Cùng học Duy thức

PHUOCTUONG

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 4 2007
Bài viết
133
Điểm tương tác
0
Điểm
16
Tìm Hiểu Duy Thức

Tu để Xả Tàng Thức?

--------------------------------------------------------------------------------

Duy thức tam thập tụng nói rằng đến a la hớn thì xả thức a lại da. vậy Pháp tướng tông hay duy thức tông hay Phật giáo Bắc tông có chủ trương tu để xả thức a lại da không?
Và nếu chủ trương tu xả thức a lại da tức có nghĩa đồng với việc chứng quả a la hớn?
Quả a la hớn vài luận cho là ngang với Bất động địa.
Quả a la hớn theo "Đức Phật và Phật pháp" thì không còn "ta" và "của ta" tức là không còn "năng thủ" và "sở thủ" theo "duy thức ngũ vị" tức là ngang với "thông đạt vị" như vậy có đúng không và có gì mâu thuẩn không?
________

--------------------------------------------------------------------------------

HUONGSEN:
Xin chào Đạo Hữu Phước Tường,

Tôi xin chia sẻ kinh nghiệm nhỏ mọn của tôi.

- học Phật pháp chúng ta cần phải hiểu thật sâu sắc lịch sử phát triển Phật giáo, lịch sử của cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - một nhân vật lịch sử, sau đó mới nghiên cứu thêm các luận của chư Tổ sau này.

- "vậy Pháp tướng tông hay duy thức tông hay Phật giáo Bắc tông có chủ trương tu để xả thức a lại da không? " ____ - Theo quan điểm của tôi, chân lý chỉ có một. Tu để giải thoát luân hồi sinh tử, diệt trừ tham, sân, si. Quả vị A-la-hán, theo Phật giáo Nguyên Thủy, là quả vị Thánh đã đoạn trừ hoàn toàn tham, sân, si ngay cả vi tế nhất.

- "thức" là sự hiểu biết (nhận ra). Theo tôi hiểu, khi tu vào dòng Thánh (từ quả vị Tu đà hoàn) hành giả sẽ - "lấy Niết bàn làm đối tượng", chứ tôi chưa bao giờ nghe khái niệm "xả thức".

- hình như theo PG Bắc tông (tôi không chắc lắm), a lại da thức là cái biết thường còn. mà lại xả "cái biết" thì không hiểu sẽ ra sao. Tôi cũng xin lỗi nếu có sự hiểu lầm, nhưng theo mạch suy nghĩ của tôi, thì tôi không hiểu.

- Trong phạm vi bài viết này, khó có thể trình bày đầy đủ. Theo tôi, Đạo hữu nên đọc cuốn Thực tại hiện tiền của Hòa thượng Viên Minh.

- Hơn nữa, để đạt quả vị A-la-hán (theo hệ thống PG Nguyên thủy) hành giả phải trải qua rất nhiều tầng tuệ (không phải là thức) (xin đọc "Biết và Thấy" - Thiền sư Pa Auk, "Minh sát tu tập" - thiền sư Achan Naeb, "Tìm hiểu pháp hành thiền tuệ" - tỳ kheo Hộ Pháp). Nếu đã có sự thực hành nhất định, tôi nghĩ rằng đạo hữu sẽ có sự so sánh tương đối với các khái niệm mà đạo hữu đọc ở hệ thống kinh điển PG phát triển (bắc tông) hay nhận ra thêm nhiều điều bổ ích.

Trên đây là thiển ý của tôi. Chúc đạo hữu có thêm nhiều trí tuệ và niềm vui trên con đường học và tu tập.
_________________
PHIXU:
Kính chào Hương Sen!

Giống người xưa lâu ngày không gặp. Xin chào.

Theo thiển ý, đây chỉ là những danh tự khác nhau mà thôi. Quá trình tu tập những vị Thánh lấy Niết Bàn làm đối tượng củng là quá trình "Xã thức A_Lai_Da" không khác.

Xã Thức A_LẠI_DA , tức là diệt tập khí đã huân tập từ rất lâu xưa, Khi Pháp được tưới và thấm vào thì Tập khí củng theo đó sanh như cõ, như nấm đầu mùa mưa, thế là bắt đầu một quá trình nhổ cỏ, diệt nấm.... Và củng không nên sợ "cỏ", Nó sanh mình nhổ thì sẻ hết, không cho nó sanh thì sẻ còn nguy cơ "cỏ sẽ sanh..." không biết lúc nào đủ điều kiện !!!

