Đoãn khúc "bóng đen" PGVN cận & đương đại.- Phần I

Đoãn khúc "bóng đen" PGVN cận & đương đại.- Phần I

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
911
Điểm tương tác
890
Điểm
93
Những Chuyến đò lệch Tâm.

Bài 1.- Lời Phật dạy ở kinh Thủ Lăng Nghiêm. (về hiện tượng lệch lạc khi tu học giáo pháp).

Ở kinh Thủ Lăng Nghiêm. Đức Phật đã chỉ rõ: Phật bảo A-nan: - Tất cả chúng sanh từ vô thủy đến nay, theo các thứ điên đảo, tự nhiên tạo giống nghiệp như chùm ác-xoa. Những người tu hành không thể thành được vô thượng Bồ-đề, mà chỉ thành Thanh văn, Duyên giác và thành ngoại đạo, chư thiên, ma vương và quyến thuộc của ma, đều do không biết hai thứ căn bản, tu tập sai lầm. Họ giống như nấu cát mà muốn thành cơm ngon, dù trải qua số kiếp như vi trần, trọn không thể được....

Thế nào là hai thứ căn bản? Này A-nan, một là cội gốc sanh tử từ vô thủy, chính hiện nay ông cùng các chúng sanh, dùng tâm phan duyên cho là tự tánh. Hai là Bồ-đề Niết-bàn từ vô thuỷ, vốn là bản thể thanh tịnh, chính nay là thức tinh nguyên minh của ông, hay sanh ra các duyên, nhưng khi theo duyên thì bỏ quên nó. Do các chúng sanh bỏ quên bản minh này, nên tuy trọn ngày dùng nó mà không tự biết, luống vào trong các nẻo. (trích K. Lăng Nghiêm.- Chương I: Kiến đạo )

Người xưa từng than thở "thà ngàn năm không ngộ. Mà không nên để một phút sai lầm".

Gần đây. Ở Quốc độ ta, cũng có không ít người nhiệt tâm tu tập, hành trì tinh tấn. Tiếc thay họ gặp "Chuyến đò lệch Tâm"

Kính các Bạn. Chúng ta thử tìm tòi, tra cứu để rút tỉa ra một ít kinh nghiệm . nhằm tỏ vết "xe trước đổ, xe sau tìm cách tránh".

Mục đích chân chánh là thoát khỏi bẩy rập ám nhãn của Ma Vương mà tìm đến Thành trì Niết Bàn Phật.

Mô Phật - Mong thay.

ma giả phật1.png
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
911
Điểm tương tác
890
Điểm
93
Bài 2.- Những Chuyến đò lệch Tâm.

1. Lệch tâm ở Mật Tông.

Mật Tông còn gọi là Chân Ngôn Tông. Rất huyền vi ẩn mật. Theo VQ Mật Tông không sai. Nhưng hành giả nếu thiếu minh sư chỉ dẫn, mà tự ý, tự phát dễ dẫn sanh "tẩu hỏa nhập ma". Như vài thường hợp của tiền nhân ở gần chúng ta.

a) Đạo “Thiên triều Nam Quốc”, cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận cho hay, những người theo tà đạo này hoạt động lén lút, lôi kéo người dân tham gia trái với quy định của pháp luật. Những người theo “Thiên triều Nam Quốc”, mặc trang phục cổ trang, đọc lời khấn diệt tà ma, sử dụng nhiều vật dụng cổ quái như hình nhân, cung tên, búa, chảo lửa… để thực hiện các hoạt động, hành vi trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Sau “thời gian thử thách” khoảng 2 tháng, những người theo tà đạo được “đức vua” của “Thiên triều Nam Quốc” phong chức, tước phẩm; trang phục… với lời thề phải có trách nhiệm, nghĩa vụ trung thành tuyệt đối với “Thiên triều Nam Quốc”.

.......

Đoãn khúc bóng đen PGVN cận đại. Những chuyến đò lệch tâm. Xzem_c10


Những người được phong tước phẩm đều được phát một lá cờ màu vàng có thêu hình bông sen và một khánh vàng hoặc khung gỗ có nội dung:“Thiên triều Nam Quốc” và “Quốc phong hoàn thành thiên lệnh”. Tất cả vật phẩm trên sau khi ban tặng, “đức vua” của “Thiên triều Nam Quốc” đều yêu cầu các thành viên đặt ở nơi trang trọng, các thành viên phải tuân lệnh tuyệt đối chỉ lệnh của vua. Ngoài ra, những người tham gia tà đạo này còn buộc phải xăm hai dòng chữ Phạn và Việt sau cổ có nội dung: “Án ma ni bát di hồng”.

(trích B.T tổng hợp - CAND)

* Theo VQ nhận thức. Chúng ta tu hành theo Mật tông hay bất cứ tông phái nào của PG thì cũng cần QUY Y TAM BẢO.
Mục đích Quy Y Tam Bảo để được gần gủi chư Tăng Ni kiến Đạo, chứng Đạo thì mới hạn chế lệch lạc định hướng Phật Tâm Tông.

Như trên đã nói.- Những vị tu theo phái bí mật này. Ban đầu vẫn có tâm muốn tu, muốn sự huyền mật của Mật Tông nên khắc câu chú Án ma ni bát di hồng. Nhưng tiếc thay họ không được Phật - pháp- Tăng tiếp độ soi sáng, nên bị ma ám mà lệch vào nẽo tối mê mờ.

Đáng thương mà cũng đáng tiếc .
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
911
Điểm tương tác
890
Điểm
93
Bài 3.- Đò (tt).- Cảnh báo hiện tượng Phật sống .

b). Lệch Tâm về cách nhìn "Phật sống" (Bồ tát sống, A la Hán sống v.v....).

Kính các Bạn. Người tu học Phật. Chúng ta ai cũng biết PHẬT LÀ TÂM.

Nhưng với người không nhìn sự việc bằng trí tuệ mà nhìn bằng tâm phân biệt, thương-ghét (tâm phan duyên) .

Cách nhìn như thế. phật dạy rằng: Thế nào là hai thứ căn bản sanh tử ? Này A-nan, một là cội gốc sanh tử từ vô thủy, chính hiện nay ông cùng các chúng sanh, dùng tâm phan duyên cho là tự tánh.(hết trích)

- Đối với người có tâm phan duyên, thì ở đây gọi là "lệch tâm".- Thì lại thấy khác. Như bài viết ở TVHS sau:

(lượt trích):
Có lẽ chưa khi nào vấn đề sùng bái trở nên khủng khiếp như hiện nay. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã lên tiếng: sùng bái đang dẫn dắt nhiều người xa rời văn minh, tiến bộ xã hội.

Chủ nghĩa sùng bái có mặt trong hầu hết các tôn giáo, khi mà các tu sĩ truyền đạo có sức thuyết phục mạnh mẽ, quyến rũ, lôi cuốn và xảo quyệt – người tự cho mình có sở hữu quyền năng nhất định hoặc xưng là có "câu thông trực tiếp" với các vị thánh thần, thượng đế và do đó được trao quyền để nói thay mặt cho các vị đó. Họ cho rằng mình có quyền lực để chữa lành bệnh hay đảo ngược bất hạnh của một người.

Và những người theo thường là những người mắc bệnh tà kiến, không nhìn sự việc bằng trí tuệ mà nhìn bằng tâm phân biệt, thương-ghét (tâm phan duyên).

Việc công bố này chỉ là cảnh báo, nhất là đối với những người mới bước vào đạo, về những vấn đề tiềm năng đã có hoặc sẽ có thể gây tranh cãi của các giáo phái này. Đặc biệt là ở Trung Quốc, Đài Loan và những Pháp sư đến từ đó, chúng tôi khuyên bạn nên thận trọng khi vị Pháp sư nào đó được gọi là "Phật sống", là đấng "Tối Thượng Phật". Chỉ riêng điều này đã đi ngược lại tất cả các ý tưởng của Phật giáo về sự khiêm tốn. Đó là chưa kể đến việc vị này rao giảng về việc thực hành có thể đạt đến giác ngộ tức thời, hứa hẹn sự giàu có và nổi tiếng. Hãy thận trọng!...(HLT-TVHS)

Đoãn khúc bóng đen PGVN cận đại. Những chuyến đò lệch tâm. Phyt_s10
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,252
Điểm tương tác
886
Điểm
113
Kính Thầy Viên Quang

Chư vị Bồ tát hành Lục Ba la mật với tâm tác ý mến trọng, tùy hỷ, ưa thích với với ý lạc làm lợi ích cho chúng sanh thì thấy chúng sanh mang ơn lớn đối với mình nhưng bản thân chư vị không thấy mình có ơn lớn với chúng sanh gọi là ý lạc mang ơn của Bồ tát (Nhiếp Đại thừa luận).
Chính vì vậy Phật tử khi thấy, nghe, hay, biết những danh xưng này hãy vội khoan thuận ý hay nghịch ý mà hãy bình tâm quán sát khi có cơ hội tiếp xúc với "Bồ tát" được tôn xưng đó để quán xét (kẻo khỏi hối tiếc về sau khi đánh mất cơ duyên); bằng không hãy giữ tâm ý thản nhiên mà phớt tỉnh với lời khen tiếng chê của thế gian pháp (Bát phong suy bất động)

kính

trừng hải
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
911
Điểm tương tác
890
Điểm
93
Bài 4.- Đò (tt).- Phật giáo Hòa Hảo.

Đoãn khúc bóng đen PGVN cận đại. Những chuyến đò lệch tâm. Phyt_t15


Theo Nguồn tin: Ngọc Thành:

(lượt trích)Phật giáo Hòa Hảo ra đời năm 1939 tại làng Hòa Hảo (thị trấn Phú Mỹ), huyện Phú Tân, tỉnh An Giang VN.

+ Về giáo lý,:

Phật giáo Hòa Hảo tuy mượn danh Phật giáo nhưng không dùng giáo lý chính thống của Phật giáo, chủ yếu dựa vào tín ngưỡng dân gian và các câu sấm giảng của Trạng Trình để thu hút và gây niềm tin sâu sắc trong tín đồ. Ông Huỳnh Phú Sổ khuyên tín đồ ăn ngay ở lành, ra sức làm những điều thiện, bài xích bọn tham ô quan lại áp bức bất công, đả kích đồng bóng mê hoặc dân chúng làm tiền. Những lời giáo huấn, cầu nguyện, tiên tri do ông Huỳnh Phú Sổ truyền dạy được chép thành từng cuốn gọi là Sấm giảng viết theo dạng thơ hoặc văn vần, giản dị dễ nhớ.

Kinh sách của Phật giáo Hòa Hảo bao gồm phần Sấm giảng giáo lý và phần Thi văn giáo lý. Sấm giảng giáo lý chủ yếu dựa vào hình thức tín ngưỡng thần bí, vào các câu sấm giảng của Trạng Trình. Giáo lý của Phật giáo Hòa Hảo tóm gọn trong 4 chữ “Học Phật tu Nhân” và cốt lõi của học Phật tu Nhân là Tứ ân: Ân tổ tiên, cha mẹ; Ân đất nước; Ân tam bảo; Ân đồng bào nhân loại.

Sức lôi cuốn của Phật giáo Hòa Hảo với tín đồ về phương diện giáo lý chính là nêu cao đạo lý làm người, biểu hiện trước hết ở Tứ ân. Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo chứa đựng các tư tưởng của Nho, Phật, Lão bởi “Tứ ân” là một hình thức “Tam giáo đồng nguyên”. Trong đó Phật giáo là tính trội. Theo Phật giáo Hòa Hảo học Phật tạo nên đức, tu nhân tạo nên công, có công có đức mới trở thành bậc hiền nhân.

Về giáo luật, Phật giáo Hòa Hảo chủ trương niệm Nam Mô A Di Đà Phật (tức niệm lục tự Di Đà). Tín đồ thực hiện 8 điều răn của Đức Giáo chủ, xem đó như là giới luật của đạo:

.....
+ Những lời khuyên răn trên phê phán mê tín dị đoan, dùng tà thuật bùa chú chữa bệnh và phê phán việc “hối lộ” Thần Thánh để chuộc tội là những tư tưởng tiến bộ của Phật giáo Hòa Hảo.

....
+ Về nghi lễ,:

tín đồ Phật giáo Hòa Hảo là cư sỹ tại gia, họ không thờ những thần thánh nếu không rõ xuất xứ, không có nghi thức hành lễ tập thể tại những nơi thờ tự chung mà chỉ có nghi thức hành lễ cá nhân trước bàn thờ Tổ tiên, bàn thờ Phật và bàn thông thiên. Tại các bàn thờ mỗi tín đồ đều có các hoạt động: xá, lạy, nguyện (bài đọc) và niệm Phật.

Mỗi gia đình có 3 bàn thờ: bàn thờ Phật đặt nơi cao nhất chỉ treo Trần dà; bàn thờ Tổ tiên đặt dưới bàn thờ Phật; bàn thời Thông Thiên thờ ngoài trời ở trước cửa nhà. Sau này họ có thờ ảnh ông Huỳnh Phú Sổ, thường đặt dưới tấm trần dà. Đi làm ruộng khi xa nhà đến giờ cúng ngó về hướng Tây nguyện rồi xá 4 hướng. Đi xa nhà thì nguyện tưởng trong tâm cũng được.

Về lễ vật thờ cúng: Phật giáo Hòa Hảo thờ Phật, nhưng không bằng tượng cốt, tranh ảnh. Mà thờ Phật bằng tấm vải Trần dà thay cho tấm vải Trần Điều của Bửu Sơn Kỳ Hương, nhưng cùng một quan niệm là “Phật tức tâm, tâm tức Phật”. Đồ thờ cúng Phật, cúng trời đất ở bàn thờ thông thiên thường có nước lạnh, hoa và hương. (hết trích)

++++++++++++

Với vđ này. Theo VQ nhận xét:
Giáo phái này là bà còn họ ngoại cận huyết mạch với PG.- Khác với Đạo cao đài vốn là đạo Tiên không có dính dáng nhiều với PG.

* PGHH chuyến đò lệch Tâm với PG Chánh thống:

1. Tin Phật tức Tâm.(Mà là Tâm phan duyên, tức suy nghĩ, tưởng thức. Hướng Ngoại. Bởi vậy mới nói là Họ Ngoại với PG)
2. Tin pháp môn niệm Phật A Di Đà. (Nhưng tin có linh hồn để Phật rướt về Tây Phương)
3. Chỉ Quy y Phật. Không quy y Pháp và Tăng. (Đạo PGHH chỉ có Đạo hữu tự tu không tin Pháp Bảo và Tăng Bảo.- có kinh giáo riêng là sấm giảng).

* Điểm dị biệt với PG chánh thống.

I/. Phật là TÂM mà là Tâm Chân Như. (Hướng Nội)
II/. Tin pháp môn niệm Phật A Di Đà. (Nhưng là bên Nội.- biết PHẬT TÂM TÔNG.- RÕ TỰ TÁNH DI ĐÀ DUY TÂM TỊNH ĐỘ).
III/. Quy Y Tam Bảo là trọng tâm của Tín Ngưỡng PG chánh thống.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
911
Điểm tương tác
890
Điểm
93
Bài 5.- Đò (tt).- Tịnh Độ Tông và sự lệch Tâm.

