Cùng tìm hiểu về Như Lai Thiền

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !

Có lần sau buổi ngồi thiền, ba con lấy giấy bút ra cắm cúi viết (cả đời ông ít khi cầm bút).
Con lén xem thì thấy Ông ghi như vầy :

_ Người đàn bà bận áo đen, bên vai trái, nói "mọi chuyện không có gì đáng lo".

_ Đốm sáng từ xa bay lại, xẹt qua, xẹt lại rồi vụt tắt.

Kính bác chuyện này là như thế nào ?

Chào các bạn, chào choconxauxi !

Theo Ngọc Quế, thì ông cụ là người có căn cơ Phàm Phu Thiền _ mà ở trên đã nói _ đó.
Gọi là Phàm Phu vì môn thiền này không đưa ta đến Quả Thánh Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi được, có giỏi cho lắm cũng chỉ như ông Uất Đầu Lam Phất mà bài trên vừa nói đó thôi.

Hiện cảnh Phàm Phu Thiền :

Với căn cơ Phàm Phu Thiền thì khi những hành giả đã Nhập Thiền được từ 1 tiếng rưởi đổ lên (trên 90 phút) thì mỗi lần hiện cảnh đại loại vẫn giống nhau. Hiện cảnh không phải mục đích tu Thiền, không phải chứng đắc gì, song biết rõ để không lầm nó cũng có ích vì do đó mà an vui hơn, yên ổn hơn để càng bền chí vững tín tâm trên con đường vạn dặm đi đến Giải thoát Sinh Tử Luân Hồi.

a. Cảnh thường hiện :

Những cảnh trời, mây, trăng, sao, núi, rừng, cây cối, ....v....v... thấy lúc gần lúc xa, có khi lần lượt kéo qua như hoạt cảnh (ảnh động).

b. Vật thường hiện :

Thấy người nam hay người nữ hiền hòa, hoặc các loài ma quỷ hình dạng quái dị........
Hoặc ta tự thấy thân thể mình tan rả ra, chỉ còn lại 1 bộ xương, hay nhiều biến tấu khác..............
Hoặc ta thấy một thân ta khác ngồi đối diện, hoặc ngồi sau lưng ta, hoặc ngồi 2 bên ta, ....
Có khi thấy thân ta chỉ còn nửa khúc trên, không có phần dưới, hoặc ngược lại, .....
Có khi thấy thân ta lớn thật lớn, hoặc nhỏ xíu như ngón tay.......

c. Âm thanh :

Ta nghe như có tiếng dế kêu suốt ngày bên tai, hoặc bị bùng tai trong chốc lát.
Những tiếng kêu ấy tự trong ta phát ra, bổng chốc im mất.
Chung quanh mình có nhiều tiếng động, tiếng kêu dồn dập......

d. Ánh sáng :

Thấy từng đóm sáng trước mặt, thấy đủ màu như lượn sóng, ......
Có khi thấy mặt trời từ bên trái rọi sang, có lúc từ sau lưng hay bên phải chiếu vào, đôi khi từ đỉnh đầu sáng ra.

e. Luồng lửa :

Thân thể lúc ngồi im nghe được những luồng lửa, phát xuất từ quanh rún, đốt xương sống sau lưng, bên vai, trước ngực hoặc từ giữa chặn mày, ....
Những luồng lửa ấy châu lưu toàn thân, có khi gom lại một chỗ làm cho có cảm giác nóng muốn phỏng da.....

f. Tính tình :

Trong cuộc sống thường nhật, hành giả trở nên hay quên, cũng nhờ tính dễ quên này hành giả trở nên phóng khoáng hơn trong giao tiếp.
Trong người cảm thấy nhẹ nhàng, miệng ít thèm ăn, đôi khi còn cảm nhận được những hoạt động của nội tạng.

Do công phu đều đặn hay không, hiện cảnh nhiều hay ít, thường xuyên hay không thường xuyên, "thiên hình vạn trạng", song đó không phải là những trở ngại, chỉ là định lực ngày càng tiến bộ thêm lên mà thôi.



 
Last edited by a moderator:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính bác Ngọc-Quế và các bậc Tiền-Bối!
Con quá ngu si, nhưng con biết chắc chắn do tâm con tha thiết một lòng cầu Phật cứu độ, nên Đức Phật đã cho con được gặp bác và các bậc Tiền-Bối để chỉ dạy cho con.
Nên nay con xin thưa qua những điều mà từ lâu con thường gặp, là con cũng hay nghe tiếng " dế " kêu hai bên lổ tai nhưng mỗi lần nghe chỉ một bên[ là lúc thức như đi, đứng, nằm, ngồi, còn ngủ thì hết] mà con biết âm thanh nầy "ở trong đầu" con thôi.
Còn con thấy thân con bị to lớn như cái núi, đến nỗi con phải mở mắt ra liền, thì thấy như vầy chỉ trong lúc con ngồi thôi, chớ đi đứng thì không có.
Và rồi con có nghe tiếng ruột, gan, tim trong bụng con rất lớn, mà người ngồi kế bên không có nghe 1 chút xíu nào hết.

Kính xin Tiền-Bối chỉ dạy cho con, vì trước những điều trên thì thường là con không để ý tới các tướng đó nữa, mặc dù con vẫn còn nghe, vẫn còn thấy như vậy, thì con có sai hay không? Con xin tri ân bác.