Có người, khi cỏ sanh thì củng chẳng sợ, chỉ cắt bỏ bông cỏ (nguyên nhân sanh), hết nhân thì sẻ không có quã. Đó là cách tu BT.

Khi hết tập khí Ô nhiễm từ thức A lại da thì gương tự nhiên sáng_ Đó là niết Bàn vậy.
_________________
PHUOCTUONG:
. Là Dị thục, Tư lương,
Và thức Liễu biệt cảnh.
Ðầu, Thức A lại da
Dị thục, Nhất thiết chủng.

3. Không thể biết chấp thọ,
Xứ, liễu, tương ưng, xúc,
Tác ý, thọ, tưởng, tư.
Và chỉ có xả thọ.

4. Tánh vô phú vô ký,
Xúc, thảy cũng như thế,
Hằng chuyển như dòng nước.
A la hán , bỏ hết. (A la hán vị xả)

Bất động địa tiền tài xả tàng
Kim cang đạo hậu dị thục không
Đại viên vô cấu đồng thời phát
Phổ chiếu thập phương sát trần trung
-Bát thức quy củ-

Thứ ba là Thông đạt vị, tướng nó như thế nào?

Tụng rằng:
Nếu khi đối sở duyên
Trí đều không sở đắc,
Bấy giờ trụ Duy thức,
Vì lìa hai tướng thủ.

* Duy thức tánh: Thực tánh của Duy thức. Ðây là cảnh giới của con người xa lìa "biến kế sở chấp", xa lìa "năng thủ" "sở thủ", xa lìa tính "sở đắc" và quả "sở chứng". Nói cách khác, an trụ duy thức tính, tức là thể nhập cảnh giới "tịch diệt Niết-bàn"

* Nhị thủ: Hai món thủ:

1. Năng thủ: Chấp ngã bên con người.
2. Sở thủ: Chấp ngã bên hiện tượng vạn pháp.

http://thuvienhoasen.org/duythuchoc-10.htm

[6] Chư vị A La Hán đi lang thang bất định, không luyến ái một nơi ở nhất định nào bởi vì các Ngài đã hoàn toàn tự do, đã thoát ra khỏi mọi quan niệm về "Ta" và "Của Ta" http://thuvienhoasen.org/ducphatvaphatphap-39.htm
_________________
MINHTHANH:
Đọc hết cả bốn bài
Thật chả hiểu gì hết
Là do mình ngu muội
Hay tại người thông minh

_________________
Tìm Hiểu Duy Thức

--------------------------------------------------------------------------------

-Thật ra Phuoctuong muốn đi thẳng đến vấn đề, chứ nói tỉ mỉ thì phải là:
-----hoc duy thức như thế nào?
-----hiểu duy thức như thế nào?
-----tu duy thức như thế nào?
-----chứng duy thức như thế nào?
Và vấn đề không đơn giản chút naò!

Dù tu thiền Nam tông, hay Bắc tông nếu có thời gian nghiên cứu Duy thức sẽ thú vị vô cùng (Vi diệu pháp PGNT phân tích tâm cực kỳ tỉ mỉ):

-thí dụ nói: Alahán vị xả tức là tu đến a la hán thì không còn a lại da thức? tức là người tu chứng phải biết lúc ấy tâm sẽ biến chuyển như thế nào?

Phixu viết là:những vị Thánh lấy Niết Bàn làm đối tượng củng là quá trình "Xã thức A_Lại_Da" không khác.

-thí dụ các thiền sư nói:
------"Tâm cảnh không đến nhau là đạo", tức là "năng sở song vong", tức là "nhân vật cụ vong" trong thập mục ngưu đồ, tức là " nhược thời ư sở duyên trí đô vô sở đắc, nhĩ thời trụ duy thức, ly nhị thủ tướng cố" trong duy thức?( đây là suy luận của phuoctuong, chứ những vị tu chứng thì "trực chỉ nhân tâm" chứ không suy luận)
------Do ý thức làm ra (như các thiền sư thường nói, trạng thái chưa ngộ, chưa chứng), tức là phải biết ý thức nó như thế nào để làm ra suy tư ấy,ngôn ngữ ấy, , hành động ấy !