Tịnh Độ Tông là Tông phái chính thống của PG. Dùng 3 kinh Đại Thừa A Di Đà, Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ làm nồng cốt. Nhưng do ý kinh quá thâm sâu, Hành giả dễ sanh ra sự lệch Tâm. Nghĩa là mất định hướng Phật là Tâm mà chạy theo Tâm phan duyên, dễ sanh ra chấp Thường kiến, bác bỏ kinh Phật mà tự tạo ngụy kinh. hoặc chế biến các nghi lễ khác với truyền thống của Thầy Tổ. Như Đạo A Di Đà sau đây.

d). Đạo A Di Đà.

+ Đạo Phật Chánh Thống thì Đức Phật không phải là vị Thần linh ban phước giáng họa cho con người. Người tổ chức sẽ tuyên truyền thành vị Phật ban phước "siêu hơn Thần linh" .Như có thể rướt Hồn đem về "nước Phật để sống đời đời".

Bài báo trên An Ninh Thủ Đô, có nói về hiện tượng này, như sau:

Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Mê Linh xuất hiện một đạo giáo lạ có tên gọi “đạo A di đà”, lan truyền nhanh chóng và gây nên nhiều biến động, phức tạp trong đời sống dân cư. Không những yêu cầu các tín đồ phải làm trái ngược lại hoàn toàn những nghi thức cúng lễ ma chay truyền thống mà loại đạo giáo này còn đang gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ thôn xóm.

Nghi lễ kỳ quặc, trái thuần phong mỹ tục

Cách đây hơn một năm, trên địa bàn một số xã, thị trấn của huyện Mê Linh bỗng xuất hiện những người được coi là các tín đồ đầu tiên của đạo A di đà đi truyền bá đạo giáo mới lạ này. Đạo này thuyết phục người dân nếu tin và làm theo đúng nguyên tắc, giáo lý của đạo A di đà thì sau khi chết sẽ được thành Chính quả, nên chỉ trong một thời gian ngắn, số người dân tin theo đạo giáo này đã tăng đáng kể.

Trao đổi với phóng viên ANTĐ, ông Nguyễn Văn Thỉnh, Bí thư chi bộ tổ 3 – thị trấn Chi Đông (huyện Mê Linh) cho biết, theo tìm hiểu của ông thì vào khoảng đầu năm 2012, có một cư sĩ ở khu Long Việt (thị trấn Quang Minh, Mê Linh) đã đến giảng và truyền đạo này cho một số bà con ở thị trấn. Những người tin theo đạo tiếp tục vận động, truyền đạo cho người khác cùng thôn xóm. Đến nay, ít nhất đã có khoảng 30 người trong thị trấn Chi Đông, cư trú rải rác ở 8 tổ dân phố tin theo đạo A di đà và tham gia vào các hoạt động của đạo. Cụ thể, mỗi khi ở địa phương có người chết, một nhóm trong số những người theo đạo này sẽ tìm đến thuyết phục gia đình tang chủ để họ cúng bái hộ niệm. Những người này cũng mặc áo tràng lam, cũng gõ khánh, lạy Phật nên bên ngoài nhìn vào dễ nhầm lẫn họ với ban hộ niệm của các chùa đến tịnh xá.

Tuy nhiên, nếu gia đình tang chủ tin và đồng ý làm theo cách thức của nhóm tín đồ đạo A di đà thì họ sẽ phải tuân thủ các nghi lễ rất kỳ lạ mà đạo giáo này đưa ra, gồm: gia đình thân nhân không được khóc thương người quá cố; phải hạ hết các di ảnh trong nhà, thậm chí nếu gia đình tang chủ có thờ Phật Thích Ca thì phải lấy vải che lại và xoay hình tượng Phật úp mặt vào tường; đặc biệt, sự có mặt của nhóm người theo đạo này và việc họ tiến hành các nghi lễ rườm rà khiến cho thời gian chờ khâm liệm của một số người chết thường kéo dài cả ngày trời…

“Chúng tôi vẫn chưa rõ mục đích, tính chất hay lợi ích tham gia đạo A di đà như thế nào song các nghi thức của đạo này rất kỳ quặc, trái với thuần phong mỹ tục địa phương khiến nhân dân rất bức xúc, phản đối. Do không can thiệp, xử lý được nên với những gia đình làm theo nghi lễ của đạo A di đà, chúng tôi đã kêu gọi, đề nghị các đoàn thể, các hội ở địa phương như Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh… chỉ gửi đồ phúng viếng chứ không đến dự đưa tang người chết” – ông Thỉnh cho biết.

Tà đạo biến tướng

Ngay sau khi được nghe phản ánh của nhân dân về loại đạo giáo lạ có tên A di đà đang tồn tại ở thị trấn Chi Đông, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Thượng tọa, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP Hà Nội đã đề nghị Ban Trị sự Phật giáo huyện Mê Linh kiểm tra, xác minh. Qua đó được biết, không riêng Chi Đông mà một số xã, thị trấn khác trong huyện, đặc biệt ở xã Thạch Đà cũng có nhiều người theo đạo giáo này. Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm khẳng định, đạo A di đà nói trên hoàn toàn không phải là một nhánh hay một trường phái chính thức của đạo Phật mà có thể là một sự biến tướng, mượn danh đạo Phật, thực chất là một thứ tà đạo. Tuy nhiên, do đa số tín đồ không phải là hòa thượng mà chỉ là những người dân thường, họ tu tại gia và cũng chưa phát hiện có chuyện họ làm các nghi lễ này vì lợi nhuận nên không xử lý được.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm phân tích, chữ “A di đà“ là một câu niệm chính thức của đạo Phật, cũng là danh hiệu của Đức Phật. Khi có người thoi thóp, khó tắt thở vì có thể còn một số trăn trở, ước vọng chưa hoàn thành trên cõi trần, những người theo đạo Phật có thể mời các nhà sư đến để trợ niệm nhằm giúp cho người chết ra đi thanh thản. Tuy nhiên, qua xem xét các nghi lễ, giáo lý của đạo A di đà có thể nhận ra ngay đó là sự biến tướng, lợi dụng đạo Phật để làm những việc hoàn toàn sai với giáo lý đạo Phật. Người Việt Nam ta vốn trọng lời mời, nếu không mời mà tự ý đến như vậy là mất lịch sự, không đúng chính phái đạo Phật. Việc người sống khóc để tỏ lòng thương tiếc người chết cũng là một truyền thống, phong tục tập quán hàng nghìn đời nay của người dân Việt Nam, đạo Phật không hề yêu cầu họ không được khóc. Việc yêu cầu gia đình tang chủ bỏ bàn thờ Phật, di ảnh xuống cũng là không đúng giáo lý đạo Phật. Càng không thể có chuyện yêu cầu gia đình tang chủ giữ thi thể người chết cả ngày không khâm liệm để cho các tín đồ theo đạo làm nghi lễ, vì thường sau khi tắt thở khoảng 6 giờ thi thể người chết bắt đầu phân hủy.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho rằng, với thứ tà đạo như vậy, chính quyền địa phương có thể can thiệp, xử lý bởi đó là hành vi sai phạm. Mặt khác, người dân cũng không nên tin theo đạo giáo này. (trích nguồn ANTĐ)

Đoãn khúc bóng đen PGVN cận đại. Những chuyến đò lệch tâm. Bzeo10
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
911
Điểm tương tác
890
Điểm
93
Bài 6.- Đò (tt).- Hiện tượng Ma quái, Linh hồn.- có hay không ?

Đoãn khúc bóng đen PGVN cận đại. Những chuyến đò lệch tâm. Ma2_jf11


Trong dân gian thường có quan niệm "Hồn Ma, bóng quế". Nghĩa là.- Người ta được truyền kiếp quan niệm rằng: Con người có một "cái Linh Hồn" và một thể xác. Thể xác có già, có chết. nhưng Linh hồn còn mãi và sẽ đi đầu thai nhập vào cái xác mới ở kiếp sau !Giống như con chim bỏ cái lồng cũ , mà vào cái lồng mới.

Khi mà "cái hồn" chưa có xác mới để nhập vào. Lúc đó gọi là "Hồn Ma, bóng quế". Ma là ở giai đoạn này.

Ma hồn này dân gian sợ hãi và cho rằng chúng ẩn núp trong bóng tối, nơi vắng vẻ âm u...để hại người...


Đạo Phật không chấp nhận quan niệm như thế. - Gọi quan niệm đó là "Thường kiến Ngoại Đạo". Là sai lầm không đúng chân lý.

* Theo Giáo lý Phật. Con người bản chất là Vô Ngã. Nghĩa là Không có "Cái Ngã thật" (Có chỉ là giả danh, giả tướng. Gọi là huyễn Ngã).

* Đức Phật phân tích "Ngã" không có, Chỉ do vai mượn 5 Uẩn là: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. mà vọng thấy có Ngã (ta).

* 5 Uẩn này: Sắc uẩn tức xác thân, 4 uẩn còn lại chúng sanh chấp là "Linh Hồn".- Thực ra cũng là giả hợp không thật có. Nên sau khi chết. - Cả 5 uẩn tan rả hồi nhập Chân Như Tâm . Như bài kệ diễn tả:

"Biển dẫu động ngày đêm.
Sóng tan về với nước.
Ta một đời xuôi ngược,
Về với Phật an lành".

* Như vậy theo Phật dạy không thể có còn cái gọi là "Hồn Ma, bóng quế".- Nhưng Phật vẫn có nói nhiều về các loại Ma.

Một thí dụ cụ thể về Ma (luọt trích)

Để tránh cách trình bày tổng quát, siêu hình và ẩn dụ như trên đây, ta thử đưa ra một vài thí dụ cụ thể và đơn giản hơn vể những con ma thường hiện ra để dọa nạt những con người bình dị như chúng ta đây, kể cả trẻ con cho đến người lớn. Chẳng hạn khi ta bước vào một gian phòng tối, ta thấy trong một góc phòng có một con ma, tóc xõa, mặt xanh mét, đang nhe răng trợn mắt… và cười với ta một cách thật rùng rợn.

Nếu ta bình thản, từ tốn, không khiếp sợ, tiến thẳng đến con ma, thì ta sẽ không thấy nó khi ta đến gần. Vì thật ra đấy chỉ là những ảo giác do ta tạo ra trong đầu và do bóng tối mờ ảo nuôi thêm trí tưởng tượng của ta. Nếu như ta vẫn "không dám" tiến đến gần "nó" thì ta cứ bật đèn lên, thì con ma cũng sẽ biến mất. Ngược lại, nếu ta hét lên một tiếng, "vắt giò lên cổ" mà phóng chạy, thì nhất định con ma sẽ đuổi theo, và nhất định là ta sẽ không thể nào chạy nhanh hơn nó được, vì chính ta cõng nó mà chạy. Nó ở trong đầu ta, trong thân xác đang "nổi da gà" của ta.

Tệ hơn nữa, có thể sau đó ta lại đem chuyện "thấy ma" ấy mà vừa thở hổn hển, vừa kể lại với đầy đủ chi tiết cho một người khác nghe. Đấy là cách mà ta giới thiệu con ma mà ta trông thấy cho một người thứ hai, có thể người này cũng hơi sợ thế nhưng vẫn cứ đón rước nó với sự thích thú và đem cất nó vào trong đầu mình, sau đó lại đem nó ra để kể cho người thứ ba nghe, người thứ ba lại kể cho người thứ tư. Cứ mỗi lần chuyển sang đầu một người khác thì con ma lại trở nên hung tợn hơn và khiếp đảm hơn một chút, mắt nó trợn to hơn, răng nó dài hơn, và nó cười rùng rợn hơn. Biết đâu sau một vòng chu du hết người này sang người khác thì con ma ấy lại được người nghe sau cùng thuật lại cho chính ta nghe, và có thể là ta sẽ còn sợ con ma đó hơn cả con ma mà chính ta đã từng trông thấy tận mắt trước đây.

Đức Phật có đưa ra một thí dụ dễ hiểu. Khi bước ngang ngưỡng cửa lúc nhá nhem tối, ta thấy một con rắn. Ta hoảng hốt và giật lùi lại. Thế nhưng khi nhìn kỹ lại thì đấy chỉ là một cuộn dây thừng. Con rắn ở trong đầu ta, con ma cũng ở trong đầu ta là như vậy. Vì thế nếu trông thấy có con ma trong góc phòng thì nên bật đèn lên hay tiến đến gần "nó" để xem thực hư ra sao mà không nên thét lên một tiếng rồi cõng nó mà chạy.

Khi ta ngủ mê, đôi khi ta "thấy ma", ta hét lên hoặc la ú ớ… Giật mình thức giấc, ta không thấy con ma nào cả. Khi ngủ, ta nhắm mắt, nằm trên giường và trong gian phòng tối om, làm gì ta có thế dùng mắt mà thấy được. Cái thấy ấy là do tâm thức của ta thấy, hình ảnh con ma hiện lên từ nơi tiềm thức của ta, sinh khởi từ những xúc cảm bấn loạn tiềm ẩn trong ta, từ những nghiệp sâu kín của ta, từ những ám ảnh bịnh hoạn của ta, từ những đam mê, tham dục của ta, từ những bám víu vào ảo giác, sân hận của ta…Đối với những người tu tập cao, nhất là các vị đại sư tu tập theo các phép thiền định của Phật Giáo Tây Tạng, thì ít khi họ chiêm bao, hoặc nếu có chiêm bao thì họ cũng chỉ "thấy" những phản ứng thấm đượm lòng từ bi, yêu thương, khoan dung và độ lương của họ trước những cảnh xảy ra trong giấc mơ, thế nhưng tuyệt nhiên họ không còn thấy ma hoăc những gì làm cho họ khiếp sợ nữa.

Tóm lại, ma nằm trong tâm trí ta, trong tâm thức ta. Nó là chủ nhân ông của mọi tư duy và tác ý của ta. Vị chủ nhân ông ấy khích động và tiếp tay cho sự vận hành của nghiệp. Ngũ uẩn (skandha) tức tổng hợp thân xác và tâm thức ta là cơ sở chống đỡ cho sự vận hành ấy để tác động với ngoại cảnh - tức cơ duyên - để giúp cho nghiệp biến thành quả. Vậy con ma, hay vị chủ nhân ông của ta chính là cái "ta", cái "ngã", cái "tôi" đang ẩn nấp trong ta, đang điểu khiển ta. Nói cách khác đơn giản hơn thì con ma ấy chính là ta. Con ma đó đại diện cho vô minh, tức các bản năng thú tính, dục vọng, thèm khát, bám víu, hận thù, ảo giác… kích động và xúi dục ta tìm mọi cách làm thoả mãn những đòi hỏi đó của nó. Hậu quả đưa đến là khổ đau. Trong đầu ta, ma luôn luôn nhắc nhở ta phải bảo vệ cái "tôi", cái "ngã" của ta. Nó rất khôn ngoan và khéo léo, vì tùy theo từng người, từng bối cảnh và từng trường hợp mà nó sẽ dùng cách quát nạt, ra lệnh hay vỗ về bằng những tiếng êm ái, dễ thương, hoặc hét lên the thé…, mục đích là để in đậm trong tâm trí ta sự hiện diện của cái "ngã". (theo: Hoang Phong)

Cùng quan điểm này, tác phẩm “Thuần hóa tâm hồn” hay “Cẩm nang đạo đức hàng ngày của Phật tử” do Tỳ-kheo ni Thubten Chodron biên soạn và Thượng tọa Thích Minh Thành chuyển ngữ đã chỉ rõ, một số người sau khi chết có thể sinh làm ma quỷ tùy theo những công việc mà những người ấy đã làm trong quá khứ.