Kính
bangtam
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc-Quế và các bậc Tiền-Bối!
Con quá ngu si, nhưng con biết chắc chắn do tâm con tha thiết một lòng cầu Phật cứu độ, nên Đức Phật đã cho con được gặp bác và các bậc Tiền-Bối để chỉ dạy cho con.
Nên nay con xin thưa qua những điều mà từ lâu con thường gặp, là con cũng hay nghe tiếng " dế " kêu hai bên lổ tai nhưng mỗi lần nghe chỉ một bên[ là lúc thức như đi, đứng, nằm, ngồi, còn ngủ thì hết] mà con biết âm thanh nầy "ở trong đầu" con thôi.
Còn con thấy thân con bị to lớn như cái núi, đến nỗi con phải mở mắt ra liền, thì thấy như vầy chỉ trong lúc con ngồi thôi, chớ đi đứng thì không có.
Và rồi con có nghe tiếng ruột, gan, tim trong bụng con rất lớn, mà người ngồi kế bên không có nghe 1 chút xíu nào hết.

Kính xin Tiền-Bối chỉ dạy cho con, vì trước những điều trên thì thường là con không để ý tới các tướng đó nữa, mặc dù con vẫn còn nghe, vẫn còn thấy như vậy, thì con có sai hay không? Con xin tri ân bác.

Kính
bangtam

Chào bangtam ! Chuyện như vậy, theo Ngọc Quế thì chưa có gì sai, điều đó chứng tỏ bangtam có duyên với Thiền, chỉ sai khi bangtam tự đủ không cầu tiến nữa.
Để Ngọc Quế minh họa về CÁC TẦNG THIỀN trong NHƯ LAI THIỀN cho các bạn có ý niệm chính xác :

Cac tang thien.jpg

Theo biểu đồ trên, dù các bạn có căn cơ Phàm Phu Thiền hay là căn cơ Ngoại Đạo Thiền, chúng ta cũng đều phải tiến lên Tiểu thừa Thiền, tức là từ Động về Tịnh, từ "muôn sai ngàn biệt" đến "lặng lẽ yên bình".

Một điều cần biết là nếu bạn đang ở vào giai đoạn Phàm Phu Thiền, bạn không nhất thiết phải trải qua giai đoạn Ngoại Đạo Thiền mà có thể chuyển thẳng lên Tiểu Thừa Thiền.

 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Kính bác Ngọc Quế !
Còn như mẹ của con, khi bà ngồi thiền trước bàn Phật, thì..... con nghe có lúc bà cười sằng sặc, hoặc cười kiểu khác, có lúc bà khóc rưng rức, có lúc nghiến răng trèo trẹo, ......v...v....
Con nghi ngờ bà bị Ma nhập, nhưng lạ một điều là trong sinh hoạt thường nhật, con thấy bà có vẻ tinh tấn hơn, nhứt là không để trể giờ ngồi thiền, và không có biểu hiện gì khác lạ sau buổi ngồi thiền.
Xin bác giải thích cho con được rõ.
Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Còn như mẹ của con, khi bà ngồi thiền trước bàn Phật, thì..... con nghe có lúc bà cười sằng sặc, hoặc cười kiểu khác, có lúc bà khóc rưng rức, có lúc nghiến răng trèo trẹo, ......v...v....
Con nghi ngờ bà bị Ma nhập, nhưng lạ một điều là trong sinh hoạt thường nhật, con thấy bà có vẻ tinh tấn hơn, nhứt là không để trể giờ ngồi thiền, và không có biểu hiện gì khác lạ sau buổi ngồi thiền.
Xin bác giải thích cho con được rõ.
Kính !

Chào các bạn, chào Hắc phong !

Trường hợp của bà cụ chưa có gì đáng ngại, chúng ta mỗi người một căn cơ khác nhau thì khi bắt đầu ngồi thiền, nếu khóa được căn trần thì cái sống tiềm ẫn của nghiệp thức từ kiếp trước chợt hiện về trước tiên.

Điều Hắc phong kể chứng tỏ bà đã từng ở cõi A Tu La, nói về căn cơ thì đây là trường hợp căn cơ Ngoại Đạo Thiền đó !

Nếu bà cụ gặp nhóm ông Lương sĩ Hằng thì bà cụ dễ, mau xuất hồn xuất vía hơn người khác. Nếu bà cụ gặp nhóm "Vũ trụ huyền bí" thì cũng mau có kết quả, vì là thích hợp.

Nhưng tu theo Như Lai Thiền thì phải biết đây là bước đầu học Phật, cũng như trước khi nhận một học sinh thì bao giờ học sinh ấy cũng được "test" _ trắc nghiệm _ để xác nhận lại trình độ.

Quan trọng là hành giả cần phải PHÁT TÂM BỒ ĐỀ, chuyện thần thông (sẽ có) hay "xuất hồn xuất vía" chỉ là chuyện làm TĂNG TRƯỞNG NGÃ CHẤP mà thôi. Cũng như người bệnh được cho uống sữa, phải biết giai đoạn uống sữa chỉ là nhất thời, đừng vì mê uống sữa mà từ chối cơm (thức ăn cứng) khi cơ thể đã hơi khỏe hơn. (Những thần thông dụ cho SỮA).

HÃY NHỚ CÂU CHUYỆN ÔNG UẤT ĐẦU LAM PHẤT ĐÃ KỂ Ở TRÊN.
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Kính bác Ngọc Quế !
Con cứ nghe nói "xuất hồn" con hơi thắc mắc "không biết xuất hồn là như thế nào ?"
Có thể nào bác nói rõ hơn về hiện trạng xuất hồn, được hay không ?
Con không được dạy tu thiền, nhưng con cũng bắt chước "ngồi đại" (không hiểu tại sao tự nhiên con thấy thích)
Rồi có vài lần khi con nằm xuống ngủ thì con thấy con rong chơi bên ngoài, có khi gần nhà, có khi xa nhà. Con không biết đó là chiêm bao hay là xuất hồn nữa ? Nên con đánh bạo hỏi bác, xin bác cho lời khuyên.
Kính cám ơn trước.
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Con cứ nghe nói "xuất hồn" con hơi thắc mắc "không biết xuất hồn là như thế nào ?"
Có thể nào bác nói rõ hơn về hiện trạng xuất hồn, được hay không ? (1)
Con không được dạy tu thiền, nhưng con cũng bắt chước "ngồi đại" (không hiểu tại sao tự nhiên con thấy thích)
Rồi có vài lần khi con nằm xuống ngủ thì con thấy con rong chơi bên ngoài, có khi gần nhà, có khi xa nhà. Con không biết đó là chiêm bao hay là xuất hồn nữa ? Nên con đánh bạo hỏi bác, xin bác cho lời khuyên.(2)
Kính cám ơn trước.
Chào các bạn và Ngọc Tuấn !

Chuyện xuất hồn là chuyện huyền bí trong cõi người, đa phần những người xuất hồn được đều có căn cơ Ngoại đạo thiền (vì còn có những người thuộc "Bất Định chủng tánh" nếu gặp tà sư thì cũng xuất hồn được, hai nữa những bậc "suốt thông huyền pháp" cũng biết xuất hồn).

(1) Hiện trạng xuất hồn :

Hành giả Nhập Thiền đều đặn từ 90 phút trở lên bổng nhiên thân thể khác lạ :

a)._ Cảm thấy có một sức mạnh vô hình chạy theo đường trôn ốc từ phía dưới cơ thể lên đỉnh đầu.

b)._ Người choáng váng như kẻ say rượu quá chén.

c)._ Thình lình ngộp thở như kẻ rớt xuống nước (Cũng có thể không cảm thấy "ngộp" hay ít "ngộp" khi đã say thiền mới xuất).

d)._ Bổng nhiên thấy mình đang ở một chỗ khác, lúc ấy tự biết mình đã thoát khỏi thân xác thường ngày, cách chỗ ngồi thiền chừng 200 mét trở lên.

e)._ Cảnh vật quanh ta lúc đó không được sáng sủa lắm.

f)._ Người mới xuất hồn thì không làm chủ được điểm đến.

i)._ Dạo chơi một chút thì giật mình tỉnh hẵn cơn thiền, mà không hiểu mình đã nhập về thân xác tứ đại này bằng cách nào.

g)._ Nếu không có gì trở ngại và ngồi thiền đều đặn thì kể từ đó mỗi buổi ngồi thiền đều có xuất hồn.

h)._ Lần đầu đi gần, sau dần đi xa.

k)._ Lần đầu đi thấp, sau dần đi cao.

l)._ Về sau, khi đã thành thục thì chỉ cần nhập thiền 5 phút là xuất hồn ngay được.

Nên nhớ tuy Xuất hồn được làm cho ta cảm nhận được cái sống huyền bí, gây thích thú khiến ta tinh tấn hơn lên, nhưng xuất hồn không phải là đích của người tu Phật.

Nếu hành giả MÊ ĐẮM chuyện này, không XÃ TÂM cứ mãi luẫn quẫn với chuyện xuất hồn và các thần thông khác thì hành giả không phải là Phật tử nữa mà là MA TỬ.
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Con cứ nghe nói "xuất hồn" con hơi thắc mắc "không biết xuất hồn là như thế nào ?"
Có thể nào bác nói rõ hơn về hiện trạng xuất hồn, được hay không ? (1)
Con không được dạy tu thiền, nhưng con cũng bắt chước "ngồi đại" (không hiểu tại sao tự nhiên con thấy thích)
Rồi có vài lần khi con nằm xuống ngủ thì con thấy con rong chơi bên ngoài, có khi gần nhà, có khi xa nhà. Con không biết đó là chiêm bao hay là xuất hồn nữa ? Nên con đánh bạo hỏi bác, xin bác cho lời khuyên. (2)
Kính cám ơn trước.

Chào các bạn !

(2)

Có người vì công phu ngồi thiền quá ít (do kém sức khỏe hay do ngoại cảnh phá rối), vừa công phu mới tịnh đã chịu không nỗi nữa xã thiền, khi nằm xuống ngủ, trạng thái tịnh vẫn còn "dư hương" nên đã xuất hồn.

Trẻ em _ có tiền duyên _ dưới 12 tuổi cũng có thể xuất hồn khi ngủ (nhưng không đi đâu xa).