-thí dụ có vị giảng một hành động không suy nghĩ (tức là phản xạ tức thời , không suy nghĩ, tức là không qua ý thức) là phát xuẩt từ mạt na thức; lại có vị cho là phát xuất từ a lại gia vậy điều nào đúng?
Và thiền sư cũng nói là nếu suy nghĩ (qua ý thưc) thì chưa phải là đạo, vậy thì khi ngô đạo,chứng đạo ngôn ngữ và hành động ngay lúc ấy phát xuất từ tâm ý thức nào?

-thí dụ nói ý thức như sân khấu còn mạt na hay a lại da như hậu trường vậy làm sao để biết những gì đang xãy ra ở hậu trường chứ nếu để xãy ra trên sân khấu thì quá trể rồi, hay sự việc đã rồi.

Hình như Tam thập tụng chỉ giới thiệu để học hiểu vả tướng trạng tu chứng mà chưa nói đến phương pháp tu tập.Và Phuoctuong cũng muốn nói đến học và hiểu mà thôi, nhưng nếu chúng ta có tu tập về thiền (tại sao không phải là tu duy thức nhĩ?) thì cũng cõ thể hiểu được phần nào, như đã dẫn chứng ở trên ? hay như huongsen nói là:" Nếu đã có sự thực hành nhất định, tôi nghĩ rằng đạo hữu sẽ có sự so sánh tương đối với các khái niệm mà đạo hữu đọc ở hệ thống kinh điển PG phát triển (bắc tông) hay nhận ra thêm nhiều điều bổ ích".

-Một giảng sư Duy thức học từng nói là, người tu chứng có thể nhìn thẳng vào a lại da thức, để biết những chủng tử (hạt giống) trong a lại da thức đang sinh hoạt như thế nào, hay có những hạt giống tốt xấu nào trong ấy?
Tức là vị sư chứng đạo mới có thể làm thao tác cuối cùng để đập vở vỏ trứng, khi thất hạt giống giác ngộ đã chín muồi.
-Những hạt giống như từng bộ phận của một cỗ máy, hay một công cụ mà những người thợ có thể lắp ráp thành một cơ cấu hoàn chỉnh (hay không hoàn chỉnh) theo ý của những chuyên gia, hay như những sợi chỉ được dệt thành tấm vải, hay một hạt giống có thể mọc thành cây và trổ hoa kết quả?
-Nếu chúng ta tu chứng chúng ta có thể trở thành những chuyên gia chuyên môn cho chính chúng ta. Còn nếu không thì những hạt giống ấy sẽ tự hành hoạt như cỏ mọc vườn hoang.
-Và nếu chúng ta gặp những bậc thầy, thì những vị ấy sẽ chỉ bảo chúng ta tu tập như thành những tay chăn trâu, những người làm vườn nhổ cỏ, trồng hoa, cắt xén,uốn nắn, tạo hình cây cảnh.

PHIXU đã nói một điều rẩt lý thú là:"chỉ cắt bỏ bông cỏ (nguyên nhân sanh), hết nhân thì sẻ không có quã. Đó là cách tu BT". Điều này không khác gì "triệt sản" để chứng "vô sinh", đắc a la hán, đạt niết bàn vậy! Mong phixu nói cụ thể hơn để có thể tìm hiểu học và tu tập.

Điều muốn nói là:
---Chứng a la hán tức là xả a lại da, xả a lại da là chứng a la hán. một vị giảng sư PGNT nói là khi chứng a la hán, những chủng tử không kịp trổ quả sẽ tự hoại (hay tự triệt tiêu), điều này không khác chi xả tàng thức (hay lúc ấy tàng thức sẽ trống rỗng, không còn chủng tử nghiệp nữa; chà điều này không biết có phải là "địa ngục vị không "hay chăng?
---LY NHỊ THỦ TƯỚNG, tức là năng sở song vong, phuoctuong nghĩ tức là thiền tông cho là TÂM CẢNH KHÔNG ĐẾN NHAU, cũng tức là ĐỐI CẢNH VÔ TÂM.

Duy thức học là pháp tướng tông hay PHÁP TƯỚNG DUY THỨC HỌC, nhưng những kết quả trong duy thức ngũ vị rõ ràng là PHÁP TÍNH KHÔNG TUỆ HỌC?