Nhiều người rất sợ bị ma quỷ làm hại nhưng ma quỷ chỉ có thể làm hại người nào đã tạo duyên bị hại - có nghĩa là nếu người ấy đã làm hại người khác trong những kiếp quá khứ. Sợ ma quỷ là việc vô ích. Càng lo sợ hoang đường là càng khiến cho ma quỷ đến làm hại mà thôi. Có khi không có ma quỷ thật sự nào cả mà chỉ có một ma quỷ tưởng tượng do tâm ý của một người quá lo sợ tạo nên mà thôi; con ma do người ấy tưởng tượng tạo ra lại làm hại trở lại người ấy.

Khi người nào đó cảm thấy sợ hãi đối với các ma quỷ hay đang bị ma quỷ làm hại thì phương thuốc hữu hiệu nhất là phép quy y và phương pháp tu tập lòng từ ái. Nếu chúng ta hình dung ra linh ảnh của chư Phật, Tôn Pháp và Tăng-già rồi tha thiết khát ngưỡng cầu được quy y thì ma quỷ không thể làm hại chúng ta và nỗi lo sợ sẽ nhanh chóng tan biến.

Người có đức, ma quỷ phải kinh sợ ( trích Linh Thụy)

- Thế PG giải thích "Ma" thế nào ?

Kính các Bạn. Trước khi tiếp tục về chuyện Ma Mị.
VQ kính mời các Bạn chúng ta xem tiếp những chuyến đò lệch Tâm. (rồi sẽ xen kẻ chuyện ma nha các bạn )
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
911
Điểm tương tác
890
Điểm
93
Bài 7.- Đò (tt).- c). Pháp Hoa Tông lệch tâm.

Pháp Hoa Tông là Tông phái chánh thống của Phật Giáo. Lấy giáo nghĩa "Nhất tâm tam quán" làm phương thức tu hành. Mục đích là khai quyền hiển thật. Đưa tam thừa vào Nhất thừa Phật quả.

Thế nhưng, đời sau cũng có kẻ lạm dụng kinh Pháp hoa để đạt mục đích riêng khác. Như Giáo Phái Nhật Liên Chính Tôn .như sau:

(lượt trích)
Sau khi đại chiến thế giới thứ hai chấm dứt, ở Nhật nổi lên tôn phái Nhật liên, thuộc phái chùa Đại Thạch ở núi Phú Sỹ, cũng gọi là Sáng giá học hội. Chính đảng mà họ thành lập gọi là đảng Công Minh.

Tôn pháp này tôn xưng là Nhật Liên làm giáo tổ (1222-1282), phủ định địa vị của Đức Phật Thích Ca, nói Đức Thích Ca là hóa Phật, Nhật Liên là Phật gốc, Phật Thích Ca đã nhập Niết bàn, là Phật quá khứ, Nhật Liên là Phật bản lai, nay đang giáo hóa thế gian và mãi mãi giáo hóa thế gian.

Chính tôn Nhật Liên hiện nay suy tôn ông Trí Điền đại tác hiện còn sống làm giáo chủ, làm Phật vĩnh hằng.

Tuy họ lấy việc niệm tên Kinh “Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh” làm pháp môn chuyên tu, nhưng trong 28 tác phẩm của Kinh Pháp Hoa họ chỉ dùng 2 phẩm, tức phẩm “Phương tiện” và phẩm 16 “Như Lai thọ lượng”, đồng thời bác bỏ mọi Kinh Luật Phật giáo, mọi tôn pháp Phật giáo khác. Vì vậy có học giả Nhật Bản cho rằng : Sự cuồng nhiệt tôn giáo và hành động bài xích của Nhật Liên Chánh Tôn cũng không khác gì phương thức tín ngưỡng của Cơ đốc giáo, cho nên nó là một loại thần Đại giáo, thay vì Phật giáo. Đó là một loại thần đạo giáo được “Nhật Bản dân tộc hóa”.

Khi Nhật Liên Tông dần dần trở về với Phật giáo chính thống thì xuất hiện “Nhật Liên Chánh Tông”. Đó thực ra là một loại ngoại đạo bám vào Phật giáo, chứ không phải là Phật giáo chính thống bắt nguồn từ Ấn Độ.

Nói chung lại, Nhật Liên Chánh Tôn của Nhật Bản, không phải là Phật giáo chính thống và vĩnh viễn không thể hòa nhập vào Phật giáo vì tính chất, thứ bậc tu hành, và nhất là mục đích của chúng đều khác với Phật giáo
(nguồn Phật giáo long an.com)

Screenshot (203).png
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
911
Điểm tương tác
890
Điểm
93
Bài 8.- Đò (tt)- Sự biến hóa của Ma.

Theo PG.- Vậy Ma thực sự là gì ?

Đáp:
Ma hay Mâra là một biểu tượng trong Phật giáo và cả trong Ấn Độ giáo, dùng để chỉ một vị trời hay vị thần linh đứng vào hàng đầu, cao siêu và mạnh hơn hết, giống như định nghĩa của chữ Ma Phạm trên đây. Tên của ma có nghĩa là thần chết. Ma là chúa tể của mọi dục vọng, thèm khát, ham muốn, mọi thứ khoái lạc do thân xác. Đó là chủ nhân ông của thế giới vật chất và mọi hiện tượng. Trọng trách và bổn phận của vị chủ nhân ông này là phải điều khiển và canh chừng sự vận hành của thế giới đang diễn biến chung quanh ta.

Ma không những tượng trưng cho những biểu hiện của dục vọng như vừa kể mà còn tượng trưng cho những thèm khát, những xung năng tiềm ẩn thật sâu kín bên trong tâm thức ta. Do đó ma nằm trong da thịt ta, trong tâm thức ta, tức trong sự vận hành chung của ngũ uẩn. Tuy con ma ẩn nấp trong ngũ uẩn của ta rất tinh ranh thế nhưng nếu ta thật chú tâm thì đôi khi cũng có thể trông thấy nó được hay bất chợt chạm trán với nó. Thí dụ vì nóng giận, vì một phút thiếu suy nghĩ, vì thèm muốn khích động quá độ mà ta phạm vào một hành động thật đáng trách, sau đó thì hối hận và ta tự nghĩ rằng không ngờ mình lại có thể phạm vào một hành động tồi tệ đến như thế. Ta có cảm giác hình như "ma quỷ xúi khiến" ta phạm vào việc ấy chứ thật ra ta nào có tồi tệ đến thế. Như thế là ta đã thấy ma rồi đấy, sự hối hận là một trong các cách giúp mình trông thấy con ma đang ẩn nấp trong thân xác và tâm thức của chính mình. (TTT- Hoang Phong)

Ma có thể hóa hiện nhiều trạng thái. Đại khái như:

1. Ma cảnh : khung cảnh do ma quái tạo ra để phỉnh gạt và ngăn trở người tu hành.

2. Ma chướng : những chướng ngại, ngăn chận việc tu hành và sự thăng tiến của trí tuệ.

3. Ma duyên : còn gọi là ác duyên, tức là các cơ duyên xui khiến đưa đến nghịch cảnh, bất lợi hay độc hại.

4. Ma đàn : là sự bố thí của ma, không phải là của người. Đó là sự bố thí của những kẻ mang lòng tà, lòng tham, cầu danh, cầu lợi mà bố thí, sợ oai lực của ma quỷ mà bố thí, muốn tránh tai nạn mà bố thí. Loại ma này nhan nhản chung quanh ta, rất dễ trông thấy, không cần đến "kính chiếu yêu". Chữ Ma đàn nghịch nghĩa với chữ Phật đàn, Phật đàn là bố thí mà không biết là mình đã bố thí, không biết mình bố thí cái gì và bố thí cho ai, bố thí chỉ vì lòng từ bi vô biên mà thôi. Bố thí như thế còn gọi là Bố thí Ba-la-mật.

5. Ma đạo : đường đi của ma, chốn lui tới của ma, còn gọi là ma giới, tức cảnh giới của ma.

6. Ma lực : sức mạnh tiêu cực, kích động và xui khiến phạm vào những hành vị xấu hay hung ác.

7. Ma ngoại : là những kẻ phỉ báng, chê bai Đạo pháp.

8. Ma thiền : phép thiền định tà mị, sai lầm, liên hệ với ma quỷ, đi ngược với chánh đạo.

9. Ma thuật : nói chung là những hành vi mê tín, dị đoan, phản khoa học.

10. Ma sự : ý nghĩa của chữ này khá bao quát và rắc rối, nói chung thì đấy là những sự việc, những hành vi sai lầm, ngăn cản sự tu học trên đường chánh Pháp. Những người thực thi ma sự có thể xem như những con ma chạy theo lục trần : yêu sắc đẹp, thích tiếng êm tai, ưa thích mùi thơm, miếng ngon, thích đụng chạm và sờ mó những gì ưa thích, ước mong những cảnh huống tiện nghi sang trọng. Ma sự cũng là những thứ cám dỗ kích động người tu hành phá giới, chạy theo danh lợi, sắc dục. Ma sự cũng có thể dùng để chỉ người ngồi thiền u mê và ngủ gục, hoặc trụ vào những cảnh hiện ra khi thiền, hoặc cảm thấy bấn loạn trong tâm thức, thấy cảnh dữ mà bỏ thiền... Ma sự cũng dùng để ám chỉ những người đã xuất gia tu hành nhưng còn ham thích luận bàn thế sự, chiến tranh, tình yêu nam nữ, hoặc xu nịnh bọn cư sĩ và bá tánh lui tới chùa có nhiều của cải, cúng dường nhiều, hoặc vướng vào phép bói toán, đoán số mệnh, ếm ma, trừ quỷ…

11. ma Ái dục (kâma, xin đừng lầm lộn với karma), đó là sự yêu mến, lòng yêu thương, nôm na là con ma tình yêu. Ái dục hay con ma tình yêu là một thứ bản năng, tinh anh của sự sống, luôn luôn "canh chừng" và "chăm lo" cho ta rất cẩn thận. Con ma này hiển hiện một cách tuyệt vời, thật đẹp, hoặc thật thanh tú, nó làm phát sinh ra mọi hình tướng, màu sắc và âm thanh đủ loại. Con ma đó hiến dâng cho ta những ảo giác biến động như vừa kể do chính nó tạo ra, mang lại mọi thứ lạc thú và mọi cảnh giới tuyệt đẹp thuộc vào thế giới luân hồi, và tạo ra mọi thứ hạnh phúc của thế tục.

Vấn đề rắc rối và gay go là con ma tình yêu không bao giờ chú ý đến hậu quả của những thứ do nó tạo ra. Nó rất hào phóng, cho không tiếc tay, "tham" bao nhiêu nó cũng cho, "yêu" bao nhiêu nó cũng khuyến khích thêm, "bám víu" bao nhiêu nó cũng sẵn sàng tiếp tay. Thế nhưng hậu quả của những ảo giác ấy mà nó đem tặng cho ta thật ra chỉ là khổ đau mà thôi : "lạc thú", "hạnh phúc lứa đôi", "sinh ra thêm một đám khổ đau", hay đấy chỉ là mưu mô, lường gạt, tự ái, thất tình, tự tử, đâm chém… Những khổ đau ấy ma không cần biết. Ma cho ta lạc thú, nhưng đồng thời cũng tập cho ta thèm khát lạc thú. Điều này có nghĩa là ngũ uẩn quen dần với lạc thú, lệ thuộc vào lạc thú và bị kích động bởi lạc thú, hậu quả rất phức tạp và đa dạng kể ra không hết được. Ma vừa là kẻ sáng tạo và đồng thời cũng vừa là kẻ phá hoại là như thế đó.

12. Ma Phạm : (Mâra hay Brâma) tức là Ma Vương ở cõi Phạm Vương, gọi tắt là Ma Phạm. Chữ Ma Vương đã được giải thích trên đây, đó là Thiên-hoá Tự-tại Vương, còn Ma Phạm hay Phạm Vương hay Phạm Thiên Vương (Mahabrahma) là vị Chúa Tể của cõi Ta-bà, quyền lực của Ma Phạm hay Phạm Thiên Vương, chiếm vị thế cao nhất trong tam giới gồm dục giới, sắc giới và cả vô sắc giới, tức cai quản và điều hành cả thế giới này. Kinh điển gốc Hán gọi "Ngài" là Ngọc Hoàng Thượng Đế.

13. Ma Ái kiến: Đây là loài Ma nguy hiểm nhất đối với người tu theo Phật. - Vì tham cầu lợi dưỡng, tự cho mình là tôn quí để được cúng dường, gọi là “ma ái”; vọng khởi tà kiến, tự cho mình là thánh nhân để được kính trọng, gọi là “ma kiến”. Hai loại ma này lúc nào cũng sóng đôi nhau có mặt để phá hoại người tu hành, nên gộp chung gọi là “ma ái kiến”.

Ở k. Thủ Lăng Nghiêm Phật dạy:Khi bấy-giờ, đức Như-lai gần chấm-dứt thời thuyết-pháp, ở nơi sư-tử-tọa, vin ghế thất-bảo, xoay về Tử-Kim-Sơn, trở lại dựa nơi ghế, bảo khắp đại-chúng và ông A-nan rằng: “Bọn ông là hàng Duyên-giác, Thanh-văn hữu-học, ngày nay, đã hồi-tâm hướng về vô-thượng diệu-giác đạo Đại-bồ-đề, và tôi cũng đã chỉ-dạy phép tu chân-chính; nhưng các ông còn chưa biết những ma-sự nhỏ-nhiệm trong lúc tu-chỉ, tu-quán. Nếu cảnh ma hiện ra, ông không biết được, thì sẽ tu-tâm không đúng và mắc vào tà-kiến; hoặc bị ma ngũ-ấm của ông, hoặc bị thiên-ma, hoặc mắc quỷ-thần, hoặc gặp lỵ-mỵ, mà trong tâm không rõ, nhận giặc làm con. Lại nữa, có khi được một ít đã cho là đủ, như Vô-văn tỷ-khưu được Đệ-tứ-thiền, nói ma là chứng bậc thánh; đến khi quả-báo chư-thiên hết rồi, suy-tướng hiện ra, thì phỉ-báng quả A-la-hán còn phải thụ-sinh, nên đọa vào ngục A-tỳ. (hết trích)

... Và còn rất nhiều dạng biến hóa của Ma nữa ạ...