Đôi khi ta phân vân "Xuất hồn hay chiêm bao đây ?". Lần nhận xét rõ ràng và phân biệt như sau :
_ Thấy chiêm bao thì lộn xộn, mù mờ.
_ Xuất hồn thì rõ ràng, rành mạch. Lúc đó ta có thể suy nghĩ kiểm tra "Ta tên gì ? Gia cảnh ? Nhà cửa ra sao ? Ta đang đi trên con đường nào đây ? Cảnh vật có giống y như khi tỉnh ta đã thấy hay không ?" Đây là nhà ông A, đây là rạp hát, kia là Nhà Văn Hóa mà ta thường đến,.....v...v...

Lại nữa hành giả cũng biết rõ là mình đang ngồi thiền hay "nằm thiền" ở trong buồng, lúc đó là mấy giờ, ta sẽ đến thăm nhà một người bạn ở ..... thử xem sao. Vừa nghĩ ta đã đến đó ngay, thấy bạn ta đang ngủ, vợ bạn đang pha cà phê, con bạn hãy còn thức học bài, .........Hôm sau ta đến nhà bạn khéo léo hỏi thăm để xác định lại xem điều ta đã thấy có đúng y như vậy hay không ! Nếu phù hợp với những điều ta đã thấy thì đúng là ta đã xuất hồn.

Nhưng đó là người mới lần đầu xuất hồn, còn đối với bậc khá hơn _ thường xuất hồn _ thì thấy biết rõ ràng lắm. Đi được lên các tầng Trời, xuống các cõi Âm, tìm gặp bà con, khỏi còn nghi ngờ chi nữa.

Cũng có trường hợp vừa nằm ngủ thì xuất hồn, một chập sau thì chiêm bao lộn xộn. Đó là do công phu còn kém, phải một thời gian sau mới không bị lộn xộn như vậy nữa.

Nên nhớ là ngoại trừ Thầy mình ra, hành giả không được nói với ai, rằng "mình xuất hồn được", sau này nếu có được thêm gì (thần thông chẳng hạn) cũng không được nói ra là "tui làm được việc này, việc kia". Vì thứ nhất là tổn đức, sẽ có thể mất, thứ hai là sẽ có nhiều rắc rối phiền phức về sau.

Hãy cứ âm thầm, thản nhiên với mọi hiện tượng, xem như những bông hoa đẹp phe phẩy khoe sắc bên vệ đường, chúng ta vẫn thản nhiên tiến bước.
 

tuan_anh_viettri

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 8 2012
Bài viết
33
Điểm tương tác
2
Điểm
8
Địa chỉ
Việt trì, phú thọ
Như vậy theo ngữ nghĩa Thiền còn gọi là Như Lai Thiền. Còn thiền là gì? một câu hỏi của ai đó đang đọc topic này với những dụng tâm khác nhau, mục đích khác nhau. Vậy cái gì gọi là Thiền? Thiết nghĩ, dùng văn tự mà nói những điều như là Niết Bàn, Thiền ĐỊnh (tam muội) mà ko phải là bậc cao nhân tu hành đã lâu, ắt sẽ chỉ là những từ ngữ cạn cợt. Phần này, mình nghĩ chỉ comment thế thôi. Rất mong bậc Thiện Hữu Tri thức và các Tôn Giả mở lòng từ bi, viết thêm cho mọi người cùng hiểu rõ
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Như vậy theo ngữ nghĩa Thiền còn gọi là Như Lai Thiền. Còn thiền là gì? (1) một câu hỏi của ai đó đang đọc topic này với những dụng tâm khác nhau, mục đích khác nhau. Vậy cái gì gọi là Thiền? Thiết nghĩ, dùng văn tự mà nói những điều như là Niết Bàn(2), Thiền ĐỊnh (tam muội)(3)mà ko phải là bậc cao nhân tu hành đã lâu, ắt sẽ chỉ là những từ ngữ cạn cợt. Phần này, mình nghĩ chỉ comment thế thôi. Rất mong bậc Thiện Hữu Tri thức và các Tôn Giả mở lòng từ bi, viết thêm cho mọi người cùng hiểu rõ
Chào bạn tuan_anh_viettri !

Chắc có lẻ bạn đã đọc hết từ bà́i đầu đến bài này rồi, mà vẫn chưa nắm vấn đề. Đó là do lỗi của Ngọc Quế. Bây giờ Ngọc Quế xin trình bày trở lại rõ ràng hơn, nếu bạn vẫn không hiểu thì N/Q đành "cho qua", vì để hiểu một TỪ trong Phật pháp có khi cả đời mới hiểu được, chứ không phải chỉ "đọc sách rồi nói theo"

(1)

Như vậy theo ngữ nghĩa Thiền còn gọi là Như Lai Thiền.
Câu này sai ! (Xin lỗi nhé !) Vì thiền rất đa dạng, không phải thiền gì cũng là Như Lai Thiền.

THIỀN LÀ GÌ ?

_ Là tập trung tư tưởng để khóa căn trần (lục căn lục trần _ nghĩa là luôn cả sự chuyền níu của dòng tư tưởng) cho cái sống tiềm ẫn (bên trong) hiễn lộ ra.

Như thế này có phải là Thiền hay không ?
meo-1.jpg ngoi thien 3.jpg ngoi thien.jpg hoahau.jpg

Thưa không, không phải, tư thế ngồi thì có nhưng tâm ý lan man đủ thứ chuyện thì không phải ngồi thiền.

-----------

Như thế này có phải là Thiền hay không :

soi_hon.jpg ong tam_.jpg phapluanthuongchuyen.jpg

Thưa, ngồi như vầy vẫn là thiền đó, nhưng chỉ đơn thuần là Ngoại Đạo Thiền mà thôi.
Mỗi kiểu ngồi nhằm luyện một môn huyền bí, đây là tác ý muốn thành "siêu nhân" (superman). Tư tưởng này PHI PHẬT GIÁO, vĩnh viễn không thoát ly Sinh Tử Luân Hồi được.

THIỀN PHẬT GIÁO THÌ SAO ?

_ Căn bản Thiề̉n Phật Giáo là thoát Sinh Tử Luân Hồi.

_ Phần nâng cao là đưa hành giả đến Toàn Giác.

THẾ NÀO LÀ NHƯ LAI THIỀN ?

_ Như Lai Thiền là môn Thiền Phật giáo mở rộng, dung chứa cả Phàm Phu Thiền và Ngoại Đạo Thiền (nếu hành giả thuộc loại căn cơ này), nhưng mục đích là giúp hành giả HOÀN TOÀN THÀNH ĐẠO.

CHÍNH DANH NHƯ LAI THIỀN thì sao ?

Là Như Lai Thiền thực sự được sự CHỨNG MINH & HỘ TRÌ bởi Bậc Đại Giác.

Trên mạng Ngọc Quế thấy có ông Pháp Tạng, ông Di Như tự xưng dạy Như Lai Thiền nhưng thực chất 2 ông này chỉ là "kẻ trộm áo vua" (từ bây giờ gọi là "hàng nhái" "hàng giả" mọi người tin họ vì họ có thần thông).

Cho nên chữ Như Lai Thiền "rất mắc", mà Chính Danh Như Lai Thiền còn "mắc" hơn, chứ không thể xô bồ xô bộn "cá mè một lứa" được.

 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Như vậy theo ngữ nghĩa Thiền còn gọi là Như Lai Thiền. Còn thiền là gì? một câu hỏi của ai đó đang đọc topic này với những dụng tâm khác nhau, mục đích khác nhau. Vậy cái gì gọi là Thiền? Thiết nghĩ, dùng văn tự mà nói những điều như là Niết Bàn (2), Thiền ĐỊnh (tam muội) (3) mà ko phải là bậc cao nhân tu hành đã lâu, ắt sẽ chỉ là những từ ngữ cạn cợt. Phần này, mình nghĩ chỉ comment thế thôi. Rất mong bậc Thiện Hữu Tri thức và các Tôn Giả mở lòng từ bi, viết thêm cho mọi người cùng hiểu rõ
Chào các bạn !

Hôm nay chúng ta tìm hiểu sơ qua về Niết Bàn nhé !

(2)

* ._ Niết Bàn là gì ?

_ Là chỗ về (chỗ đến) của những vị A La Hán và bực Duyên Giác (Bích Chi Phật) _ chỉ những vị A La Hán và Duyên Giác thôi, ngoài ra không có ai khác nữa. Nhập Niết Bàn cũng gọi là thực chứng quả Vô Sanh.

_ Khi hành giả đắc quả Vô Sanh, thì vẫn còn DƯ SINH _ cái sống phàm với cõi ô trược này _ Vào phút cuối, hành giả nhập Diệt Tận Định mới chính thức VÀO NIẾT BÀN.

_ Nhập Niết Bàn nghĩa là hoàn toàn cắt đứt mọi quan hệ xưa nay với cõi nhiểu nhương này để sống cái sống THẬT (Tự do, tự tại, hạnh phúc tuyệt đối), không bao giờ tái sanh hay đầu thai lại vào lục đạo luân hồi nữa.

Niet Ban.jpg

_ Các bạn có thấy chăng, trong hình vẽ minh họa trên : Niết Bàn "tách" qua một bên _ không có đường lên - xuống nào nữa.

* ._ Muốn biết Niết Bàn (NB) ra sao, chúng ta hỏi vị A La Hán chăng ?

_ Thưa không, vì khi chưa nhập NB thì vị A La Hán cũng chưa biết rõ NB như thế nào, khi đã nhập NB thì Vị A La Hán đã không trở lại để nói với chúng ta "Niết Bàn ra sao ?"

* ._ Vậy ta làm thế nào mà biết ?

_ Căn cứ vào Giáo Lý Phật pháp (rất nhiều điều Phật đã nói mà ta không hiểu ra)

* ._ Đức Phật có nhập Niết Bàn hay không ?

_ Thưa không ! Phật không nhập Niết Bàn mà nhập Đại Niết Bàn.

* ._ Đại Niết Bàn ra sao ?

_ Nếu biết
"Pháp thân Phật đấy là tam giới _ Báo thể người đây suốt vạn hòa" thì cũng phải biết rằng Đại Niết Bàn không lìa Chúng sinh giới. Bằng chứng là khi Phật Thích Ca chuẫn bị nói Kinh Diệu Pháp Liên Hoa thì Phật Đa Bảo (đã nhập Đại Niết Bàn) liền đến chứng minh. Phật KHÔNG NHẬP DIỆT hẵn như những vị A La Hán.

Ngọc Quế mạn phép phân biệt Niết Bàn và Đại Niết Bàn để chúng ta đừng bao giờ phát ngôn "Phật Thích Ca cũng nhập Niết Bàn như những vị A La Hán !"



 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Như vậy theo ngữ nghĩa Thiền còn gọi là Như Lai Thiền. Còn thiền là gì? một câu hỏi của ai đó đang đọc topic này với những dụng tâm khác nhau, mục đích khác nhau. Vậy cái gì gọi là Thiền? Thiết nghĩ, dùng văn tự mà nói những điều như là Niết Bàn, Thiền ĐỊnh (tam muội) (3)mà ko phải là bậc cao nhân tu hành đã lâu, ắt sẽ chỉ là những từ ngữ cạn cợt. Phần này, mình nghĩ chỉ comment thế thôi. Rất mong bậc Thiện Hữu Tri thức và các Tôn Giả mở lòng từ bi, viết thêm cho mọi người cùng hiểu rõ

Chào các bạn ! hôm nay chúng ta lại lang thang ra ngoài chủ đề một lần nữa các bạn nhé !

(3)

Thiền ĐỊnh (tam muội)
Bạn Tuấn Anh hiểu lầm rằng Thiền định là Tam muội, cho nên bạn đã mở ngoặc đơn đưa thêm từ Tam muội vào sau chữ Thiền định. (Điều này có khi một vị Thượng Tọa cũng còn lầm).

* _ Thiền định là gì ?

_ Là ngồi thiền, nhiếp tâm, dứt tư tưởng, nhập định.
Tất cả những bước này hãy còn là Tà Định.

* _ Chánh Định _ (hay Tam Muội) _ là gì ?

_ Kinh Phật nói có vô lượng pháp môn Tam muội.

Ngọc Quế chỉ xin nói về một môn Chánh Định mà đức Lục Tổ Huệ Năng đã được từ khi còn là cư sĩ :

Đó là sự an ổn trong Chân Lý thường còn, là cảnh giới "bất nhị" (không có đối đải Thiện Ác, Phải trái, Động tịnh, Thanh trược, .....). Thấy rõ vạn pháp không có thật tướng, không sanh cũng không diệt, không thường cũng không đoạn, để chứng nhập vào Chân lý Tuyệt Đối.

Kinh Duy Ma Cật nói "Trí Tuệ là Tịnh độ của Bồ tát, khi Bồ tát thành Phật, chúng sinh được Chánh định sinh sang nước đó".

Chúng ta phải làm sao để được gọi là "Chúng sinh được Chánh Định" ?

Muốn Chánh Định thì phải xả bỏ Thiền Định để hành Lục độ Ba La Mật, không nên tham đắm Thiền định, vì Thiền là còn tướng, làm ngăn chận bước tiến của hành giả trên đường về với Chân Lý Tuyệt Đối.

Hành giả còn bị ràng buộc bởi Thiền Định thì không cách nào vượt thoát tu tiến lên Tuyệt đối được.

"Nếu mình bị trói mà mở trói cho người khác thì không thể được, mình không bị trói thì mở trói cho người khác được _ Vì thế Bồ tát không nên khởi sự ràng buộc"
"Sao gọi là ràng buộc, sao gọi là Giải Thoát ?
_ Tham đắm nơi thiền vị là Bồ tát bị ràng buộc, dùng phương tiện thọ sanh là Bồ tát được Giải Thoát." _ Kinh Duy Ma Cật.

Tóm lại Chánh định là KHÔNG THIỀN ĐỊNH, Thiền Định là KHÔNG CHÁNH ĐỊNH.

Tam muội hãy còn nhiều môn khác nữa, nhưng căn bản để được các pháp môn Tam Muội là ĐI VÀO NHỮNG NẼO ĐƯỜNG PHÙ SA HÀNH LỤC ĐỘ BA LA MẬT (làm tất cả mà không vì ưa thích, không thấy có mình làm, đối tượng để làm) chớ không phải "ngồi một chỗ" (trú trong Thiền Định) mà được.

Chỉ những vị Bồ tát từ bực Bất Thối (địa thứ 7) trở lên mới lần lượt chứng các pháp môn Tam Muội.
(Tam muội không phải là điều mà một kẻ phàm phu sơ cơ có thể vọng tưởng đến được.)
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Kính bác Ngọc Quế !
Con thường không mở quạt khi ngồi thiền, nhưng sao con nghe có luồng gió mát mát hai bên vai ?
Con không biết chuyện gì, kính xin bác chỉ dạy.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính bác Ngọc-Quế!
Con thì không có mát ở trên vai như Hắc-Phong, nhưng mà con mát ở trên đỉnh đầu đó! mát dể chịu, chứ không phải mát lạnh. Còn trong miệng con tuôn ra nước miếng dịu ngọt, làm cho con ít khi khát nước lắm! Có khi từ sáng đến chiều tối con chỉ hớp có vài ngụm cà-phê thôi, mà cũng không khát nước. Kính xin bác dạy cho con.
Kính
bangtam
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Con thường không mở quạt khi ngồi thiền, nhưng sao con nghe có luồng gió mát mát hai bên vai ?
Con không biết chuyện gì, kính xin bác chỉ dạy.
Chào Hắc phong !

Chuyện ấy tốt chứ không sao cả, khi ta định tâm thì cơ thể nhạy cảm hơn lúc bình thường.

Điều H/p cảm nhận được đó là vì có chư Thần đến ủng hộ mình, hãy yên chí ngồi, không có gì quan ngại. Có Thần hộ pháp thì Ma Quỷ nào dám đến chứ ! (mấy ổng đập nát đầu chứ không có hiền đâu)

Vì thế cho nên ở bài trước N/Q có khuyên hành giả phải sạch sẽ từ trong người đến ngoại cảnh, nếu cơ thể ta dơ, môi trường tanh hôi thì chỉ có ma quỷ nó đến mà thôi (Thần không ưa đến chỗ đó). Ma quỷ đến thì làm cho nôn nao khó ngồi yên được.

* _ Khi nào bạn nghe lạnh toàn thân (lạnh như là nước đá) đó là QUỶ (chúa Quỷ) đến.
* _ Hai bên hông mà nghe như có gió lay động là loài Yêu Tinh nó đến.
* _ Nếu sau lưng hay dưới bàn chân mà nghe lạnh, đó là Ngạ Quỷ đến. (loài này đói khát và không có thế lực như QUỶ (chúa Quỷ).
Khi Ma Quỷ đến thì niệm danh hiệu trừ Tà :

1. Nam Mô Định Quang Phật
2. Nam Mô U Minh Giáo Chủ, cứu nạn bổn tôn, cứu vạn minh đồ, Đại Thánh Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát.
3. Nam Mô Phật Mẫu Chuẫn Đề Vương Bồ Tát
4. Nam Mô Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát.
5. Nam Mô cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát.
6. Nam Mô Oai Âm Vương Bồ Tát.
7. Nam Mô Chư Long Thần Hộ Pháp, Hộ Pháp Bồ Tát Ma Ha Tát.

Xong có thể đứng dậy đi thắp nhang trầm hay là xông trầm lên.
Trên bàn thờ mình cúng những bông hoa trái cây. chư Thần thích đến mà Ma Quỷ không ưa.

Còn trên hai vai như có gió mát _ có thể là từ nửa lưng trở lên đến đầu _ là Thần đến.

(Riêng trường hợp của bangtam đó là BA của bangtam đến đó :eek:nion78:!

 
Last edited by a moderator:

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Kính bác Ngọc Quế !

Khi con ngồi mơ mơ tỉnh tỉnh, thỉnh thoảng có tư tưởng thoáng đến _ con không để ý đến chúng, song không hề bị khuấy động. Không biết có phải con đã nhập thiền được rồi hay không ?

Xin bác chỉ dạy.
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !

Khi con ngồi mơ mơ tỉnh tỉnh, thỉnh thoảng có tư tưởng thoáng đến _ con không để ý đến chúng, song không hề bị khuấy động. Không biết có phải con đã nhập thiền được rồi hay không ?

Xin bác chỉ dạy.

Chào Ngọc Tuấn và các bạn !

Trước đây, ở trang 24 :
http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?19662-Cùng-tìm-hiểu-về-Như-Lai-Thiền/page24

Ngọc Quế có nói về Nhập Thiền, nhưng chỉ nói qua (không dám nói rõ), nay bạn hỏi buộc lòng Ngọc Quế phải nói rõ hơn.

NHẬP THIỀN :

Khi ta dứt tư tưởng để nhập vào yên lặng, bổng nhiên thấy trong người khác lạ, thân thể nhẹ nhàng hẵn lên, người mơ mơ tỉnh tỉnh.
Cũng có khi thấy người lâng lâng từ dưới lưng lên đỉnh đầu, rồi toàn thân nhẹ nhàng hẵn cùng trạng thái nửa mê nửa tỉnh.
Tạm gọi là mê vì cảm giác chung quanh đều thay đổi mới lạ, có lúc không biết là ngồi trong nhà hay ngoài sân, ban đêm hay ban ngày, nhưng cũng là tỉnh, vì khi ấy ta biết là ta đang ngồi thiền, nếu có tiếng động mạnh hay có người lớn tiếng ta đều nghe rõ ràng nhưng nghe qua rồi quên, chứ không vì sự nghe ấy mà tán loạn, sinh tâm phân biệt.

Giữa cơn nhẹ nhàng vô phân biệt ấy là ta đã Nhập Thiền rồi.

HÔN TRẦM :

Là trường hợp của Ngọc Tuấn đó : "ngồi im lìm mơ mơ tỉnh tỉnh, thỉnh thoảng có tư tưởng thoáng đến _ song không hề bị khuấy động."
Rõ rệt nhất là một chặp sau hoặc là có tiếng động bên ngoài ta bổng giật mình choàng tỉnh hẵn.

Thế là ta đã "Nhập ngủ", hay còn gọi là HÔN TRẦM.

Nên nhớ ngồi mà không biết gì, nghe tiếng động giật mình choàng tỉnh là HÔN TRẦM.
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]




Kính bác Ngọc Quế !

Có phải ai cũng nhập thiền một kiểu như bác đã nói ở trên hay không ?

Kính !




[/NEN]
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]




Kính bác Ngọc Quế !

Có phải ai cũng nhập thiền một kiểu như bác đã nói ở trên hay không ?

Kính !




[/NEN]
Chào Hoatihon !

Không phải ai cũng nhập thiền như thế.

Người căn cơ Phàm Phu Thiền thì khi có những hiện tượng lạ (thấy ánh sáng, đốm sáng, thấy người khác, nghe âm thanh thế này thế khác ..........(như bài trên đã nói) thì được xem là đã nhập thiền. Khoảng thời gian có những hiện tượng này, nếu hành giả không tham đắm và hành trì đều đặn thì 7 tháng sau (ít nhất) sẽ mất, mất để tiến lên giai đoạn 2 (giai đoạn Ngoại đạo thiền hoặc là giai đoạn Tiểu Thừa Thiền).

Người căn cơ Ngoại đạo thiền thì khi xuất hồn được, được tính là đã nhập thiền. Nếu không tham đắm và hành trì đều đặn thì 7 tháng sau (điều kiện tốt nhất) sẽ chuyển qua giai đoạn 2 (Tiểu Thừa Thiền _ nghĩa là không còn xuất hồn nữa).

Thiền sư Pháp Tạng (xin lỗi không dẫn chứng trang web của vị này) vì tham đắm xuất hồn và thần thông mà dừng đứng ở Ngoại đạo thiền cho đến ngày lâm chung, không hề tiến lên được Tiểu Thừa thiền. Lên được Tiểu thừa Thiền mới thực sự là Thiền của Phật giáo.

Diễn giải về Nhập Thiền như bài trên (đã nói) là giai đoạn Tiểu Thừa Thiền đó.

Người có căn cơ Đại Thừa, hay hành giả đang ở vào giai đoạn Đại Thừa Thiền thì khi nhập thiền không được tịch tịnh, tỉnh biết như Tiểu Thừa thiền, mà mơ màng thực sự hay nói cho đúng hơn là trạng thái Mê Thần. Nhưng khác với hôn trầm là hành giả sau cơn thiền thì từ từ trở về thực tại chớ không hoảng hốt, giật mình.

Người có duyên với Mật pháp thì ngủ vùi khi đến giờ thiền _ trong khoảng một tuần lễ _ cũng được xem là đã nhập thiền.

Nói chung Nhập Thiền là thời điểm cải tạo Nghiệp chướng tích cực nhất. Còn bình thường hàng ngày dầu chúng ta làm gì, làm thiện là gieo tạo nghiệp thiện, làm ác là gieo tạo nghiệp ác. Chỉ có nhập thiền là tích cực giải nghiệp mà thôi.


 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Chào Hoatihon !

Không phải ai cũng nhập thiền như thế.

Người căn cơ Phàm Phu Thiền thì khi có những hiện tượng lạ (thấy ánh sáng, đốm sáng, thấy người khác, nghe âm thanh thế này thế khác ..........(như bài trên đã nói) thì được xem là đã nhập thiền. Khoảng thời gian có những hiện tượng này, nếu hành giả không tham đắm và hành trì đều đặn thì 7 tháng sau (ít nhất) sẽ mất, mất để tiến lên giai đoạn 2 (giai đoạn Ngoại đạo thiền hoặc là giai đoạn Tiểu Thừa Thiền).

Người căn cơ Ngoại đạo thiền thì khi xuất hồn được, được tính là đã nhập thiền. Nếu không tham đắm và hành trì đều đặn thì 7 tháng sau (điều kiện tốt nhất) sẽ chuyển qua giai đoạn 2 (Tiểu Thừa Thiền _ nghĩa là không còn xuất hồn nữa).

Thiền sư Pháp Tạng (xin lỗi không dẫn chứng trang web của vị này) vì tham đắm xuất hồn và thần thông mà dừng đứng ở Ngoại đạo thiền cho đến ngày lâm chung, không hề tiến lên được Tiểu Thừa thiền. Lên được Tiểu thừa Thiền mới thực sự là Thiền của Phật giáo.

Diễn giải về Nhập Thiền như bài trên (đã nói) là giai đoạn Tiểu Thừa Thiền đó.

Người có căn cơ Đại Thừa, hay hành giả đang ở vào giai đoạn Đại Thừa Thiền thì khi nhập thiền không được tịch tịnh, tỉnh biết như Tiểu Thừa thiền, mà mơ màng thực sự hay nói cho đúng hơn là trạng thái Mê Thần. Nhưng khác với hôn trầm là hành giả sau cơn thiền thì từ từ trở về thực tại chớ không hoảng hốt, giật mình.

Người có duyên với Mật pháp thì ngủ vùi khi đến giờ thiền _ trong khoảng một tuần lễ _ cũng được xem là đã nhập thiền.

Nói chung Nhập Thiền là thời điểm cải tạo Nghiệp chướng tích cực nhất. Còn bình thường hàng ngày dầu chúng ta làm gì, làm thiện là gieo tạo nghiệp thiện, làm ác là gieo tạo nghiệp ác. Chỉ có nhập thiền là tích cực giải nghiệp mà thôi.

Kính bác Ngọc Quế !
Sao trong bài trên con không thấy bác nói đến trường hợp "Tối Thượng Thừa nhập thiền như thế nào ?"
Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên