian thành Niết Bàn. Vì sao ? Vì bồ tát rõ biết cả 3 cõi đều theo duyên hòa hợp sanh, đều không có tự tánh. Vì không có tự tánh nên là Không. Vì là không nên cũng chẳng chấp tướng niết bàn.
....... Bồ tát có trí huệ thâm sâu như vậy, nên xem "Thế gian tức Niết bàn". Hàng Thanh Văn chẳng có trí huệ thâm sâu như Bồ tát, nên chẳng thấy được "Thế gian tức Niết bàn".
....... Trong kinh Phật dạy ngài Tu Bồ Đề rằng:"Sắc tức là Không, Không tức là Sắc. Thọ, tưởng, Hành, Thức cũng là như vậy".
....... Không tức là Niết bàn, niết bàn tức là Không, như bài kệ thuyết:
Niết bàn tức Thế gian,
Thế gian tức Niết bàn.
Niết bàn và Thế gian,
Chẳng hai cũng chẳng khác.
(Đây là nghĩa: Đại Niết Bàn Phật, Bồ Tát là Sắc)
....... Bồ tát đã vào được Thật Tướng Pháp, nên chẳng nhàm chán thế gian, mà cũng chẳng đắm chấp niết bàn.
+ Vì sao: Niết bàn tức Thế gian,?
- Vì Tất cả đều là một Thể Chân Như mà hiện ra vậy. Chỉ vì Phàm phu chuyên Động, Nhị Thừa chuyên tịnh.
- Phàm phu chuyên Động, nên ở Chân Như mà thấy có Sanh tử.
- Nhị Thừa chuyên tịnh, nên ở Chân Như mà thấy có Niết Bàn.
- Bồ tát rời hẳn Động và Tịnh nên thấy Sanh tử tức Niết bàn, niết bàn tức Sanh tử. Hai Pháp chỉ là Một Thể Như mà thôi. Nhưng Tướng của sanh tử, lại khác tướng Niết Bàn. vì vậy thật ra Niết Bàn- Sanh tử là.- Bất tức Bất ly.- Nên Bồ tát thấy " Niết bàn- Sanh tử đẳng Không hoa.- Do nghĩa đó mà Như Lai nhập Niết bàn cũng chẳng rốt ráo vĩnh diệt !
ĐT ĐL nói: NB Thanh Văn là vô sắc (Vì Định Diệt Tận, do vì khi chứng nhập định này hơi thở dứt (thân hành diệt), tầm tứ dứt (khẩu hành diệt) và đặc biệt là thọ, tưởng dứt (tâm hành diệt). Còn Đại NB phật là Sắc do nghĩa này.- Đây là Chân Như Vô Vi.
K.NB ph22.
Cao Quý Đức Vương Bồ tát thưa: Thế tôn ! Giờ đây con mới hiểu ra rằng: Tất cả pháp đều không có tánh cố định. Cho nên tội tứ trọng, ngũ nghịch, nhất xiển đề cũng không có tánh cố định. Do nghĩa đó mà Như Lai nhập Niết bàn cũng chẳng rốt ráo vĩnh diệt !
Bạch Thế tôn ! Tu học kinh Đại Niết bàn, nghe được những điều chưa nghe. Xin Thế tôn thương xót dạy cho chúng Bồ tát hiểu rõ THẾ NÀO LÀ NIẾT BÀN ? THẾ NÀO LÀ ĐẠI NIẾT BÀN ?
Đức Phật khen: Lành thay ! Lành thay ! Này Thiện nam tử ! Qua lời thưa hỏi của ông, nói lên rằng ông có tư duy, thường ở trong định tuệ mới có thể nêu câu hỏi như vậy.
Này Thiện nam tử ! Như người đời thường nói: Có biển, có biển lớn. Có núi, có núi lớn. Có thành, có thành lớn. Có nước, có nước lớn. Có đạo, có đạo lớn. Niết bàn cũng vậy. Có Niết bàn, có Đại Niết bàn.
Niết bàn là thế nào ?
_ Ví như người đời được chén cơm ăn, gọi là được an vui. Người bệnh được lành, gọi là an vui. Người sợ hãi có chỗ nương tựa, gọi là được an vui. Người nghèo cùng được nhiều của báu là được an vui. Người tu quán bạch cốt vi trần chẳng sanh lòng dục gọi là được an vui…Tất cả sự an vui ấy cũng gọi là Niết bàn, nhưng không được gọi Đại Niết bàn, vì là cái vui đối đãi.....
......Này Cao Quý Đức Vương ! Chữ đại có nghĩa là mầu nhiệm sâu xa khó nghĩ bàn đối với người có trí bậc hạ và bậc trung. Chỉ có Phật và Đại Bồ tát mới thấy biết hết mà thôi, vì lẽ đó cho nên gọi là Đại. Lại nữa, đại còn có nghĩa: đại tự tại, đại ngã nữa. Đại tự tại thì sở nguyện như ý. Đại ngã thì bất biến, hằng hữu.
Đại Niết bàn có tám điều tự tại mà Niết bàn của nhơn thiên, Thanh văn, Duyên giác không có:
Một, Như Lai có thể thị hiện một thân làm nhiều thân. Số thân lớn nhỏ nhiều như vi trần đầy khắp mười phương vô lượng thế giới. Thực ra thân Như Lai chẳng phải vi trần. Nói như vậy nhằm để nói lên ý nghĩa đại tự tại đấy thôi. Đại tự tại cũng gọi là Đại ngã vậy.
Hai, Như Lai thị hiện thân nhiều như vi trần đầy khắp cõi đại thiên vì thân Như Lai là vô biên thân mà nói như vậy. Thực ra thân Như Lai chẳng đầy khắp cõi đại thiên. Tự tại như vậy gọi đó là đại ngã.
Ba, Như Lai có thể đem thân khắp đại thiên này bay lên hư không nhẹ nhàng đến nơi hai mươi hằng hà sa cõi nước mà không chướng ngại bởi sự nhẹ nặng gần xa. Thực ra Như Lai không bay và cũng chẳng có nhẹ nặng. Đó là nhằm nói lên sự tự tại của Như Lai. Tự tại đó cũng là sự biểu hiện của đại ngã vậy.
Bốn, Tâm Như Lai là bất động tự tại. Do vô lượng thân hóa hiện mà có vô lượng tâm. Do vậy, Như Lai làm một việc thiện, tất cả chúng sanh được lợi ích; Như Lai ở một chỗ mà tất cả chúng sanh cõi nước khác đều thấy. Sự tự tại đó cũng là đại ngã.
Năm, Căn tự tại. Ở một căn, Như Lai có thể sử dụng thay cho cả sáu căn. Sáu căn của Như Lai thực ra chẳng có thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc, biết. Nói sự tự tại của sáu căn nhằm nói lên cái đại ngã của Đại Niết bàn.
Sáu, Pháp tự tại. Như Lai dù có chứng đắc, thấy biết rõ thực tướng của các pháp, nhưng Như Lai không có quan niệm chứng đắc. Do vì không có quan niệm chứng đắc nên Như Lai mới được Đại Niết bàn. Pháp tự tại của Như Lai cũng tức là đại ngã.
Bảy, Diễn thuyết tự tại. Như Lai diễn thuyết chừng một bài kệ, trải vô lượng kiếp mà nghĩa lý vẫn phong phú sâu sắc nhiệm mầu. Nghĩa lý dù sâu sắc nhiệm mầu, nhưng Như Lai chẳng quan niệm rằng: Ta nói, người nghe và bài kệ để cho ta nói. Chỉ vì thuận theo thế tục, mượn ngôn thuyết mà nói vậy thôi. Sự thực tất cả pháp xa lìa văn tự ngôn thuyết. Vì tự tại như vậy cho nên gọi là đại ngã.
Tám, Như Lai biến nhất thiết xứ, nhưng phi nhất thiết pháp, ví như tánh hư không. Vì đại tự tại cho nên chúng sanh có thể thấy được. Tự tại như vậy gọi là đại ngã.
Do đại tự tại như vậy nên gọi là đại ngã. Đại ngã và đại tự tại đủ hai yếu tố đó là có Đại Niết bàn.
Phần Thảo Luận:
Tất cả chúng sanh nhơn tư duy mà được giải thoát. Bởi vì chúng sanh thường bị ngũ dục buộc ràng, không có trí tuệ nên không thấy Đại Niết bàn. Chúng sanh bị "thường", "lạc", "ngã", "tịnh" làm điên đảo. Nhờ tư duy mà thấy được "vô thường", "vô lạc", "vô ngã", "vô tịnh". Do sự nhận thấy đúng lẽ thật mà được giải thoát, gần với Đại Niết bàn.
Thế nào gọi là biết tướng Niết bàn ?
Biết rằng Niết bàn có các đức: thường, lạc, ngã, tịnh, thanh lương, giải thoát…hiểu như thế gọi là hiểu biết tướng Niết bàn. Biết rằng sanh nhơn và tác nhơn không làm ra cảnh giới Niết bàn được.
Nếu Bồ tát trú trong sanh tử mà chẳng có được Thật Trí, thì chẳng có thể nhẫn thọ các việc khó khăn. Đến khi cần đạo quả Thật Trí, thì Bồ tát liền chuyển thế gian thành Niết Bàn. Vì sao ? Vì bồ tát rõ biết cả 3 cõi đều theo duyên hòa hợp sanh, đều không có tự tánh. Vì không có tự tánh nên là Không. Vì là không nên cũng chẳng chấp tướng niết bàn.
....... Bồ tát có trí huệ thâm sâu như vậy, nên xem "Thế gian tức Niết bàn". Hàng Thanh Văn chẳng có trí huệ thâm sâu như Bồ tát, nên chẳng thấy được "Thế gian tức Niết bàn".
....... Trong kinh Phật dạy ngài Tu Bồ Đề rằng:"Sắc tức là Không, Không tức là Sắc. Thọ, tưởng, Hành, Thức cũng là như vậy".
....... Không tức là Niết bàn, niết bàn tức là Không, như bài kệ thuyết:
Niết bàn tức Thế gian,
Thế gian tức Niết bàn.
Niết bàn và Thế gian,
Chẳng hai cũng chẳng khác.
(Đây là nghĩa: Đại Niết Bàn Phật, Bồ Tát là Sắc)
....... Bồ tát đã vào được Thật Tướng Pháp, nên chẳng nhàm chán thế gian, mà cũng chẳng đắm chấp niết bàn.
+ Vì sao: Niết bàn tức Thế gian,?
- Vì Tất cả đều là một Thể Chân Như mà hiện ra vậy. Chỉ vì Phàm phu chuyên Động, Nhị Thừa chuyên tịnh.
- Phàm phu chuyên Động, nên ở Chân Như mà thấy có Sanh tử.
- Nhị Thừa chuyên tịnh, nên ở Chân Như mà thấy có Niết Bàn.
- Bồ tát rời hẳn Động và Tịnh nên thấy Sanh tử tức Niết bàn, niết bàn tức Sanh tử. Hai Pháp chỉ là Một Thể Như mà thôi. Nhưng Tướng của sanh tử, lại khác tướng Niết Bàn. vì vậy thật ra Niết Bàn- Sanh tử là.- Bất tức Bất ly.- Nên Bồ tát thấy " Niết bàn- Sanh tử đẳng Không hoa.- Do nghĩa đó mà Như Lai nhập Niết bàn cũng chẳng rốt ráo vĩnh diệt !
ĐT ĐL nói: NB Thanh Văn là vô sắc (Vì Định Diệt Tận, do vì khi chứng nhập định này hơi thở dứt (thân hành diệt), tầm tứ dứt (khẩu hành diệt) và đặc biệt là thọ, tưởng dứt (tâm hành diệt). Còn Đại NB phật là Sắc do nghĩa này.- Đây là Chân Như Vô Vi.