Có bậc cao đức nói rằng:
Chẳng biết rằng đường tu nhiều hiểm nạn chướng duyên. Nếu dừng lại nửa chừng tất vẫn y nguyên trong sanh tử luân hồi. Chẳng độ nổi mình thì vọng cầu chi độ được chúng sanh? Hoặc có kẻ không biết về Ngũ ấm ma, khi sức tu đã sâu chắc chắn bị ma ám nhập, rồi quay lại bài nhân bác quả; Bác luôn cả Phật pháp rồi rơi vào Vô gián địa ngục chẳng biết ngày ra. Ở Việt Nam ta, gần đây thôi, cũng có một số tấm gương điển hình… Thật vô cùng đau xót.

Đoãn khúc bóng đen PGVN cận & hiện đại.  Ma210

Kính các Bạn. Theo VQ nhận diện:

  • Ma là MÊ. Người nào mê muội Chân Tâm chính là quyến thuộc dòng tộc của Ma.- Hạ phẩm làm ma dân- ma nữ, trung phẩm làm ma quân, thượng phẩm làm ma vương.
  • Thiên là Thiện. Người hành Thiện mà chấp Thiện là Thiên Ma.- Kinh Hoa Nghiêm nói: quên tâm Bồ đề, tu thiện pháp là nghiệp Ma.
  • Ma Vương là vua trong các loại Mê.- Đó là đam mê tài, sắc, danh, thực, thùy. Người chấp thủ là bị Ma Vương sai sử.

* Chính là các loại Ma này nếu chúng ta không biết mà chạy theo thì chính mình bị "lệch Tâm" con đò Chánh Pháp Phật

Như bài thơ của Nguyễn Bảo Sinh nói:

Cùng chung một chuyến đò ngang,
Kẻ thì sang bến, người đang trở về.
Lái đò lái mãi thành mê,
Sang, về không biết mình về hay sang?!
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
911
Điểm tương tác
890
Điểm
93
Bài 9.- Đò (tt)- Lệch Tâm khi hiểu sai ý kinh, kém trạch pháp.- Nên Thân ở bên Nội, mà Hồn sang bên ngoại !

Có không ít người học Phật (nhất là cư sĩ PT) hiểu sai lệch ý kinh.- Dẫn đến tu hành mà không đạt kết quả (Cực lạc- NB) như Phật dạy.

Thí dụ bài phản đối pháp sư giảng pháp:(như Có bài viết PT nhận định sau đây)

: Nói về chuyện vong nhập thì việc này hầu như mọi người đều biết. Ngày nay chuyện hương linh nhập xác chúng ta cũng thấy quá nhiều. Như chuyện lạ thế kỷ 21 của Hoà Thượng Thích Giác Hạnh Trưởng Ban Hoằng Pháp ở Vũng Tàu hay giảng. Hơn nữa, Đức Phật dạy rằng: 'Con người sau khi chết, nếu là đại thiện thì sanh lên cõi Trời, nếu là đại ác thì đọa xuống Địa Ngục, nếu có tu Tịnh nghiệp thì sanh về Cực Lạc, ngoài những trường hợp trên thì thần thức của người chết trong vòng 49 ngày được gọi là Thân Trung Ấm, đang chờ để tái sanh lại 1 thân khác'. Đức Phật đã nói điều đó !

ngày nay khoa học cũng chứng minh được là sau khi chết có linh hồn, nhiều nhà ngoại cảm ở Việt Nam cũng có nói về điều này và khắp nơi mọi người, mọi nhà đều biết là việc hương linh nhập vào thân là có thật. Cho nên trong nghi thức Phật Giáo có cầu siêu trong vòng 49 ngày v.v...Nếu nói là không có vong linh, vong linh nhập xác là mê tín? Vậy Tăng Ni Phật tử đi cúng đám cho các hương linh là mê tín luôn à? Vậy việc vong linh nhập xác không phải là mê tín dị đoan. Mê tín đưa vào vụ việc hương linh nhập xác là không phù hợp trong tình huống này!!!! Do đó việc của Thầy Giác Nhàn không thể nói là truyền bá mê tín dị đoan.

Truyền bá mê tín là gì? Cái gì gọi là mê tín, chúng con thiết nghĩ nhiều người đã hiểu lầm 2 từ mê tín. Mê tín phát xuất từ những luật lệ trong xã hội ngày xưa, nhưng lâu ngày rồi ý nghĩa của những luật lệ này bị quên lãng đi và người ta chỉ còn biết rằng'không được làm việc đó, nếu làm sẽ đem lại hậu quả xấu'. Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, khi có ai đó biểu hiện một niềm tin, một quan niệm, một sự sợ hãi hoặc ngưỡng mộ một cách vô căn cứ, vô lý thì ta thường bảo người đó là mê tín hoặc nói rộng ra là mê tín dị đoan.

ngày nay khoa học cũng chứng minh được là sau khi chết có linh hồn, nhiều nhà ngoại cảm ở Việt Nam cũng có nói về điều này và khắp nơi mọi người, mọi nhà đều biết là việc hương linh nhập vào thân là có thật.

Cho nên trong nghi thức Phật Giáo có cầu siêu trong vòng 49 ngày v.v...Nếu nói là không có vong linh, vong linh nhập xác là mê tín? Vậy Tăng Ni Phật tử đi cúng đám cho các hương linh là mê tín luôn à? Vậy việc vong linh nhập xác không phải là mê tín dị đoan. Mê tín đưa vào vụ việc hương linh nhập xác là không phù hợp trong tình huống này!!!! Do đó việc của Thầy Giác Nhàn không thể nói là truyền bá mê tín dị đoan.

Nếu Đài đưa tin đúng về việc Thầy Giác Nhàn truyền bá mê tín dị đoan. Vậy Phật Giáo chúng ta có nhiều Thầy cúng nói chuyện vong nhập như vậy là mê tín hết sao?

TT.Thích Nhật Từ, theo như chúng tôi nhận định Thượng Tọa lập luận có phần đúng có phần sai. Nếu Thượng Tọa nói là không có Địa ngục, vậy Giáo Hội Phật Giáo chúng ta có công nhận kinh Vu Lan Bồn không? Chùa của TT.Thích Nhật Từ có tụng Kinh Vu Lan mà Ngài Mục Kiền Liên xuống Địa ngục cứu Mẹ không? Nếu không có Địa ngục vậy cả Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam cho phép ngày rằm tháng bảy tụng Kinh Vu Lan là sai hết, vì đâu có Địa ngục đâu mà Ngài Mục Kiên Liên cứu Mẹ? Đây là điều Tăng Ni Phật tử trong nước và ngoài nước rất bất bình trước những nhận định của Thượng Tọa tiến sĩ Thích Nhật Từ. Thượng Tọa còn nói Kinh Địa Tạng là không có thật, do người trung Quốc ngụy tạo ra. Vậy Cố Hoà Thượng Thích Trí Tịnh dịch Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện là sai? Chẵng lẽ một vị cao tăng như Ngài không biết điều đó, để giờ đây Thượng Toạ Tiến Sĩ khua môi múa mép?
trích từ nguồn: www.daitangkinhvietnam.org

Mô Phật. Đọc bài phản biện lời giảng của Thượng Tọa Tiến Sĩ Thích Nhật Từ.

VQ vô cùng sửng sốt và sợ sệt.- Đúng như kinh Địa Tạng nói: Phàm phu khởi tâm động niệm đều là có tội !

Mô Phật VQ trót dại lở nghe, lở thấy .- ý kiến phỉ báng Pháp Sư Thích Nhật Từ rằng : "để giờ đây Thượng Toạ Tiến Sĩ khua môi múa mép? ".

VQ Tự cảm thấy mình đã có tội với Thượng Tọa rồi . VQ xin sám hối cùng Thượng Tọa. Xin Thượng Tọa hỷ xã cho chúng con.- đã lạc bị Ma ngoại ám nhãn : thành ra kẻ phỉ báng, chê bai Đạo pháp.

Thân ở bên Nội, mà Hồn đã sang bên ngoại !
Screenshot (205).png


(VQ xin đính chính. VQ không phải đệ tử, không phải group, hay gì gì của TT Th Nhật Từ. Mà chỉ là người học Phật, học kinh nghĩa vậy thôi).
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
911
Điểm tương tác
890
Điểm
93
Bài 10.- Đò (tt)- Trạch Pháp bên Nội, bên Ngoại.

Tổ Tăng Xáng nói: "Chí Đạo vô nan.- Duy hiềm giảng trạch". Thật vậy. Phật dạy ở phần Đạo Đế: 37 phẩm trợ đạo.- Có "Trạch Pháp" là chọn lọc, giảng thích để không nhằm lẫn là rất quan trọng.

Kính mời các Bạn hãy cùng VQ Trạch Pháp để vào Phật Tâm.

Đoãn khúc bóng đen PGVN cận & đương đại.  Trech_10

Ở bài trước. Có ĐH nêu các vấn đề và phản biện PS Thích Nhật Từ. (nghe có vẻ lý luận vửng chắc, có biện chứng bằng kinh điển !)

1+ Về câu khẳng định (của ĐH đã kích PS và khẳng định có "Linh hồn" ).- bằng "kinh", như sau: "Hơn nữa, Đức Phật dạy rằng: 'Con người sau khi chết, nếu là đại thiện thì sanh lên cõi Trời, nếu là đại ác thì đọa xuống Địa Ngục, nếu có tu Tịnh nghiệp thì sanh về Cực Lạc, ngoài những trường hợp trên thì thần thức của người chết trong vòng 49 ngày được gọi là Thân Trung Ấm, đang chờ để tái sanh lại 1 thân khác'. Đức Phật đã nói điều đó !"

2+ Nếu Thượng Tọa nói là không có Địa ngục, vậy Giáo Hội Phật Giáo chúng ta có công nhận kinh Vu Lan Bồn không? Chùa của TT.Thích Nhật Từ có tụng Kinh Vu Lan mà Ngài Mục Kiền Liên xuống Địa ngục cứu Mẹ không? Nếu không có Địa ngục vậy cả Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam cho phép ngày rằm tháng bảy tụng Kinh Vu Lan là sai hết, vì đâu có Địa ngục đâu mà Ngài Mục Kiên Liên cứu Mẹ?

Về v/đ (1+) có lẻ chúng ta nên phân đoạn cho dễ trạch pháp ạ !

a. khẳng định có "Linh hồn".

b. thần thức của người chết trong vòng 49 ngày được gọi là Thân Trung Ấm, đang chờ để tái sanh lại 1 thân khác'

c. nếu là đại thiện thì sanh lên cõi Trời, nếu là đại ác thì đọa xuống Địa Ngục, nếu có tu Tịnh nghiệp thì sanh về Cực Lạc,

d. v/đ kinh Vu lan Mục Liên cứu mẹ

e. Để Trạch Pháp v/đ kinh địa Tạng và địa ngục. Đức Phật dạy: Tứ Tất Đàn và Tứ Y Pháp. - Chúng ta lấy làm tiêu chuẩn.

f. Nghi vấn: trong nghi thức Phật Giáo có cầu siêu trong vòng 49 ngày v.v...Nếu nói là không có vong linh, vong linh nhập xác là mê tín? Vậy Tăng Ni Phật tử đi cúng đám cho các hương linh là mê tín luôn à?
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
911
Điểm tương tác
890
Điểm
93
Bài 11.- Đò (tt)- Lệch Tâm vì .- a. khẳng định có "Linh hồn".

Phần nhiều. Chúng ta không phân biệt được rạch ròi : * Linh Hồn và * Địa Ngục. Như bài phản biện của ĐH trên tưởng nhầm là Đọa "Địa Ngục " là phải bằng "Linh hồn".

- Cho nên nói: "Nếu không có Địa ngục vậy cả Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam cho phép ngày rằm tháng bảy tụng Kinh Vu Lan là sai hết, vì đâu có Địa ngục đâu mà Ngài Mục Kiên Liên cứu Mẹ? ".

v/đ này theo VQ tìm học thì hiểu rằng:Đức Phật có dạy 6 nẽo luân hồi: thiên, nhơn, atula, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

+ Mỗi cảnh giới.- kể cả địa ngục đều là một Sát thủ thú. Nghĩa là đều là một "Huyễn Ngã", có đủ cả 5 uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Tức là có Thân và Tâm như chúng ta.- Chứ không phải là hồn ma bóng quế .- Cho nên Đọa Địa Ngục.- Không phải là "linh Hồn" bị đọa. Ngài Mục Kiền Liên cứu Mẹ trong kinh Vu lan nói.- Là cứu chúng sanh, chứ không phải cứu rổi "linh hồn" !

+ Về "Linh Hồn": Qua câu nói của ĐH ấy: Về câu khẳng định có "Linh hồn" .- bằng "kinh", như sau:

"Hơn nữa, Đức Phật dạy rằng: 'Con người sau khi chết, nếu là đại thiện thì sanh lên cõi Trời, nếu là đại ác thì đọa xuống Địa Ngục, nếu có tu Tịnh nghiệp thì sanh về Cực Lạc, ngoài những trường hợp trên thì thần thức của người chết trong vòng 49 ngày được gọi là Thân Trung Ấm, đang chờ để tái sanh lại 1 thân khác'. Đức Phật đã nói điều đó !" (VQ nghi ngờ chưa phải Phật nói ạ).

* Kính thưa các Bạn. Nghe Đức Phật (khẳng định có theo bạn ấy nói). VQ vội xem xét kỷ. thì :

1. Không thấy Đức Phật nói CÓ LINH HỒN ở đoạn nào cả ?
2. Có lẻ Bạn ấy: Cho rằng Thân Trung Ấm là "Linh hồn" (nếu là Trung Ấm chúng ta sẽ khảo sát sau !)
3. VQ tìm khắp các kinh điển Phật KHÔNG NÓI CÓ LINH HỒN ở kinh nào cả (Ngoài kinh Địa Tạng.- (chúng ta khảo sát sau )
4. Phần nhiều: Thuyết chết rồi có "Linh hồn", đa phần các vị Pháp sư Tịnh Độ Tông ở Trung Quốc Đài Loan ưa thuyết giảng (mà không phải Phật nói).
5. Ở nước ta, cũng có chùa Ngàn Phật, chùa Ba vàng.
6. Và một số nhà nghiêng cứu như: (chỉ thấy ở bài CẬN TỬ NGHIỆP VÀ THÂN TRUNG ẤM KHI CHẾT VÀ TÁI SANH chùa ngàn phật.
Vì sao người xưa quan niệm người chết sau 49 ngày mới đi đầu thai?

Trần thế thường quan niệm rằng, trong khoảng thời gian 49 ngày người chết vẫn còn ở trong ngôi nhà với một linh hồn có thể biết được suy nghĩ, tiếng nói và việc làm của những người trong gia đình.
(trang giáo dục và thời đại)

Theo VQ .

* Dưới sự dạy bảo của Đạo Phật Chánh Thống (Bên Nội), thì:

Vấn đề linh hồn trong đạo Phật

Ðạo lý luân hồi thường được người ta hiểu một cách nông cạn. Hầu hết mọi người khi nghe hai tiếng Luân Hồi đều nghĩ đến một sự tiếp nối sinh hoạt trong nhiều xác thân của một chiếc linh hồn cố định. Người ta nghĩ rằng khi chết, linh hồn sẽ rời khỏi xác thân để đi vất vơ vất vưởng trong hư không, đợi nhập vào một xác thân mới sinh, hoặc là xuống âm phủ chịu cực hình trước khi đi đầu thai làm thân người hay thân trâu ngựa …( như vậy đó).

* Thực ra, đạo Phật chủ trương rằng sau khi con người chết, không có cái gì thoát ra ngoài xác thân để rồi nhập vào một xác thân khác cả. - Điều này Đức Phật đã dạy rất kỷ lưỡng ở bài KINH PHẠM VÕNG (bác 62 kiến chấp về Ngã).

Kinh Phạm võng (tiếng Nam Phạn: Brahmajāla Sutta) là bài kinh đầu tiên trong số 34 bài kinh của Trường Bộ Nikaya.

Tên của bài kinh có nghĩa là "Lưới (jāla) của Phạm Thiên". Kinh còn được gọi là Atthajala (Lợi võng), Dhammajala (Pháp võng), Ditthijala (Kiếm võng), Anuttarasangama Vijaya (Vô thượng Chiến thắng).Nguồn wiki (hết trích).

Tóm Lại: Nội Hàm Đạo Phật KHÔNG CHẤP NHẬN QUAN NIỆM LINH HỒN. SỰ CHẤP THỦ ĐÓ LÀ THƯỜNG KIẾN (của Ông Ngoại).
* Người học Phật mà chấp có Linh hồn để tu.- Thì đó là :

Đoãn khúc bóng đen PGVN cận & đương đại.  Quzo_j10



Thân ở bên Nội, mà Hồn sang bên ngoại !
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
911
Điểm tương tác
890
Điểm
93
Bài 12.- Đò (tt)- Lệch Tâm vì .- b. Cho rằng Thân Trung Ấm là "Linh hồn".

+ Thuyết về Thân Trung Ấm

Có truyền thuyết: thần thức của người chết trong vòng 49 ngày được gọi là Thân Trung Ấm, đang chờ để tái sanh lại 1 thân khác ! (phần đông người ta cho là Trung Ấm là linh hồn)

I- Nguồn gốc (xuất xứ) thuyết 49 ngày & thân trung ấm.

1- Thời Bộ phái ( Manh nha từ thế kỷ I, II sau Phật Niết-bàn, đến kỳ kết tập Phật ngôn lần thứ ba, khoảng 216 năm thời đại đế Asoka )thì Phật giáo Ấn Độ đã phát sanh nhiều học phái, chia làm 2 nhóm:
phái Hoá Địa bộ (Mahisāsakavāda) thuộc nhóm thứ nhất là có quan niệm về thân trung ấm, được xem là sớm nhất. Và thân trung ấm thời này có tên là Antarabhava. Antara là khoảng giữa, ở giữa, chỗ lưng chừng; cònbhava là hữu, là có, là tồn tại – có nghĩa là “tồn tại ở khoảng giữa, chỗ lưng chừng!” . Lưu ý ở đây là không có từ ấm. Ấm hay uẩn là được dịch từ khandha, cái che đậy, cái che lấp, cái chồng chất làm cho chúng sanh không thấy được cái thực, cái sự thực, cái chân lý (còn có nghĩa là nhóm, tích chứa). Vậy, ấm này cũng là “hậu tác” để thích dụng cho ngữ cảnh, ngữ nghĩa nào đó mà người ta muốn “lập tri”.

2- Tìm thấy thân trung ấm ở trong Đại tỳ-bà-sa luận: Luận này là của Long Thọ, được trước tác khoảng chừng thể kỷ thú I TL.

Luận này dạy Bồ-tát niệm Phật A Di Đà cầu vãng sanh về thế giới Cực lạc, dạy phương pháp sám hối, khuyến thỉnh, tùy hỉ và hồi hướng để được vào địa vị Bất thối. Đây là cách thức, không chỉ sơ tâm Bồ-tát mà cả phàm phu, ai cũng làm được mà đạt kết quả cao!

(Người ta cũng nói thân trung ấm ở trong Đại thừa nghĩa chương, ở trong luận Câu Xá, ở trong luận Tỳ-bà-sa của Thế Hữu - nhưng người viết chưa có thì giờ nghiên tầm).

3- Tìm thấy dấu ấn rõ ràng nhất là ở trong Tử thư Tây tạng, khoảng thế kỷ thứ 14, được cho là do tổ Liên Hoa Sinh thuyết giảng hoặc tâm truyền. Đây được xem là những khai thị cho những người sắp chết.

4- Và cuối cùng, thân trung ấm được Trung Quốc và Việt Nam tiếp thu, lan tràn khắp nơi là do kinh Điạ Tạng.
(Theo Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Kính các Bạn. Tất cả những ngữ nghĩa về Trung Ấm của các bộ phái nêu trên. Từ ẤM hoặc UẨN là chỉ cho sự ngăn che, hoặc nhóm các duyên hợp để tạo thành Ngã thể.- Mà không thấy chỉ cho Trung Ấm là Linh hồn ! theo người đời sau lầm chấp.(trừ ra kinh Địa Tạng.- Chúng ta suy xét sau)

II.- Tổ Long Thọ ĐT ĐL nói về Trung Ấm:

Hỏi: Hết thảy chúng sanh, do cấu tâm tương tục, mà nhập vào thai mẹ. Vì sao Bồ tát lại lấy Chánh Huệ mà nhập vào thai mẹ?
Đáp: Do Chánh Ức Niệm, nên Bồ tát nhớ rõ mọi sự VIỆC,chắng bao giờ quên lãng. Khi ở thân trung ấm, biết rõ mình đang ở thân trung âm. Khi vào thai mẹ, biết rõ mình vào thai mẹ. Khi ra khỏi thai mẹ, biết rõ mình ra khỏi thai mẹ.
......
Ví như người vào thâm thiền định, được túc mạng trí, có thể thấy 8 vạn kiếp trong quá khứ. Ngoài 8 vạn kiếp, thì mù mịt chẳng biết gì nữa cả. Do vậy mà cho rằng ngoài 8 vạn kiếp cũng là như vậy.
Lại nữa, họ chỉ thấy được thức, lúc ban đầu, gá vào thân trung ấm, rồi tự nghĩ rằng: “Nếu thức gá vào thân trung ấm như vậy, ắt phải có nhân, có duyên gì mà ta chưa biét được thôi”. Rồi từ đó, họ ức tưởng phân biệt, chấp có một thể tánh vi tế; từ thể tánh vi tế đó sanh ra giác tánh, mà giác tánh là thân trung ấm vậy.

++++++++

........ * Trong hàng đệ tử Phật có một vị Tỳ kheo đã được Đệ Tứ Thiền rồi, nhưng tự mãn, chẳng còn muốn tiến tu thêm nữa. Đến khi gần chết, vị Tỳ kheo ấy ở trong Đệ tứ Thiền quán thấy thân Trung Ấm của mình bèn khởi sanh tà kiến, nghĩ rằng mình đã được Đạo. Vứa vấy tà niệm, vị ấy liền bị đọa địa ngục.
........ Chúng tỳ kheo hỏi Phật:"Vị tỳ kheo này mạng chung sanh về đâu ?"
........ Phật dạy:"Tỳ- kheo ấy đã sanh về địa ngục".
........ Các Tỳ- kheo rất làm ngạc nhiên hỏi Phật để xin được giải thích.
........ Phật dạy:"Tỳ- kheo ấy đã được Đệ tứ Thiền mà sanh tâm tăng thượng mạn. Khi gần chết, thấy thân Trung Ấm của mình liền khởi sanh tà kiến cho rằng mình đã đắc A- la- hán từ kiếp trước, kiếp này sanh trở lại làm người, rồi cho rằng Phật đã nói dối với mình. Bởi nhân duyên vậy, nên ngay nơi thân trung Ấm ấy hiện ra địa ngục A- tỳ, và liền đọa ngay vào nơi đó".

........ Rồi Phật thuyết kệ rằng:
Dù đa văn, trì giới thiện,
Dù đã có nhiều công đức.
Nếu nhưa được pháp vô lậu,
Vẫn chưa thể tránh khỏi đọa.

........ Vị tỳ- kheo này do đã khởi phiền não, chấp định tướng của cảnh Thiền mà sanh tâm kiêu mạn, tự mãn, nên phải đọa về địa ngục.
+++++++++++
Lại nữa, họ chỉ thấy được thức, lúc ban đầu, gá vào thân trung ấm, rồi tự nghĩ rằng: “Nếu thức gá vào thân trung ấm như vậy, ắt phải có nhân, có duyên gì mà ta chưa biét được thôi”. Rồi từ đó, họ ức tưởng phân biệt, chấp có một thể tánh vi tế; từ thể tánh vi tế đó sanh ra giác tánh, mà giác tánh là thân trung ấm vậy.
328 • LUẬN ĐẠI TRÍ ĐỘ
Từ đó, họ lại suy diễn: “Giác tánh sanh ra ngã; từ ngã sanh ra có 5 trần; theo thanh trần, sanh ra không đại; theo thanh trần và xúc trần sanh ra phong đại; theo sắc trần, thanh trần và xúc trần sanh ra hỏa đại; theo sắc trần, thanh trần, vị trần và xúc trần sanh ra thủy đại; theo sắc trần, thanh trần, hương trần, vị trần và xúc trần sanh ra địa đại; theo không đại sanh ra nhĩ căn; theo phong đại sanh ra thân căn; theo hỏa đại sanh ra nhãn căn; theo thủy đại sanh ra thiệt căn; theo địa đại sanh ra tỷ căn.”
Như vậy lần lần chuyển biến từ tế đến thô, rồi từ thô đến té, trở về với thể tánh. Ví như lấy đất sét làm ra cái bình, cái chậu.. khi phá cái bình, cái chậu... thì các vật dụng này lại trở về với đất sét. Ở đây có sự chuyển biến từ tế đến thô, từ thô đến tế, mà thể tánh vẫn thường còn.
Trên đây là quan điểm của hàng ngoại đạo Tăng Khư,diễn giải về thể tánh.


....... Lại do nhân duyên có "thức" gá vào thai mẹ, mà bào thai lúc ban đầu chẳng bị hư nát. Thức này rất vi tế, được gọi là thức trung ấm.

....... Nếu chẳng có "thức" gá vào thai mẹ, thì bào thai chẳng có thể được hình thành. Phải hội đầy đủ tất cả các nhân duyên hòa hợp mới hình thành bào thai vậy.

.......Hỏi: Vì sao thức lại vào thai mẹ ?

.......Đáp: Do nhân duyên có 3 nghiệp quá khứ, nên khi cha mẹ giao hợp thì các nghiệp ấy liền dẫn thức vào thai mẹ.

....... Ví như gió thổi làm lửa tắt, nhưng ở trong hư không lửa vẫn y chỉ nơi gió, nhen nhúm thêm nhiều đám lửa khác. Cũng như vậy, vì ở đời trước mỗi người đã từng đốt lên 6 thức, nên khi chết, gió nghiệp lại dẫn thức vào thai mẹ, để thọ thân ở đời sau.

.......Hỏi: Vì sao nghiệp ở đời trước thì gọi là "hữu", còn nghiệp ở đời sau thì gọi là "hành" ?

.......Đáp: Trên đây đã nói rằng do nghiệp nhân duyên đời trước mà nay có thân. Bởi vậy nên nghiệp đời trước gọi là "hữu".

....... Đời quá khứ đã diệt, nên nghiệp quá khứ chỉ còn là danh suông. Nhưng cái ý chỉ rơi rớt lại từ các nghiệp quá khứ trở thành nhân duyên cho các hành động tạo nghiệp ở đời hiện tại. Bởi vậy nên nghiệp đời này gọi là "hành".

....... Nhân duyên của "hành" là "vô minh". Hết thảy các phiền não, tuy đều do các nghiệp tạo ra, nhưng nhân duyên căn bản vẫn là "vô minh".

III/. A lại Da Thức.- Là Trung Ấm Thân.


Đà Na vi tế Thức mà không là Linh hồn như ngoại đạo lầm tưởng.

Tên A Đà Na thức, xuất xứ từ đâu?

Trong kinh Giải thâm mật có bài tụng rằng:

Nguyên văn chữ Hán

A Đà Na thức thậm thâm tế
Tập khí chủng tử như bộc lưu
Ngã ư phàm ngu bất khai diễn
Khủng bỉ phân biệt chấp vi ngã.

Nghĩa là: Thức A Đà Na rất thậm thâm và tế nhị; các tập khí(1) chủng tử của nó sanh diệt như dòng nước thác. Ta (Phật) đối với chúng phàm phu và Nhị thừa, không giảng nói thức này; vì sợ chúng phân biệt chấp làm Ngã. (hoặc chấp là Linh hồn)

Trong kinh Đại Phật Đảnh Thủ lăng nghiêm nói:

Nguyên văn chữ Hán:

Đà na vi tế thức
Tập khí thành bộc lưu
Chơn, phi chơn khủng mê
Ngã thường bất khai diễn.

Nghĩa là thức A Đà Na rất là vi tế; các tập khí như dòng nước thác. Vì sợ chúng phàm phu và nhị thừa chấp thức này là "chơn" hay "phi chơn", nên Ta (Phật) chẳng hề giảng nói thức này cho chúng nghe.

Thức này là "Căn bản" của chơn và vọng; Thánh, Phàm đều nương ở nơi đây. Bởi thế nên trong Duy thức tôn, rất đặc biệt chú trọng đến thức này.

Nay chúng ta căn cứ theo câu văn và nghĩa lý của bài tụng trên mà quan sát_Trong bài tụng nói chữ "Phàm" là chỉ cho loài dị sanh (chúng sanh); nói chữ "Ngu" là chỉ chung cả phàm phu và Nhị thừa(chữ ngu là mê lầm).

Đại ý hai bài tụng nói:

A Đà Na rất thâm sâu và tế nhị, tóm chứa các tập khí chủng tử từ vô thỉ đến nay. Nó làm chủ giữ gìn báo thân của chúng hữu tình sống trong một thời kỳ. Xem in tuồng như "chơn", song nó hư vọng sanh diệt rất là vi tế. Cũng như dòng nước thác, ở xa thấy như điềm tịnh, mà kỳ thật nó chảy rất mau.

Chẳng những chúng phàm phu (dị sanh)(1) không biết mà hàng tiểu thừa Thinh văn chấp pháp (ngu pháp) cũng mê lầm thức này. Phật đối với hai hạng này chẳng hề giảng nói đến thức A Đà Na, vì sợ họ mê lầm chấp làm "Ngã". (hoặc chấp là hồn)

Chúng phàm phu mê lầm chấp ngã thì thêm khỗ sanh tử; còn hàng nhị thừa tuy có thể lìa được khổ sanh tử, song nếu mê lầm chấp ngã thì lâu chứng đạo quả; chi bằng chẳng cho họ nghe đến thức này còn hơn.

Bài tụng của kinh Lăng Nghiêm và kinh Giải Thâm Mật, hai câu đầu đồng nghĩa nhau. Trong câu thứ hai nói chữ "tập khí" tức là "chủng tử". Đến câu thứ ba lại chia ra làm hai phương diện: Bên kinh Lăng Nghiêm đại ý nói: "Thức này rất rộng sâu và tế nhị, sanh diệt tương tục không gián đoạn. Bởi nó tương tục không gián đoạn cho nên in như "chơn"; vì nó sanh diệt nên "không phải chơn".

Nếu người mê lầm chấp thức này là "chơn" thì bị cái chấp "Tăng ích" (thêm), sẽ đoạ mãi trong sanh tử luân hồi. Còn người mê lầm chấp thức này là "phi chơn", thì bị cái chấp "Tổn giảm" (bớt); vì cho thức này là "vọng" rồi rời bỏ thức này để tìm cầu cái "chơn thật" thì không thể được, nên cũng đoạï mãi trong sanh tử luân hồi.

Câu tụng thứ tư trong kinh Giải Thâm Mật, đại ý nói: "Phân biệt chấp thức này làm ngã", tức đồng bên kinh Lăng Nghiêm nói: "Mê thức này chấp là chơn". Song mê lầm chấp thức này "phi chơn" cũng là chấp Ngã. Vì sợ cho chúng phàm phu và hàng Nhị thừa mê lầm chấp thức này là "chơn" hoặc "phi chơn", cho nên Phật chẳng hề giảng nói.

Trên bài tụng nói "chấp ngã", tức là cố chấp thức này làm thật ngã, thật pháp. Bởi phàm phu và Nhị thừa đối với thức này hay khởi tâm phân biệt chấp là "chơn" hoặc "phi chơn".

Đem hai bài tụng trên đây để đối chiếu mà quan sát; thì ý nghĩa đầy đủ. Song, bài tụng trong kinh Giải Thâm Mật có một nghĩa đặc biệt và rõ ràng hơn là: "chúng phàm phu và Nhị thừa dễ khởi tâm phân biệt chấp làm Ngã".

Trong Du Dà Sư Địa Luận, hoàn toàn căn cứ vào kinh Giải Thâm Mật mà giải nói về thức này. Ngoài ra còn có rất nhiều chỗ nói đến cái tên thức này, không thể kể hết như Nhiếp Đại thừa luận, Hiển dương Thánh giáo luận, Thành Duy thức luận, ...Vì trong các kinh luận đã có cái tên A Đà Na thức, nên nay y theo đó để làm căn cứ cho bổn Luận này.


Tóm lại: Trung Ấm Thân, hay A Đà Na Thức chính là Thức mà không phải là Linh hồn như ngoại Đạo lầm chấp.

Thức này do Chơn Như và Vọng Nghiệp mà vọng hiện như mắt bệnh mà thấy mặt trăng thứ 2.

Nếu người mê lầm chấp thức này là "chơn" thì bị cái chấp "Tăng ích" (thêm), sẽ đoạ mãi trong sanh tử luân hồi. Còn người mê lầm chấp thức này là "phi chơn", thì bị cái chấp "Tổn giảm" (bớt); vì cho thức này là "vọng" rồi rời bỏ thức này để tìm cầu cái "chơn thật" thì không thể được, nên cũng đoạï mãi trong sanh tử luân hồi. - Đây là Cảnh giới 4 Thánh quả mới nên tìm hiểu và quán chiếu (Vì sợ chúng sanh trí nhỏ dễ lầm chấp).

qathuynguyet.jpg

Người tu hành. nếu chấp Trung Ấm là Linh hồn thì lạc về Ngoại Đạo. lạc mất Bồ Đề Tâm.
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,796
Điểm tương tác
751
Điểm
113
Cảnh báo: những lời trên đây chỉ là lời nói một phía của Thầy VQ. Bản thân Thầy ấy cũng không hẳn là người đắc đạo như các bậc Thánh Tổ.

Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm ngay cả các vị A LA HÁN còn "lệch tông so với Bồ Tát và Phật" nói chi đến bậc còn là "phàm phu" như chúng ta.

Ngày nay tri kiến bày ra muôn màu muôn vẻ. Tuy nhiên, đạo quyết định ở chỗ thực hành: thực hành mà đem đến an lạc thanh tịnh vô ngã vị tha thì là đúng, ngược lại thì không nên theo.


VNBN xin phân tích vài quan điểm của Thầy VQ, để Thầy nói một mình cũng buồn.
1. Không nhất thiết vào tăng đoàn hoặc bám theo tăng đoàn để tu tập.


* Theo VQ nhận thức. Chúng ta tu hành theo Mật tông hay bất cứ tông phái nào của PG thì cũng cần QUY Y TAM BẢO.
Mục đích Quy Y Tam Bảo để được gần gủi chư Tăng Ni kiến Đạo, chứng Đạo thì mới hạn chế lệch lạc định hướng Phật Tâm Tông.

Đương nhiên rằng, có tăng ni kiến đạo thì chúng ta nên tìm cầu học đạo.
Tuy nhiên Tăng Ni Kiến Đạo, chứng Đạo hiện nay là những vị nào? Cũng khó mà biết!
Hiện nay lại có nhiều những tăng ni không tuân hành theo giới luật đầy đủ, lại còn quan điểm sai trái; quy y theo đó sẽ bị dẫn vào vào đường mê sâu nặng thêm.


Lời dạy cuối cùng của Đức Bổn Sư trước lúc nhập Niết Bàn là: nương tựa ngọn đuốc của chính mình và lấy giới luật làm Thầy. Không phải vô duyên vô cớ Ngài lại dạy như thế, bởi Ngài nhìn thấy được tương lai về sau này thì tăng đoàn ngày càng thoái hóa đạo đức dần dần ... khi đến một lúc nào đó thì tăng đoàn chẳng còn chức năng của nó nữa.
Như vậy, không có quy định nào bắt buộc phải quy y Tăng mới tu học được. Thay vào đó, quy y giới luật.
Do đó, không nhất thiết phải vào Tăng đoàn Phật giáo mới được gọi là người tu hành Phật Pháp.
Chỉ cần quy y Phật, Pháp và lấy Giới thể làm Thầy là có thể tự tu hành Phật Pháp được.


2. Phật giáo Hòa Hảo vẫn quy y Phật (tin nhận kính ngưỡng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, Đức A Di Đà, chư Phật mười phương), Quy y Pháp (Lý Phật Tánh, pháp môn niệm Phật) nhưng không quy y Tăng mà thay vào đó là quy y giới luật cư sĩ tại gia.


* PGHH chuyến đò lệch Tâm với PG Chánh thống:

1. Tin Phật tức Tâm.(Mà là Tâm phan duyên, tức suy nghĩ, tưởng thức. Hướng Ngoại. Bởi vậy mới nói là Họ Ngoại với PG)
2. Tin pháp môn niệm Phật A Di Đà. (Nhưng tin có linh hồn để Phật rướt về Tây Phương)
3. Chỉ Quy y Phật. Không quy y Pháp và Tăng. (Đạo PGHH chỉ có Đạo hữu tự tu không tin Pháp Bảo và Tăng Bảo.- có kinh giáo riêng là sấm giảng).

* Điểm dị biệt với PG chánh thống.

I/. Phật là TÂM mà là Tâm Chân Như. (Hướng Nội)
II/. Tin pháp môn niệm Phật A Di Đà. (Nhưng là bên Nội.- biết PHẬT TÂM TÔNG.- RÕ TỰ TÁNH DI ĐÀ DUY TÂM TỊNH ĐỘ).
III/. Quy Y Tam Bảo là trọng tâm của Tín Ngưỡng PG chánh thống.


- Đức Huỳnh giáo chủ tự mình học Phật Pháp, thể nghiệm đạo màu từ giáo lý Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni mà lập Đạo độ sanh. Tức là Ngài vẫn nương tựa Phật, nương tựa Pháp rồi tuyên giảng thành ra lời sấm giảng. Bản Thân Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng nghiệm được lời tiên tri của Đức Phật về sự mục nát Tăng Đoàn này và nương tựa lời giáo huấn lấy giới luật làm Thầy, bởi vậy Đức Huỳnh chế ra luật cấm cho các tín đồ và dặn tín đồ xem các lời răn đó là hiện thân của Đức Huỳnh.

- Thầy nói "Tin pháp môn niệm Phật A Di Đà. (Nhưng là bên Nội.- biết PHẬT TÂM TÔNG.- RÕ TỰ TÁNH DI ĐÀ DUY TÂM TỊNH ĐỘ)." thì đây là lời nói của người tu Thiền; người tu thành tựu vãng sanh không ai nói như vậy cả.
Vì sao? Pháp môn niệm Phật là sự kết hợp giữa "Tự lực" và "Tha lực", không hề thiên về bên nào cả.
Mình có Tánh Phật nhưng cũng cần có Phật ngoài hướng đạo thì sau cùng mới đến nơi. Do đó, dù biết mình có Phật Tánh nhưng trước mắt một kiếp sống ngắn ngủi này không dễ dàng chứng nhập Niết Bàn tự tâm, do đó vẫn phải vãng sanh Tây Phương hội lãnh giáo huấn của Phật A Di Đà để kiến đạo, tuy kiến đạo những cần có sự hậu thuẫn của chư Đức Phật mười phương thì Phật Đạo mới viên thành.



VNBN nói một vài vấn đề như vậy thôi, còn nhiều nữa nhưng .... tạm vậy!

PS: Cái khó nhất trong tu tập là bản thân chúng ta bị chính sự vô minh nơi mình nương vào các thứ tri kiến mà sai sử hành động nhưng không hề hay biết! Người nuôi ong chủ ý là lấy mật ngọt nhưng không khéo lại bị chính những con ấy chích vào mình, người trí thì sẽ biết mà điều chỉnh, người ngu thì cứ tưởng đó là hương vị mật ngọt phản phất.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,252
Điểm tương tác
886
Điểm
113
Cảnh báo: những lời trên đây chỉ là lời nói một phía của Thầy VQ. Bản thân Thầy ấy cũng không hẳn là người đắc đạo như các bậc Thánh Tổ.

Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm ngay cả các vị A LA HÁN còn "lệch tông so với Bồ Tát và Phật" nói chi đến bậc còn là "phàm phu" như chúng ta.

Ngày nay tri kiến bày ra muôn màu muôn vẻ. Tuy nhiên, đạo quyết định ở chỗ thực hành: thực hành mà đem đến an lạc thanh tịnh vô ngã vị tha thì là đúng, ngược lại thì không nên theo.

VNBN lấy tư cách gì để ra "cảnh báo" vậy?! Thánh, Tổ chăng?
Thầy Viên Quang "không hẳn là người đắc đạo" vậy VNBN là gì? Người đắc đạo chắc!? Hề hề, hay là hạng khua môi múa mép?

Trích dẫn Kinh để minh chứng thì phải có đoạn kinh kèm theo rõ ràng; nói khơi khơi như VNBN là lập lờ đánh lận con đen đó.

Ai là người "an lạc thanh tịnh, vô ngã vị tha"? VNBN chăng? Hề hề, không thuyết phục một tí nào cả.


VNBN xin phân tích vài quan điểm của Thầy VQ, để Thầy nói một mình cũng buồn.
1. Không nhất thiết vào tăng đoàn hoặc bám theo tăng đoàn để tu tập.


* Theo VQ nhận thức. Chúng ta tu hành theo Mật tông hay bất cứ tông phái nào của PG thì cũng cần QUY Y TAM BẢO.
Mục đích Quy Y Tam Bảo để được gần gủi chư Tăng Ni kiến Đạo, chứng Đạo thì mới hạn chế lệch lạc định hướng Phật Tâm Tông.

Đương nhiên rằng, có tăng ni kiến đạo thì chúng ta nên tìm cầu học đạo.
Tuy nhiên Tăng Ni Kiến Đạo, chứng Đạo hiện nay là những vị nào? Cũng khó mà biết!
Hiện nay lại có nhiều những tăng ni không tuân hành theo giới luật đầy đủ, lại còn quan điểm sai trái; quy y theo đó sẽ bị dẫn vào vào đường mê sâu nặng thêm.


Lời dạy cuối cùng của Đức Bổn Sư trước lúc nhập Niết Bàn là: nương tựa ngọn đuốc của chính mình và lấy giới luật làm Thầy. Không phải vô duyên vô cớ Ngài lại dạy như thế, bởi Ngài nhìn thấy được tương lai về sau này thì tăng đoàn ngày càng thoái hóa đạo đức dần dần ... khi đến một lúc nào đó thì tăng đoàn chẳng còn chức năng của nó nữa.
Như vậy, không có quy định nào bắt buộc phải quy y Tăng mới tu học được. Thay vào đó, quy y giới luật.
Do đó, không nhất thiết phải vào Tăng đoàn Phật giáo mới được gọi là người tu hành Phật Pháp.
Chỉ cần quy y Phật, Pháp và lấy Giới thể làm Thầy là có thể tự tu hành Phật Pháp được.

Quy Y Tam Bảo là Lời Đức Phật Dạy, VNBN muốn thay đổi thì nên tự mình dương danh lập phái đi, đừng núp bóng thành viên DĐPPOL mà thốt lời kêu gọi phá hoại.

2. Phật giáo Hòa Hảo vẫn quy y Phật (tin nhận kính ngưỡng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, Đức A Di Đà, chư Phật mười phương), Quy y Pháp (Lý Phật Tánh, pháp môn niệm Phật) nhưng không quy y Tăng mà thay vào đó là quy y giới luật cư sĩ tại gia.

* PGHH chuyến đò lệch Tâm với PG Chánh thống:

1. Tin Phật tức Tâm.(Mà là Tâm phan duyên, tức suy nghĩ, tưởng thức. Hướng Ngoại. Bởi vậy mới nói là Họ Ngoại với PG)
2. Tin pháp môn niệm Phật A Di Đà. (Nhưng tin có linh hồn để Phật rướt về Tây Phương)
3. Chỉ Quy y Phật. Không quy y Pháp và Tăng. (Đạo PGHH chỉ có Đạo hữu tự tu không tin Pháp Bảo và Tăng Bảo.- có kinh giáo riêng là sấm giảng).

* Điểm dị biệt với PG chánh thống.

I/. Phật là TÂM mà là Tâm Chân Như. (Hướng Nội)
II/. Tin pháp môn niệm Phật A Di Đà. (Nhưng là bên Nội.- biết PHẬT TÂM TÔNG.- RÕ TỰ TÁNH DI ĐÀ DUY TÂM TỊNH ĐỘ).
III/. Quy Y Tam Bảo là trọng tâm của Tín Ngưỡng PG chánh thống.


- Đức Huỳnh giáo chủ tự mình học Phật Pháp, thể nghiệm đạo màu từ giáo lý Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni mà lập Đạo độ sanh. Tức là Ngài vẫn nương tựa Phật, nương tựa Pháp rồi tuyên giảng thành ra lời sấm giảng. Bản Thân Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng nghiệm được lời tiên tri của Đức Phật về sự mục nát Tăng Đoàn này và nương tựa lời giáo huấn lấy giới luật làm Thầy, bởi vậy Đức Huỳnh chế ra luật cấm cho các tín đồ và dặn tín đồ xem các lời răn đó là hiện thân của Đức Huỳnh.

- Thầy nói "Tin pháp môn niệm Phật A Di Đà. (Nhưng là bên Nội.- biết PHẬT TÂM TÔNG.- RÕ TỰ TÁNH DI ĐÀ DUY TÂM TỊNH ĐỘ)." thì đây là lời nói của người tu Thiền; người tu thành tựu vãng sanh không ai nói như vậy cả.
Vì sao? Pháp môn niệm Phật là sự kết hợp giữa "Tự lực" và "Tha lực", không hề thiên về bên nào cả.
Mình có Tánh Phật nhưng cũng cần có Phật ngoài hướng đạo thì sau cùng mới đến nơi. Do đó, dù biết mình có Phật Tánh nhưng trước mắt một kiếp sống ngắn ngủi này không dễ dàng chứng nhập Niết Bàn tự tâm, do đó vẫn phải vãng sanh Tây Phương hội lãnh giáo huấn của Phật A Di Đà để kiến đạo, tuy kiến đạo những cần có sự hậu thuẫn của chư Đức Phật mười phương thì Phật Đạo mới viên thành.

Giáo chủ Hòa hảo là ai Trừng Hải cóc cần biết, VNBN khỏi cần giới thiệu, biện minh chế cháo làm gì? Ai nói lời trắng trợn không cần Quy Y Tam Bảo là dị giáo rồi. Phải chăng VNBN là người theo Hòa hảo, vậy thì về các diễn đàn Hòa hảo mà phéc lác!

VNBN nói một vài vấn đề như vậy thôi, còn nhiều nữa nhưng .... tạm vậy!

PS: Cái khó nhất trong tu tập là bản thân chúng ta bị chính sự vô minh nơi mình nương vào các thứ tri kiến mà sai sử hành động nhưng không hề hay biết! Người nuôi ong chủ ý là lấy mật ngọt nhưng không khéo lại bị chính những con ấy chích vào mình, người trí thì sẽ biết mà điều chỉnh, người ngu thì cứ tưởng đó là hương vị mật ngọt phản phất.

Hê hê, xưa kia VNBN bị các thành viên diễn đàn chỉ trích rất dữ vì lời không y giáo phi lý để rồi tự mình thốt lời rời bỏ diễn đàn nhưng đã được Thầy Viên Quang nâng đỡ động viên rất nhiều. Vậy mà bây giờ toàn nói lời chụp mũ quả là "nuôi ong tay áo" đúng y lời của VNBN. Ti tiện.

Trừng Hải
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
911
Điểm tương tác
890
Điểm
93
Bài 13.- Đò (tt)- Kinh Địa Tạng.

Đoãn khúc bóng đen PGVN cận & đương đại.  T_jfif10


Ở thế gian có từ "đậu vớt". Đây là nói về những em học sinh sức học yếu kém. Nhưng cũng được nâng đở, xí xóa cho đậu để lên được lớp.- Gọi là "đậu vớt".

Cũng vậy.- Kinh Địa Tạng là phương cách để vớt vác những người có tín tâm tu theo Phật. Nhưng khả năng, trình độ nhận thức thấp kém, sẽ được nâng đở, xí xóa cho dự vào hàng Phật tử.

+ Đức Phật dùng Tứ Y Pháp để từng bậc nâng cấp cho Phật tử, là:

Y Pháp bất y Nhơn,
Y Nghĩa bất y ngữ.
Y Trí bất y Thức.
Y Liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa kinh.

Kinh Địa Tạng là kinh phương tiện bất liễu nghĩa kinh. - Nếu người học Phật thâm sâu thì bất y. Mà học chưa tới thì tạm dùng để được "đậu vớt".

+ Đức Phật dùng Tứ Tất Đàn để giáo hóa chúng sanh, là:

Thế gian tất đàn.- (Nghĩa là Thế Gian trú chấp cái gì. Thì Phật trước thuận theo lòng Chấp mà dạy.- Đây là "Trước dùng dục câu dắc".
Vị Nhơn tất đàn
Đối trị tất đàn.
Đệ nhất nghĩa tất đàn. (khi Phật tử đã hiểu sâu, thì mới dạy chân thật nghĩa.- Đây là "Sau dùng trí để độ".

Mặc dù là Kinh phương tiện. Nhưng vẫn có "mật ý" chân thật nghĩa sâu xa chứa trong kinh Địa tạng.

Chúng ta thử tìm Mật Nghĩa trong kinh Địa Tạng. Như:

Đoạn 1: Thánh Nữ lại hỏi Quỉ Vương Vô Ðộc rằng: “Ðịa ngục ở đâu?”
Vô Độc đáp rằng: “Trong ba cái biển đó đều là địa ngục, nhiều đến số trăm nghìn, mỗi ngục đều khác nhau. Về địa ngục lớn thời có 18 chỗ, bậc kế đó có 500 chỗ đủ không lường sự khổ sở, bậc kế nữa có đến nghìn trăm cũng đầy không lường sự thống khổ”

Phía Ðông của biển đó lại có một cái biển nữa, sự thống khổ trong đó càng trội hơn.

Ðó đều là do những nghiệp nhơn xấu xa của ba nghiệp mà cảm vời ra, đồng gọi là biển nghiệp, chính là ba cái biển này vậy”.

(hết trích)

Mật Nghĩa:

+ “Trong ba cái biển đó đều là địa ngục"

* Câu này "mật ý" là:

- 3 cái biển là chỉ cho 3 Tâm Tham, sân, si của chúng ta. nó rộng và sóng gió như Biển lớn.- 3 Tâm trạng đó chính là Địa ngục, giam nhốt chúng sanh vô lượng kiếp...

+ Về địa ngục lớn thời có 18 chỗ, bậc kế đó có 500 chỗ đủ không lường sự khổ sở, bậc kế nữa có đến nghìn trăm cũng đầy không lường sự thống khổ”

* Câu này "mật ý" là:

  • lớn thời có 18 chỗ: Là chỉ cho 18 giới.- 6 căn, 6 trần, 6 thức.
  • Bậc kế có 500 chỗ: là chỉ cho Ngũ Uẩn, và muôn vàn tác nhân vô minh v.v...

+ Ðó đều là do những nghiệp nhơn xấu xa của ba nghiệp mà cảm vời ra, đồng gọi là biển nghiệp, chính là ba cái biển này vậy”.

* Câu này "mật ý" là: Tất cả đều do "Nghiệp" biến hiện mà không thật có.- Ví như trăng dưới nước.- Nếu Ngộ ra Chân Tâm. Thì Sát na diệt khước A tỳ Nghiệp (CDC)
+++++++++++++++

Đoạn 2: "Thưa Nhân Giả! Phương Ðông của cõi Diêm Phù Ðề có dãy núi tên là Thiết Vi. Dãy núi đó tối thẫm, không có ánh sáng của mặt trời, mặt trăng; trong đó có địa ngục lớn tên là Cực Vô Gián,..."
Mật nghĩa:

+ Núi Thiết Vi:

  • Thiết là sắc chỉ cho sự bền chắc kiên cố.
  • Vi là bao bọc chỉ cho sự chấp thủ tâm thức, không giải thoát.

+ câu: Dãy núi đó tối thẫm, không có ánh sáng của mặt trời, mặt trăng

Mật nghĩa:
Đây là chỉ cho sự vô minh tâm tối của Tâm thức chúng sanh. Không có mặt trời, mặt trăng nào soi sáng được. Phải dùng trí Tuệ Phật (giác ngộ) mới có thể chiếu soi.
++++++++++++++

Đoạn 3: Ðịa Tạng Bồ Tát nói với Phổ Hiền Bồ Tát rằng: "Thưa Nhân Giả! Ðây đều là do chúng sanh trong cõi Nam Diêm Phù Ðề làm điều ác mà tùy nghiệp chiêu cảm ra như thế. ..
"Nhân Giả! Những quả báo như thế, trong mỗi ngục có trăm ngàn thứ khí cụ nghiệp đạo đều là bằng đồng, bằng sắt, bằng đá, bằng lửa; bốn thứ này là do các hành nghiệp cảm vời ra.


Mật nghĩa:
- Tất cả cảnh tượng, như núi thiết vi, địa ngục v.v... là tùy nghiệp chiêu cảm ra.- Không Thật có. Khi Mê thì có Địa Ngục. Khi Giác thì Hỏa diệm hóa Hồng liên.- Địa Ngục - Niết Bàn bất nhị.
++++++++++++

Kính các Bạn: K. Địa Tạng có Mật nghĩa, có huyền nghĩa , có Chân thật nghĩa đó. Chỉ trách chúng ta :

Tất cả chúng sanh từ vô thủy đến nay, theo các thứ điên đảo, tự nhiên tạo giống nghiệp như chùm ác-xoa. Những người tu hành không thể thành được vô thượng Bồ-đề, mà chỉ thành Thanh văn, Duyên giác và thành ngoại đạo, chư thiên, ma vương và quyến thuộc của ma, đều do không biết hai thứ căn bản, tu tập sai lầm.

Chỉ nên tự trách chúng ta dùng tâm phan duyên cho là tự tánh, mà đọc , mà học kinh điển. Cho nên cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa...

Tóm lại: Đọc kinh mà lệch Tâm là tự ta, không nên Chấp kinh. Mà nên tùy theo trình độ nhận thức của chúng sanh tâm. mà học phương tiện hay cứu cánh tùy người...Nhất là "Y Nghĩa bất y Ngữ" (theo Tứ Y Pháp Phật dạy).
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
911
Điểm tương tác
890
Điểm
93
VNBN lấy tư cách gì để ra "cảnh báo" vậy?! Thánh, Tổ chăng?
Thầy Viên Quang "không hẳn là người đắc đạo" vậy VNBN là gì? Người đắc đạo chắc!? Hề hề, hay là hạng khua môi múa mép?

Trích dẫn Kinh để minh chứng thì phải có đoạn kinh kèm theo rõ ràng; nói khơi khơi như VNBN là lập lờ đánh lận con đen đó.

Ai là người "an lạc thanh tịnh, vô ngã vị tha"? VNBN chăng? Hề hề, không thuyết phục một tí nào cả.




Quy Y Tam Bảo là Lời Đức Phật Dạy, VNBN muốn thay đổi thì nên tự mình dương danh lập phái đi, đừng núp bóng thành viên DĐPPOL mà thốt lời kêu gọi phá hoại.


Giáo chủ Hòa hảo là ai Trừng Hải cóc cần biết, VNBN khỏi cần giới thiệu, biện minh chế cháo làm gì? Ai nói lời trắng trợn không cần Quy Y Tam Bảo là dị giáo rồi. Phải chăng VNBN là người theo Hòa hảo, vậy thì về các diễn đàn Hòa hảo mà phéc lác!



Hê hê, xưa kia VNBN bị các thành viên diễn đàn chỉ trích rất dữ vì lời không y giáo phi lý để rồi tự mình thốt lời rời bỏ diễn đàn nhưng đã được Thầy Viên Quang nâng đỡ động viên rất nhiều. Vậy mà bây giờ toàn nói lời chụp mũ quả là "nuôi ong tay áo" đúng y lời của VNBN. Ti tiện.

Trừng Hải
VNBN viết.
Cảnh báo: những lời trên đây chỉ là lời nói một phía của Thầy VQ. Bản thân Thầy ấy cũng không hẳn là người đắc đạo như các bậc Thánh Tổ.

Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm ngay cả các vị A LA HÁN còn "lệch tông so với Bồ Tát và Phật" nói chi đến bậc còn là "phàm phu" như chúng ta.

Ngày nay tri kiến bày ra muôn màu muôn vẻ. Tuy nhiên, đạo quyết định ở chỗ thực hành: thực hành mà đem đến an lạc thanh tịnh vô ngã vị tha thì là đúng, ngược lại thì không nên theo.

VNBN xin phân tích vài quan điểm của Thầy VQ, để Thầy nói một mình cũng buồn.
1. Không nhất thiết vào tăng đoàn hoặc bám theo tăng đoàn để tu tập.


* Theo VQ nhận thức. Chúng ta tu hành theo Mật tông hay bất cứ tông phái nào của PG thì cũng cần QUY Y TAM BẢO.
Mục đích Quy Y Tam Bảo để được gần gủi chư Tăng Ni kiến Đạo, chứng Đạo thì mới hạn chế lệch lạc định hướng Phật Tâm Tông.

Đương nhiên rằng, có tăng ni kiến đạo thì chúng ta nên tìm cầu học đạo.
Tuy nhiên Tăng Ni Kiến Đạo, chứng Đạo hiện nay là những vị nào? Cũng khó mà biết!
Hiện nay lại có nhiều những tăng ni không tuân hành theo giới luật đầy đủ, lại còn quan điểm sai trái; quy y theo đó sẽ bị dẫn vào vào đường mê sâu nặng thêm.

Lời dạy cuối cùng của Đức Bổn Sư trước lúc nhập Niết Bàn là: nương tựa ngọn đuốc của chính mình và lấy giới luật làm Thầy. Không phải vô duyên vô cớ Ngài lại dạy như thế, bởi Ngài nhìn thấy được tương lai về sau này thì tăng đoàn ngày càng thoái hóa đạo đức dần dần ... khi đến một lúc nào đó thì tăng đoàn chẳng còn chức năng của nó nữa.
Như vậy, không có quy định nào bắt buộc phải quy y Tăng mới tu học được. Thay vào đó, quy y giới luật.
Do đó, không nhất thiết phải vào Tăng đoàn Phật giáo mới được gọi là người tu hành Phật Pháp.
Chỉ cần quy y Phật, Pháp và lấy Giới thể làm Thầy là có thể tự tu hành Phật Pháp được.

2. Phật giáo Hòa Hảo vẫn quy y Phật (tin nhận kính ngưỡng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, Đức A Di Đà, chư Phật mười phương), Quy y Pháp (Lý Phật Tánh, pháp môn niệm Phật) nhưng không quy y Tăng mà thay vào đó là quy y giới luật cư sĩ tại gia.


* PGHH chuyến đò lệch Tâm với PG Chánh thống:

1. Tin Phật tức Tâm.(Mà là Tâm phan duyên, tức suy nghĩ, tưởng thức. Hướng Ngoại. Bởi vậy mới nói là Họ Ngoại với PG)
2. Tin pháp môn niệm Phật A Di Đà. (Nhưng tin có linh hồn để Phật rướt về Tây Phương)
3. Chỉ Quy y Phật. Không quy y Pháp và Tăng. (Đạo PGHH chỉ có Đạo hữu tự tu không tin Pháp Bảo và Tăng Bảo.- có kinh giáo riêng là sấm giảng).

* Điểm dị biệt với PG chánh thống.

I/. Phật là TÂM mà là Tâm Chân Như. (Hướng Nội)
II/. Tin pháp môn niệm Phật A Di Đà. (Nhưng là bên Nội.- biết PHẬT TÂM TÔNG.- RÕ TỰ TÁNH DI ĐÀ DUY TÂM TỊNH ĐỘ).
III/. Quy Y Tam Bảo là trọng tâm của Tín Ngưỡng PG chánh thống.


- Đức Huỳnh giáo chủ tự mình học Phật Pháp, thể nghiệm đạo màu từ giáo lý Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni mà lập Đạo độ sanh. Tức là Ngài vẫn nương tựa Phật, nương tựa Pháp rồi tuyên giảng thành ra lời sấm giảng. Bản Thân Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng nghiệm được lời tiên tri của Đức Phật về sự mục nát Tăng Đoàn này và nương tựa lời giáo huấn lấy giới luật làm Thầy, bởi vậy Đức Huỳnh chế ra luật cấm cho các tín đồ và dặn tín đồ xem các lời răn đó là hiện thân của Đức Huỳnh.

- Thầy nói "Tin pháp môn niệm Phật A Di Đà. (Nhưng là bên Nội.- biết PHẬT TÂM TÔNG.- RÕ TỰ TÁNH DI ĐÀ DUY TÂM TỊNH ĐỘ)." thì đây là lời nói của người tu Thiền; người tu thành tựu vãng sanh không ai nói như vậy cả.
Vì sao? Pháp môn niệm Phật là sự kết hợp giữa "Tự lực" và "Tha lực", không hề thiên về bên nào cả.
Mình có Tánh Phật nhưng cũng cần có Phật ngoài hướng đạo thì sau cùng mới đến nơi. Do đó, dù biết mình có Phật Tánh nhưng trước mắt một kiếp sống ngắn ngủi này không dễ dàng chứng nhập Niết Bàn tự tâm, do đó vẫn phải vãng sanh Tây Phương hội lãnh giáo huấn của Phật A Di Đà để kiến đạo, tuy kiến đạo những cần có sự hậu thuẫn của chư Đức Phật mười phương thì Phật Đạo mới viên thành.


VNBN nói một vài vấn đề như vậy thôi, còn nhiều nữa nhưng .... tạm vậy!

PS: Cái khó nhất trong tu tập là bản thân chúng ta bị chính sự vô minh nơi mình nương vào các thứ tri kiến mà sai sử hành động nhưng không hề hay biết! Người nuôi ong chủ ý là lấy mật ngọt nhưng không khéo lại bị chính những con ấy chích vào mình, người trí thì sẽ biết mà điều chỉnh, người ngu thì cứ tưởng đó là hương vị mật ngọt phản phất.

( hết TRÍCH)
********
Mô Phật. VQ kính cảm ơn Bác Trừng Hải và bạn VNBN vào thảo Luận ạ.

Kính các Bạn. Thực ra VQ viết bài ở mục Theo dòng lịch sử này. Là. muốn ghi lại các dữ kiện , các diễn biến đen tối, các ý muốn ly khai trong giai đoạn hiện tại của PGVN.
Nếu sau này có vị siêu xuất nào,có thể kết nạp làm SỬ LUẬN. Thì A đi Đà PHẬT.
VQ rất trân trọng với các ý kiến thảo Luận của các Bạn Trì Thức ạ.
Xin cảm kích vô vàn ạ.
Kính
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
911
Điểm tương tác
890
Điểm
93
Bài 14.- Đò (tt)- Lệch Tâm về cầu siêu.

* Về 3 câu còn lại:

c. nếu là đại thiện thì sanh lên cõi Trời, nếu là đại ác thì đọa xuống Địa Ngục, nếu có tu Tịnh nghiệp thì sanh về Cực Lạc,

d. v/đ kinh Vu lan Mục Liên cứu mẹ


Đáp: Giống như VNBN hiểu bắc quàng ở trên: Đang nói về "linh hồn" thì lại bắc quàng: "Pháp môn niệm Phật là sự kết hợp giữa "Tự lực" và "Tha lực", không hề thiên về bên nào cả." (hết trích)

VQ nhắc lại: đại thiện thì sanh lên cõi Trời, nếu là đại ác thì đọa xuống Địa Ngục, nếu có tu Tịnh nghiệp thì sanh về Cực Lạc...Cũng như Bà Thanh Đề ở Địa ngục.- Đồng ý là có. Nhưng có đủ cả 5 uẩn, chứ không phải cái hồn vía hoang đường. Nhất là sanh về Cõi Cực Lạc. Phải là một con người, hoặc Thanh Văn, duyên Giác có 5 Uẩn hoàn chỉnh. Mà không phải là Cõi Cực Lạc chỉ có Hồn ma bóng quế, cà lơ phất phơ, lơ lửng như ma trơi hay ly mỵ vọng lượng ...

Vâng ! V/đ kế tiếp:
f. Nghi vấn: trong nghi thức Phật Giáo có cầu siêu trong vòng 49 ngày v.v...Nếu nói là không có vong linh, vong linh nhập xác là mê tín? Vậy Tăng Ni Phật tử đi cúng đám cho các hương linh là mê tín luôn à?

Đáp: v/đ này Minh Đức Triều Tâm Ảnh, có gợi ý:(Cầu siêu, cầu an)

Nghi thức hộ niệm theo Nam truyền

Thời Phật tại thế, khi một vị tỳ-khưu hoặc một cư sĩ mất, đức Phật hoặc chư tăng đến bên xác chết chỉ để tụng đọc những bài kệ vô thường và vô ngã... hoặc niệm thân hoặc niệm sự chết. Và ngày nay, chư tăng cũng thường đọc tụng như thế.

Khi nghe tin một người sắp lâm chung, chư tăng được gia đình cư sĩ đến tụng kinh cầu an. Cầu an chỉ là tạm mượn của Bắc truyền chứ Nam truyền, thay vì nói cầu an là tụng kệ chúc phúc an lành. Cầu siêu cũng vậy, Nam truyền chỉ tạm mượn, chứ thật ra chỉ để đọc kệ quán sự chết, quán thân, quán vô thường, khổ không, vô ngã, không thể cầu siêu độ cho hương linh được, chỉ gia niệm, gia trì, gia hộ do năng lực của tâm thanh tịnh thôi.

Giây phút quan trọng nhất là khi người sắp mất còn nghe được tiếng lời kinh, kệ để có thể tự chuyển hoá tâm thức mình. Có thể mở băng đĩa kinh, những thời pháp. Nếu còn thấy được thì nên để cho người ấy thấy hình ảnh đức Phật, và cụ thể là chư tăng đang đứng gần bên mà phát sanh đức tin, nhớ nghĩ những việc lành của mình đã làm trong quá khứ. Nếu không còn nghe, còn thấy thì có thấy đốt trầm, hương, biết đâu người sắp mất cảm nhận được... Tuyệt đối trong gia đình không nên khóc lóc, nên giữ không gian thanh tịnh tạo một năng lượng an lành bao quanh.

Nam tông cũng nhập liệm, cũng trị quan, trị huyệt nhưng đều chỉ tụng đọc những bài kệ như nêu dẫn ở trên.

Sau khi người chết đã đặt trong quan rồi, trước có thiết lễ bàn thờ Phật Thích Ca (không có Quan Âm, Di Đà, Địa Tạng), có đèn trầm, hương hoa quả phẩm, tuyệt đối không cúng thêm bất kỳ gì món gì khác. Điểm quan trọng tiếp theo, là ngày nào gia chủ cũng thỉnh mời chư tăng, tối thiểu 4 vị, 6 vị tỳ-khưu (đủ đại diện cho Tăng-già) đến để cúng dường y, vật thực rồi chư tăng tụng kinh chú nguyện hồi hướng. Buổi chiều, tối, chư cư sĩ bạn đạo vài chục người đến tụng kinh.

Ngày cuối cùng, ngày mai tiễn linh, bao giờ cũng thỉnh mời một vị trưởng lão đến để thuyết pháp bên cạnh kim quan, không phải là thuyết cho người chết (thuyết linh) mà thuyết cho người sống nghe. BênNam tông không coi trọng quá cái xác chết, có thể chôn cất mà cũng có thể thiêu, bây giờ đa phần là thiêu, lấy ít cốt về thờ hoặc gởi tại một ngôi chùa nào đó.

Do tập tục về thân trung ấm và 49 ngày đã xâm nhập quá lâu vào tâm thức nhân gian nên Nam tông cũng quen tuần nhất, tuần nhì cho đến thất tuần trai tăng hồi hướng. Tôi đã nhiều lần muốn bỏ nhưng đành chịu. Nghĩ cũng tốt, thế là có cả thảy 7 tuần để tưởng nhớ người đã mất, hồi hướng phước cho người đã mất. Người ta lại còn có cơ hội tưởng nhớ đến Tam Bảo, đến việc thiện, đến phước đức không là điều đáng trân trọng sao? Ngoại trừ đâu đó “tạt nước theo mưa” hoặc lợi dụng tín ngưỡng ấy với những ý đồ riêng thì ở đây tôi không nói tới. Tuy nhiên, nếu quá rối rắm, hệ luỵ cho hai hàng cư sĩ thì không nên, họ khổ nhiều rồi, đến chùa học đạo diệt khổ mà quá nhiều phiền não phát sinh thì có đáng không?

Phải biết cái gì chính, cái gì phụ, việc đáng làm và việc không đáng làm. Bày nhiều hình thức lễ nghi quá là rơi vào giới cấm thủ đấy! Lời thật mất lòng, xin chư vị thiện trí thức hiểu cho điều này và cổ suý cho. Biết sai mà không nói cũng hổ thẹn với giáo pháp, hổ thẹn với chư Phật và nhất là hổ thẹn với hàng phật tử học Phật chơn chánh vậy. (hết trích)

Đoãn khúc bóng đen PGVN cận & đương đại.  3_th_j10


Kính các Bạn: Bắc Tông về ý nghĩa cầu siêu cũng một chân lý đó vậy thôi. Chỉ khác Nam Tông là Bắc Tông có Quan Âm, Di Đà, Địa Tạng- Hoặc Có chăng là người ta cố tình lệch Tâm để này nọ kia mà thôi .!!!
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
911
Điểm tương tác
890
Điểm
93
Bài 15.- 10 đạo quân Ma:

Kính các Bạn. MA có Ma Vương, Ma Quân, Ma Dân, ma nữ.- vừa qua đã nói Ma Dân. Sau đây xin nói Ma Quân.- tức là Quân Đội của Ma.

Trong kinh Tập Tạng, Phật thuyết kệ cho các Ma vương như sau:

Dục là đạo quân thứ nhất,
Ưu sầu là đạo thứ hai.
Đói khát là đạo thứ ba,
Ái nhiễm là đạo thứ tư.
Ham ngủ là đạo thứ năm,
Sợ hãi là đạo thứ sáu.
Đa nghi là đạo thứ bảy,
Thâm độc là đạo thứ tám.
Đắm lợi dưỡng, ham danh vọng-
Đó chính là đạo quân thứ chín.
Tự cao khinh mạn người khác,
Là đạo quân thứ mười kể sau.

Quân các ngươi như vậy đó,
Hết thảy người ở thế gian.
Cùng hết thảy các hàng Trời,
Chẳng ai đủ sức phá được.
Ta (Phật) dùng mũi tên Trí huệ,
Dùng sức cung nỏ thiên định.
Phá tan ma quân của ngươi,
Như bình đất tan trong nước.

Đệ tử của Ta tinh tấn.
Thường nhất tâm tu trí huệ.
Dõng mãnh, không thối chuyển,
Nhằm cứu độ hết chúng sanh.
Tùy thuận như Pháp tu hành,
Quyết đến Niết Bàn tịch tịnh.

Ngươi, dù chẳng muốn buông tha,
Vẫn chẳng sao phá được họ.

Ma vương nghe Phật thuyết kệ như vậy, hết sức ưu sầu, liền bỏ ra đi. Những ma quân cũng biến đi, chẳng còn hiện nữa. (hết trích)

Đoãn khúc bóng đen PGVN cận & đương đại.  Ma_quz10

Kính các Bạn. Lũ Ma quân rất đông đảo, rất hùng mạnh. Đệ Tử Phật phải siêng năng tu tập Thiền Định và Trí Tuệ mới Phá tan được Ma quân. Mới thẳng tiến đến Thành trì Niết Bàn Phật.
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,796
Điểm tương tác
751
Điểm
113
VNBN lấy tư cách gì để ra "cảnh báo" vậy?! Thánh, Tổ chăng?
Thầy Viên Quang "không hẳn là người đắc đạo" vậy VNBN là gì? Người đắc đạo chắc!? Hề hề, hay là hạng khua môi múa mép?

Trích dẫn Kinh để minh chứng thì phải có đoạn kinh kèm theo rõ ràng; nói khơi khơi như VNBN là lập lờ đánh lận con đen đó.

Ai là người "an lạc thanh tịnh, vô ngã vị tha"? VNBN chăng? Hề hề, không thuyết phục một tí nào cả.




Quy Y Tam Bảo là Lời Đức Phật Dạy, VNBN muốn thay đổi thì nên tự mình dương danh lập phái đi, đừng núp bóng thành viên DĐPPOL mà thốt lời kêu gọi phá hoại.



Giáo chủ Hòa hảo là ai Trừng Hải cóc cần biết, VNBN khỏi cần giới thiệu, biện minh chế cháo làm gì? Ai nói lời trắng trợn không cần Quy Y Tam Bảo là dị giáo rồi. Phải chăng VNBN là người theo Hòa hảo, vậy thì về các diễn đàn Hòa hảo mà phéc lác!



Hê hê, xưa kia VNBN bị các thành viên diễn đàn chỉ trích rất dữ vì lời không y giáo phi lý để rồi tự mình thốt lời rời bỏ diễn đàn nhưng đã được Thầy Viên Quang nâng đỡ động viên rất nhiều. Vậy mà bây giờ toàn nói lời chụp mũ quả là "nuôi ong tay áo" đúng y lời của VNBN. Ti tiện.

Trừng Hải
hi hi, nóng vậy đạo hữu. Tu hành lâu nay sao không kìm chế được vậy đạo hữu!
- Ở đây tất nhiên là quan điểm cá nhân của VNBN rồi, cảnh báo theo quan điểm cá nhân thôi.
- Đạo hữu không biết Đức Huỳnh giáo chủ là ai và vì sao không gi nhập tăng đoàn xuất gia mà chỉ tu tại gia. Đạo hữu đã không biết thì lời phán của đạo hữu chỉ là phiến diện.
Thí dụ, khi tăng đoàn mục nát thì đạo hữu có quy y tăng đoàn đó không?


  • VNBN không theo bất kì tổ chức tôn giáo nào cả, chỉ là người theo pháp Phật, tự tu pháp môn niệm Phật.
  • VNBN thảo luận với Thầy VQ, vì ở đây là diễn đàn thảo luận, có tính 2 chiều chứ không phải là diễn đàn cực đoan theo kiểu "thuận ta thì sống nghịch ta thì chết".
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên