vienquang2

Con đường Phật Tâm Tông.- Phần 3

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,087
Điểm tương tác
1,027
Điểm
113
Bài 20.- Hư Không Đẳng.

Phẩm 20- Phạm Hạnh. Kinh văn:

Này Thiện nam tử! Đại Bồ tát lúc tu tập tâm XẢ thì được BÌNH ĐẲNG KHÔNG, như ông Tu Bồ Đề đã được. Đại Bồ tát trụ bậc BÌNH ĐẲNG KHÔNG thì chẳng thấy có cha mẹ, anh em, chị em, họ hàng, quyến thuộc, kẻ thân, người không thân, kẻ oán, người thương.....Cho đến không có ngũ ấm, lục nhập, thập nhị xứ, thập bát giới; không thấy tướng nhân, ngã, chúng sanh, thọ mạng. Tất cả pháp đều như hư không. Do thấy như vậy, nhận thức như vậy, tâm Bồ tát BÌNH ĐẲNG NHƯ HƯ KHÔNG. Vì Bồ tát khéo tu tập VẠN PHÁP GIAI KHÔNG.

Ca Diếp Bồ tát thưa: Thế Tôn! Sao gọi là không?

Thiện nam tử! Nói là không, tóm lược có:

Nội không. Ngoại không.
Nội ngoại không.
Hữu vi không.
Vô vi không.
Vô thỉ không.
Tánh không.
Vô sở hữu không.
Không không.
Đệ nhất nghĩa không.

Đại không.

Bồ tát quán nội không như thế nào?

Đại Bồ tát quán "nội pháp" KHÔNG, nghĩa là không người thân, không kẻ oán, không thương, không ghét, không ngã, không nhân, không chúng sanh, không thọ mạng, thậm chí quán cha mẹ cũng một lòng trọng kính như mọi người. Phật tánh, Pháp tánh, Tăng tánh dù có, nhưng chẳng phải nội cũng chẳng phải ngoại, vì là tánh thường trụ không biến đổi cho nên không lệ thuộc KHÔNG hay CHẲNG KHÔNG.

Ngoại không cũng như vậy. Nghĩa là Bồ tát quán thấy không có ngoại pháp.

Nội ngoại không cũng vậy. Nội pháp đã không thì ngoại pháp cũng không. Nhưng Phật tánh, Pháp tánh, Tăng tánh thì không lệ thuộc bởi các KHÔNG.

Hữu vi không, nghĩa là tất cả các pháp hữu vi thảy đều không. Bao gồm hết nội không, ngoại không, nội ngoại không. Thường, Lạc, Ngã, Tịnh không. Chúng sanh, thọ mạng không. Nói chung, tất cả các pháp do duyên sanh đều không.

Vô thỉ không là thế nào ? Bồ tát quán thấy sanh tử vô thỉ không tịch. Thường, Lạc, Ngã, Tịnh cũng không tịch, không có biến đổi. Phật tánh, vô vi pháp cũng đều không tịch như vậy. Đấy gọi là quán Vô thỉ không.

Tánh không là sao ? Bồ tát quán tất cả pháp bổn tánh vốn không. Ấm, nhập, xứ, giới; thường, vô thường; khổ, lạc; ngã, vô ngã; tịnh, bất tịnh; tất cả pháp tìm rốt ráo chẳng thấy bản tánh. Quán chiếu như thế gọi là "tánh không quán".

Thế nào gọi là vô sở hữu không ? Như người không con cô độc một mình. Như nhà trống không, không có cái gì. Như người nghèo cũng không hề có tài sản.....Đấy gọi là Bồ tát quán vô sở hữu không.

Đệ nhất nghĩa không, Bồ tát quán như thế nào?

Bồ tát quán rằng: Ví tự thân, nhãn căn của tự thân, lúc sanh ra không từ đâu đến, lúc diệt mất không đi đến đâu. Trước không, nay có. Có rồi lại không. Suy cho cùng tột thật tánh của nó "không có gì". Không tự thân, không nhãn căn, không có chủ thể tồn tại. Thân vô tánh, nhãn căn vô tánh. Tất cả pháp cũng vô tánh như vậy. Có nghiệp, có báo, không thấy tác giả. Tư duy, quán chiếu như vậy gọi là Bồ tát quán ĐỆ NHẤT NGHĨA KHÔNG.

Không không là thế nào ? Không không là chỗ mịt mù mờ tịt của ngoại đạo, là chỗ mà Thanh văn, Duyên giác vẫn mê mờ. Hàng Bồ tát thập trụ nhận biết một phần ít như vi trần đối với đại địa. Đó là vấn đề "có, không", "không phải có, không phải không", “cũng có, cũng không", "cũng không phải có, cũng không phải không". Thứ không càn loạn bất tử ấy!

Thiện nam tử ! Đại không, Bồ tát quán như thế nào ?

Đại không tức là Bát Nhã Ba La Mật. Hành thâm Bát Nhã Ba La Mật, Bồ tát chiếu kiến ngũ uẩn giai không, thấy rõ thật tướng vạn pháp. Đại Bồ tát thành tựu Đại không sẽ được trụ bậc HƯ KHÔNG ĐẲNG.

Này Thiện nam tử! Nay Như Lai ở trong Đại chúng nói những nghĩa không như vậy, có mười hằng hà sa Đại Bồ tát được trụ bậc HƯ KHÔNG ĐẲNG. Đại Bồ tát trụ bậc HƯ KHÔNG ĐẲNG này, ở trong tất cả pháp không bị trở ngại, không bị câu chấp, buộc ràng, tâm không mê muội. Do vậy, gọi là HƯ KHÔNG ĐẲNG.

Này Thiện nam tử! Bồ tát trụ bậc Hư không đẳng này, đối với tất cả pháp đều thấy, đều biết. Biết tánh, tướng, nhân duyên, quả báo. Tâm, cảnh, thiện ác, chân vọng, chánh, tà, sở cầu, sở đắc....trì, phạm, thừa, giáo, uế tịnh...những pháp như vậy, Bồ tát biết hết và thấy hết. Biết rõ nhân nào, kết quả nào. Đâu là chánh nhân, đâu là tà nhân. Đâu là chân lý, đâu là phi chân lý. Gì là tà kiến, gì là chánh kiến. Ngoại đạo là thế nào? Không ngoại đạo là thế nào? Đối với người phát tâm tu hành: Tà chánh, chân ngụy, đại tiểu, thiên viên. Bồ tát trụ bậc hư không đẳng đều thấy biết, vì Bồ tát thành tựu tứ vô ngại trí: Pháp vô ngại, nghĩa vô ngại, từ vô ngại và lạc thuyết vô ngại. Thành tựu tứ vô ngại trí, Bồ tát vận dụng nhiều phương tiện trong sự nghiệp độ sanh, khéo diễn nói chân lý "đệ nhất nghĩa không", đối với chân lý này, hàng Thanh văn, Duyên giác không thể diễn nói được.


Con Đường Phật Tâm Tông Phần 3 Phyt410


TRỰC CHỈ

*Bồ tát tu ba thứ vô lượng tâm: TỪ, BI, HỈ, sẽ an trụ địa vị CON MỘT, nghĩa là vị Bồ tát ấy là con một của chư Phật và ngược lại với tất cả chúng sanh, bằng một cái nhìn, một tấm lòng, Bồ tát xem bình đẳng như CON MỘT.

*Tu XẢ tâm thành tựu, Bồ tát trụ bậc HƯ KHÔNG ĐẲNG. Ôi ! Vô cùng tuyệt diệu. HƯ KHÔNG ĐẲNG ! Vạn pháp bình đẳng như hư không! Thế là NHƯ HUYỂN TAM MA ĐỀ đây rồi! "NHƯ HUYỂN TAM MA ĐỀ ĐÀN CHỈ SIÊU VÔ HỌC" đây rồi!

Trụ bậc HƯ KHÔNG ĐẲNG sẽ có tất cả những tri kiến của Phật có!...TỨ VÔ NGẠI GIẢI....TỨ VÔ SỞ ÚY...THẬP TRÍ LỰC. LỤC BA LA MẬT. THẬP BÁT BẤT CỘNG PHÁP...và có cả BỒ ĐỀ, NIẾT BÀN VÔ THƯỢNG!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,087
Điểm tương tác
1,027
Điểm
113
Bài 21.- Phật Tánh.

Phẩm 23. Sư Tử Hống Bồ Tát. Kinh văn:

Kiến chấp của chúng sanh cũng có hai: Một, thường kiến. Hai, đoạn kiến. Hai thứ kiến chấp như vậy không gọi là trung đạo. Không thường, không đoạn mới gọi là trung đạo. Muốn thấy lý trung đạo phải sử dụng quán trí, quán mười hai nhơn duyên để nhận thức sự vận hành liên tục của hoặc, nghiệp, khổ…Nhận thức đúng đắn chơn lý, gọi đó là Phật tánh. Do vậy, Phật tánh và trung đạo không một cũng không hai.

Này Thiện nam tử ! Phật tánh có nhơn, có nhơn của nhơn. Có quả, có quả của quả. Nhơn chính là mười hai nhơn duyên. Nhơn của nhơn là trí tuệ. Quả chính là Vô thượng Bồ đề. Quả của quả là Vô thượng Đại Niết bàn. Ví như vô minh là nhơn, hành là quả. Hành là nhơn, thức là quả. Do nghĩa đó, vô minh cũng là nhơn, cũng là nhơn của nhơn. Thức cũng là quả, cũng là quả của quả. Phật tánh cũng như vậy. Do nghĩa đó, vô minh chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng thường, chẳng đoạn, chẳng một, chẳng hai, chẳng đến chẳng đi, chẳng nhơn, chẳng quả.

Là nhơn mà chẳng phải quả, như Phật tánh.

Là quả mà chẳng phải nhơn, như Đại Niết bàn.

Là nhơn cũng là quả, như những pháp do mười hai nhơn duyên sanh.

Chẳng phải nhơn, chẳng phải quả ấy chính là Phật tánh. Phật tánh chẳng nhơn chẳng quả cho nên thường hằng không biến đổi. Do nghĩa đó, trong kinh Phật nói mười hai nhơn duyên ý nghĩa rất sâu, không thể thấy biết, không thể nghĩ bàn là cảnh giới của chư Phật, Bồ tát. Hàng Thanh văn, Duyên giác không đến được.

Sư Tử Hống Bồ tát: Bạch Thế tôn ! Nếu Phật cùng Phật tánh không sai khác thì tất cả chúng sanh cần gì phải tu hành ? Vì biết rằng quả vị Phật mình đã nắm chắc trong tay.

Phật bảo: Này Thiện nam tử ! Lời ông hỏi không đúng với sự lý. Phật và Phật tánh dù không sai khác, nhưng chúng sanh đâu dễ trọn lành. Ví như có người ác tâm muốn hại mẹ, hại rồi sanh lòng ăn năn. Trước mắt, ba nghiệp dù lành, nhưng nội tâm người này vẫn là người địa ngục, vì người này chắc chắn sống trong địa ngục, nên gọi là người địa ngục.

Do lẽ đó, trong các kinh Phật nói: Nếu thấy người tu hạnh lành thì gọi là người trời. Thấy người tạo nghiệp ác thì gọi là thấy địa ngục. Vì chắc chắn họ sẽ thọ quả báo khổ.

Này Thiện nam tử ! Vì tất cả chúng sanh quyết định được Vô thượng Bồ đề nên Phật nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Nhưng thật ra, chúng sanh chưa có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp. Do nghĩa đó, mà Như Lai nói kệ rằng:

Trước có nay không
Trước không nay có
Ba đời có pháp
Nghĩa này không đúng.

Này Thiện nam tử ! Có ba thứ có: Một, vị lai có. Hai, hiện tại có. Ba, quá khứ có. Tất cả chúng sanh đang có phiền não, cho nên không có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp. Tất cả chúng sanh đã có dứt trừ phiền não nên hiện tại được thấy Phật tánh. Do nghĩa đó, Phật thường tuyên nói: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh nhẫn đến nhất xiển đề cũng có Phật tánh".

Nhất xiển đề không có pháp lành. Phật tánh là pháp lành, vị lai họ sẽ có. Nhất xiển đề đều có Phật tánh, vì họ quyết định thành Vô thượng Bồ đề. Ví như có người trong nhà có sữa, có người hỏi: Anh có "bơ" không ? Đáp rằng: Tôi có. Sữa hiện tại không phải "bơ", do phương tiện khéo léo chế biến thành "bơ". Chúng sanh cũng vậy, tất cả đều có tâm. Phàm người có tâm sẽ được thành Vô thượng Bồ đề. Do nghĩa đó, Phật thường tuyên nói: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh".

Này Sư Tử Hống Bồ tát ! Phật tánh cũng gọi là Thủ Lăng Nghiêm tam muội, tối tôn, tối thượng, như đề hồ đối với sữa, tô, lạc vậy. Do sức của Thủ Lăng Nghiêm tam muội mà chư Phật được thường, lạc, ngã, tịnh. Tất cả chúng sanh đều có tam muội ấy, vì không biết tu hành mà chẳng được thấy, vì không được thấy cho nên không được thành Vô thượng Bồ đề.

Này Thiện nam tử ! Phật tánh cũng là sắc, cũng là phi sắc; cũng là tưởng, cũng là phi tưởng; cũng là một, cũng là chẳng phải một; cũng là thường, cũng chẳng phải thường; cũng là đoạn, cũng chẳng phải đoạn; cũng là có, cũng là không; cũng chẳng phải có, cũng chẳng phải không; cũng là nhơn, cũng là chẳng phải nhơn; cũng là quả, cũng là chẳng phải quả; cũng là nghĩa lý, cũng là chẳng phải nghĩa lý; cũng là danh tự, cũng là chẳng phải danh tự; cũng là lạc, cũng là khổ, cũng là chẳng phải lạc, chẳng phải khổ; cũng là ngã, cũng là chẳng phải ngã; cũng là không, cũng là chẳng phải không.

Này Sư Tử Hống ! Phật tánh "rời" tất cả tướng "là" tất cả pháp. Phật tánh không ở trong, không ở ngoài cũng không ở trung gian; vô sở tại, vô sở bất tại !

Này Thiện nam tử ! Phật tánh chẳng phải ngũ ấm, thập nhị nhập, thập bát giới; chẳng phải trước không nay có; chẳng phải có rồi trở lại không, từ nhơn lành mà chúng sanh được thấy. Ví như khối sắt đen, đưa vào lửa đốt thì đỏ, lấy ra ngoài thì trở lại đen. Màu đen của khối sắt không ở trong, không ở ngoài, không tìm đâu cho có. Tuy nhiên, do nhơn duyên mà có. Phật tánh cũng như vậy, lửa phiền não tắt dứt thì chúng sanh được thấy, được nghe như hạt giống biến diệt thì mầm mọng mọc lên, nhưng tánh mầm mọng này chẳng phải ở trong, chẳng phải ở ngoài cho đến như bông trái cũng vậy, đều theo duyên mà có.

Đại Niết bàn là kết quả của vô lượng công đức duyên lành; Phật tánh cũng vậy, do gieo trồng vun quén vô lượng vô biên công đức duyên lành mà được thấy.

Con Đường Phật Tâm Tông Phần 3 - Page 2 Phyt_t17
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,087
Điểm tương tác
1,027
Điểm
113
Bài 23.- Phật Tánh là Trung Đạo Đế.

Kinh văn:

Bồ tát Sư Tử Hống thưa: Thế nào là Phật tánh ? ... Phật Thế tôn dùng con mắt gì mà thấy Phật tánh được rõ ràng ?
..............

Kiến chấp của chúng sanh cũng có hai: Một, thường kiến. Hai, đoạn kiến. Hai thứ kiến chấp như vậy không gọi là trung đạo.- Không thường, không đoạn mới gọi là trung đạo.

Muốn thấy lý trung đạo phải sử dụng quán trí, quán mười hai nhơn duyên để nhận thức sự vận hành liên tục của hoặc, nghiệp, khổ…Nhận thức đúng đắn chơn lý, gọi đó là Phật tánh.

Do vậy, Phật tánh và trung đạo không một cũng không hai.
(hết trích- K. Niết Bàn)

Phần Thảo Luận:

Sự Vô Minh ở Thế Gian nó theo nhân duyên mà biến tướng ra 2 sự chấp thủ (đối lập) gọi là Biên Kiến Nhị Nguyên.

* Thế nào là Nhị Nguyên ?

+ Khái niệm "Nhị Nguyên"

a). Triết học thế gian có khái niệm rằng: Thuyết nhị nguyên, hay nhị nguyên luận, là một học thuyết triết học thừa nhận sự tồn tại độc lập của hai thực thể. Có nhiều dạng nhị nguyên, một trong số đó là thuyết nhị nguyên về triết học xem vật chất và ý thức (hay tinh thần), tạo thành hai nguồn gốc của thế giới. Đây là quan điểm của một số nhà triết học trong việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học: ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào.(theo wiki)

b). Nhị Nguyên theo PG: Theo Phật Giáo.- Từ Nhị Nguyên nên thêm 2 chữ "Đối đãi". Nghĩa là những pháp nào có đối đãi.- Như Trắng đối đãi đen, Có đối đãi Không v.v... là Nhị Nguyên.

* PHÁP NHỊ NGUYÊN ĐỐI ĐÃI LÀ DO Ý THỨC SUY LƯỜNG MÀ VỌNG SANH. NHÀ PHẬT GỌI LÀ BIÊN KIẾN.- Duy Thức Học gọi là Biến kế sở chấp tánh.-còn gọi là Phân biệt tánh vọng tưởng vọng kế tự tánh, vọng phân biệt tánh, tự tánh giả lập. Dựa vào hình tướng thay đổi (biến) và so sánh (kế) các pháp ta nhận biết nó một cách không đúng sự thật.

* Người học Phật phải thoát khỏi các biên kiến. các biến kế sở chấp tánh.- Thì mới thấy được Phật Tánh.- Vì Phật Tánh là Trung Đạo Đế.

* + Nhị Nguyên Đối Đãi là Biên Kiến, là THỨC TÌNH vọng tưởng sai lầm.

  • Thức Tình là gì ?
  • CHƠN GIÁC là gì ?
+ Mỗi lần nhìn một trần cảnh là có một thức qua sự ghi nhận của Tâm. Hiện thức ấy chỉ xuất hiện lúc ấy và dứt liền ngay (Đệ nhất sát na), thức đó là Chơn thức , chưa có Vọng Tưởng xen vào.- Đây là giai đoạn CHƠN GIÁC.

+ Cũng nhìn một trần cảnh là có một thức qua sự ghi nhận của Tâm. Qua một sát-na kế tiếp, thức ấy lập lại , đó là vọng thức chứ không phải là cái thức đầu tiên.- Vì có sự định kiến của sở tri, của thất tình, lục dục xen vào.- Nên thành Vọng Thức .- Vọng thức thành Biên kiến, Nhị Nguyên !

+ Nói chung Lục căn (Nhãn Nhĩ Tỉ Thiệt Thân Ý) tiếp xúc với Lục Trần ( sanh ra Lục Thức Sắc Thinh Hương Vị Xúc Pháp) hay goi là Tâm Thức (Do ý trí tác động bởi các Căn sanh ra Cảm Giác và Giác Thức).

+ Trong đời sống, tâm lý được biểu hiện bằng tình cảm, lý trí và hoạt động. Kinh qua học hỏi, va chạm trong cuộc sống, tâm chúng ta đã chứa đựng trong tàng thức những tri kiến hỗn tạp.

+ Sáu thức ra vào sáu căn, nhân đó có tham trước muôn cảnh tạo thành nghiệp dữ, che khuất bổn thể chơn như. Do ba độc (Tham Sân Si) sáu giặc (lục thức hay sanh lục tặc), nên chúng ta bị mê hoặc và rối loạn thân tâm, trôi giạt trong sanh tử luân hồi, lăn lóc trong sáu đường (lục đạo: Thiên, Nhơn, A Tu La, Súc Sanh, Ngạ Qủy và Địa Ngục), chịu cảnh khổ đau.

+ Nghiệp thức như có hấp lực, lôi kéo thân khẩu ý chạy theo tâm viên ý mã của mình. Tâm thức theo thời gian kết nạp. Tâm vốn không thiện không ác, chỉ vì có Hành nên có thức qua trung gian của Tâm mà ta gọi Tâm thiện tâm ác. Gọi như thế là ta gọi cái trạng thái của thức mà thôi.

* Vọng Thức là chạy theo trần cảnh và giác quan, chạy theo sự thấy, nghe, hay, biết cuốn theo đệ nhị sát na.

* Chơn Giác là chơn Thức, lúc chưa có Vọng Tưởng xen vào.- Đây là giai đoan Đệ nhất sát na.- khế hợp Chân Như.

* Chân Như là Bản Thể Tâm là Trung Đạo- Bất Nhị Pháp.

+ Trung Đạo Bất Nhị là lìa Thức Tình Phân Biệt.- Đó là SIÊU VIỆT TRÍ HUỆ.- Có Trí Huệ là có Thành Phật.

* Do vậy: Lìa xa Nhị Nguyên Đối đãi.- Là Bất Nhị Pháp Môn, là Trung Đạo Đế. Là PHẬT TÁNH.- Phật tánh và trung đạo không một cũng không hai.
Con Đường Phật Tâm Tông Phần 3 - Page 2 Bat_nh12
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,087
Điểm tương tác
1,027
Điểm
113
Bài 24.- Phật Tánh.- Là "Trung Đạo đệ nhất nghĩa "

Con Đường Phật Tâm Tông Phần 3 Nh_lai14

Kinh văn:

Này Thiện nam tử ! Phật tánh có nhơn, có nhơn của nhơn. Có quả, có quả của quả. Nhơn chính là mười hai nhơn duyên. Nhơn của nhơn là trí tuệ. Quả chính là Vô thượng Bồ đề. Quả của quả là Vô thượng Đại Niết bàn. Ví như vô minh là nhơn, hành là quả. Hành là nhơn, thức là quả. Do nghĩa đó, vô minh cũng là nhơn, cũng là nhơn của nhơn. Thức cũng là quả, cũng là quả của quả. Phật tánh cũng như vậy. Do nghĩa đó, vô minh chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng thường, chẳng đoạn, chẳng một, chẳng hai, chẳng đến chẳng đi, chẳng nhơn, chẳng quả.

Là nhơn mà chẳng phải quả, như Phật tánh.

Là quả mà chẳng phải nhơn, như Đại Niết bàn.

Là nhơn cũng là quả, như những pháp do mười hai nhơn duyên sanh.

Chẳng phải nhơn, chẳng phải quả ấy chính là Phật tánh. Phật tánh chẳng nhơn chẳng quả cho nên thường hằng không biến đổi. Do nghĩa đó, trong kinh Phật nói mười hai nhơn duyên ý nghĩa rất sâu, không thể thấy biết, không thể nghĩ bàn là cảnh giới của chư Phật, Bồ tát. Hàng Thanh văn, Duyên giác không đến được.


Trực chỉ:

Phước đức là nhân tu. Trí tuệ là quả sở chứng. Phước đức trang nghiêm là hữu vi. Trí tuệ trang nghiêm là vô vi. Phước đức trang nghiêm còn nói nhân quả. Trí tuệ trang nghiêm vượt ra ngoài nhân quả.

Thực tánh của các pháp không hai, nhưng không được nói một. Bởi vì không có cái tuyệt đối cực đoan. "Tương đối" là thực nghĩa của hiện tượng vạn pháp. Cái từ "trung đạo" của Phật giáo dạy cho những người có trí: Rằng phải nhận thức hiện tượng vạn pháp qua tánh cách "tương đối" của chính chúng nó.

Hãy tư duy, nhận thức vạn pháp qua trí "bình đẳng tánh", qua tánh "trung đạo" phi hữu, phi vô, phi thiện, phi ác, phi nhất, phi dị…Tư duy quán chiếu như vậy, theo Hoa Nghiêm tôn gọi là "châu biến hàm dung quán".

Phật tánh chỉ là ngôn từ chỉ tánh trong sáng, tánh thanh tịnh, tánh an lạc không có lẫn lộn tánh hắc ám, vô minh đau khổ. Cho nên Phật tánh gọi là "đệ nhất nghĩa không". Đệ nhất nghĩa không cũng chỉ là một cái tên gọi khác vậy thôi. Đừng hỏi nữa !

Là đệ tử Phật, để tâm học kỹ ba pháp quán niệm tư duy: "Giả quán". "Không quán" rồi "TRUNG ĐẠO QUÁN". Đó là quá trình diễn biến theo qui luật "phủ định của phủ định" của hiện tượng hữu vi vật chất.

Dù có Phật tánh, nhưng nếu không tu hành thiện pháp không thành Phật được. Ví như vàng trong quặng phải nấu lọc mới thành vàng ròng.

Nhìn mặt vô vi thực tướng, các pháp ba đời đều không.

Nhìn mặt hữu vi duyên sanh các pháp ba đời đều có. Biết có là có thế nào ? Biết không là không thế nào ? Đó là cái biết TRUNG ĐẠO.

Phật tánh rời ngoài tất cả tướng. Phật tánh chính là tất cả pháp. Phật tánh với hiện tượng vạn pháp không phải "là" mà không phải "ngoài". Hiểu như thế là hiểu TRUNG ĐẠO ĐỆ NHẤT NGHĨA trong giáo lý Phật.


++++++++++

Phần Thảo Luận:

"Phật tánh chỉ là ngôn từ chỉ tánh trong sáng, tánh thanh tịnh, tánh an lạc không có lẫn lộn tánh hắc ám, vô minh đau khổ".

Cô Đọng lại:

+ Phật Tánh là Tánh Thanh Tịnh Bản Nhiên của Chân Tâm.

+ Pháp Tánh là Tánh Thanh Tịnh Bản Nhiên của Pháp Giới.

Luận Hiển Dương Chánh Giáo rằng:

Phật Tánh tại hữu tình,
Pháp Tánh tại vô tri.
Phật- Pháp bổn lai vô nhị Tánh,
Nhất hỏa năng siêu bách vạn thù.(hết trích)

+ Tất cả Phật pháp tức là Pháp tánh. Pháp tánh ấy tức là Như Lai. Thế nên Như Lai thường trụ bất biến. Nếu có người bảo: Như Lai vô thường, thì người đó không thấy không biết Pháp tánh” (chương Như Lai tánh, Tứ y).

+ “Phật tánh tức là Pháp thân Như Lai. Thân Như Lai là thân thường trụ, bất sanh bất diệt, là thân kim cương vĩnh viễn bất hoại, đây tức là Pháp thân” (chương thân Kim Cương).

+ Phật tánh là Chân Không Diệu Hữu:

+ “Pháp thân là Thường, Lạc, Ngã,Tịnh lìa hẳn sanh già bệnh chết, chẳng phải trắng đen, chẳng phải cao thấp, chẳng phải đây kia, chẳng phải học vô học, Phật ra đời hoặc chẳng ra đời vẫn thường trụ, chẳng động, chẳng biến đổi. Các đệ tử của Ta nghe lời này mà chẳng hiểu được ý, bèn cho rằng Như Lai nói thân Phật là pháp vô vi”.

“Ta từng nói Phật tánh có đủ sáu tính chât: Một là Thường, hai là Thật, ba là Chân, bốn là Thiện, năm là Tịnh, sáu là Có Thể Thấy. Các đệ tử của Ta nghe lời này chẳng hiểu được ý bèn cho rằng Như Lai nói Phật tánh của chúng sanh rời ngoài chúng sanh mà có”.

“Ta lại nói Phật tánh của chúng sanh như hư không. Hư không chẳng phải quá khứ, vị lai, hiện tại, chẳng phải trong ngoài, chẳng phải sắc thanh hương vị xúc, Phật tánh cũng như vậy. Các đệ tử của Ta nghe lời này chẳng hiểu được ý bèn cho rằng Như Lai nói Phật tánh của chúng sanh rời ngoài chúng sanh mà có”.

“Ta lại nói chúng sanh chính là Phật tánh, vì nếu rời chúng sanh thì chẳng được Vô thượng Bồ-đề” (chương Ca-Diếp Bồ-tát).

“Phật tánh của chúng sanh chẳng hư, chẳng hoại, chẳng bị lôi kéo, chẳng bị bắt, chẳng bị trói buộc” (chương Sư tử hống Bồ-tát).

Qua những câu kinh này, chúng ta thấy Phật tánh là thường trụ, không biến đổi, trùm khắp, không bị nhiễm ô dù bị trọng tội hay biến mất bởi kẻ không tin (nhất xiển đề). Phật tánh chẳng hề rời ngoài chúng sanh, dù chúng sanh còn chưa biết nó.

Nghĩa chính yếu của Phật tánh là thường trụ, như Phật, Pháp, Tăng là thường trụ (chương Kim Cương Thân). Thường trụ có nghĩa là vẫn có ở đó, bất chấp chúng ta có biến đổi thế nào, bất chấp chúng ta có hiện hữu hay không.

Phật tánh nội tại trong ngã và pháp, nhưng siêu việt khỏi ngã và pháp. Kinh nói: “Tánh ngã và tánh Phật. Không hai không sai biệt” (chương Như Lai tánh). “Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy, vôn không chỗ trụ. Dùng phương tiện khéo thì thấy được. Vì được thấy nên được Vô thượng Bồ đề (chương Quang Minh Biến Chiếu).

Tóm lại:

* Phật Tánh đủ cả 4 Đức: Chơn THƯỜNG - Chơn LẠC- Chơn NGÃ- Chơn TỊNH.- Chính là Đại Niết Bàn.

* Phật tánh "rời" tất cả tướng "là" tất cả pháp. Phật tánh không ở trong, không ở ngoài cũng không ở trung gian; vô sở tại, vô sở bất tại !

* Phật Tánh chính là Chân Như Tâm, là Đại Niết Bàn, là Như Lai.
 

DuyLong

Registered
Phật tử
Tham gia
15/11/24
Bài viết
184
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Phật tâm tông là cách cài đặt lại hệ thống tư tưởng, cách nghĩ, cách định nghĩa, các luật đà ra ni trong tâm thức. Chuyển từ mê sang ngộ. Chuyển từ tâm Ma sang tâm Phật. Tức là đổi cách nghĩ, cách nhận xét về nhiệm vụ, trách nhiệm của bản thân đối với mọi mối quan hệ xã hội, đối với mọi quy luật nhân quả, vay trả của mình từ cách nghĩ thông thường sang cách nghĩ tích cực, làm tiền đề để tu thân, thực hành đạo bằng hành động thiết thực.
Cách hiệu quả nhất để đạt đến Phật tâm đó là niệm Phật thật tướng, hay gọi cách khác đó là thiền định niệm Phật.
Trong trạng thái bình thường ta kết giao với linh giới thông qua các căn của mình, kết giao với xã hội thông qua các cách giao thiệp xã giao. Có những lúc ta tiếp xúc với ngoại cảnh rất thuận lợi, và không ít những lúc ta gặp phải những mối quan hệ không thuận lợi. Khi đó ta nên biết, những mối quan hệ tốt đẹp mà ta gặp thì ít nhiều ta đã phải trả cho nó những giá trị mà ta phải bỏ ra nằng công sức, tiền bạc...trong quá khứ. Còn những mối quan hệ không tốt thì là do trong quá khứ ta đã không quan tâm tới họ, ta đã bỏ qua những điều tốt đẹp họ mang lại cho ta, không những thế ta còn ứng xử đáp trả bằng ý nghĩ hành động, lời nói không tốt, gây tổn thương tới họ. Giờ là lúc ta phải gánh lấy hậu quả.
Nhưng các bạn cũng đừng lo lắng quá, vẫn còn kịp. Hãy để ý trong tâm thức, vẫn có một cửa dành cho chúng ta sửa lỗi. Trước khi thời điểm phán xét sảy ra ta hãy dùng cánh cửa chưa đóng đó để chuyển đổi lại cách mà chúng ta ứng tâm với họ. Tác ý bằng tâm từ bi hỷ xả, đáp ứng lại cho họ rồi sám hối, xin lỗi với họ, hứa rằng sẽ không tái phạm, sau đó xin được trả nợ. Tất cả quá trình đều bằng tâm thành khẩn, kính cẩn, và chấp nhận làm. Tất cả quá trình đó diễn ra trong tâm và ta là một người mang nợ xin thành khẩn trả nợ, hãy dồn hết tâm lực làm việc đó. Điều tuyệt vời sẽ đến, nợ đã được trả, căng thẳng trong mối quan hệ tan biến, từ trường quanh bạn sẽ được biến đổi, vấn nạn đã được giải quyết và đương nhiên không phải lãnh án phạt nữa.
Tuy nhiên, đối với người mang tâm Ma, thì họ luôn nghĩ mình phải An Ma, bỏ qua và không chấp nhận An Phật. Cái nghĩ đầu tiên trong tâm trí họ khi bắt gặp các mối quan hệ đó là cái lợi cho mình, và luôn luôn đi ngược lại lời Phật dạy vì họ không biết đến từ "giai" trong Bát nhã tâm tâm kinh. Cái lợi nó luôn tiềm ẩn mối hại và cái bất lợi, thiệt thòi nó luôn đi liền với "phần thưởng" sau đó. Nhưng do ích kỷ và thiển cận, họ nhìn nhận mọi thứ đơn giản như cách mà họ nghĩ. Đúng như câu "Bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả". Và đương nhiên nhân quả công bằng, cái gì đến sẽ đến...
Vì vậy tôi mong rằng các em, các cháu lớp trẻ sau này nên trau dồi đạo đức, phẩm chất con người thật tốt để mang lại những giá trị tốt đẹp đối với xã hội và cái quan trọng nữa đó là cảnh giới tương tác với chính bản thân các em nó ngày một nâng cao.
Xin hết
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,521
Điểm tương tác
217
Điểm
63
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
NAM MÔ PHÂT BẢO THƯỜNG TRỤ
NAM MÔ PHÁP BẢO THƯỜNG TRỤ
NAM MÔ TĂNG BẢO THƯỜNG TRỤ.
Con Xin Cung Kính Cúng Dàng :
1732173699906.png
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,087
Điểm tương tác
1,027
Điểm
113
NAM MÔ PHÂT BẢO THƯỜNG TRỤ
NAM MÔ PHÁP BẢO THƯỜNG TRỤ
NAM MÔ TĂNG BẢO THƯỜNG TRỤ.
Con Xin Cung Kính Cúng Dàng :
chỉ là gai góc. Lạc đà còn khó nhằn. - Đổi cái này đi nha

gai góc1.png
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,521
Điểm tương tác
217
Điểm
63
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
chỉ là gai góc. Lạc đà còn khó nhằn. - Đổi cái này đi nha

gai góc1.png

Kính Thầy Viên Quang .
Phật Tử An Long Cung Kính Cúng Giàng Bằng Tấm Lòng Chân Thật .
-Cách Đây Hơn 30 Năm An Long Đang Hoảng Lạc Sâu Trong Rừng Rậm , May Có Duyên Gặp Được Cuốn " BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT"( Hồi Đó Kinh Sách Rất Hiếm, Và Bản Thân: CŨNG CHƯA BIẾT ĐẾN PHẬT PHÁP Mà TẦM CẦU ,TIẾP CẬN) Của Hòa Thượng Thích Thanh Từ Mới Biết Đến PHẬT PHÁP , Tiếp Đó Là Thiện Duyên Với BĂNG NIỆM HỒNG DANH PHẬT A DI ĐÀ Do Lão Tăng Vô Danh Xướng Tụng Mới Phát Hiện Tìm Đường Mà Ra ...Và Cả KINH ĐIỂN PHẬT PHÁP Lưu Hành Do Các CHƯ TĂNG Dầy Công Dịch Việt Ngữ ( Bản Thân Nửa Chữ Ngoại Ngữ Cũng Không Biết ...Và Đã Cố Học Nhưng Không Được )
...Cùng Những Cổ Tháp Nơi Các Ngôi Chùa Nghiêm Tịnh...
Ân Sủng Này Thật Là Vô Lượng...Mượn Bó Giả Hoa Kính Dâng - Kính Ngưỡng : PHẬT & PHÁP & TĂNG THƯỜNG TRỤ .
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,087
Điểm tương tác
1,027
Điểm
113
Kính Thầy Viên Quang .
Phật Tử An Long Cung Kính Cúng Giàng Bằng Tấm Lòng Chân Thật .
-Cách Đây Hơn 30 Năm An Long Đang Hoảng Lạc Sâu Trong Rừng Rậm , May Có Duyên Gặp Được Cuốn " BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT"( Hồi Đó Kinh Sách Rất Hiếm, Và Bản Thân: CŨNG CHƯA BIẾT ĐẾN PHẬT PHÁP Mà TẦM CẦU ,TIẾP CẬN) Của Hòa Thượng Thích Thanh Từ Mới Biết Đến PHẬT PHÁP , Tiếp Đó Là Thiện Duyên Với BĂNG NIỆM HỒNG DANH PHẬT A DI ĐÀ Do Lão Tăng Vô Danh Xướng Tụng Mới Phát Hiện Tìm Đường Mà Ra ...Và Cả KINH ĐIỂN PHẬT PHÁP Lưu Hành Do Các CHƯ TĂNG Dầy Công Dịch Việt Ngữ ( Bản Thân Nửa Chữ Ngoại Ngữ Cũng Không Biết ...Và Đã Cố Học Nhưng Không Được )
...Cùng Những Cổ Tháp Nơi Các Ngôi Chùa Nghiêm Tịnh...
Ân Sủng Này Thật Là Vô Lượng...Mượn Bó Giả Hoa Kính Dâng - Kính Ngưỡng : PHẬT & PHÁP & TĂNG THƯỜNG TRỤ .
VQ tùy hỷ công đức Bạn An Long
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,087
Điểm tương tác
1,027
Điểm
113
Bài 25.- cách nào mà thấy không được rõ ràng Phật tánh?

phẩm 23.- Sư tử hống.- Kinh văn:

Ví như có Quốc Vương bảo một đại thần dắt một con voi đem chỉ cho người mù. Đại thần được lịnh Quốc Vương liền họp bọn người mù đến bên con voi. Lúc đó bọn người mù đều lấy tay rờ voi. Đại thần trở về tâu với Quốc Vương đã đem voi chỉ cho bọn người mù rồi. Quốc Vương liền kêu bọn người mù đến hỏi riêng từng người. Con voi hình dạng như thế nào? Trong bọn người mù kia, kẻ rờ ngà bèn nói voi hình như củ cải ; kẻ rờ tai nói rằng voi giống như cái ki ; kẻ rờ đầu nói rằng voi giống như khối đá, kẻ rờ vòi nói rằng voi giống như cái chày ; kẻ rờ chân nói rằng voi giống như cái cối gỗ ; kẻ rờ lưng nói rằng voi như cái giường ; kẻ rờ bụng nói rằng voi như cái lu ; kẻ rờ đuôi nói voi như sợi dây.

Con Đường Phật Tâm Tông Phần 3 Tac-gi10

Nầy Thiện Nam Tử! Bọn người mù kia chẳng nói trúng thân hình của voi, nhưng cũng chẳng phải là chẳng nói, các hình tướng đó đều chẳng phải hình voi, nhưng rời ngoài những hình nầy lại không có voi.

Nầy Thiện Nam Tử! Quốc Vương là dụ cho Như Lai đấng chánh biến tri vậy. Đại thần dụ cho kinh Đại Thừa Đại Niết bàn. Voi dụ cho Phật tánh. Bọn mù dụ cho tất cả chúng sanh vô minh.

Những chúng sanh nầy cho rằng Phật đã nói xong, hoặc có kẻ nói sắc là Phật tánh, vì sắc nầy dầu diệt, nhưng tuần tự nối luôn do đây được ba mươi hai tướng tốt vô thượng của Như Lai, sắc tướng Như Lai là thường, vì sắc tướng Như Lai thường hằng chẳng dứt, do đây nên nói sắc là Phật tánh, như vàng thật, chất vàng dầu thay đổi nhưng màu sắc vẫn thường chẳng đổi khác, hoặc làm vòng, làm roi, làm mâm, màu vàng vẫn không đổi khác. Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy, tánh chất dầu vô thường mà sắc là thường, do đây nên nói sắc là Phật tánh.

Hoặc có kẻ nói thọ là Phật tánh, vì do thọ mà được chơn lạc của Như Lai, thọ của Như Lai là thọ rốt ráo, là thọ đệ nhứt nghĩa. Tánh thọ của chúng sanh dầu là vô thường nhưng nó tuần tự nối nhau chẳng dứt, nên được lạc thọ chơn thường của Như Lai. Như người họ Kiều Thi Ca thân người dầu vô thường mà họ vẫn thường, trãi qua ngàn muôn đời không đổi khác. Phật tánh chúng sanh cũng như vậy. Do đây nên nói thọ ấm là Phật tánh.

Lại có kẻ nói tưởng ấm là Phật tánh, vì do tưởng mà được chơn thật tưởng của Như Lai. Tưởng của Như Lai gọi là tưởng mà không tưởng chẳng phải tưởng của chúng sanh, chẳng phải tưởng của nam của nữ, chẳng phải tưởng trong sắc thọ tưởng hành thức, chẳng phải tâm tưởng dứt tưởng như tưởng của chúng sanh. Dầu tưởng nầy vô thường nhưng do tuần tự nối nhau chẳng dứt, nên được tưởng thường hằng của Như Lai. Như mười hai nhơn duyên của chúng sanh, dầu chúng sanh diệt mất mà nhơn duyên vẫn rthường. Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy, do đây nên nói tưởng là Phật tánh.

Lại có kẻ nói hành ấm là Phật tánh, vì hành gọi là thọ mạng. Thọ mạng làm nhơn duyên nên được thọ mạng thường trụ của Như Lai. Thọ mạng của chúng sanh dầu là vô thường, nhưng vì tuần tự nối nhau chẳng dứt, nên được thọ mạng chơn thường của Như Lai. Như mười bộ kinh, người nói người nghe dầu là vô thường, nhưng kinh điển nầy thường còn chẳng biến đổi. Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy. Do đây nên nói hành là Phật tánh.

Lại có kẻ nói thức ấm là Phật tánh. Do thức làm nhơn duyên mà được tâm bình đẳng của Như Lai. Ý thức của chúng sanh dầu là vô thường, nhưng thức tuần tự nối nhau chẳng dứt, nên được tâm chơn thường của Như Lai. Như lửa tánh nóng dầu ngọn lửa vô thường, nhưng tánh nóng chẳng phải vô thường. Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy. Do đây nên nói thức là Phật tánh.

Lại có kẻ nói rời năm ấm có ngã, ngã nầy là Phật tánh, vì ngã làm nhơn duyên mà được ngã tự tại của Như Lai. Có các nhà ngoại đạo nói rằng: Đứng đi thấy nghe buồn vui nói năng chính đó là ngã, ngã tướng ấy dầu vô thường nhưng ngã của Như Lai chơn thiệt thường trụ. Như ấm nhập giới dầu là vô thường nhưng vẫn gọi là thường. Phật tánh của chúng sanh cũng vậy.

Nầy Thiện Nam Tử!Như bọn mù kia mỗi người tự nói hình tướng của voi, dầu chẳng được đúng, nhưng chẳng phải là chẳng nói tướng của voi.

Những người nói Phật tánh cũng như vậy, Phật tánh chẳng phải tức sáu pháp, nhưng cũng chẳng ly sáu pháp. Vì thế nên ta nói Phật tánh của chúng sanh chẳng phải sắc chẳng phải ly sắc, nhẫn đến chẳng phải ngã, chẳng phải ly ngã.
Có các nhà ngoại đạo dầu nói có ngã, nhưng thiệt ra không có ngã. Ngã của chúng sanh chính là ngũ ấm, rời ngoài ngũ ấm không có ngã riêng biệt.

Ví như cọng, cánh, tua, gương hiệp lại làm hoa sen, lìa ngoài những thứ nầy thời không có hoa sen riêng biệt. Ngã của chúng sanh cũng như vậy.

Như tường, vách, gỗ, tranh hoà hiệp gọi đó là nhà, lìa ngoài những thứ nầy thời không có nhà riêng biệt.

Như cây Khư đà la, cây Ba la xa, cây Ni câu đà, cây Uất đàm bát hiệp lại thành rừng, rời ngoài những thứ nầy thời không có rừng riêng biệt.

Như chiến xa, voi, ngựa, bộ binh hiệp lại thành quân đội, rời ngoài những thứ nầy thời không có quân đội riêng biệt.

Như những chỉ năm màu hiệp lại dệt thành vải ngũ sắc, rời ngoài những chỉ nầy thời không có vải ngũ sắc riêng biệt.

Như bốn họ hiệp lại gọi là đại chúng, rời ngoài những người nầy thời không có đại chúng riêng biệt.

Ngã của chúng sanh cũng như vậy, rời ngoài năm ấm thời không có ngã riêng biệt.

Nầy Thiện Nam Tử! Như Lai thường trụ thời gọi là ngã. Pháp thân của Như Lai là vô biên vô ngại, là chẳng sanh chẳng diệt, được đủ tám tự tại nên gọi là ngã.

Thiệt ra chúng sanh không có ngã như vậy, chỉ vì quyết định sẽ được rốt ráo đệ nhứt nghĩa không, nên gọi là Phật tánh.

Nầy Thiện Nam Tử! Đại từ đại bi gọi là Phật tánh, vì đại từ đại bi thường theo dõi Bồ Tát như bóng theo hình.Tất cả chúng sanh quyết định sẽ được đại từ đại bi, do đây nên nói rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Đại từ đại bi gọi là Phật tánh, Phật tánh gọi là Như Lai.

Đại hỷ đại xả gọi là Phật tánh, vì Đại Bồ Tát nếu chẳng xả được hai mươi lăm cõi, thời không thể được vô thượng Bồ Đề. Bởi chúng sanh quyết định sẽ được, do đây nên nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Đại hỷ đại xả chính là Phật tánh, Phật tánh chính là Như Lai.

Phật tánh gọi là đại tín tâm. Vì do tín tâm mà đại Bồ Tát được đầy đủ Đàn Ba La Mật nhẫn đến Bát Nhã Ba La Mật. Tất cả chúng sanh quyết định sẽ được đại tín tâm, do đây nên nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Đại tín tâm chính là Phật tánh, Phật tánh chính là Như Lai.

Phật tánh gọi là nhứt tử địa. Vì do nhứt tử địa nên Bồ Tát được tâm bình đẳng đối với tất cả chúng sanh. Tất cả chúng sanh quyết định sẽ được nhứt tử địa, do đây nên nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Nhứt tử địa chính là Phật tánh, Phật tánh chính là Như Lai.

Phật tánh gọi là trí lực thứ tư. Vì do trí lực thứ tư, nên Bồ Tát có thể giáo hóa chúng sanh. Tất cả chúng sanh quyết định sẽ được trí lực thứ tư, do đây nên nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Trí lực thứ tư chính là Phật tánh, Phật tánh chính là như Lai.

Phật tánh gọi là mười hai nhơn duyên. Vì do nhơn duyên nên đức Như Lai được thường trụ. Tất cả chúng sanh quyết định có mười hai nhơn duyên như vậy, do đây nên nói rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Mười hai nhơn duyên chính là Phật tánh, Phật tánh chính là Như Lai.

Phật tánh gọi là bốn trí vô ngại. Do bốn trí vô ngại nên giảng thuyết chữ nghĩa vô ngại. Do chữ nghĩa vô ngại nên có thể giáo hóa chúng sanh. Bốn trí vô ngại chính là Phật tánh, Phật tánh chính là Như Lai.

Phật tánh gọi là đảnh tam muội.Vì do tu đảnh tam muội nầy nên có thể tổng nhiếp tất cả Phật pháp, do đây nên nói đảnh tam muội gọi là Phật tánh. Thập Trụ Bồ Tát tu tam muội nầy chưa được đầy đủ, nên dầu thấy Phật tánh mà chẳng rõ ràng. Vì tất cả chúng sanh quyết định được, nên nói rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.

Nầy Thiện Nam Tử! Như các thứ pháp đã nói ở trên, vì tất cả chúng sanh quyết định sẽ được, nên nói rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.

Nầy Thiện Nam Tử! Nếu ta nói sắc là Phật tánh, chúng sanh nghe lời nầy tất sanh tà kiến điên đảo, do tà kiến điên đảo tất sẽ phải đọa A Tỳ địa ngục. Đức Như Lai thuyết pháp để dứt địa ngục nên chẳng nói sắc là Phật tángh, nhẫn đến chẳng nói thức là Phật tánh cũng như vậy.

Nầy Thiện Nam Tử! Nếu chúng sanh thấy rõ Phật tánh thời chẳng cần tu tập thánh đạo. Thập Trụ Bồ Tát tu tám thánh đạo còn thấy Phật tánh một phần ít, huống là người chẳng tu mà được thấy ư!

Nầy Thiện Nam Tử! Các vị Đại Bồ Tát như Văn Thù Sư Lợi tu tập thánh đạo đã trải qua vô lượng đời nên thấy rõ Phật tánh. Hàng Thanh Văn Duyên Giác làm thế nào biết Phật tánh được!

Nếu chúng sanh muốn biết rõ Phật tánh, thời phải nhứt tâm thọ trì đọc tụng biên chép giải thuyết cúng dường cung kính tôn trọng tán thán kinh Đại Niết Bàn nầy. Thấy người nào trì tụng nhẫn đến tán thán kinh Đại Niết Bàn nầy thời phải đem bốn thứ cúng dường thật tốt mà cung cấp cho người ấy, cùng tán thán lễ bái hỏi thăm.

Nầy Thiện Nam Tử! Nếu có người nào đã trải qua vô lượng vô biên đời gần gũi cúng dường vô lượng chư Phật trồng sâu các căn lành, rồi sau mới đặng nghe tên của kinh nầy.

Nầy Thiện Nam Tử! Phật tánh chẳng thể nghĩ bàn. Phật, Pháp, Tăng, Tam Bảo cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng chẳng biết được dầu vậy mà cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Như Lai thường lạc ngã tịnh cũng chẳng thể nghĩ bàn.(
trích k. Đại Niết Bàn. phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát )
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,087
Điểm tương tác
1,027
Điểm
113
Bài 26.- Thân Trung Ấm.

Phẩm 24 Ca Diếp Bồ Tát. Kinh văn:

Nầy Thiện Nam Tử! Trong khế kinh ta lại nói rằng do ba sự hòa hiệp mà có thân: Cha mẹ, trung ấm. Hoặc có lúc ta nói bực A Na Hàm nơi hiện thân nhập Niết Bàn, hoặc nói nơi thân trung ấm nhập Niết Bàn. Hoặc nói rằng thân căn của trung ấm minh mẫn sáng suốt đều do nơi hạnh nghiệp đời trước, như đề hồ trong sạch.

Nầy Thiện Nam Tử! Có lúc ta nói rằng chúng sanh tệ ác thọ thân trung ấm xấu xí như vải bố thô. Chúng sanh thuần thiện thọ thân trung ấm tốt đẹp như lụa trắng. Các đệ tử của ta nghe lời nầy chẳng hiểu ý của ta bèn cho rằng đức Như Lai nói có thân trung ấm.

Nầy Thiện Nam Tử! Ta lại vì những chúng sanh phạm tội nghịch mà nói rằng kẻ tạo tội ngũ nghịch sau khi chết chẳng vào địa ngục A Tỳ.

Ta lại nói rằng Tỳ Kheo Đàm Ma Lưu Chi, sau khi chết chẳng vào địa ngục A Tỳ, nơi khỏang giữa không chỗ dừng ở.


Ta lại bảo Phạm Chí Độc Tử: Nầy Phạm Chí! Nếu có thân trung ấm thời có sáu sự có. Ta lại nói có chúng sanh cõi vô sắc không có thân trung ấm. Các đệ tử của ta nghe lời trên đây chẳng hiểu được ý của ta bèn nói rằng đức Phật quyết định nói không thân trung ấm.(hết trích)

++++++++++++

Phần Thảo luận:
Hỏi: Hết thảy chúng sanh, do cấu tâm tương tục, mà nhập vào thai mẹ. Vì sao Bồ tát lại lấy Chánh Huệ mà nhập vào thai mẹ?
Đáp: Do Chánh Ức Niệm, nên Bồ tát nhớ rõ mọi sự VIỆC,chắng bao giờ quên lãng. Khi ở thân trung ấm, biết rõ mình đang ở thân trung âm. Khi vào thai mẹ, biết rõ mình vào thai mẹ. Khi ra khỏi thai mẹ, biết rõ mình ra khỏi thai mẹ.
......
Ví như người vào thâm thiền định, được túc mạng trí, có thể thấy 8 vạn kiếp trong quá khứ. Ngoài 8 vạn kiếp, thì mù mịt chẳng biết gì nữa cả. Do vậy mà cho rằng ngoài 8 vạn kiếp cũng là như vậy.
Lại nữa, họ chỉ thấy được thức, lúc ban đầu, gá vào thân trung ấm, rồi tự nghĩ rằng: “Nếu thức gá vào thân trung ấm như vậy, ắt phải có nhân, có duyên gì mà ta chưa biét được thôi”. Rồi từ đó, họ ức tưởng phân biệt, chấp có một thể tánh vi tế; từ thể tánh vi tế đó sanh ra giác tánh, mà giác tánh là thân trung ấm vậy.

++++++++

........ * Trong hàng đệ tử Phật có một vị Tỳ kheo đã được Đệ Tứ Thiền rồi, nhưng tự mãn, chẳng còn muốn tiến tu thêm nữa. Đến khi gần chết, vị Tỳ kheo ấy ở trong Đệ tứ Thiền quán thấy thân Trung Ấm của mình bèn khởi sanh tà kiến, nghĩ rằng mình đã được Đạo. Vứa vấy tà niệm, vị ấy liền bị đọa địa ngục.
........ Chúng tỳ kheo hỏi Phật:"Vị tỳ kheo này mạng chung sanh về đâu ?"
........ Phật dạy:"Tỳ- kheo ấy đã sanh về địa ngục".
........ Các Tỳ- kheo rất làm ngạc nhiên hỏi Phật để xin được giải thích.
........ Phật dạy:"Tỳ- kheo ấy đã được Đệ tứ Thiền mà sanh tâm tăng thượng mạn. Khi gần chết, thấy thân Trung Ấm của mình liền khởi sanh tà kiến cho rằng mình đã đắc A- la- hán từ kiếp trước, kiếp này sanh trở lại làm người, rồi cho rằng Phật đã nói dối với mình. Bởi nhân duyên vậy, nên ngay nơi thân trung Ấm ấy hiện ra địa ngục A- tỳ, và liền đọa ngay vào nơi đó".

........ Rồi Phật thuyết kệ rằng:
Dù đa văn, trì giới thiện,
Dù đã có nhiều công đức.
Nếu nhưa được pháp vô lậu,
Vẫn chưa thể tránh khỏi đọa.

........ Vị tỳ- kheo này do đã khởi phiền não, chấp định tướng của cảnh Thiền mà sanh tâm kiêu mạn, tự mãn, nên phải đọa về địa ngục.
+++++++++++
Lại nữa, họ chỉ thấy được thức, lúc ban đầu, gá vào thân trung ấm, rồi tự nghĩ rằng: “Nếu thức gá vào thân trung ấm như vậy, ắt phải có nhân, có duyên gì mà ta chưa biét được thôi”. Rồi từ đó, họ ức tưởng phân biệt, chấp có một thể tánh vi tế; từ thể tánh vi tế đó sanh ra giác tánh, mà giác tánh là
thân trung ấm vậy.
328 • LUẬN ĐẠI TRÍ ĐỘ
Từ đó, họ lại suy diễn: “Giác tánh sanh ra ngã; từ ngã
sanh ra có 5 trần; theo thanh trần, sanh ra không đại; theo
thanh trần và xúc trần sanh ra phong đại; theo sắc trần, thanh
trần và xúc trần sanh ra hỏa đại; theo sắc trần, thanh trần, vị
trần và xúc trần sanh ra thủy đại; theo sắc trần, thanh trần,
hương trần, vị trần và xúc trần sanh ra địa đại; theo không
đại sanh ra nhĩ căn; theo phong đại sanh ra thân căn; theo hỏa
đại sanh ra nhãn căn; theo thủy đại sanh ra thiệt căn; theo địa
đại sanh ra tỷ căn.”
Như vậy lần lần chuyển biến từ tế đến thô, rồi từ thô đến té, trở về với thể tánh. Ví như lấy đất sét làm ra cái bình, cái chậu.. khi phá cái bình, cái chậu... thì các vật dụng này lại trở về với đất sét. Ở đây có sự chuyển biến từ tế đến thô, từ thô đến tế, mà thể tánh vẫn thường còn.
Trên đây là quan điểm của hàng ngoại đạo Tăng Khư,diễn giải về thể tánh.


++++++++++++++

tr 1- Trung Ấn Thân[/b]

Cho rằng Thân Trung Ấm là "Linh hồn".

+ Thuyết về Thân Trung Ấm

Có truyền thuyết: thần thức của người chết trong vòng 49 ngày được gọi là Thân Trung Ấm, đang chờ để tái sanh lại 1 thân khác !

I- Nguồn gốc (xuất xứ) thuyết 49 ngày & thân trung ấm.

1- Thời Bộ phái ( Manh nha từ thế kỷ I, II sau Phật Niết-bàn, đến kỳ kết tập Phật ngôn lần thứ ba, khoảng 216 năm thời đại đế Asoka )thì Phật giáo Ấn Độ đã phát sanh nhiều học phái, chia làm 2 nhóm:
phái Hoá Địa bộ (Mahisāsakavāda) thuộc nhóm thứ nhất là có quan niệm về thân trung ấm, được xem là sớm nhất. Và thân trung ấm thời này có tên là Antarabhava. Antara là khoảng giữa, ở giữa, chỗ lưng chừng; cònbhava là hữu, là có, là tồn tại – có nghĩa là “tồn tại ở khoảng giữa, chỗ lưng chừng!” . Lưu ý ở đây là không có từ ấm. Ấm hay uẩn là được dịch từ khandha, cái che đậy, cái che lấp, cái chồng chất làm cho chúng sanh không thấy được cái thực, cái sự thực, cái chân lý (còn có nghĩa là nhóm, tích chứa). Vậy, ấm này cũng là “hậu tác” để thích dụng cho ngữ cảnh, ngữ nghĩa nào đó mà người ta muốn “lập tri”.

2- Tìm thấy thân trung ấm ở trong Đại tỳ-bà-sa luận: Luận này là của Long Thọ, được trước tác khoảng chừng thể kỷ thú I TL.

Luận này dạy Bồ-tát niệm Phật A Di Đà cầu vãng sanh về thế giới Cực lạc, dạy phương pháp sám hối, khuyến thỉnh, tùy hỉ và hồi hướng để được vào địa vị Bất thối. Đây là cách thức, không chỉ sơ tâm Bồ-tát mà cả phàm phu, ai cũng làm được mà đạt kết quả cao!

(Người ta cũng nói thân trung ấm ở trong Đại thừa nghĩa chương, ở trong luận Câu Xá, ở trong luận Tỳ-bà-sa của Thế Hữu - nhưng người viết chưa có thì giờ nghiên tầm).

3- Tìm thấy dấu ấn rõ ràng nhất là ở trong Tử thư Tây tạng, khoảng thế kỷ thứ 14, được cho là do tổ Liên Hoa Sinh thuyết giảng hoặc tâm truyền. Đây được xem là những khai thị cho những người sắp chết.

4- Và cuối cùng, thân trung ấm được Trung Quốc và Việt Nam tiếp thu, lan tràn khắp nơi là do kinh Điạ Tạng.
(Theo Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Kính các Bạn. Tất cả những ngữ nghĩa về Trung Ấm của các bộ phái nêu trên. Từ ẤM hoặc UẨN là chỉ cho sự ngăn che, hoặc nhóm các duyên hợp để tạo thành Ngã thể.- Mà không thấy chỉ cho Trung Ấm là Linh hồn ! theo người đời sau lầm chấp.(trừ ra kinh Địa Tạng.- Chúng ta suy xét sau)

II.- Tổ Long Thọ ĐT ĐL nói về Trung Ấm:

Hỏi: Hết thảy chúng sanh, do cấu tâm tương tục, mà nhập vào thai mẹ. Vì sao Bồ tát lại lấy Chánh Huệ mà nhập vào thai mẹ?
Đáp: Do Chánh Ức Niệm, nên Bồ tát nhớ rõ mọi sự VIỆC,chắng bao giờ quên lãng. Khi ở thân trung ấm, biết rõ mình đang ở thân trung âm. Khi vào thai mẹ, biết rõ mình vào thai mẹ. Khi ra khỏi thai mẹ, biết rõ mình ra khỏi thai mẹ.
......
Ví như người vào thâm thiền định, được túc mạng trí, có thể thấy 8 vạn kiếp trong quá khứ. Ngoài 8 vạn kiếp, thì mù mịt chẳng biết gì nữa cả. Do vậy mà cho rằng ngoài 8 vạn kiếp cũng là như vậy.
Lại nữa, họ chỉ thấy được thức, lúc ban đầu, gá vào thân trung ấm, rồi tự nghĩ rằng: “Nếu thức gá vào thân trung ấm như vậy, ắt phải có nhân, có duyên gì mà ta chưa biét được thôi”. Rồi từ đó, họ ức tưởng phân biệt, chấp có một thể tánh vi tế; từ thể tánh vi tế đó sanh ra giác tánh, mà giác tánh là thân trung ấm vậy.

++++++++

........ * Trong hàng đệ tử Phật có một vị Tỳ kheo đã được Đệ Tứ Thiền rồi, nhưng tự mãn, chẳng còn muốn tiến tu thêm nữa. Đến khi gần chết, vị Tỳ kheo ấy ở trong Đệ tứ Thiền quán thấy thân Trung Ấm của mình bèn khởi sanh tà kiến, nghĩ rằng mình đã được Đạo. Vứa vấy tà niệm, vị ấy liền bị đọa địa ngục.
........ Chúng tỳ kheo hỏi Phật:"Vị tỳ kheo này mạng chung sanh về đâu ?"
........ Phật dạy:"Tỳ- kheo ấy đã sanh về địa ngục".
........ Các Tỳ- kheo rất làm ngạc nhiên hỏi Phật để xin được giải thích.
........ Phật dạy:"Tỳ- kheo ấy đã được Đệ tứ Thiền mà sanh tâm tăng thượng mạn. Khi gần chết, thấy thân Trung Ấm của mình liền khởi sanh tà kiến cho rằng mình đã đắc A- la- hán từ kiếp trước, kiếp này sanh trở lại làm người, rồi cho rằng Phật đã nói dối với mình. Bởi nhân duyên vậy, nên ngay nơi thân trung Ấm ấy hiện ra địa ngục A- tỳ, và liền đọa ngay vào nơi đó".

........ Rồi Phật thuyết kệ rằng:
Dù đa văn, trì giới thiện,
Dù đã có nhiều công đức.
Nếu nhưa được pháp vô lậu,
Vẫn chưa thể tránh khỏi đọa.

........ Vị tỳ- kheo này do đã khởi phiền não, chấp định tướng của cảnh Thiền mà sanh tâm kiêu mạn, tự mãn, nên phải đọa về địa ngục.
+++++++++++
Lại nữa, họ chỉ thấy được thức, lúc ban đầu, gá vào thân trung ấm, rồi tự nghĩ rằng: “Nếu thức gá vào thân trung ấm như vậy, ắt phải có nhân, có duyên gì mà ta chưa biét được thôi”. Rồi từ đó, họ ức tưởng phân biệt, chấp có một thể tánh vi tế; từ thể tánh vi tế đó sanh ra giác tánh, mà giác tánh là thân trung ấm vậy.
328 • LUẬN ĐẠI TRÍ ĐỘ
Từ đó, họ lại suy diễn: “Giác tánh sanh ra ngã; từ ngã sanh ra có 5 trần; theo thanh trần, sanh ra không đại; theo thanh trần và xúc trần sanh ra phong đại; theo sắc trần, thanh trần và xúc trần sanh ra hỏa đại; theo sắc trần, thanh trần, vị trần và xúc trần sanh ra thủy đại; theo sắc trần, thanh trần, hương trần, vị trần và xúc trần sanh ra địa đại; theo không đại sanh ra nhĩ căn; theo phong đại sanh ra thân căn; theo hỏa đại sanh ra nhãn căn; theo thủy đại sanh ra thiệt căn; theo địa đại sanh ra tỷ căn.”
Như vậy lần lần chuyển biến từ tế đến thô, rồi từ thô đến té, trở về với thể tánh. Ví như lấy đất sét làm ra cái bình, cái chậu.. khi phá cái bình, cái chậu... thì các vật dụng này lại trở về với đất sét. Ở đây có sự chuyển biến từ tế đến thô, từ thô đến tế, mà thể tánh vẫn thường còn.
Trên đây là quan điểm của hàng ngoại đạo Tăng Khư,diễn giải về thể tánh.

....... Lại do nhân duyên có "thức" gá vào thai mẹ, mà bào thai lúc ban đầu chẳng bị hư nát. Thức này rất vi tế, được gọi là thức trung ấm.

....... Nếu chẳng có "thức" gá vào thai mẹ, thì bào thai chẳng có thể được hình thành. Phải hội đầy đủ tất cả các nhân duyên hòa hợp mới hình thành bào thai vậy.

.......Hỏi: Vì sao thức lại vào thai mẹ ?

.......Đáp: Do nhân duyên có 3 nghiệp quá khứ, nên khi cha mẹ giao hợp thì các nghiệp ấy liền dẫn thức vào thai mẹ.

....... Ví như gió thổi làm lửa tắt, nhưng ở trong hư không lửa vẫn y chỉ nơi gió, nhen nhúm thêm nhiều đám lửa khác. Cũng như vậy, vì ở đời trước mỗi người đã từng đốt lên 6 thức, nên khi chết, gió nghiệp lại dẫn thức vào thai mẹ, để thọ thân ở đời sau.

.......Hỏi: Vì sao nghiệp ở đời trước thì gọi là "hữu", còn nghiệp ở đời sau thì gọi là "hành" ?

.......Đáp: Trên đây đã nói rằng do nghiệp nhân duyên đời trước mà nay có thân. Bởi vậy nên nghiệp đời trước gọi là "hữu".

....... Đời quá khứ đã diệt, nên nghiệp quá khứ chỉ còn là danh suông. Nhưng cái ý chỉ rơi rớt lại từ các nghiệp quá khứ trở thành nhân duyên cho các hành động tạo nghiệp ở đời hiện tại. Bởi vậy nên nghiệp đời này gọi là "hành".

....... Nhân duyên của "hành" là "vô minh". Hết thảy các phiền não, tuy đều do các nghiệp tạo ra, nhưng nhân duyên căn bản vẫn là "vô minh".

III/. A lại Da Thức.- Là Trung Ấm Thân.


Đà Na vi tế Thức mà không là Linh hồn như ngoại đạo lầm tưởng.

Tên A Đà Na thức, xuất xứ từ đâu?

Trong kinh Giải thâm mật có bài tụng rằng:

Nguyên văn chữ Hán

A Đà Na thức thậm thâm tế
Tập khí chủng tử như bộc lưu
Ngã ư phàm ngu bất khai diễn
Khủng bỉ phân biệt chấp vi ngã.

Nghĩa là: Thức A Đà Na rất thậm thâm và tế nhị; các tập khí(1) chủng tử của nó sanh diệt như dòng nước thác. Ta (Phật) đối với chúng phàm phu và Nhị thừa, không giảng nói thức này; vì sợ chúng phân biệt chấp làm Ngã. (hoặc chấp là Linh hồn)

Trong kinh Đại Phật Đảnh Thủ lăng nghiêm nói:

Nguyên văn chữ Hán:

Đà na vi tế thức
Tập khí thành bộc lưu
Chơn, phi chơn khủng mê
Ngã thường bất khai diễn.

Nghĩa là thức A Đà Na rất là vi tế; các tập khí như dòng nước thác. Vì sợ chúng phàm phu và nhị thừa chấp thức này là "chơn" hay "phi chơn", nên Ta (Phật) chẳng hề giảng nói thức này cho chúng nghe.

Thức này là "Căn bản" của chơn và vọng; Thánh, Phàm đều nương ở nơi đây. Bởi thế nên trong Duy thức tôn, rất đặc biệt chú trọng đến thức này.

Nay chúng ta căn cứ theo câu văn và nghĩa lý của bài tụng trên mà quan sát_Trong bài tụng nói chữ "Phàm" là chỉ cho loài dị sanh (chúng sanh); nói chữ "Ngu" là chỉ chung cả phàm phu và Nhị thừa(chữ ngu là mê lầm).

Đại ý hai bài tụng nói:

A Đà Na rất thâm sâu và tế nhị, tóm chứa các tập khí chủng tử từ vô thỉ đến nay. Nó làm chủ giữ gìn báo thân của chúng hữu tình sống trong một thời kỳ. Xem in tuồng như "chơn", song nó hư vọng sanh diệt rất là vi tế. Cũng như dòng nước thác, ở xa thấy như điềm tịnh, mà kỳ thật nó chảy rất mau.

Chẳng những chúng phàm phu (dị sanh)(1) không biết mà hàng tiểu thừa Thinh văn chấp pháp (ngu pháp) cũng mê lầm thức này. Phật đối với hai hạng này chẳng hề giảng nói đến thức A Đà Na, vì sợ họ mê lầm chấp làm "Ngã".

Chúng phàm phu mê lầm chấp ngã thì thêm khỗ sanh tử; còn hàng nhị thừa tuy có thể lìa được khổ sanh tử, song nếu mê lầm chấp ngã thì lâu chứng đạo quả; chi bằng chẳng cho họ nghe đến thức này còn hơn.

Bài tụng của kinh Lăng Nghiêm và kinh Giải Thâm Mật, hai câu đầu đồng nghĩa nhau. Trong câu thứ hai nói chữ "tập khí" tức là "chủng tử". Đến câu thứ ba lại chia ra làm hai phương diện: Bên kinh Lăng Nghiêm đại ý nói: "Thức này rất rộng sâu và tế nhị, sanh diệt tương tục không gián đoạn. Bởi nó tương tục không gián đoạn cho nên in như "chơn"; vì nó sanh diệt nên "không phải chơn".

Nếu người mê lầm chấp thức này là "chơn" thì bị cái chấp "Tăng ích" (thêm), sẽ đoạ mãi trong sanh tử luân hồi. Còn người mê lầm chấp thức này là "phi chơn", thì bị cái chấp "Tổn giảm" (bớt); vì cho thức này là "vọng" rồi rời bỏ thức này để tìm cầu cái "chơn thật" thì không thể được, nên cũng đoạï mãi trong sanh tử luân hồi.

Câu tụng thứ tư trong kinh Giải Thâm Mật, đại ý nói: "Phân biệt chấp thức này làm ngã", tức đồng bên kinh Lăng Nghiêm nói: "Mê thức này chấp là chơn". Song mê lầm chấp thức này "phi chơn" cũng là chấp Ngã. Vì sợ cho chúng phàm phu và hàng Nhị thừa mê lầm chấp thức này là "chơn" hoặc "phi chơn", cho nên Phật chẳng hề giảng nói.

Trên bài tụng nói "chấp ngã", tức là cố chấp thức này làm thật ngã, thật pháp. Bởi phàm phu và Nhị thừa đối với thức này hay khởi tâm phân biệt chấp là "chơn" hoặc "phi chơn".

Đem hai bài tụng trên đây để đối chiếu mà quan sát; thì ý nghĩa đầy đủ. Song, bài tụng trong kinh Giải Thâm Mật có một nghĩa đặc biệt và rõ ràng hơn là: "chúng phàm phu và Nhị thừa dễ khởi tâm phân biệt chấp làm Ngã".

Trong Du Dà Sư Địa Luận, hoàn toàn căn cứ vào kinh Giải Thâm Mật mà giải nói về thức này. Ngoài ra còn có rất nhiều chỗ nói đến cái tên thức này, không thể kể hết như Nhiếp Đại thừa luận, Hiển dương Thánh giáo luận, Thành Duy thức luận, ...Vì trong các kinh luận đã có cái tên A Đà Na thức, nên nay y theo đó để làm căn cứ cho bổn Luận này.

Tóm lại: Trung Ấm Thân, hay A Đà Na Thức chính là Thức mà không phải là Linh hồn như ngoại Đạo lầm chấp.

Thức này do Chơn Như và Vọng Nghiệp mà vọng hiện như mắt bệnh mà thấy mặt trăng thứ 2.

Nếu người mê lầm chấp thức này là "chơn" thì bị cái chấp "Tăng ích" (thêm), sẽ đoạ mãi trong sanh tử luân hồi. Còn người mê lầm chấp thức này là "phi chơn", thì bị cái chấp "Tổn giảm" (bớt); vì cho thức này là "vọng" rồi rời bỏ thức này để tìm cầu cái "chơn thật" thì không thể được, nên cũng đoạï mãi trong sanh tử luân hồi. - Đây là Cảnh giới 4 Thánh quả mới nên tìm hiểu và quán chiếu (Vì sợ chúng sanh trí nhỏ dễ lầm chấp).

tr ấm.png

Người tu hành. nếu chấp Trung Ấm là Linh hồn thì lạc về Ngoại Đạo. lạc mất Bồ Đề Tâm.
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,087
Điểm tương tác
1,027
Điểm
113
Bài 28.- NGHI: + Nghi Niết Bàn Thường trụ ?.

K. NB Ph25.


Trong chúng ngoại đạo có Bà La Môn Xà Đề Thủ Na lên tiếng hỏi:” Nầy Cù Đàm ngài nói Niết Bàn là pháp thường trụ phải chăng?”

_ Nầy Đại Bà La Môn! Đúng như vậy.

_ Nếu Cù Đàm nói Niết Bàn là thường trụ thời không đúng nghĩa. Vì như những sự vật trong đời, từ hột sanh ra trái nối luôn chẳng dứt, như từ đất sét làm ra cái bình, từ những sợi chỉ mà có cái áo. Cù Đàm thường nói rằng tu quán tưởng vô thường chứng được Niết Bàn. Nhơn là vô thường sao quả lại thường trụ?

Cù Đàm lại nói giải thoát dục tham chính là Niết Bàn, giải thoát sắc tham và vô sắc tham chính là Niết Bàn. Dứt vô minh v.v… tất cả phiền não thời là Niết Bàn. Từ dục, sắc, nhẫn đến vô minh phiền não đều là vô thường. Nhơn đã vô thường thời quả Niết Bàn cũng phải vô thường.

Cù Đàm lại nói từ nghiệp nhơn nên sanh cõi Trời, do nghiệp nhơn nên sanh địa ngục, do nghiệp nhơn mà được giải thoát, nên các pháp đều do nơi nhơn mà sanh. Nếu đã từ nơi nhơn sanh mà được giải thoát, sao lại nói Niết Bàn là thường?

Cù Đàm cũng nói rằng sắc theo duyên mà sanh nên gọi là vô thường, thọ tưởng hành thức cũng như vậy. Giải thoát như vậy, nếu là sắc thời là vô thường, nếu là thọ tưởng hành thức cũng là vô thường. Nếu ngoài năm ấm mà có giải thoát, thời giải thoát nầy chính là hư không. Nếu đã là hư không thời chẳng được nói rằng do nhơn duyên sanh, vì hư không là thường là duy nhứt, là khắp tất cả.

Cù Đàm cũng nói rằng: Phàm do nhơn duyên sanh ra thời là khổ, nếu đã là khổ sao lại nói giải thoát là lạc.

Cù Đàm lại nói: Vô thường là khổ, khổ là vô ngã. Nếu đã là vô thường, là khổ, là vô ngã thời là bất tịnh. Tất cả những pháp do nhơn duyên sanh ra, đều là vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh, sao lại nói Niết Bàn là thường, lạc, ngã tịnh?

Nếu Cù Đàm nói rằng cũng là thường cũng vô thườntg, cũng khổ cũng vui, cũng là ngã cũng là vô ngã, cũng tịnh cũng bất tịnh, như thế há chẳng phải là hai lời ư?

Tôi cũng từng nghe bực tôn túc nói nếu Phật ra đời thời lời nói không hai. Nay Cù Đàm nói hai lời, lại xưng rằng Phật chính là thân ta đây. Xin giải thích những điều tôi đã hỏi.

Phật nói: Nầy bà La Môn! Cứ theo lời của ông, nay tôi hỏi ông tùy ý ông đáp.

Nầy Bà La Môn! Tánh của ông là thường hay là vô thường?

_ Tánh của tôi là thường.

Nầy Bà La Môn! Tánh ấy có thể làm nhơn cho tất cả pháp trong và ngoài chăng?

_ Chính thế, thưa Cù Đàm.

_ Nầy Bà La Môn! Tánh ấy làm nhơn như thế nào?

_ Thưa Cù Đàm! Từ tánh sanh ra đại, từ đại sanh mạn, từ mạn sanh mười sáu pháp: Năm đại là địa, thủy, hỏa, phong, không, năm tri căn là nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, năm nghiệp căn là tay, chơn, miệng tiếng, nam căn, nữ căn, cùng tâm bình đẳng căn. Mười sáu pháp nầy do năm pháp: Sắc, thinh, hương, vị, xúc sanh ra. Hai mươi mốt pháp nầy có ba pháp căn bổn: Nhiễm, thô và đen. Nhiễm là ái, thô là sân, đen là vô minh. Hai mươi ba pháp nầy, đều nhơn nơi tánh mà sanh.

_ Nầy Bà La Môn! Những pháp đại, mạn v.v… là thường hay vô thường?

_ Thưa Cù Đàm theo giáo pháp của tôi thời tánh là thường, những pháp đại v.v… đều là vô thường.

_ Nầy Bà La Môn! Như trong pháp của ông nhơn là thường còn quả là vô thường. Trong pháp của ta dầu nhơn là vô thường nhưng quả là thường, thời có lỗi gì?

Nầy Bà La Môn! Trong pháp của các ông có hai nhơn chăng?

_ Thưa Cù Đàm, có.

_ Thế nào là hai?

_ _ Thưa Cù Đàm! Một là sanh nhơn, hai là liễu nhơn.

_ Thế nào là sanh nhơn? Thế nào là liễu nhơn?

_ Sanh nhơn như đất sét làm ra cái bình. Liễu nhơn như đèn soi đồ vật.

_ Hai nhơn nầy là một tánh. Đã là một tánh có thể khiến sanh nhơn làm liễu nhơn chăng? Có thể khiến liễu nhơn làm sanh nhơn chăng?

_ Thưa Cù Đàm! Không.

_ Nếu như sanh nhơn chẳng làm liễu nhơn, liễu nhơn chẳng làm sanh nhơn, có thể nói là nhơn tướng chăng?

_ Thưa Cù Đàm! Dầu hai nhơn chẳng làm thành lẫn nhau, nhưng vẫn có nhơn tướng.

_ Nầy Bà La Môn! Vật của liễu nhơn chiếu rõ có đồng với liễu nhơn chăng?

_ Thưa Cù Đàm! Không.

Phật nói: Trong pháp của ta, dầu do từ vô thường chứng đặng Niết Bàn, nhưng Niết Bàn nầy chẳng phải là vô thường. Do từ liễu nhơn mà được nên là thường, lạc, ngã, tịnh. Do từ sanh nhơn mà được nên là vô thường, vô lạc, vô ngã, vô tịnh. Do đây nên đức Như Lai nói có hai thuyết thường và vô thường. Hai thuyết nầy không có hai lời, nên Phật gọi là không nói hai lời.

Như lời ông nói từng nghe bực tôn túc bảo rằng Phật ra đời không có hai lời. Lời nói trên đây rất đúng. Tất cả chư Phật mười phương ba đời không bao giờ có lời nói sai, vì có thời đồng nói có, không thời đồng nói không, nên gọi là đồng một nghĩa, do đây nên gọi Phật không nói hai lời.

Nầy Bà La Môn! Đức Như Lai dầu gọi là hai lời, nhưng vì để hiểu rõ một lời. Thế nào là hai lời để hiểu rõ một lời? Như nhãn căn cùng sắc trần đây là hai lời, sanh ra thức đây là một lời. Nhẫn đến ý căn cùng pháp trần sanh ra thức cũng như vậy.

_ Cù Đàm khéo phân biệt được ngữ nghĩa như vậy. Nay tôi chưa hiểu dùng hai lời để hiểu rõ một lời.

Đức Thế Tôn liền vì Bà La Môn mà tuyên nói pháp tứ đế: Nầy Bà La Môn! Khổ Đế cũng hai cũng một, nhẫn đến đạo đế cũng hai cũng một.

Bà La Môn thưa: “ Bạch Thế Tôn! Tôi đã hiểu biết rồi”.

_ Nầy Thiện Nam Tử! Ông hiểu biết như thế nào?

_ Bạch Thế Tôn! Khổ đế, tất cả phàm phu thời hai, còn thánh nhơn thời một. Nhẫn đến đạo đế cũng như vậy.

_ Lành thay! Đã hiểu.

_ Bạch Thế Tôn! Nay tôi nghe pháp đã được chánh kiến, tôi quy y Phật Pháp Tăng Tam Bảo. Cúi xin Đức Đại Từ cho tôi xuất gia.

Đức Phật bảo Kiều Trần Như: ‘ Ông nên cạo bỏ râu tóc cho Xà Đề Thủ Na, cho ông xuất gia”.
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,087
Điểm tương tác
1,027
Điểm
113
Bài 29.- Phạm Chí Bà Trư Tra Nghi NB.

K. NB ph 26

Kinh văn:

Lại có Phạm Chí Bà Trư Tra hỏi Phật: “ Cù Đàm nói Niết Bàn là thường trụ phải chăng?”

_ Nầy Phạm Chí! Đúng như vậy.

_ Cù Đàm toan chẳng nói rằng không phiền não là Niết Bàn ư?

_ Nầy Phạm Chí! Đúng như vậy.

_ Thưa Cù Đàm! Ở thế gian có bốn thứ gọi là không: Một là những pháp chưa có ra thời gọi là không, như cái bình lúc chưa ra khỏi viên đất thời gọi là không có cái bình. Hai là những pháp đã diệt mất gọi là không, như cái bình đã hư bể thời gọi là không. Ba là lẫn không có tướng loại khác mà gọi là không, như trong bò không có ngựa, trong ngựa không có bò. Bốn là rốt ráo không nên gọi là không, như lông rùa sừng thỏ.

Thưa Cù Đàm! Nếu vì đã dứt trừ phiền não mà gọi là Niết Bàn, thời Niết Bàn là không có. Nếu đã là không Niết Bàn, sao lại nói có thường, lạc, ngã, tịnh?

_ Nầy Thiện Nam Tử! Niết Bàn đây chẳng phải là trước không có như cái bình lúc còn là viên đất, cũng chẳng phải dứt mất thành không như cái bình lúc hư bể, cũng chẳng phải rốt ráo không như lông rùa sừng thỏ. Niết Bàn nầy đồng với khác loại mà không.

Như lời ông nói, dầu trong bò không có ngựa, nhưng chẳng được nói rằng bò cũng là không. Dầu trong ngựa không có bò nhưng cũng chẳng được nói rằng ngựa cũng là không. Niết Bàn cũng như vậy: Trong phiền não không Niết Bàn, trong Niết Bàn không phiền não, do đây nên gọi là lẫn không có tướng khác nhau.

Thưa Cù Đàm! Nếu cho Niết Bàn là lẫn không tướng khác nhau, sự không nầy không có thường, lạc, ngã, tịnh, sao Cù Đàm lại nói Niết Bàn là thường, lạc, ngã, tịnh?

_ Nầy Thiện Nam Tử! Như không tướng khác nhau của ông nói có ba thứ không: Bò, ngựa đều là trước không sau có, đây gọi là trước không ; đã có trở thành không đây gọi là hư hoại mà không ; không có tướng khác nhau thời như ông đã nói. Niết bàn không có ba tướng nầy, nên Niết Bàn là thường, lạc, ngã, tịnh.

Như ba thứ bịnh của người đời ; Bịnh nhiệt, bịnh phong, bịnh hàn. Ba thứ thuốc có thể trị được: Tô trị được bịnh nhiệt, dầu trị được bịnh phong, mật trị được bịnh hàn.

Nầy Thiện Nam Tử! Trong bịnh phong không có dầu, trong dầu không có bịnh phong, nên dầu có thể trị được bịnh phong. Hai thứ kia cũng như vậy.

Tất cả chúng sanh có ba thứ bịnh: Tham, sân và si. Có ba thứ pháp dược trị được ba bịnh nầy: Bất tịnh quán là thuốc trị được bịnh tham, từ tâm quán là thuốc trị được bịnh sân, nhân duyên quán là thuốc trị được bịnh si.

Nầy Thiện Nam Tử! Vì trừ tham nên quán pháp chẳng phải tham, vì trừ sân nên quán pháp chẳng phải sân, vì trừ si nên quán pháp chẳng phải si. Trong ba thứ bịnh không ba thứ thuốc pháp, trong ba thứ thuốc pháp không ba thứ bịnh.

Nầy Thiện Nam Tử! Vì trong ba thứ bịnh không có ba thứ thuốc pháp, nên là vô thường, vô lạc, vô ngã, vô tịnh. Trong ba thứ thuốc pháp không có ba thứ bịnh nên được gọi là thường, lạc, ngã, tịnh.

_ Bạch Thế Tôn! Đức Như Lai vì tôi nói thường là vô thường. Xin giải thích thế nào là thường, thế nào là vô thường?

_ Nầy Thiện Nam Tử! Sắc ấm là vô thường, giải thoát sắc ấm là thường.Nhẫn đến thức ấm là vô thường, giải thoát thức ấm là thường.

Nếu có người nào quán sắc nhẫn đến thức là vô thường, nên biết rằng người nầy chứng được pháp thường trụ.

_ Bạch Thế Tôn! Nay tôi đã biết pháp thường và pháp vô thường.

_ Nầy Thiện Nam Tử! Ông rõ biết pháp thường và vô thường như thế nào?

_ Bạch Thế Tôn! Nay tôi biết sắc ấm của tôi là vô thường, được giải thoát là thường, nhẫn đến thức cũng như vậy.

_ Lành thay! Nầy Thiện Nam Tử! Nay ông đã đền xong thân nầy.

Đức Phật bảo Kiều Trần Như: Bà Trư Tra đã chứng quả A La Hán, ông nên ban cho Bà Trư Tra ba y và bát.

Ngài Kiều Trần Như tuân lời Phật trao y bát cho Bà Trư Tra.

Lãnh y bát xong, Bà Trư Tra thưa rằng: Bạch Đại Đức Kiều Trần Như! Nay tôi do thân tệ ác nầy mà được quả lành. Xin Đại Đức vì tôi đến bạch với đức Thế Tôn: Tôi là người ác xúc phạm đến họ Cù Đàm của đức Như Lai. Mong Đại Đức vì tôi mà sám hối tội nầy. Tôi cũng không thể ở lâu nơi thân ác độc nầy. Nay xin nhập Niết Bàn.

Ngài Kiều Trần Như liền đến bạch Phật: Thế Tôn! Tỳ Kheo Bà Trư Tra sanh lòng hổ thẹn, tự nói là hung dữ xúc phạm họ Cù Đàm của đức Như Lai. Nay ông ấy muốn diệt thân, nhờ tôi sám hối.

Phật nói ; Nầy Kiều Trần Như! Tỳ Kheo Bà Trư Tra đã thành tựu căn lành nơi vô lượng Phật quá khứ, nay thọ giáo với ta mà trụ đúng pháp, vì trụ đúng pháp nên chứng được chánh quả. Các ông phải cúng dường thân của ông ấy.

Ngài Kiều Trần Như nghe Phật dạy xong, đến nơi thân của Bà Trư Tra mà trần thuyết cúng dường.

Lúc thiêu thân, Bà Trư Tra hiện các thứ thần thông.


 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,087
Điểm tương tác
1,027
Điểm
113
Bài 30.- Nghi về Ngã & Vô Ngã.
Phẩm 26. K NB

Lại có Phạm Chí Tiên Ni hỏi Phật: Thưa Cù Đàm! Cù Đàm có ngã không?

Đức Như Lai nín lặng.

Tiên Ni lại hỏi: Thưa Cù Đàm! Cù Đàm không có ngã ư?

Đức Như Lai cũng nín lặng.

Tiên Ni hỏi luôn mấy lần như vậy, đức Phật đều nín lặng.

Tiên Ni nói: Thưa Cù Đàm! Nếu tất cả chúng sanh có ngã khắp tất cả chỗ là một tác giả, cớ sao Cù Đàm nín lặng chẳng trả lời?

Phật nói: Nầy Tiên Ni! Ông nói ngã đó là khắp tất cả chỗ phải chăng?

_ Thưa Cù Đàm! Chẳng những là tôi nói, mà tất cả người trí cũng nói như vậy.

_ Nầy Thiện Nam Tử! Nếu ngã đó cùng khắp tất cả chỗ lẽ ra phải đồng thời thọ báo trong ngũ đạo. Nếu đồng thời thọ báo nơi ngũ đạo, hàng Phạm Chí các ông duyên cớ gì chẳng gây tạo những điều ác để khỏi địa ngục, mà lại tu những pháp lành để được thân Trời?

_ Thưa Cù Đàm! Ngã trong giáo pháp của chúng tôi có hai thứ: Một là ngã tác thân, hai là ngã thường thân. Vì ngã tác thân mà phải lìa nghiệp ác để khỏi địa ngục, phải tu những pháp lành để được sanh lên Trời.

_ Nầy Thiện Nam Tử! Như ông đã nói ngã khắp tất cả chỗ. Ngã đó nếu ở trong tác thân thời là vô thường. Nếu trong tác thân không có ngã sao lại nói là khắp?

_ Thưa Cù Đàm! Ngã của chúng tôi lập cũng ở trong tác thân, mà cũng là thường trụ. Như người lúc để lửa cháy nhà, chủ nhà chạy ra ngoài, chẳng thể nói rằng nhà cửa bị cháy chủ nhà cũng bị cháy. Ngã nầy cũng như vậy, đương lúc tác thân vô thường, ngã nầy xuất ra đi, nên ngã nầy cũng là khắp, cũng là thường.

_ Nầy Thiện Nam Tử! Như lời ông nói ngã đó cũng khắp cũng thường, nghĩa nầy không đúng. Vì khắp có hai thứ: Thường và vô thườntg. Lại có hai thứ ; Sắc và vô sắc. Do đây nên nếu nói rằng khắp tất cả thời cũng là thường cũng là vô thường, cũng là sắc cũng là vô sắc.

Nếu nói chủ nhà chạy ra khỏi nên chẳng gọi là vô thường, nghĩa nầy chẳng đúng. Vì nhà chẳng gọi là chủ, chủ chẳng gọi là nhà. Cái bị cháy khác, người chạy ra khác, nên được như vậy. Ngã nầy thời chẳng như vậy, vì ngã là sắc, sắc là ngã, ngã là vô sắc, vô sắc là ngã, sao lại nói rằng đương lúc sắc thân vô thường ngã xuất ra khỏi.

Nầy Thiện Nam Tử! Ý ông nếu cho rằng: Tất cả chúng sanh đồng một ngã, thời trái với pháp thế gian và xuất thế gian. Vì pháp thế gian có cha mẹ, con trai, con gái. Nếu ngã là một, thời cha là con trai, con trai là cha, mẹ là con gái, con gái là mẹ, thù là thân, thân là thù, đây là kia, kia là đây. Nên nếu nói rằng tất cả chúng sanh đồng một ngã thời là trái với pháp thế gian và xuất thế gian.

Tiên Ni nói: “ Tôi chẳng nói tất cả chúng sanh đồng một ngã. Mà tôi nói mỗi người đều riêng có một ngã”.

_ Nầy Thiện Nam Tử! Nếu ông nói một người đều riêng có một ngã, đây là nhiều ngã, thời không đúng nghĩa. Vì như trước kia ông nói, ngã khắp tất cả chỗ. Nếu đã khắp tất cả thời tất cả chúng sanh lẽ ra phải đồng một nghiệp căn: Lúc được Trời mà thấy thời lúc được Phật cũng thấy, lúc được thân Trời làm, thời lúc được Phật cũng làm, nghe biết và nhẫn đến tất cả pháp cũng như vậy.

Nếu được thân Trời mà thấy chẳng phải là được Phật mà thấy thời chẳng nên nói rằng ngã khắp tất cả chỗ. Nếu ngã chẳng khắp thời là vô thường.

_ Thưa Cù Đàm! Ngã của tất cả chúng sanh khắp tất cả. Còn pháp cùng phi pháp chẳng khắp tất cả. Do nghĩa nầy nên tác dụng của Phật khác, tác dụng của Trời khác. Chẳng nên nói rằng lúc Phật thấy lẽ ra Trời cũng thấy, lúc Phật nghe Trời cũng nên nghe.

_ Nầy Thiện Nam Tử! Pháp và phi pháp chẳng phải là nghiệp làm ra ư?

_ Thưa Cù Đàm! Là nghiệp làm ra.

_ Nầy Thiện Nam Tử! Nếu pháp cùng phi pháp là nghiệp làm ra thời là đồng pháp, sao nói rằng khác. Vì chỗ nghiệp của Phật có ngã của Trời, chỗ ngã của Trời có ngã của Phật, do đây nên lúc Phật tác dụng, Trời cũng tác dụng, pháp và phi pháp cũng phải như vậy.

Nầy Thiện Nam Tử! Nếu tất cả chúng sanh pháp cùng phi pháp là như vậy, thời quả báo lẽ ra chẳng khác.

Nầy Thiện Nam Tử! Từ nơi nhơn sanh ra quả, nhơn nầy trọn chẳng suy nghĩ phân biệt ta chỉ nên là quả Bà La Môn, chẳng làm quả cho Sát Lợi, Tỳ Xá, Thủ Đà. Vì từ nhơn sanh ra quả trọn chẳng trở ngại đối với bốn giòng như vậy. Pháp cùng phi pháp cũng như vậy, không thể phân biệt ta chỉ nên làm quả Phật, chẳng làm quả Trời, hoặc ta chỉ làm quả Trời chẳng làm quả Phật. Vì nghiệp bình đẳng vậy.

_ Thưa Cù Đàm! Như trong một nhà có trăm ngàn ngọn đèn, ngọn đèn có khác nhưng ánh sáng thời không khác. Ngọn đèn khác nhau dụ cho pháp cùng phi pháp, ánh sáng không sai khác dụ cho ngã của chúng sanh.

_ Nầy Thiện Nam Tử! Ông đem đèn sáng để dụ cho ngã đó, không được đúng nghĩa. Vì đèn khác nhà khác. Ánh sáng của đèn cũng ở bên ngọn đèn mà cùng khắp trong nhà. Ngã của ông nói nếu đồng như vậy thời bên pháp và phi pháp đều phải có ngã, trong ngã cũng phải có pháp và phi pháp đều phải có ngã, trong ngã cũng phải có pháp và phi pháp. Nếu pháp cùng phi pháp không có ngã, thời chẳng được nói rằng ngã khắp tất cả chỗ. Nếu đều chung có cả, đâu đặng dùng đèn và ánh sáng để làm ví dụ.

Nầy Thiện Nam Tử! Nếu ý của ông cho rằng ngọn đèn cùng ánh sáng thiệt khác nhau, duyên cớ gì ngọn đèn thêm thời ánh sáng nhiều, ngọn đèn lụn thời ánh sáng mất. Do đây chẳng nên đem pháp cùng phi pháp dụ như ngọn đèn, ánh sáng không khác dụ cho ngã. Vì pháp và phi pháp cùng với ngã ba thứ là một.

_ Thưa Cù Đàm! Ngài dẫn ví dụ ngọn đèn, việc đó chẳng tốt. Vì ví dụ ngọn đèn nếu là tốt thời tôi đã dẫn trước rồi. Như ví dụ đó chẳng tốt cớ sao ngài lại nói?

_ Nầy Thiện Nam Tử! Ví dụ ta dẫn ra đó đều chẳng làm tốt cùng chẳng tốt, đó là theo ý của ông để nói. Trong ví dụ đó cũng trình bày hai nghĩa rời ngoài ngọn đèn có ánh sáng và chính nơi ngọn đèn có ánh sáng, ý ông chẳng bình đẳng nên ông nói ngọn đèn dụ cho pháp cùng phi pháp, ánh sáng thời dụ cho ngã. Do đây nên ta trách ông: Ngọn đèn chính là ánh sáng, rời ngọn đèn có ánh sáng. Trong pháp có ngã, trong ngã có pháp, trong phi pháp có ngã, trong ngã có phi pháp. Nay cớ gì ông chỉ nhận lấy một bên bỏ một bên. Ví dụ như vậy là chẳng tốt đối với ông, nên nay ta trở lại dẫn ví dụ đó để dạy bảo ông.

Nầy Thiện Nam Tử! Ví dụ như vậy thời chẳng thành, vì chẳng thành ví dụ nên với ta thời tốt, mà chẳng tốt đối với ông.

Nầy Thiện Nam Tử! Nếu ý ông cho rằng nếu tôi chẳng tốt thời ngài cũng chẳng tốt. Ý nghĩ nầy chẳng đúng, vì thấy người đời dùng sức mình để hại lấy mình, tự mình làm ra mà người khác thọ dụng. Ví dụ của ông dẫn ra đó cũng như vậy. Nơi ta thời tốt, nơi ông thời chẳng tốt.

_ Thưa Cù Đàm! Vừa rồi ngài trách tôi tâm chẳng bình đẳng, nay lời nói của ngài cũng chẳng bình đẳng. Vì ngài lấy tốt về mình, mà chẳng tốt lại để cho tôi. Cứ đây mà suy thời thật là chẳng bình đẳng.

_ Nầy Thiện Nam Tử ! Sự bất bình của ta có thể phá được sự bất bình của ông, do đây nên ông được bình, sự bất bình của ta chính là tốt vậy. Sự bất bình của ta phá sự bất bình của ông, làm cho ông được bình cũng chính là ta bình đẳng, vì đồng được bình đẳng với các thánh nhơn.

_ Thưa Cù Đàm! Ngã thường là bình đẳng, sao ngài lại nói phá hoại sự bất bình của tôi. Tất cả chúng sanh bình đẳng có ngã sao ngài nói rằng ngã là bất bình ?

_ Nầy Thiện nam Tử! Ông cũng có nói rằng: Sẽ thọ quả địa ngục, sẽ thọ quả ngạ quỉ, sẽ thọ quả súc sanh, sẽ thọ quả nhơn, thiên. Nếu ngã đã khắp trong ngũ đạo, sao ông lại nói sẽ thọ quả nơi các loài?

Ông cũng nói rằng cha mẹ hòa hiệp rồi sau mới sanh con. Nếu con đã có trước, sao ông lại nói hòa hiệp rồi mới có. Nếu một người có thân trong ngũ đạo, đã là trước có thân trong ngũ đạo, duyên cớ gì lại vì thân mà tạo nghiệp. Do nghĩa trên đây nên là chẳng bình đẳng.

Nầy Thiện Nam Tử! Ý của ông nếu cho rằng ngã là tác giả, thời cũng chẳng đúng. Vì nếu ngã là tác giả, duyên cớ gì ngã lại tự làm ra sự khổ. Nhưng hiện nay chúng sanh thiệt có bị khổ nên biết rằng ngã chẳng phải tác giả.

Nếu ông nói sự khổ nầy chẳng phải ngã làm ra, chẳng do nơi nhơn sanh, thời tất cả pháp cũng phải như vậy, chẳng do nhơn sanh, cớ gì lại nói là ngã làm ra.

Nầy Thiện Nam Tử ! Sự khổ vui của chúng sanh thiệt do nơi nhơn duyên. Sự khổ vui nầy có thể làm chúng sanh lo và mừng. Lúc lo không mừng, lúc mừng không lo, hoặc mừng hoặc lo, người trí đâu nên nói đó là thường trụ.

Nầy Thiện Nam Tử! Ông nói ngã là thường. Nếu ngã là thường, sao lại nói có mười thời kỳ sai khác. Đã là thường lẽ ra chẳng có thời kỳ đậu thai nhẫn đến thời kỳ già.

Phật pháp thường như hư không còn chẳng có một thời kỳ, huống lại có cả mười thời kỳ!

Nếu ngã chẳng phải là thời kỳ đậu thai nhẫn đến chẳng phải thời kỳ già, sao lại nói có mười thời kỳ sai khác.

Nầy Thiện Nam Tử! Nếu ngã là tác giả, ngã nầy cũng có lúc thạnh lúc suy, chúng sanh cũng có lúc thạnh lúc suy. Nếu ngã đã như vậy sao lại là thường.

Nầy Thiện Nam Tử! Nếu ngã là tác giả, sao một người lại có khôn lanh, có đần độn? Nếu ngã là tác giả, ngã nầy có thể làm ra thân nghiệp và khẩu nghiệp. Thân nghiệp và khẩu nghiệp nếu là ngã làm ra, sao miệng lại nói rằng không có ngã ư ? Sao lại tự nghi có ngã hay không có ngã ?

Nầy Thiện Nam Tử! Nếu ý ông cho rằng rời ngoài nhãn căn có sự thấy. Lời nầy không đúng, vì nếu ngoài nhãn căn đã riêng có sự thấy thời cần gì đến nhãn căn nầy ? Như nhãn căn, nhĩ căn v.v… cũng như vậy. Nếu ý ông cho rằng dầu ngã có thể thấy nhưng cần phải do nhãn căn mới thấy, nghĩa nầy cũng chẳng đúng. Như có người nói rằng bông Tu mạn na có thể đốt cháy cả thôn xóm lớn, tại sao có thể cháy ? Vì lửa có thể cháy. Ông lập ngã có thể thấy cũng như vậy.

_ Thưa Cù Đàm ! Như người cầm liềm thời có thể cắt cỏ. Ngã nhơn nơi năm căn mà có thể thấy nghe nhẫn đến xúc cũng như vậy.

_ Nầy Thiện Nam Tử ! Liềm cùng người đều khác nhau, nên người cầm liềm thời cắt được cỏ. Rời ngoài năm căn không có ngã riêng khác, sao lại nói rằng ngã nhơn nơi năm căn mà có công năng ?

Nầy Thiện Nam Tử ! nếu ý ông cho rằng vì cầm liềm nên có thể cắt cỏ, ngã cũng như vậy. Như thế thời ngã có tay hay không tay ? Nếu có tay sao ngã chẳng tự cầm ? nếu ngã không có tay sao lại nói rằng ngã là tác giả ?

Nầy Thiện Nam Tử ! Có thể cắt cỏ đó chính là cái liềm, chẳng phải ngã cũng chẳng phải người. Nếu ngã và người có thể cắt cớ sao lại nhơn nơi cái liềm !

Nầy Thiện Nam Tử ! Người có hai tác động: Một là nắm lấy cỏ, hai là cầm cái liềm. Cái liềm nầy thời chỉ có công năng xén cắt,

Chúng sanh ngó thấy các pháp cũng như vậy: Nhãn căn có thể thấy sắc, từ nhơn duyên hòa hiệp mà có ra sự thấy đó. Nếu đã từ nhơn duyên hòa hiệp, người trí sao lại nói là có ngã ?

Nầy Thiện Nam Tử ! Nếu ý ông cho rằng thân làm mà ngã thọ, cũng không đúng nghĩa. Vì trong đời không bao giờ thấy Trời tạo nghiệp mà Phật thọ quả.

Nếu nói rằng chẳng phải là thân làm, ngã chẳng phải thọ, cớ sao các ông lại từ nơi nhơn duyên tu hành để cầu giải thoát ?

Thân nầy của ông trước kia chẳng phải nhơn duyên sanh. Khi được giải thoát rồi cũng lẽ ra không do nhơn duyên mà lại sanh ra thân. Như thân, tất cả phiền não cũng như vậy.

_ Thưa Cù Đàm ! Ngã có hai thứ: Một là hữu tri, hai là vô tri. Ngã vô tri có thể thọ lấy thân, ngã hữu tri có thể rời bỏ thân. Như cái bình đất, khi đã bị nung rồi thời mất màu sắc đất, chẳng còn sanh trở lại, phiền não của người trí cũng như vậy, đã dứt, mất rồi thời trọn chẳng còn sanh.

_ Nầy Thiện Nam Tử ! Ông nói là hữu tri đó, là trí có thể biết hay ngã có thể biết ? Nếu trí có thể biết sao lại nói rằng ngã là hữu tri ? Nếu ngã có thể biết cớ gì phải dùng phương tiện tu hành để cầu có trí ? Nếu ý ông cho rằng ngã nhơn nơi trí mà có biết thời đồng với điều dụ bông đốt cháy trước kia.

Nầy Thiện Nam Tử ! Như cây gai tánh của nó tự có thể đâm, chẳng được nói rằng cây cầm gai để đâm. Trí cũng như vậy: Trí tự có thể hiểu biết. Sao lại nói rằng ngã cầm lấy trí để biết ?

Nầy Thiện Nam Tử ! Như trong pháp của ông nói ngã được giải thoát, là ngã vô tri được giải thoát, hay là ngã hữu tri được ?

Nếu là ngã vô tri được thời phải biết rằng vẫn còn đủ phiền não. Nếu là ngã hữu tri được thời nên biết rằng đã có ngũ căn, vì ngoài ngũ căn không còn có sự biết. Nếu đã đủ ngũ căn thời sao lại nói là được giải thoát ?

Nếu cho rằng tánh của ngã nầy thanh tịnh rời ngoài ngũ căn, sao lại nói rằng ngã khắp trong ngũ đạo, duyên cớ gì tu các pháp lành để được giải thoát ?

Nầy Thiện nam Tử ! Như có người nhổ gai hư không. Ông cũng như vậy: Nếu ngã đã thanh tịnh sao lại nói rằng dứt các phiền não ?

Nếu ý ông cho rằng chẳng do nhơn duyên mà được giải thoát, cớ gì tất cả chúng sanh lại chẳng được ?

_ Thưa Cù Đàm ! Nếu không có ngã thời cái gì có thể ghi nhớ ?

_ Nầy Thiện Nam Tử ! Nếu có ngã cớ gì lại quên ?

Nầy Thiện Nam Tử ! Nếu nhớ là ngã, cớ gì lại nhớ những niệm ác, nhớ chỗ chẳng đáng nhớ, chẳng nhớ chỗ đáng nhớ ?

_ Thưa Cù Đàm ! Nếu không có ngã thời cái gì thấy, cái gì nghe ?

_ Nầy Thiện Nam Tử ! Trong có sáu căn, ngoài có sáu trần, căn trần hòa hiệp sanh ra sáu thức. Sáu thức nầy theo nhơn duyên mà được có tên.

Như một thứ lửa do nơi cây mà có lửa thời gọi là lửa cây, nhơn nơi cỏ thời gọi là lửa cỏ, nhơn nơi trấu thời gọi là lửa trấu, nhơn nơi phân bò thời gọi là lửa phân bò.

Ý thức của chúng sanh cũng như vậy: Nhơn nơi nhãn căn, sắc trần, ánh sáng và tác ý thời gọi đó là nhãn thức. Nhãn thức nầy chẳng ở trong nhãn căn nhẫn đến chẳng ở trong tác ý, do bốn thứ hòa hiệp nên sanh ra thức nầy. Nhẫn đến ý thức cũng lại như vậy.

Nếu đã là nhơn duyên hòa hiệp mà sanh ra, người trí chẳng nên nói rằng sự thấy chính là ngã, sự nghe nhẫn đến chạm xúc chính là ngã.

Nầy Thiện Nam Tử ! Do nghĩa trên đây nên ta nói rằng nhãn thức nhẫn đến ý thức, tất cả các pháp đều là như huyễn,

Thế nào là như huyễn ? Vì trước không nay mới có, đã có rồi trở lại không.

Như tỏi, bột, mật, gừng, tiêu, tất lăng, nho, hồ đào, thạch lựu, hột quì, các thứ ấy hòa hiệp lại gọi là huờn thuốc hoan hỷ. Rời ngoài sự hòa hiệp nầy thời không có huờn hoan hỷ.

Do căn nơi trong, trần nơi ngoài mà gọi là chúng sanh, là ngã, nhơn, sĩ phu. Ngoài căn và trần nầy không riêng có chúng sanh, ngã, nhơn, sĩ phu.

_ Thưa Cù Đàm ! Nếu không có ngã, sao lại nói rằng ; ta thấy, ta nghe, ta khổ, ta vui, ta lo, ta mừng ?

_ Nầy Thiện Nam Tử ! Nếu cho rằng ta thấy, ta nghe v.v… gọi là có ngã đó, cớ gì người đời, lại nói rằng tội của người làm ra chẳng thấy nghe ?

Như bốn đoàn binh hiệp lại gọi là quân đoàn, bốn đoàn binh chẳng gọi là một, mà cũng nói rằng quân ta mạnh mẽ quân ta thắng địch.

Nội căn ngoại trần hòa hiệp làm ra cũng như vậy, dầu chẳng phải là một, nhưng cũng được nói rằng: Ta làm, ta thọ, ta thấy, ta nghe, ta khổ, ta vui.

_ Thưa Cù Đàm ! Cứ như lời ngài: “ Nội căn và ngoại trần hòa hiệp”, thời ai ra tiếng nói rằng: Ta làm ta thọ ?

_ Nầy Tiên Ni ! Từ ái vô minh nhơn duyên sanh ra nghiệp, từ nghiệp sanh ra hữu, từ hữu xuất sanh vô lượng tâm sở, tâm sở sanh ra giác quán, giác quán động đến hơi gió, hơi gió theo tâm chạm xúc cổ họng lưỡi răng môi, chúng sanh điên đảo phát ra tiếng nói rằng ta làm, ta thọ, ta thấy, ta nghe.

Nầy Thiện Nam Tử ! Như cái linh đầu cột phướn, do gió động bèn phát ra tiếng, gió lơnù thời tiếng lớn, gió nhỏ thời tiếng nhỏ, không có tác giả.

Lại như sắc nóng ném vào trong nước phát ra nhiều tiếng, nơi đây thật ra cũng không có tác giả.

Nầy Thiện Nam Tử ! Phàm phu không thể tư duy phân biệt việc như vậy, nên nói rằng có ngã và ngã sở, ngã tác, ngã thọ.

Như Cù Đàm nói không có ngã và ngã sở, duyên cớ gì ngài lại nói có thường, lạc, ngã, tịnh ?

Nầy Thiện Nam Tử ! Ta chẳng nói sáu căn sáu trần và sáu thức là thường, lạc, ngã, tịnh. Mà ta tuyên bố rằng diệt sáu thức do nội căn ngoại trần sanh ra gọi đó là thường, do thường đây mà gọi là ngã, vì có thường ngã nên gọi là lạc, vì có thường lạc ngã nên gọi là tịnh.

Nầy Thiện Nam Tử ! Chúng sanh nhàm sự khổ mà dứt khổ nhơn nầy, được xa lìa tự tại đây gọi là vô ngã. Do nhơn duyên nầy nên nay ta thiết thiệt nói rằng thường, lạc, ngã, tịnh.

Tiên Ni thưa rằng: Bạch Thế Tôn ! Xin đức Đại Từ dạy bảo cho tôi phải làm thế nào để được thường, lạc, ngã, tịnh như vậy.

_ Nầy Thiện Nam Tử ! Từ trước đến nay tất cả thế gian có đủ sự ngã mạn lớn, lại tăng trưởng ngã mạn, cũng lại làm ra mạn nhơn, mạn nghiệp, nên nay thọ lấy quả báo của mạn, không thể xa lìa tất cả phiền não để được thường, lạc, ngã, tịnh.

Nếu chúng sanh muốn được xa lìa tất cả phiền não, trước hết phải xa lìa ngã mạn.

_ Bạch Thế Tôn ! Phải lắm ! Phải lắm ! Đúng như lời Phật dạy. Từ trước tôi có ngã mạn, do ngã mạn nên gọi đức Như Lai là Cù Đàm. Nay tôi đã lìa ngã mạn đó nên thành tâm thỉnh cầu giáo pháp: Làm thế nào sẽ được thường, lạc, ngã, tịnh.

_ Nầy Thiện Nam Tử ! Lóng nghe ! Lóng nghe ! Ta sẽ giải thuyết cho ông.

Nầy Thiện Nam Tử ! Nếu người có thể chẳng phải tự, chẳng phải tha, chẳng phải chúng sanh, xa lìa pháp nầy.

_ Bạch Thế Tôn ! Tôi đã hiểu rõ đã được chánh pháp nhãn.

_ Nầy Thiện Nam Tử ! Do đâu mà ông nói rằng đã biết, đã hiểu, đã được chánh pháp nhãn.

_ Bạch Thế Tôn ! Sắc ấm chẳng phải tự, chẳng phải tha, chẳng phải chúng sanh, thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Tôi quán sát như vậy mà được chánh pháp nhãn.

Bạch Thế Tôn ! Nay tôi rất muốn xuất gia tu học, xin đức Như Lai nhận cho.

Đức Phật gọi: “ Thiện Lai Tỳ Kheo!”

Liền đó Tiên Ni được đầy đủ phạm hạnh thanh tịnh chứng quả A La Hán.


 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,087
Điểm tương tác
1,027
Điểm
113
Khi đọc lời đức Phật nói không nên cho rằng đức Phật khẳng định là có bất cứ điều gì.
Sự Thật vô ngã là ở chánh kiến, không phải là ở chỗ đức Phật khẳng định là có vô ngã.
...........

Chưa thấy vô ngã nói nhiều về vô ngã là ngã mạn.
Ô ! Vậy Bạn thấy vô ngã chưa ? Hay đích thị là ngã mạn ?
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,087
Điểm tương tác
1,027
Điểm
113
Bài 31.- Nghi về Thân kiến.

Trong chúng ngoại đạo lại có Phạm Chí họ Ca Diếp lên tiếng rằng: Thưa Cù Đàm! Thân tức là mạng, hay là thân khác mạng khác?

Đức Như Lai nín lặng.

Phạm Chí hỏi lần thứ hai lần thứ ba, đức Như Lai vẫn nín lặng.

Phạm Chí lại nói: Thưa Cù Đàm! Như người lúc chết chưa thọ lấy thân sau, chặn giữa đó đâu được chẳng gọi rằng thân khác mạng khác. Nếu là khác tại sao Cù Đàm nín lặng chẳng trả lời?

_ Nầy Thiện Nam Tử! Ta nói thân và mạng đều từ nhơn duyên, chẳng phải là không nhơn duyên. Như thân mạng tất cả pháp cũng như vậy.

_ Thưa Cù Đàm! Tôi thấy thế gian cũng có pháp không từ nhơn duyên.

Nầy Phạm Chí! Ông thấy thế gian có pháp chẳng từ nhơn duyên như thế nào?

_ Tôi thấy lửa lớn đốt cháy lùm cây, gió thổi bức ngọn lửa rớt ở chỗ khác, đây há chẳng gọi là không nhơn duyên ư?

_ Nầy Thiện Nam Tử! Lửa nầy cũng từ nhơn mà sanh, chẳng pải là không nhơn.

Thưa Cù Đàm! Lúc ngọn lửa bức bay đi chẳng nhơn củi than, sao lại nói rằng từ nơi nhơn mà sanh.

Nầy Thiện Nam Tử! Dầu không củi than nhưng nhơn gió mà đi, do gió nên ngọn lửa đó chẳng tắt.

_ Thưa Cù Đàm! Nếu người chết lúc chưa thọ thân sau, thọ mạng ở chặn giữa cái gì làm nhơn duyên?

_ Nầy Phạm Chí! Chính vô minh cùng ái làm nhơn duyên mà thọ mạng nầy được còn.

Nầy Thiện Nam Tử! Vì có nhơn duyên nên thân là mạng, mạng là thân, vì có nhơn duyên nên thân khác, mạng khác. Người trí chẳng nên một bề nói rằng thân khác mạng khác.

_ Bạch Thế Tôn! Xin giải thuyết cho tôi rõ biết được nhơn quả.

_ Nầy Phạm Chí! Nhơn là ngũ ấm, quả cũng là ngũ ấm.

Nầy Thiện Nam Tử! Nếu có chúng sanh chẳng đốt lửa thời không khói.

_ Bạch Thế Tôn! Tôi đã hiểu rồi.

Nầy Thiện Nam Tử! Ông hiểu biết như thế nào?

_ Bạch Thế Tôn! Lửa là nói phiền não có thể đốt cháy nơi địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, nhơn thiên. Khói là nói quả báo phiền não: Vô thường bất tịnh hôi nhơ đáng ghét đáng nhàm. Nếu chúng sanh chẳng khởi phiền não thời không có quả báo của phiền não. Do đây nên đức Như Lai nói không đốt lửa thời không có khói.

Bạch Thế Tôn! Tôi đã được chánh kiến xin thương xót cho tôi xuất gia.

Đức Phật bảo Kiều Trần Như cho Phạm Chí nầy xuất gia thọ giới.

Ngài Kiều Trần Như tuân lời Phật hòa hiệp chúng Tăng cho Phạm Chí xuất gia thọ giới Cụ Túc. Năm ngày sau, Phạm Chí nầy chứng được A La Hán.
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,087
Điểm tương tác
1,027
Điểm
113
Bài 32.- Nghi Thường & Vô Thường.
NB ph26
Trong chúng ngoại đạo lại có Phạm Chí Phú Na lên tiếng rằng: “ Thưa Cù Đàm! Ngài thấy thế gian là pháp thường trụ mà nói là thường phải chăng?

Nghĩa như vậy là thiệt hay hư? Là thường hay vô thường? Là cũng thường, vô thường? Là chẳng phải thường, chẳng phải vô thường? Là hữu biên, là vô biên? Là cũng hữu biên cũng vô biên? Là chẳng phải hữu biên, chẳng phải vô biên? Là thân là mạng? Thân khác mạng khác? Như Lai sau khi diệt độ, như mà đi hay chẳng như mà đi? Cũng như mà đi cũng chẳng như mà đi? Chẳng phải như mà đi, chẳng phải chẳng như mà đi?

_ Nầy Phú Na! Ta chẳng nói thế gian là thường là hư là thiệt là vô thường v.v… nhẫn đến cũng chẳng nói chẳng phải như mà đi, chẳng phải chẳng như mà đi.

_ Thưa Cù Đàm! Nay thấy tội lỗi gì mà ngài chẳng nói như vậy?

_ Nầy Phú Na! Nếu có người nói rằng thế gian là thường, chỉ đây là chơn thật ngoài ra đều là vọng ngữ. Quan niệm nầy gọi là kiến, chỗ bị thấy gọi là kiến hành, gọi là kiến nghiệp, gọi là kiến trước, gọi là kiến phược, gọi là kiến khổ, gọi là kiến thủ, gọi là kiến bố, gọi là kiến nhiệt, gọi là kiến triền.

Nầy Phú Na! Phàm phu bị kiến chấp ràng buôc nên không thể xa lìa sanh già, bịnh, chết mà lưu chuyển trong sáu đường, thọ vô lượng sự khổ. Nhẫn đến chẳng phải như mà đi, chẳng phải chẳng như mà đi cũng như vậy.

Nầy Phú Na! Ta thấy kiến chấp nầy có lỗi như vậy, nên ta chấp trước cũng chẳng nói với người.

_ Thưa Cù Đàm! Nếu thấy tội lỗi như vậy mà chẳng chấp trước chẳng nói. Nay Cù Đàm thấy gì? Trước gì? Tuyên thuyết những gì?

Nầy Thiện Nam Tử! Luận về người kiến trước gọi là pháp sanh tử. Như Lai đã rời pháp sanh tử nên chẳng kiến trước. Như Lai gọi là năng kiến, năng thuyết, mà chẳng phãi là chấp trước.

_ Thưa Cù Đàm! Thế nào là năng kiến? Thế nào là năng thuyết?

_ Nầy Thiện Nam Tử! Ta có thể thấy rõ khổ tập diệt đạo, ta phân biệt tuyên thuyết bốn đế lý nầy như vậy. Vì ta thấy như vậy nên xa lìa được tất cả kiến chấp, tất cả ái, tất cả lưu, tất cả mạn. Do đây nên ta có đủ phạm hạnh thanh tịnh tịch tịnh vô thượng, được thân thường trụ. Thân đây chẳng phải đông tây nam bắc.

_ Thưa Cù Đàm! Cớ gì thân thường trụ chẳng phải đông tây nam bắc?

_ Nầy Thiện Nam Tử! Nay ta hỏi ông tùy ý ông đáp.

Nầy Thiện Nam Tử! Như ở trước ông đốt đống lửa lớn, đương lúc lửa cháy ông có biết là lửa cháy không?

_ Tôi biết là lửa cháy.

_ Lúc lửa tắt ông có biết là lửa tắt không?

_ Tôi biết là lửa tắt.

_ Nầy Phú Na! Nếu có người hỏi ông đống lửa trước mặt ông từ đâu mà cháy? Tắt rồi đi về đâu? Thời ông sẽ đáp thế nào?

_ Thưa Cù Đàm! Tôi sẽ đáp rằng: Lúc lửa nầy có ra là nhờ các duyên. Duyên cũ đã hết, duyên mới chưa đến thời lửa nầy phải tắt.

_ Nầy Phú Na! Nếu họ lại hỏi lửa nầy đã tắt đi đến chỗ nào? Thời ông sẽ đáp ra sao?

_ Thưa Cù Đàm! Tôi sẽ đáp rằng: Duyên hết nên tắt chẳng đến chỗ nào.

_ Nầy Thiện Nam Tử! Như Lai cũng như vậy. Sắc vô thường nhẫn đến thức vô thường do ái mà cháy lên, vì cháy lên mà phải thọ lấy thân trong hai mươi lăm cỏi. Lúc cháy lên đó có thể nói là Đông, Tây, Nam, Bắc. Hiện tại ái đã diệt, quả báo hai mươi lăm cõi chẳng còn cháy, vì chẳng cháy nên không thể nói là có Đông, Tây, Nam, Bắc…

Nầy Thiện Nam Tử Như Lai đã dứt sắc ấm vô thường nhẫn đến dứt thức ấm vô thường, nên thân của Như Lai là thường trụ. Thân đã là thường chẳng nói rằng có Đông Tây Nam Bắc.

Phú Na thưa rằng xin trình bày một ví dụ, mong Thế Tôn nghe cho.

_ Lành thay! Lành thay! Ông cứ tùy ý mà nói.

_ Bạch Thế Tôn! Như ngoài thôn lớn có rừng Ta La, trong rừng có một cây mọc trước khi thành rừng đủ một trăm năm. Lúc đó chủ rừng lấy nước tưới cây nầy, theo thời tiết mà săn sóc. Cây nầy già, mục, vỏ, lá, nhánh đều rơi rớt chỉ còn lõi chắc.

Đức Như Lai cũng như vậy: Tất cả những gì có đã cũ hư thảy đều trừ hết, chỉ còn có tất cả pháp chơn thật.

Bạch Thế Tôn! Nay tôi rất thích xuất gia tu hành.

Phật bảo: “ Thiện Lai Tỳ Kheo!”


Vừa dứt tiếng, Phú Na liền biến thành tướng Tỳ Kheo, dứt hết phiền não, chứng được quả A La Hán.
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,087
Điểm tương tác
1,027
Điểm
113
Bài 33.- Nghi Vô Minh
NB ph26

Lại có Phạm Chí tên Thanh Tịnh lên tiếng rằng: “ Thưa Cù Đàm! Do chẳng biết pháp gì mà tất cả chúng sanh thấy thế gian là thường, là vô thường, cũng thường, cũng vô thường, chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, nhẫn đến chẳng phải như mà đi, chẳng phải chẳng như mà đi?”

_ Nầy Thiện Nam Tử!Vì chẳng biết sắc, nhẫn đến chẳng biết thức nên thấy thế gian là thường, nhẫn đến thấy chẳng phải chẳng như mà đi.

_ Thưa Cù Đàm! Do chúng sanh biết pháp gì mà chẳng thấy thế gian là thường nhẫn đến chẳng thấy chẳng phải, chẳng như mà đi?

_ Nầy Thiện Nam Tử! Vì biết sắc, thọ, tưởng, hành, thức nên chẳng thấy thế gian là thường nhẫn đến chẳng thấy chẳng phải chẳng như mà đi.

_ Bạch Thế Tôn! Xin vì tôi mà giải thuyết thế gian là thường cùng vô thường.

_ Nầy Thiện Nam Tử! Nếu người bỏ nghiệp cũ chẳng gây tạo nghiệp mới, người nầy có thể biết thường cùng vô thường.

_ Bạch Thế Tôn! Tôi đã hiểu biết.

_ Nầy Thiện Nam Tử! Ông thấy biết thế nào?

_ Bạch Thế Tôn! Cũ là nói vô minh cùng ái, mới là nói thủ và hữu. Nếu người xa lìa vô minh ái nầy mà chẳng gây tạo thủ và hữu, người nầy thật biết thường và vô thường.

Nay tôi đã được pháp nhẫn thanh tịnh quy y Tam Bảo. Xin đức Như Lai cho tôi xuất gia.

Phật bảo Kiều Trần Như cho Phạm Chí Thanh Tịnh nầy xuất gia.

Ngài Kiều Trần Như tuân lời Phật, dắt Thanh Tịnh đến trong Tăng làm pháp Yết Ma cho xuất gia. Sau đó mười lăm ngày, Tỳ Kheo Thanh Tịnh dứt hết phiền não chứng quả A La Hán.
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,087
Điểm tương tác
1,027
Điểm
113
Bài 34.- Nghi 4 Quả Thánh.
K. NB 26:

Phạm Chí Độc Tử thưa rằng: “ Thưa Cù Đàm! Nay tôi muốn hỏi ngài có cho phép chăng?”

Đức Như Lai nín lặng.

Thưa lần thứ hai lần thứ ba, Đức Như Lai vẫn nín lặng.

Độc Tử thưa rằng: “ Từ lâu tôi cùng ngài vẫn là thân hữu, ngài cùng tôi nghĩa không có khác, nay tôi muốn hỏi han, cớ sao ngài lại nín lặng?”

Lúc đó Đức Thế Tôn nghĩ rằng: “ Phạm Chí nầy tánh tình nho nhã thuần thiện ngay thẳng. Thường vì muốn hiểu biết mà đến thưa hỏi, chẳng phải vì não loạn. Nếu ông ấy có hỏi ta nên tùy ý đáp”.

Suy nghĩ xong Phật nói rằng: Lành thay! Lành thay! Ông cứ theo chỗ nghi mà hỏi ta sẽ giải đáp cho.

Độc Tử thưa rằng: “ Thế gian có pháp lành chăng?”

_ Nầy Phạm Chí! Thế gian có pháp lành.

_ Thưa Cù Đàm! Thế gian có pháp chẳng lành chăng?

_ Nầy Phạm Chí! Thế gian có pháp chẳng lành.

_ Xin Cù Đàm vì tôi mà giảng nói, cho tôi biết pháp lành và pháp chẳng lành.

_ Nầy Thiện Nam Tử! Ta có thể phân biệt giảng rộng nghĩa đó. Nay sẽ vì ông mà nói lược.

_ Nầy Thiện Nam Tử! Dục gọi là pháp chẳng lành, giải thoát dục gọi là pháp lành. Sân cùng si cũng như vậy. Sát sanh là pháp chẳng lành, chẳng sát sanh là pháp lành, nhẫn đến tà kiến cũng như vậy.

Nầy Thiện Nam Tử! Ta đã vì ông mà nói ba thứ pháp lành cùng chẳng lành và nói mười thứ pháp lành cùng chẳng lành. Nếu hàng đệ tử của ta có thể hiểu biết ba thứ nhẫn đến mười thứ pháp lành cùng chẳng lành như vậy, phải biết rằng người nầy có thể dứt hết tham sân, si tất cả phiền não, dứt tất cả quả báo sanh tử.

_ Thưa Cù Đàm! Trong Phật pháp có một Tỳ Kheo nào được như vậy chăng?

_ Nầy Thiện Nam Tử! Trong Phật pháp chẳng phải chỉ có một hai người nhẫn đến trăm ngàn người, mà có vô lượng Tỳ Kheo dứt được tham, sân, si tất cả phiền não, tất cả quả báo sanh tử như vậy.

_ Thưa Cù Đàm! Trong Phật pháp có một Tỳ Kheo Ni nào được như vậy chăng?

_ Nầy Thiện Nam Tử! Trong Phật pháp đây cũng có vô lượng Tỳ Kheo Ni dứt được tham, sân, si tất cả phiền não, tất cả quả báo sanh tử.

_ Thưa Cù Đàm! Trong Phật pháp có Ưu Bà Tắc nào siêng năng giữ giới dứt được lưới nghi chăng?

_ Nầy Thiện Nam Tử! Trong Phật pháp của ta có vô lượng Ưu Bà tắc tinh tấn giữ giới thanh tịnh, dứt được năm phẩm kiết sử bực hạ, được quả A Na Hàm, dứt được lưới nghi.

_ Thưa Cù Đàm! Trong Phật pháp có Ưu Bà Di nào tinh cần trì giới thanh tịnh dứt được lưới nghi chăng?

_ Nầy Thiện Nam Tử! Trong Phật pháp ta có vô lượng Ưu Bà Di tinh cần trì giới thanh tịnh dứt năm phẩm kiết sử bực hạ, dứt được lưới nghi, chứng quả A Na Hàm.

_ Thưa Cù Đàm! Ngoài những vị trên, trong Phật pháp có Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di nào hưởng lạc thú ngũ dục mà tâm dứt được lưới nghi chăng?

_ Nầy Thiện Nam Tử! Trong Phật pháp ta vô lượng Ưu Bà Tắc cũng như Ưu Bà Di dứt ba phẩm kiết sử được quả Tu Đà Hoàn. Người tham, sân, si mỏng thời được quả Tư Đà Hàm.

_ Bạch Thế Tôn! Nay tôi thích nói thí dụ, xin ngài cho phép.

_ Lành thay! Ông thích nói thời cứ nói.

_ Bạch Thế Tôn! Như Long Vương Nan Đà và Bạt Nan Đà bình đẳng mưa to. Pháp dụ của Như Lai cũng như vậy, bình đẳng mưa xuống hàng Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di.

Bạch Thế Tôn! Nếu hàng ngoại đạo muốn đến Phật pháp để xuất gia, chẳng rõ đức Như Lai thử họ trong mấy tháng?

_ Nầy Thiện Nam Tử! Thử họ trong bốn tháng, nhưng bất tất hết thảy đều một hạng.

_ Bạch Thế Tôn! Nếu chẳng đều một hạng, xin đức Đại Từ cho tôi xuất gia.

Đức Thế Tôn bảo Kiều Trần Như cho Độc Tử xuất gia thọ giới.

Sau đó mười lăm ngày, Độc Tử được quả Tu Đà Hoàn.

Độc Tử nghĩ rằng nếu người có trí huệ do nơi học mà được, nay tôi đã được có thể đến ra mắt Phật.

Liền đến lễ Phật bạch rằng: “Thế Tôn! Những người có trí huệ từ nơi học mà được, nay tôi đã được. Xin đức Thế Tôn vì tôi mà giảng thuyết cho tôi được trí huệ vô học.

_ Nầy Thiện nam Tử! Ông nên tinh tấn tu tập hai pháp: Chỉ và quán. Nếu có Tỳ Kheo muốn được quả Tu Đà Hoàn cũng phải siêng tu tập hai pháp như vậy. Nếu muốn được Tư Đà Hàm, A Na hàm, A La Hán cũng phải tu tập hai pháp như vậy.

Nầy Thiện Nam Tử! Nếu có Tỳ Kheo muốn được tứ thiền, tứ vô lượng tâm, lục thần thông, bát bội xả, bát thắng xứ, vô tránh trí, đảnh trí, tất cánh trí, tứ vô ngại trí, kim cang tam muội, tận trí, vô sanh trí, cũng phải tu tập hai pháp như vậy.

Nầy Thiện Nam Tử! Nếu muốn được bực Thập Trụ, vô sanh pháp nhẫn, vô tướng pháp nhẫn, bất khả tư nghì pháp nhẫn, thánh hạnh, phạm hạnh, thiên hạnh, Bồ Tát hạnh, hư không tam muội, trí ấn tam muội, không vô tướng vô tác tam muội, địa tam muội, bất thối tam muội, Thủ Lăng Nghiêm tam muội, Kim Cang tam muội, vô thượng Bồ Đề Phật hạnh, cũng phải tu tập hai pháp như vậy.

Độc Tử nghe xong lễ Phật lui ra, ở trong rừng Ta La tu tập hai pháp chỉ quán, chẳng bao lâu được quả A La Hán.

Lúc đó lại có vô lượng Tỳ Kheo muốn đến chỗ Phật. Độc Tử hỏi rằng: Chư Đại Đức muốn đến đâu?

Các Tỳ Kheo nói: Chúng tôi muốn đến Phật.

Độc Tử lại nói: Nếu chư Đại Đức đến chỗ Phật xin vì tôi bạch cùng Phật rằng Độc Tử Tỳ Kheo đã tu tập hai pháp chỉ quán được trí vô học, nay báo ơn Phật mà nhập Niết Bàn.

Các Tỳ Kheo đem lời nầy đến bạch cùng Phật.

Phật bảo các Tỳ Kheo: Nầy các Thiện Nam Tử! Độc Tử đã được quả A La Hán, các ông nên đến cúng dường thân thể của Độc Tử.

Các Tỳ Kheo tuân lời Phật trở về cúng dường thi hài của Độc Tử.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top