Hẳn những điều suy nghĩ trên hơi chủ quan và cạn cợt mong được chỉ giáo để tìm hiểu học hỏi thêm!
__________________
 

PHUOCTUONG

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 4 2007
Bài viết
133
Điểm tương tác
0
Điểm
16
Tìm Hiểu Duy Thức

DUY THỨC TAM THẬP TỤNG
BÁT THỨC QUY CỦ
DUY BIỂU HỌC

Thương toạ:1- Thầy cho biết bát chánh đạo gồm những gì?
Tu sĩ: Bạch thượng toạ, bát chánh đạo gồm có: chánh kiến, chánh tư duy,chánh ngữ,chánh nghiệp,chánh mạng,chánh tinh tấn,chánh niệm,chánh định.
Thượng toạ:2- Hằng ngày thầy làm gì?
Tu sĩ: Bạch thượng toạ, hằng ngày con theo dõi tâm ý của con.
Thượng toạ:3- Thầy sẽ làm gì để độ chúng sanh?
Tu sĩ: Bạch thượng toạ, con sẽ làm việc (hoằng pháp) trong khã năng của mình, với tư cách là một tu sĩ!
 

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 3 2007
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
Re: Tìm Hiểu Duy Thức

PHUOCTUONG đã viết:
-Thật ra Phuoctuong muốn đi thẳng đến vấn đề, chứ nói tỉ mỉ thì phải là:
-----hoc duy thức như thế nào?
-----hiểu duy thức như thế nào?
-----tu duy thức như thế nào?
-----chứng duy thức như thế nào?
Và vấn đề không đơn giản chút naò!


A-Di-Đà Phật!

Kính chú phuoctuong!

TT cũng nghĩ vấn đề đó không đơn giản chút nào. Thế thì sao không chịu tìm pháp môn dễ tu hơn để tu hành? Như pháp môn Tịnh Độ.

Duy Thức học rất tốt để học cho sự hiểu biết của mình. Tuy nhiên, Sanh Tử Trọng Đại!

Đời người vô thường, mình không biết chết ngày nào, sanh tử là việc lớn phải lo. Sao lại còn tìm con đường khó để đi cho mất thì giờ quý báo của mình.

Muốn liễu thoát sanh tử trong một đời, vãng sanh Tây Phương gặp đức Phật A-Di-Đà thì không có pháp môn nào hay hơn, đơn giản hơn, dễ hành trì hơn, mà lại nhanh hơn là pháp môn Tịnh Độ.

Chú cũng đã hơn 40 gần 50 rồi, thì gian cấp bách, TT khuyên chú nên tìm hiểu pháp Tịnh Độ mà chuyên tu trong những thời gian còn lại để trong một đời nầy được Phật A-Di-Đà tiếp dẫn vãng sanh Tây Phương, thoát khỏi sanh tử luân hồi thì tốt hơn học Duy Thức Học mà khó giải thoát trong một đời nầy. Cũng như chú cũng đã nói "học, hiểu, tu, chứng duy thức pháp môn, vấn đề không đơn giản chút naò!"

Vĩnh Minh Đại Sư nói: "Vãng sanh thấy Di-Đà, lo gì không khai ngộ"

Tất cả pháp môn rồi mình cũng sẽ học được từ chính kim khẩu của đức Phật A-Di-Đà, một khi mình được vãng sanh Tây Phương.

Ngoài giờ niệm Phật, có rảnh thì đem kinh ra đọc, nghe giảng, v.v... hoặc làm những điều phước thiện như khuyên người niệm phật, ấn tống kinh điển v.v... để hồi hướng trang nghiêm tịnh độ.

Nên tìm đọc Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao mà TT đang post ở diễn đàng Tịnh Độ để biết cách hành trì, cũng như lời khuyên của Đại Sư Ấn Quang. Cũng nên tìm đọc "Tây Phương Cực Lạc" ở diễn đàng tịnh độ do chú Binh póst mỏi ngày để lòng tin kiên định, vì có biết bao nhiêu người tu pháp nầy vãng sanh tây phương. Họ là những tấm gương sáng cho mình nôi theo.

Mong mấy lời khuyên nầy chú không cho là rác rưởi thì qúy lắm! mong thay!

Nam-mô A-Di-Đà Phật.
 

PHUOCTUONG

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 4 2007
Bài viết
133
Điểm tương tác
0
Điểm
16
Chào đạo huynh Thánh Tri,
Xin đừng gọi tôi bằng chú, trong diễn đàn có những người để 15-16 tuổi nhưng không nghĩ là những thành viên ấy thật tuổi vậy.
Kế đến xin cảm ơn đã chân thành nói về pháp môn tịnh độ
Cuối cùng là nhắc rằng chữ diễn đàng đạo huynh Thánh Tri đã viết dư chữ g và điều ấy sẽ là chướng ngại cho sự vãng sinh vì không thể mang chữ g ấy sang cõi tịnh độ...
Đúng là sinh tử trọng đại, chóng kiếp vô thường thì chúng ta nên chọn những pháp môn dễ tu dễ chứng chứ không nên dại dột mà chọn những thứ khó khăn để thực tập, kể cả trong cuộc sống nên chọn những thứ dễ dàng mà sinh hoạt.
phuoctuong từng khuyên những người lúc chia tay khó gặp lại là nếu muốn gặp nhau thì trước khi nhắm mắt ngũ nhớ niệm Nam mô A Di Đà Phật và sau khi mở mắt thức dậy nhớ niệm Nam mô A Di Đà Phật. Nhưng chính mình cũng không nhớ niệm Phật.
phuoctuong cũng tin Cõi Tịnh Độ, vì cõi Tịnh Độ không ngoài tâm, tin thật như vậy, và tâm mà chúng ta đang nói đang bàn đang sống chính là NHẤT THIẾT CHỦNG A LẠI DA TÀNG THỨC. Và Ý THỨC chính là người làm vườn giúp chúng ta gieo những hạt sen nơi Cực lạc và vun phân tưới tẩm cho đến khi Cực lạc hoa khai.
---Thiên Minh pháp sư, khi giảng Kinh Di Đà, có nói rằng, thiền (định) cũng như muối cho tất cả những thức ăn.
Hân Tịnh đại sư, nói rằng, ĐIỀU TÂM NHẤT Ý là phương pháp cần thiết cho tất cả những pháp môn.
Đây chính là thiền tịnh song tu về mặt phương pháp.
---Hân Tịnh đại sư, cũng nói TÂM tức là Phật, niệm Phật đến VÔ NIỆM thì tương đương kiến tánh của thiền tông , tánh chân thật của muôn pháp, lìa có , lìa không.
Đây chính là thiền tịnh song tu về lý.
---Thiên Minh pháp sư, cũng nói là tu tịnh độ cũng cần phải trừ những tâm niệm: phẫn, hận, phú, não,...
Hân Tịnh đại sư, nói niệm Phật cũng cần trừ các chướng ngại cho trí tuệ: tham dục, sân khuể, hôn trầm,điệu hối, nghi.
Đây chính là các bất thiện tâm sở của Duy thức học.
Như phuoctuong đã nói từ đầu là nếu có thời gian thì nghiên cứu duy thức học, và chính phuoctuong cũng cũng tin cõi Cực lạc, pháp môn trì danh niệm Phật là do tìm hiểu về Duy thức học.
"Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức" không khác "tự tánh Di Đà, duy tâm tịnh độ", nhưng chỉ có pháp môn tịnh độ mới có thể làm cho sen nở ở Cõi Cực lạc.
---Tin có cõi Cực lạc.
---Nguyện sinh Tịnh độ.
---Niệm Phật Di Đà
Chỉ như vậy là đã gieo được hạt sen ở cõi Cực lạc. Nhưng làm cho hoa sen nở ở cõi Cực lạc thì không quá đơn giản.
Như kinh Di Đà : bất khã dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sinh Tịnh độ.
 

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 3 2007
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
A-Di-Đà Phật.

Kính chào đạo hữu Phuoctuong!

TT tuổi đời và đạo đều nhỏ hơn đạo hữu Phuoctuong, nên không giám nhận chữ "Huynh". Nếu đạo hưu không muốn TT dùng từ "chú" để xưng hô thì có lẽ hai chữ "đạo hữu" được chứ?

TT có tật hay khuyên người cùng tu pháp Tịnh Độ, cầu về Tây Phương, không kể là người đang tu hay chưa tu pháp nầy, cũng không kể là người đó đã biết rồi hay chưa biết, cũng không kể là người đó là bậc thượng, trung, hạ. Mỗi mỗi đều đem lòng chân thành mà giới thiệu để mọi người được biết pháp nầy đồng được lợi ích lớn chân thật. Vì sao không ngại khó nhọc khuyên người? Có khi còn bị người chê cười, cho là lời rác rưởi? Đó là vì muốn tất cả mọi người đều có thể liễu thoát sanh tử trong một đời nầy, lìa khổ được vui, vãng sanh về cõi Cực Lạc. Ai nghe ai không nghe thì phải tùy "thiện căn, phước đức, nhân duyên" của người đó vậy. TT chỉ có thể làm tròn bổn phận khuyên người mà thôi. Vậy cũng đã mừng lắm, khuyên một người đở một người, giáo pháp mầu nhiệm của Phật lại được hưng thịnh, lưu truyền hậu thế. Đó là đều mà TT đã mừng lắm rồi!

Thánh Tri Vô Tri nên không hiểu câu nầy đạo hữu muốn nói gì "Cuối cùng là nhắc rằng chữ diễn đàng đạo huynh Thánh Tri đã viết dư chữ g và điều ấy sẽ là chướng ngại cho sự vãng sinh vì không thể mang chữ g ấy sang cõi tịnh độ..." Có thể giải thích thêm không?

Đạo hữu nói:
"phuoctuong từng khuyên những người lúc chia tay khó gặp lại là nếu muốn gặp nhau thì trước khi nhắm mắt ngũ nhớ niệm Nam mô A Di Đà Phật và sau khi mở mắt thức dậy nhớ niệm Nam mô A Di Đà Phật. Nhưng chính mình cũng không nhớ niệm Phật"

Tự nghĩ khuyên người niệm phật công đức đã vô lượng, huống gì là chính mình niệm. Sống ở đời lu bu nhiều việc nên dễ quên. Nhưng nếu có cái niềm Tin vững chắc, chí nguyện vãng sanh về cõi Cực Lạc thiết tha thì ắc sẽ nhớ niệm Phật, ắc sẽ tự mình lập thời khoá sáng tối niệm Phật.

Tự nghĩ lập thời khoá niệm phật sáng tối rất hay vì mình sẽ biết giờ nào làm việc, giờ nào niệm Phật. Ngoài hai thời sáng tối, nếu có thể nhớ thì đi đứng nằm ngồi đều niệm Phật. Nếu quên cũng không sao, chỉ cần không quên hai thời khoá sáng tối mà mình đã lập ra dành riêng cho việc niệm phật, thì mình thật không có ngày nào bỏ niệm phật.

HT Trí Tịnh nói về việc tu tịnh cũng như thiền ấy là muốn mọi chúng ta biết tịnh độ là pháp vi diệu, khó nghĩ, khó bàn, không nên tự mình chê bai, vì chê bai tịnh khác nào chê bai thiền. Ấy là lời siển dương tịnh độ cũng như thiền.

Đạo hữu cũng biết tu pháp Tịnh Độ cần có Tín, Nguyện, Hạnh. Đó là đều đáng quý.

Nhưng lại nói "Chỉ như vậy là đã gieo được hạt sen ở cõi Cực lạc. Nhưng làm cho hoa sen nở ở cõi Cực lạc thì không quá đơn giản."

Đều nầy Ngẫu Ích Đại Sư có dạy trong sách Yếu Giải rằng: "Được vãng sanh hay không là coi có Tín, Nguyện hay không. Được phẩm cao hay thấp là coi công phu niệm phật nhiều hay ít."

Đạo hữu lại nói: "Như kinh Di Đà : bất khã dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sinh Tịnh độ."

Nếu muốn có đầy đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên để được vãng sanh Cực Lạc không gì hơn là:

Tín cho chắc
Nguyện cho thiết
Hạnh cho bền

Thì không ai là không được vãng sanh.

Chỉ cần Tin cho chắc thật, nguyện cho sâu thiết mà chân thành niệm phật vững bền trọn đời. Đây là cách để tăng thêm "thiện căn, phước đức, nhân duyên" để vãng sanh về cõi Cực Lạc.

Nam-mô A-Di-Đà Phật.
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên