vienquang2

Đoãn khúc "bóng đen" PGVN cận & đương đại phần III

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,099
Điểm tương tác
1,040
Điểm
113
Phần III .- Ma Chướng và Thần Tiên.

Bài 1.- NỘI MA.

Thế nào là Nội Ma ?

Nội là ẩn ở trong " tâm tưởng" của ta.
Ma là sự mê muội do hoang tưởng tạo thành.

Như ở kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật dạy:

Kinh Văn:

Nhưng các ông còn chưa biết những ma sự nhỏ nhiệm trong lúc tu Chỉ, tu Quán. Ma cảnh hiện ra, ông không biết được, là do vì việc thanh tịnh tâm ý (tẩy tâm) của ông không chân chánh, mà rơi vào tà kiến.

Ông sẽ bị quấy nhiễu bởi một loại ma từ ngũ ấm của ông, hoặc là ma từ cõi trờì, hoặc mắc quỷ, thần, hoặc gặp ly, mỵ. Nếu tâm không sáng suốt, ông sẽ nhận lầm kẻ giặc là con.

Lại nữa, có khi được một ít cho là đủ. Như Tỳ Kheo Vô Văn đạt được Đệ tứ thiền, vọng ngôn cho rằng mình đã chứng Thánh, đến khi phước báo cõi trời hết rồi, suy tướng xuất hiện, liền phỉ báng quả vị A La Hán còn phải chịu sinh tử, nên liền rơi vào địa ngục A Tỳ.
(K.Lăng nghiêm)

TT. Thích Đức Thắng Luận giải rằng:
Trong kinh Thủ Lăng-Nghiêm, đức Phật đưa ra hình ảnh của Tỳ kheo Vô-văn, mới chứng Tứ-Thiền mà đã vội mừng, tự cho rằng mình đã chứng tứ quả Vô-vi A-la-hán,

Đến khi hết phước phải rơi vào nhơn quả thì liền sanh tâm sân hận, hủy Phật báng pháp không tiếc lời, rằng Phật lừa dối, tại sao ông ta đã chứng quả Thánh rồi mà còn phải vào lại nhơn quả, để cuối cùng ông ta phải rơi vào địa ngục .

Ông ta (Vô-văn Tỳ-kheo) rơi vào địa ngục vô gián chính là vì cái tâm chấp ngã quá lớn của ông ta, khi ma tâm nóng nảy, khiến miệng ông ta phun ra những lời hằn học báng bổ Phật đạo chân-chính.( hết trích)



Kính các bạn. Nội Ma là ở chỗ này. - Chấp và đại ngôn "Ta chứng Thánh".

* Thế nào là " hoang tưởng " ?
Có anh nọ có vấn đề về thần kinh. Anh ta cảm thấy mình là cục xương. Do vậy mà rất sợ chó nó gậm cục xương là mình. Nên thấy chó là chạy trốn.

Có người giải thích cho anh ta. - Anh chính là con người đâu phải là cục xương, anh không cần sợ chó.- Nghe giải thích anh ta xác nhận: Tôi là con người, không phải cục xương !

Bổng có còn chó chạy lại. Anh hoảng hốt lại chạy trốn con chó. - Người đủ trí hỏi anh ta. Tại sao anh đã biết mình là người mà không phải cục xương, mà anh còn sợ chó ?

Anh đáp: Vâng ! Tôi biết tôi là con người, tôi không phải là cục xương. Những con chó nó đâu có biết như vậy. Nó cứ tưởng tôi là cục xương. Nên tôi phải trốn nó !!!

Thưa các bạn. Một người bị hoang tưởng. Vô cùng tại hại. Nhưng một người tu tập mà bị hoang tưởng sẽ hại mình và làm hại rất nhiều người u mê kém trạch pháp.

Hoang tưởng sanh Nội Ma là thế.

Trên bước đường tu tập chúng ta nên cẩn trọng, đề phòng và nên biết rõ . Để tránh xa hầm lọt hố, tránh Bị sập bẩy Hoang tưởng, Nội Ma và Ngũ Ấm Ma.
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,099
Điểm tương tác
1,040
Điểm
113
Bài 2.- Giáo phải Thanh Hải.

Bà: Đặng Thị Trinh, (sinh ngày 12/5/1948 tại Đức Phổ, Quảng Ngãi) Bà lập ra giáo phái này năm 1989 tại Đài Loan.

thuong su3.jpg


"Thanh Hải Vô Thượng Sư" còn gọi là "Đạo tràng Tây Hồ", "Hội thiền định Suma Ching Hai", "Hội thiền định quốc tế Thanh Hải Vô Thượng Sư", "Hội quốc tế Thanh Hải Vô Thượng Sư", "Hội quốc tế thánh thiện Thanh Hải Vô Thượng Sư".

"Thanh Hải Vô Thượng Sư" không có giáo lý chính thống mà tiếp thu giáo lý Phật giáo và đạo Sikh. Người theo "Thanh Hải Vô Thượng Sư" phải ăn chay trường, thực hiện ngũ giới cấm, không thờ ông bà tổ tiên….

Hiện nay, tổ chức "Thanh Hải Vô Thượng Sư" có mặt tại 79 quốc gia và vùng lãnh thổ, phát triển mạnh tại nhiều nước như Mỹ, Canada, Australia, Thái Lan, Singapore, Malaysia,… trụ sở chính đặt tại thành phố El Monte, Nam California, Mỹ.

""Thanh Hải Vô Thượng Sư" du nhập vào Việt Nam từ năm 1990, . Hiện nay "Thanh Hải Vô Thượng Sư" có khoảng 4.000 người tham gia tại 40 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư với hàng trăm điểm nhóm sinh hoạt trái pháp luật, trong đó tập trung đông nhất tại TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Đồng Nai, Khánh Hòa, Bình Dương…" –( ông Chức thông tin).

Về cơ cấu tổ chức, "Thanh Hải Vô Thượng Sư" hiện nay có 3 cấp: "Ban liên lạc miền", "Ban liên lạc tỉnh" và "Tổ trưởng" phụ trách hoạt động của các điểm nhóm. Những điểm "cộng tu", "điểm liên lạc", "Hội quốc tế Thanh Hải Vô Thượng Sư" được thành lập ở các miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Thanh Hải là người trực tiếp thẩm định nhân sự "liên lạc viên".

(lượt trích .- Nội chính Quảng bình)

Thanh Hải là Pháp môn Thiền quan âm, (Với mớ giáo lý pha tạp của nhiều tôn giáo, pha chút mê tín, chút màu sắc chính trị.) đi ngược với 5 trường phái thiền của Tổ sư Đạt Ma, gồm: Quy ngưỡng, Vân môn, Pháp nhãn, Tào động và Lâm tế. Giáo lý nhà Phật quy định rất kỹ và nghiêm ngặt về ăn mặc, đi đứng, nói năng của người tu hành, nhưng Thanh Hải thì khác.

Khó ai có thể nghĩ người tu hành như Thanh Hải lại ăn mặc có lúc như ca sĩ cải lương, hề trong tuồng chèo, người mẫu thời trang, thậm chí còn mặc áo hở rốn nhảy theo nhạc rock. Nhố nhăng hơn, Thanh Hải còn cho người mẫu thời trang mặc trang phục của người tu hành để biểu diễn trên sân khấu…
(tin vq trích tổng hợp)
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,099
Điểm tương tác
1,040
Điểm
113
Bài 3.- Câu chuyện.- "đắc quả Thần Tiên" !

Nhân một buổi đàm thoại với Quý sư ở Chùa Phổ Minh (Nam Tông PG).

Sư hỏi: Nghe nói ...ngài biết về núi Bà TN. Ngài có biết việc Sư Bà Diệu Nghĩa Viện chủ 3 chùa Núi Bà. Là Ni Trưởng trong hệ phái Bắc Tông, Sư Bà đã tu hành đến nay trên 100 tuổi . Mà "đắc quả Thần Tiên" ?

Đoản khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần III 5_ngho11

Mô Phật. Sư đã hỏi VQ xin kể lể cái gì mà VQ biết để Trình lên Sư ạ. Số là:

Núi Bà đen TN, vốn có 2 nền tín ngưỡng:

1. Tín ngưỡng Thần Tiên: Bà Đen.- Tên thật là Lý thị Thiên Hương. Người gốc huyện Hoang hóa (nay là Trảng Bàng TN). Do một lần viếng Núi TN. Bà đã bị bọn cướp toan hảm hiếp nên đã tuẩn tiết, và hóa sanh làm Quỷ Thần tại Núi TN.
Đến giai đoạn vua nhà Nguyễn là Nguyễn Phúc Ánh, lánh nạn nhà Tây Sơn đến núi TN. trong cơn mộng nhà vua phong cho bà LTTH làm Linh Sơn Thánh Mẫu (làm sơn Thần và sắc phong cho núi này thuộc sở hữu của Bà).- Trong giai đoạn đó có Sư thuộc phái Lâm Tế.- Chi Thiền Tông Tự phái Liễu Quán (Huế).- Đến núi TN tu hành và khai thành chi phái của Liễu Quán. Thành Phái TẾ THƯỢNG CHÁNH TÔNG. Phái tu này được Linh Sơn Thánh Mẫu ủng hộ...

2. Tín Ngưỡng PG Thiền Tông: Phái Thiền Tế Thượng khởi từ Tổ Bưng Đĩa, truyền đến Tổ Tâm Hòa (đời thứ 41 Lâm Tế) Làm Chưởng môn, thì được thịnh hành, khai sơn phá thạch tạo nên Linh sơn Tiên Thạch Tự (chùa Bà), sau đó tạo thêm chùa Hang (Long Châu tự) và chùa Trung (Linh sơn Phước Trung tự).- Thành hệ thống 3 chùa Núi Bà do một người làm Chưởng môn (hệ phái Tế Thượng) kiêm PHƯƠNG TRƯỢNG..
(còn tiếp)

- Trong khi chờ đợi VQ tìm lại trong đống tro tàn ký ức. Mời các bạn tiếp v/₫ các Giáo phái ... ạ
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,099
Điểm tương tác
1,040
Điểm
113
Bài 4.- “Pháp môn Diệu âm” (Trần Tâm)

Còn có tên gọi khác là Hội Thiền Định quốc tế Master Ruma; người sáng lập là Trần Tâm còn có các tên gọi khác: Saint John, Trấn Yăn Tom, Trần út Huỳnh Long, Tom Trần, Master Ruma, sinh ngày 22/10/1972 tại Kiên Giang, là Việt Kiều Mỹ. Trần Tâm là “sứ giả” của “Thanh Hải Vô Thượng sư”.(X. Mai)

Được biết "thiền sư" Trần Tâm là người Việt Nam (hiện sống tại Mỹ) được các vị đạo sĩ ở Hymalaya (Ấn Độ) trao truyền pháp môn Diệu Âm, một trong những pháp tu của các đạo sĩ Ấn giáo.

Tôn chỉ của pháp môn Diệu Âm là "Trực diện với Thượng đế qua thiền định Âm thanh và Ánh sáng nội tại". Người tu tập pháp môn Diệu Âm phải được thọ tâm ấn, tức được "minh sư" Trần Tâm truyền trao Lực lượng, nương tựa Lực lượng của "minh sư" để phát triển tình thương, trau dồi trí tuệ, thể nhập với Thượng đế.

Mặc dù giáo phái này chủ trương ăn chay, thọ trì 5 giới cấm và sử dụng rất nhiều thuật ngữ Phật giáo như Phật, Bồ tát, Phật tính, từ bi, trí tuệ, vô ngã, thiền định v.v…nhưng rõ ràng pháp môn này không phải Chánh pháp của Đức Phật.

Trần Tâm đã tách ra và lập nên hiện tượng tôn giáo mới “Pháp môn Diệu âm” dựa trên cơ sở và hình thức tu luyện giống “Thanh Hải vô thượng sư”; cùng tranh giành ảnh hưởng về tín đồ và phạm vi hoạt động. Thực chất đây là biến tướng của “Thanh Hải vô thượng sư”.

Do vậy, các Phật tử khi được giới thiệu tu tập các pháp môn thiền Âm thanh và Ánh sáng của "thượng sư" Thanh Hải hay "thiền sư" Trần Tâm phải hết sức tỉnh táo, phát huy tuệ giác biết rõ không phải Chánh pháp, kiên quyết không thực tập theo, đồng thời sách tấn, nhắc nhở các đạo hữu khác cảnh giác với những pháp môn phi Chánh pháp này.

Lượt trích: Tổ Tư vấn ([email protected]) (Nguồn: giacngo.vn) và một số nguồn tin .

Đoản khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần III Screen66
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,099
Điểm tương tác
1,040
Điểm
113
Bài 5.- Mãng Truyền thuyết (2) Bà Đen TN.(truyện Thần Tiên tt)

Truyện kể:

Chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi phải chạy đến Trảng Mang Chà vùng bùng binh hiện nay. Nghe tin đồn sự tích núi Bà Đen linh thiêng, Nguyễn Ánh liền sai quan phi ngựa lên cầu nàng mách giùm cách thoát nạn. Thiên Hương báo mộng mách Nguyễn Ánh qua Xiêm tá binh để chờ sau khôi phục cơ nghiệp, đồng thời chỉ đường chạy thoát thân cho.

Câu chuyện sự tích núi Bà Đen được đồn đại đến tai Thượng Quốc công Lê Văn Duyệt. Vị quan quyết chí tìm hiểu sự thực và hứa sẽ dâng sớ với vua phong chức cho cô gái họ Lý này nếu cô hiển linh.
Một hôm, nàng Thiên Hương nhập vào xác một cô gái để trò chuyện với Quốc công:

– Hồn của thượng quan sau này sẽ được hóa thần nhờ tài đức, tuy nhiên phần xác sẽ bị hành hạ không vẹn toàn.
Vị quan thanh liêm đáp lời:

– Bổn chức không hỏi tương lai của mình, mà chỉ muốn biết căn nguyên nỗi oan của nàng.

Cô gái rưng rưng nước mắt kể lại cái chết oan khiên, theo đó do chưa chung sống với chồng, nàng đã được trở thành tiên thánh và được cử xuống phàm trần để cứu nhân độ thế. Dứt lời cô gái bất tỉnh, mãi lâu sau mới dậy.
Lê Văn Duyệt đã thay mặt vua phong cho nàng Thiên Hương làm “Linh Sơn Thánh Mẫu”, ngụ ở núi Một Cột. Từ đó núi thay tên là núi Bà Đen.

https://dao-mau.fandom.com/vi/wiki/Linh_Sơn_Thánh_Mẫu

Lại cũng có truyền thuyết:
Vào thế kỷ XVIII, Nguyễn Ánh phải bôn tẩu vào Nam để lẩn tránh sự truy lùng gắt gao của quân đội Tây Sơn. Tại vùng đất này, ông nằm mộng cầu mong sự giúp đỡ của Bà Đênh theo gợi ý của người dân. Đáp lại lời khấn nguyện, Bà chỉ dẫn Nguyễn Ánh tìm quả dại cứu đói và dẫn binh lính trốn thoát khỏi cảnh hiểm nguy.

Khi hoàn thành phục hưng nhà Nguyễn và lên ngôi trị vì, vua Gia Long đã sắc phong Bà Đênh chức Linh Sơn Thánh Mẫu, đúc cốt tượng đồng đen thờ Bà trong thạch động để đền đáp ơn nghĩa năm xưa. Người dân địa phương cũng bắt đầu gọi vùng núi này là núi Bà Đênh, sau đọc trại thành Bà Đen như hiện nay.
badenmountain.sunworld.vn

Ngày nay. Di tích sắc phong thì còn một Tôn Tượng Bà đen bằng đồng đen (thứ thiệt) do vua Gia Long Sắc phong ban tặng. được thờ ở chùa Phước Lâm Vĩnh Xuân. Tổ đình núi Bà TN. (Di tích trác sắc phong của vua chỉ còn bản sao. Trước đây VP BTS TN còn lưu trử...)
Đoản khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần III Truyen10
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,099
Điểm tương tác
1,040
Điểm
113
Bài 6.- Truyền thừa hệ Thiền Tế Thượng.- Núi Bà TN (Truyện Thần Tiên tt).

Vào cuối thời Nguyễn, chi phái Thiên Thai -Thiền Tông của Hòa thượng Liễu Quán từ miền trung truyền đến vùng Đồng Nai – Gia Định như được gọi là Tế Thượng Chánh Tông để phân biệt với Lâm Tế Chánh Tông và Lâm Tế Gia Phổ. - Trong đó có vị Sư gọi là Tổ Đĩa, đến Núi TN tu hành và truyền thừa phái thiền này.- Theo bài kệ:

“Thiệt Tế Đại Đạo
Tánh Hải Thanh Trừng
Tâm Nguyên Quảng Nhuận (Tổ T Hòa hàng chữ TÂM, thứ 43)
Đức Bổn Từ Phong
Giới Định Phước Huệ
Thể Dụng Viên Thông
Vĩnh Siêu Trí Quả
Mật Khế Thành Công
Truyền Trì Diệu Lý
Diễn Xương Chánh Tông
Hạn Giải Tương Ứng
Đạt Ngộ Chân Không.”

Theo các tài liệu thư tịch viết về Phật giáo Tây Ninh, Hòa thượng Đạo Trung – Thiện Hiếu (tục còn gọi là tổ Bưng Đỉa), thuộc thế hệ thứ 38, phái Thiền, chi phái Lâm Tế, dòng đạo Liễu Quán ở Đàng Trong đến núi Bà Đen khai sơn, phá thạch, lập nên ngôi chùa và đặt hiệu là Linh Sơn Tiên Thạch.
“Trong cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận (Nguyễn Lang, Nxb Phương Đông, 2012) có đoạn: “Đạo Trung sau 31 năm trú trì tại Linh Sơn, giao sơn môn này cho đệ tử là Tánh Thiền và về khai sơn chùa Long Hưng ở Thủ Dầu Một. Đó là vào năm 1794…”.

Vậy là ngài Đạo Trung đã đến, mở đầu công cuộc hoá đạo của Phật giáo tại núi Bà vào năm 1763. Ngài còn có tên tục, gọi là Tổ Bưng Đỉa.
tapchivanhoaphatgiao.com

+ 3 vị đầu tiên là các vị tổ đời thứ 35, 36 và 37 thì vẫn chưa thấy sách sử nào ở Tây Ninh ghi rõ. Một nghiên cứu gần đây của Phí Thành Phát cho biết vị tổ đời thứ 35 ghi trên bia là Thiệt Diệu - Liễu Quán.

+ Hai vị tổ tiếp theo, đời thứ 39 là Tánh Thiền, tự Quảng Thông

+ và đời thứ 40 là Hải Hiệp - Từ Tạng. Nhưng không có những ghi chép về sự tích của các ngài.

+ Đến vị tổ thứ 41 là Thanh Thọ - Phước Chí, trụ trì trong các năm từ 1871 đến 1880 thì có nhiều sự kiện được ghi lại. Như ngài từng làm “Thủ tạ chùa Phước Lâm (Vĩnh Xuân- Tổ đình Núi Bà Đen)…

Ngày 8.2.1871 năm Nhâm Thân khánh thành chùa Phước Lâm, lên Điện bà xây hang Điện năm 1872…” (Ngọn đuốc cửa thiền, 1957). Thanh Thọ - Phước Chí hẳn là một bậc tu hành “Đạo cao, đức trọng” nên ngài từng được suy tôn làm Chủ kỳ, giữ chức Yết Ma trong Đàn truyền giới (nay là Đại giới đàn) vào tháng 5.1875, khi thiền sư Tiên giác Hải Tịnh - người được coi là “đi đầu trong công cuộc chấn chỉnh nghi lễ ứng phú Nam bộ lúc bấy giờ” lên núi Bà, mở đàn truyền giới tại chùa Linh Sơn Tiên thạch (tạp chí Văn hoá Phật giáo ngày 15.4.2021).

Tuy vậy, thành tựu quan trọng nhất của tổ Thanh Thọ là đào luyện được những đệ tử xuất sắc. Đấy là các nhà sư:

+ (đời 42) Trừng Tùng, tự Chơn Thoại, sau kế vị thầy làm trụ trì chùa núi Linh Sơn từ năm 1880 đến 1910. Hai người đệ tử khác, là Trừng Lực- về Trảng Bàng xây dựng chùa Phước Lưu và Trừng Long- về Gò Dầu xây dựng chùa Thanh Lâm, những năm đầu thế kỷ 20; người thứ ba là Trừng Tâm, chính là người đã làm nên kỳ tích ở núi Bà Đen.

Sau khi tụng kinh Kim Cang đúng 100 ngày đã khiến cho tảng đá lớn nứt đôi, dang ra thành một lối đi từ chùa Bà sang chùa Hang mà dân gian thường gọi là Ông Đá Nứt. Theo một tấm bia đá trên mộ ngài, đục đá thành chữ Hán có nội dung: “Tế thượng chánh tông, tứ thập nhị thế, huý Trừng Tâm- Thượng Phước hạ Kỳ, hiệu Huệ Mạng Kim Tiên- Tổ sư”.

Nghĩa rằng ngài cũng được tôn là tổ sư đời thứ 42 dòng Tế thượng chánh tông của Phật giáo núi Bà Đen. Sư tổ Trừng Tùng là người đầu tiên xây dựng kiên cố ngôi chùa Phật (Linh Sơn Tiên Thạch) và một toà giảng đường bằng gỗ sao.

+ Đời thứ 43: Một vị sư tổ danh tiếng khác ở núi chính là sư tổ Tâm Hoà, tự Chánh Khâm, tổ đời thứ 43 trụ trì các năm từ 1919 đến 1937. Ngài là người có công trong việc xếp đá làm đường từ chùa Trung lên núi trong suốt 2 năm tu ở chùa Trung, có sự giúp sức của một Hoa kiều tên là Huỳnh Tẩy, sống ở Long An. Ngài cũng là người có công xây dựng chùa tổ và nhà tổ toàn bằng đá núi vào các năm từ 1922 đến năm 1937.
Đoản khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần III Screen67

Hình trên cao là Tổ Tâm Hòa. Cầm phất chủ. Tượng trưng chưởng môn phái Thiền Tế Thượng (Núi Bà)
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,099
Điểm tương tác
1,040
Điểm
113
Bài 7.- Truyền thừa ... Núi Bà TN (Truyện Thần Tiên tt).

* Những đoạn kể "lộn sòng".

Có phải chăng ? Những lời kể về truyền kỳ Núi Bà Đen TN. Mang nhiều sự "nhớ lộn", ý đồ, hay chưa rỏ biết. Mà đã có sự "lộn sòng".- Như các phản ánh sau:


+ Biên niên sử Phật giáo Gia Định – Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh cũng ghi nhận: năm 1763 (Quý Mùi) Hòa thượng Đạo Trung – Thiện Hiếu khai sơn Linh Sơn Tiên Thạch tự (Tây Ninh) .

Địa chí Tây Ninh có viết: Trên đất Tây Ninh, chùa Linh Sơn trên núi Bà Đen, tạo dựng năm 1763 bởi tổ Đạo Trung – Thiện Hiếu (tục gọi là tổ Bưng Đỉa) dòng Lâm Tế Liễu Quán thường được gọi là Tế thượng, có lẽ là ngôi chùa xưa nhất .

Trong Việt Nam Phật giáo sử luận có đoạn: Đạo Trung sau 31 năm trú trì tại Linh Sơn, giao sơn môn này cho đệ tử là Tánh Thiền và về khai sơn chùa Long Hưng ở Thủ Dầu Một. Đó là vào năm 1794 .

Ngoài ra, trong bài viết Chùa Linh Sơn Tiên Thạch khởi nguyên cho Phật giáo tỉnh Tây Ninh của Hòa thượng Thích Thiện Nhơn có viết khác hơn so với các tài liệu có trước đây:

Chùa Linh Sơn Tiên Thạch do thiền sư Đạo Trung – Thiện Hiếu (Tổ Đỉa) khai sơn khoảng cuối thế kỷ XVIII (1798) trên nền chùa cũ là Vân Sơn. Tổ Đạo Trung đặt tên là lấy ý núi Linh Sơn (Linh Thứu) ở Ấn Độ, nơi Đức Phật đã thuyết giảng bộ kinh quan trọng là “Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa”. Chùa ban đầu chỉ là mái núi de ra, sâu vào trong như một cái động, tổ mới xây dựng và mở rộng thêm như ngày nay [9]. Đoạn này cho thấy thời gian lập chùa muộn hơn rất nhiều so với các tài liệu trước.

Có thể thấy, phần nhiều các tài liệu ghi nhận năm 1763 là năm thành lập chùa Linh Sơn Tiên Thạch chủ yếu căn cứ từ sách Tây Ninh xưa và nay của Huỳnh Minh – cuốn sách có nội dung vừa tổng thể vừa chi tiết với nhiều tài liệu về Tây Ninh từ trong thư tịch cho đến những ghi chép dân gian.

CÁC ĐỜI TRỤ TRÌ CHÙA LINH SƠN TIÊN THẠCH

Do chịu nhiều ảnh hưởng của chiến tranh, đến nay tại chùa Linh Sơn Tiên Thạch (núi Bà Đen, Tây Ninh) còn ba ngôi tháp thờ chư vị tổ sư tiền bối. Từ chùa đi xuống 130 bậc đá là đến khu mộ tháp.

+ Một tháp của tổ Thanh Thọ – Phước Chí, trên tháp này còn có một bia khác đề chữ Hán “Tự Lâm Tế chánh tông tam thập bát thế húy Hải đại sư giác linh”, có thể đoán định rằng đây là bia thờ tổ Hải Hiệp – Từ Tạng,

+ trong Tây Ninh xưa và nay cũng có nhắn đến: Tổ Hải Hiệp – Từ Tạng là vị tổ thiêu hóa còn một lóng tay út chôn dưới hang động, sau dời mộ bia về trước tháp .

+ Bên cạnh là tháp của tổ Trừng Tùng – Chơn Thoại. Trong ba tháp có một ngôi tháp lớn nhất, bên trong có ba ngôi mộ, từ ngoài nhìn vào chính giữa là mộ tổ Tâm Hòa – Chánh Khâm, bên phải là mộ tổ Nguyên Cơ – Giác Phú và bên phải là mộ tổ Nguyên Chất – Giác Điền.
tapchivanhoaphatgiao.com

Thiền sư Việt Nam, Nxb. Văn hóa – Văn nghệ, TP.HCM, tr.508, 513). Hiện trên mộc bản pháp phái thế độ tại chùa Phước Lưu (Trảng Bàng) có khắc “Thiên Thai sơn Thiền Tông tự húy Thiệt Diệu thượng Liễu hạ Quán đại lão Hòa thượng xướng viết (bài kệ trên)…”. Qua đó, đã cho thấy tổ là người khai sáng nên chi phái Lâm Tế, dòng đạo Liễu Quán ở Đàng Trong không phải tổ sư của chùa Linh Sơn Tiên Thạch.

Thứ hai là tổ Tế Giác – Quảng Châu, ở đây có hai giả thuyết đặt ra rằng tổ Tế Giác – Quảng Châu là tổ Tiên Giác – Hải Tịnh hoặc là một vị tổ khác cùng tên. Về tổ Tế Giác – Quảng Châu là Tiên Giác – Hải Tịnh, trên báo Giác Ngộ Online (ngày 10/11/2021) có đăng bài viết Huê Nghiêm: Ngôi tổ đình 300 năm tuổi ở đất Sài Gòn – Gia Định của Pháp Đăng có đề cập đến: Tổ Tế Giác xuất gia với tổ Thiệt Thoại – Tánh Tường (tổ thuộc đời thứ 35, dòng Lâm Tế Tổ Đạo) khi tổ đã cao niên. Thấy được căn cơ của ngài Tế Giác nên tổ đã khuyên ngài về cầu pháp tu học với tổ Phật Ý – Linh Nhạc tại chùa Sắc tứ Từ Ân. Tổ Phật Ý đưa tổ Tế Giác cho đệ tử là tổ Tổ Tông – Viên Quang (tổ thuộc đời thứ 36 dòng Lâm Tế Bổn Ngươn) dạy dỗ và ban cho pháp húy là Tiên Giác, hiệu Hải Tịnh. Do đó, tổ Tế Giác – Quảng Châu không thuộc dòng Lâm Tế Liễu Quán – dòng pháp truyền thừa tại chùa Linh Sơn Tiên Thạch. Nhưng tổ Tiên Giác – Hải Tịnh từng đến Tây Ninh để hóa đạo vào năm 1850 và vào tháng 5 năm Ất Hợi (1875) tổ Phước Chí trụ trì chùa Linh Sơn Tiên Thạch (núi Bà Đen, Tây Ninh) lập Giới đàn tôn Đại lão Hòa thượng Hải Tịnh làm Đường đầu Hòa thượng [11]. Thời gian này tổ đến Tây Ninh muộn hơn rất nhiều so với tổ Đạo Trung – Thiện Hiếu qua các tài liệu đã minh chứng, nên nếu xem tổ Tế Giác – Quảng Châu là tổ Tiên Giác – Hải Tịnh đặt cùng trên bia các tổ chùa Linh Sơn Tiên Thạch thì chưa phù hợp.

+ Thứ ba là tổ Đại Quang – Chí Thiền được cho là bổn sư (tức là thầy) của tổ Đạo Trung – Thiện Hiếu. Theo các tài liệu trước đây, như Ngọn đuốc cửa thiền, Tây Ninh xưa và nay, Việt Nam Phật giáo sử lược, Việt Nam Phật giáo sử luận, Lịch sử Phật giáo Đàng Trong đều cho rằng tổ Đạo Trung – Thiện Hiếu là đệ tử của tổ Đại Cơ – Đức Huân.

+ Nhưng theo bảng truyền thừa phổ hệ mà Hòa thượng Huệ Thông (chùa Hội Khánh, Bình Dương) có được, thì tổ Đạo Trung – Thiện Hiếu thực chất là đệ tử của tổ Đại Quang – Chí Thành. Tổ Đại Quang – Chí Thành là người có công xiển dương Phật giáo ở miền Tây Nam Bộ.

+ Hiện nay tại chùa Long Hưng có rất nhiều long vị, trong đó có long vị của Hòa thượng Đại Quang – Chí Thành (bổn sư của tổ Đạo Trung – Thiện Hiếu) [12].

+ Qua đây, có thể nhận định tổ Đại Quang – Chí Thiền khắc trên bia chính là tổ Đại Quang – Chí Thành là thầy của tổ khai sơn chùa Linh Sơn Tiên Thạch, có thể khi xưa bị khắc nhầm chữ “Thành” thành “Thiền”.

+ Thứ tư trên bia tưởng niệm chư vị tổ sư tiền bối là tổ Đạo Trung – Thiện Hiếu (1743-1800). Tổ là bậc long tượng của thiền môn, vị danh tăng của Phật giáo Tây Ninh nói riêng và Nam Bộ nói chung, ngài đã khai sơn và trùng tu nhiều ngôi chùa ở Nam Bộ như chùa Long Hưng (ấp 4, xã Tân Định, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương), chùa Hội Hưng (xã Trung An, huyện Củ Chi, TP.HCM), chùa Hội Lâm hay còn biết đến qua tên gọi dân gian là chùa Bà Tang (xóm Chùa, xã An Phú, huyện Củ Chi, TP HCM) và ngài có đến hành đạo tại các chùa Hội Khánh, chùa Long Thọ (TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), chùa Hội Sơn (thành phố Thủ Đức, TP HCM), chùa Bửu An (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).

+ Đặc biệt, với việc khai sáng ngôi tam bảo Linh Sơn Tiên Thạch trên núi Bà Đen từ thế kỷ XVIII, Hòa thượng Đạo Trung – Thiện Hiếu đã đặt nền tảng ban đầu cho việc phát triển Phật giáo ở Tây Ninh nói chung và dòng truyền thừa Lâm Tế Liễu Quán (dòng Tế Thượng) nói riêng.

+ Xưa nay kể nhiều về tổ Đạo Trung – Thiện Hiếu qua sự tích “Tổ Đỉa”, bên cạnh đó còn biết đến ngài là người con chí hiếu. Khi ngài rời quê xuất gia tu học, mẹ ngài vì thương nhớ con, được tin ngài hành đạo tại vùng đất này, cụ bà tìm đến. Tổ biết đó là mẹ mình nên nhận và cho công quả. Nhưng vì sợ mẹ biết tổ là con thì sẽ có thái độ xem thường Tăng chúng trong lúc công quả, nên tổ không cho biết mình là con. Trong thời gian cụ ở đây (tức chùa Long Hưng), tổ thường dặn dò Tăng chúng chăm sóc cụ bà thật chu đáo khi tổ có Phật sự phải vắng mặt ở chùa. Còn những lúc ở chùa, vào lúc chạng vạng và đại chúng chỉ tịnh ngài âm thầm giặt đồ cho mẹ mình… Đến khi cụ bà lâm chung, tổ mới công bố trước đại chúng đây là mẹ của mình và khi bà cụ qua đời tổ đứng ra lo an táng chôn cất trong khuôn viên chùa. Hiện nay mộ bà cụ được chôn cất gần với tháp tổ .

+ 31 năm khai sơn hóa đạo tại Tây Ninh, Hòa thượng Đạo Trung – Thiện Hiếu

+ truyền kế vị trụ trì chùa Linh Sơn Tiên Thạch lại cho đệ tử là tổ Tánh Thiền – Quảng Thông

+ rồi đến các tổ Hải Hiệp – Từ Tạng, tổ Thanh Thọ – Phước Chí (tại vị từ năm 1871-1880),

+ tổ Trừng Tùng – Chơn Thoại (tại vị từ năm 1880-1910),

+ tổ Tâm Hòa – Chánh Khâm (tại vị từ năm 1910-1937),

+ tổ Nguyên Cơ – Giác Phú (tại vị được 11 tháng trong năm 1937),

+ tổ Nguyên Bộ – Giác Ngọc (tại vị từ năm 1946-1951),

Đoản khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần III Gizec_10


+ tổ Nguyên Chất – Giác Điền (tại vị từ năm 1952-1956). Ngày 19 tháng 12 năm Bính Thân (1956), giao chùa lại cho Tỉnh trưởng Tây Ninh Nguyễn Văn Ngân lập Hội Điện Bà từ đó giao cho tổ Quảng Hằng – Huệ Phương đảm nhiệm. Đến nay, Ni trưởng Thích Nữ Diệu Nghĩa là viện chủ hệ thống các chùa ở núi Bà Đen (Tây Ninh), chùa Linh Sơn Tiên Thạch do Hòa thượng Thích Niệm Thới – Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Tây Ninh trụ trì. (Đoạn nhớ này có vấn đề ! Kỳ sau trở lại việc Tổ Giác Điền)
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,099
Điểm tương tác
1,040
Điểm
113
Bài 8.- Truyền thừa ... Núi Bà TN (Truyện Thần Tiên tt).

* Tìm lại đống tro tàn.

3 đời Tổ (tức chưởng môn phái thiền Tế Thượng Núi Bà):

1. tổ Nguyên Cơ – Giác Phú (tại vị được 11 tháng trong năm 1937),
2. tổ Nguyên Bộ – Giác Ngọc (tại vị từ năm 1946-1951),
3. tổ Nguyên Chất – Giác Điền (tại vị từ năm 1952-1956)

Đều có Pháp danh là GIÁC... đều là đời thứ 44 hàng chữ NGUYÊN.- phái Tế Thượng (núi Bà). đều là môn đồ của Tổ Tâm Hòa (đời thứ 43 Tế Th, ).
Theo lời kể của Thầy Tịnh Long (đệ tử Tổ Giác Điền).- Thì chỉ 3 vị Tổ này được phép thâu đệ tử (để truyền thừa Núi Bà). Lấy 5 Chữ họ là: TRÍ, HUỆ, TÍN, TỊNH, HOẰNG,



  • Đời chữ Giác còn có HT. Giác Đức (nhưng không nằm trong Ban Trưởng tử kế thừa. Ngài về Thủ dầu một. Bình Dương làm trụ trì chùa Bình Đông).
  • Chữ Trí. thì còn HT. Trí Hưng làm trụ trì chùa Phước Lâm vĩnh xuân Tổ Đình núi (từ năm 1976 đến khoảng 5 năm thì tịch)
  • Chữ Huệ thì HT .Huệ Phương được tỉnh Trưởng TN (thời đó)là Nguyễn Văn Ngân đưa lên làm Chương môn Núi Bà TN.
  • Chữ Tín. Thì có Thầy Tín Huê, về trụ trì chùa Đại Giác (SG)
  • Chữ Tịnh (sau ngày Tổ Giác Điền bị Ông Ngân hạ bệ), còn Thủ Tạ Núi là TT Tịnh Hải trụ trì chùa Giác Ngạn TN, Th Tịnh Năng, trụ trì chùa Pháp Lâm TN, Thầy Tịnh Cẩn trụ trì chùa Phước Minh (tham gia làm Phó BTS- Ban Tăng Sự TN), Thầy Tinh Khai trụ trì chùa Thiền Lâm Cổ TN (và một số vị nhỏ hơn...)
  • Chữ Hoằng, thì có HT. Hoằng Tín trụ trì chùa Cổ Lâm TN
(tất cả các vị hàng 5 chữ này đều đã quy tiên)

* Về vấn đề Hội Núi Điện Bà:
Sau Khi tổ Nguyên Bộ – Giác Ngọc tịch năm 1951.

- Tổ Giác Điền là trong BAN TRƯỞNG TỬ của Tổ Tâm Hòa (cả 3 vị đời Chữ Nguyên, pháp danh chữ Giác nói trên). Ngài lên làm chưởng môn phái Núi Bà.

- Đến đời của ngài thì Thiền phong đã suy vi...Phong trào Cổ Sơn Môn thịnh hành. Ngài chấn chỉnh nghành Ứng phú Đạo Tràng và chuyên tu Tịnh Độ.

Khi ấy có 2 vị là Bác Sĩ Hà Văn Sua và Bác Sĩ (Nguyễn văn ?) Thọ (BS Thọ). 2 Vị này là Trí Thức vây cánh của Tỉnh Trưởng TN (thời đó) là Nguyễn Văn Ngân.- Thời đó gọi là THÂN HÀO NHÂN SĨ (giống như Nghị Sĩ sau này).

- 2 vị Thân Hào Nhân Sĩ theo sự truyền đạt của ngài Tỉnh trưởng TN, yêu cầu Tổ Giác Điền lập HỘI NÚI ĐIỆN BÀ. (ân huệ) cho HT Thích Giác Điền làm Hội Trưởng.

Đoản khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần III Screen15


- 1 năm sau đó: Mặc dù, Môn Đồ pháp quyến hệ phái Tông phong vẫn còn đầy đủ.- Ngày 19 tháng 12 năm Bính Thân (1956), HNĐB buộc Tổ giao chùa lại cho Tỉnh trưởng Tây Ninh Nguyễn Văn Ngân sau đó Tỉnh giao cho tổ Quảng Hằng – Huệ Phương đảm nhiệm Chưởng môn.

* Giai đoạn truyền thừa này .- ngày nay còn các vị Trưởng lão. Như TL Sa Môn. Th Chơn Nghĩa, chùa Phước Lâm Trảng Bàng, chùa Linh Châu (chợ cây quéo), chùa Thiền Lâm Cổ TN, chùa giác Ngạn TN (là môn đồ Pháp quyến của HT. Thích Giác Điền cựu Trưởng tử và viện chủ, kiêm hội trưởng Hội Núi Điện Bà TN. Biết rõ về sự truyền thừa này. Các hồ sơ vụ việc HT. Giác Điền giao cho chùa Giác Ngạn lưu giữ, sau đó nộp về văn phòng BTS PG TN . HT. Thích Thông Nghiêm bảo quản).
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,099
Điểm tương tác
1,040
Điểm
113
Bài 9.- Thiền Tế Thượng phân giải thành 3 phái: Thiền- Tịnh- Mật.

+ (đời 42) Trừng Tùng, tự Chơn Thoại, sau kế vị thầy làm trụ trì chùa núi Linh Sơn từ năm 1880 đến 1910. Hai người đệ tử khác, là Trừng Lực- về Trảng Bàng xây dựng chùa Phước Lưu và Trừng Long- về Gò Dầu xây dựng chùa Thanh Lâm, những năm đầu thế kỷ 20; người thứ ba là Trừng Tâm, chính là người đã làm nên kỳ tích ở núi Bà Đen.

* Về chi phái Mật.(Ở Núi Bà đen)

Chuyện xưa kể rằng:

Tuy vậy, thành tựu quan trọng nhất của tổ Thanh Thọ là đào luyện được những đệ tử xuất sắc. Đấy là sư Trừng Tâm (Đời 43):

Sau khi tụng kinh Kim Cang đúng 100 ngày đã khiến cho tảng đá lớn nứt đôi, dang ra thành một lối đi từ chùa Bà sang chùa Hang mà dân gian thường gọi là Ông Đá Nứt. Theo một tấm bia đá trên mộ ngài, đục đá thành chữ Hán có nội dung: “Tế thượng chánh tông, tứ thập nhị thế, huý Trừng Tâm- Thượng Phước hạ Kỳ, hiệu Huệ Mạng Kim Tiên- Tổ sư”.(Đây là cội nguồn truyền thừa, ngôi chùa chính thức mà Sư Bà trụ trì trước khi lên ngôi chưởng môn phái Tế thượng).

những năm đầu thế kỷ 20; người thứ ba là Trừng Tâm, chính là người đã làm nên kỳ tích ở núi Bà Đen.- Nghĩa rằng ngài cũng được tôn là tổ sư đời thứ 42 dòng Tế thượng chánh tông của Phật giáo núi Bà Đen.(Chi này giởi về Phép Mật Tông).

* Về Chi phái Tịnh Tông (Ở Núi Bà đen):

thiền sư Tiên giác Hải Tịnh - người được coi là “đi đầu trong công cuộc chấn chỉnh nghi lễ ứng phú Nam bộ lúc bấy giờ” lên núi Bà, mở đàn truyền giới tại chùa Linh Sơn Tiên thạch (lượt trích tạp chí Văn hoá Phật giáo ngày 15.4.2021).

- Cho đến đời Tổ Giác Điền, thì ứng phú Đạo tràng và Tịnh Độ Tông rất thịnh hành song song với phong trào Cổ Sơn Môn.

* Về Chi phái Thiền Tông Tế Thượng(Ở Núi Bà đen): Không có gì nổi bậc.

Sau ngày đất nước giải phóng. Đệ tử Tổ Huệ Phương thuộc hàng Chữ NHUẬN (thứ 44) gồm các Sư Pháp danh NIỆM + ....và nữ chữ Diệu +...trong đó Thầy Niệm Huê lên làm chưởng môn Tông phong Núi Bà. Sư Bà Diệu Nghĩa truyền thừa Tổ Huệ Mạng kim Tiên làm trụ trì chùa Hang. Sư Niệm Tánh trụ trì chùa Trung... Và Thầy Niệm Thới (chung nội bộ, nay làm Hòa Thượng trưởng BTS PG - TN).

Đoản khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần III 5nghia10


Sau đó vì gia duyên bận rộn. Thầy Niệm Huê truyền ngôi Tổ cho Sư Bà Diệu Nghĩa làm chưởng môn. Được sự ủng hộ của cơ quan nhà nước và BTS tỉnh là HT. Thích Thông Nghiêm (lúc bấy giờ).
(còn 1 kỳ)
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,099
Điểm tương tác
1,040
Điểm
113
Bài 10.- Truyền thừa ... Núi Bà TN (Truyện Thần Tiên bài kết).

* Công viên quả mãn.- Sư Bà đắc Đạo thành Thần Tiên.

Những việc làm phước đức của sư Bà. Điển hình như:

  • Đưa hài cốt và phục vị ngôi (Cố) Tổ cho Tổ Giác Điền về lại núi Bà sau gần 60 năm lưu lạc (Ở) chùa Linh châu.
  • Đào Tạo xây dựng được trên 10 ngôi chùa cho đệ tử (núi) tọa lạc trong và ngoài tỉnh TN.
  • Trong thời gian sức khỏe tốt, đang tại vị Phó BTS Tỉnh TN. Đã nhờ phước báu của Bà Đen xây dựng ngôi vị, cho huynh đệ , đệ tử vào các vị trí GH trong tỉnh.
  • Mang thành công tín ngưỡng thờ Diêu Trì Kim Mẫu của Đạo Cao Đài vào chùa Tổ Núi Bà (làm phong phú thêm cho PG-TN.).

Do các công quả trên. Đến nay thọ trên 100 tuổi. Trao ngôi Tổ cho HT. Thích Niệm Thới. Sư Bà Công viên quả mãn.- Sư Bà đắc Đạo thành Thần Tiên.

- đã có youtube An Cung Bong Ngo Mario . Truy phong Sư Bà đã hiển Thánh.




Đoản khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần III 5_ngho12

(lời kể lễ về sự tích Núi Bà TN. ngưng lại ở đây ạ).
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,099
Điểm tương tác
1,040
Điểm
113
Bài 11.- Muôn hoa đua nở.

Chắc có lẻ hiện nay là lúc PG hưng thịnh, nên trong nền Đạo xuất hiện rất nhiều Giáo phái chi nhánh mới. Như;

  • Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam: (Long Hoa Phật Nhị Hội) hay là: “ Đạo Tịnh Vương Nhất Tông?”
  • Thiền Tông Tân Diệu
  • Thiền Tôn Phật Quang'
  • Tịnh thất Bồng Lai
  • đạo "Tâm linh Hồ Chí Minh"
  • Đạo sư Thinley Nguyên Thành
v.v...
Theo VQ ... đó chỉ là những Giáo phái nhỏ, chưa làm ảnh hưởng mấy cho chúng sanh (theo VQ nghĩ vậy).

Riêng đất Tây Ninh quả là vùng Đất Thiệng "Địa linh nhân kiệt". Nơi đây Đã sản sinh một Tôn giáo Đại Đạo Cao Đài ! Một Thần Tiên Núi Bà. Và đặc sắc nhất là sản sinh ra một Vị Thánh tiên (cá biệt) La Hán.

* Môn Phái Trưởng Lão Thích Thông Lạc là Môn Phái lớn, sâu và rộng... vô cùng bí hiểm !

Đoản khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần III Screen68
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,099
Điểm tương tác
1,040
Điểm
113
Bài 12.- Môn Phái- Thân thế của ngài Trưởng Lão.

PG TN có một phước duyên thù thắng.- Đó là có 2 vị Phó Ban Trị Sự Tỉnh được "Đắc Đạo".- Vị là phái nữ làm (cựu) Phó BTS tỉnh đã hiễn Thánh thành Thần Tiên. Về phái Nam (khác với vị Nữ có nhiều phước báu) thì (Cố - nguyên nhiệm) Phó BTS kiêm Chánh Thư ký Tỉnh GH. TN (có nhiều tri kiến).- ngài đã đại ngôn. Tự khoe mình đã đắc Thánh (tiên "cá" biệt) La hán quả.- Đích thị là TL Thích Thông Lạc.

1. Lần thứ 1 TL tự xưng Thánh:

Trong đường về Xứ Phật (ĐVXP) tập 1. ngài viết:

Những bậc Thầy Tổ, Tôn Túc xa xưa của chúng ta đã tu hành lầm đường lạc lối theo những giáo pháp này nên kết quả tu hành giải thoát chẳng ra gì, chỉ sống trong một giấc mơ thế giới siêu hình cảnh giới Niết Bàn, Cực Lạc bằng những lời an ủi suông trong kinh sách này: Tu hành phải vô lượng kiếp mới thành Phật. Do bị lừa bởi những câu nói này, nên vô tình các Ngài trước tác những kinh luận để ca ngợi, xiểng dương, xương minh giáo pháp không đúng của Đạo Phật lên tận mây xanh, khiến cho người sau càng lầm đường lạc lối hơn, từ đời này sang đời khác cứ bổn cũ các Ngài thuyết đi thuyết lại mãi mà chẳng có ai tu giải thoát được những gì.

(hết trích)

* TT Th. Đức Thắng nhận xét: Thầy cũng lên án các vị Tổ sư tiền bối cho là họ đã lừa đảo chúng ta thế này, thế nọ, mà chính Thầy đang lừa đảo mọi người Thầy lại không hay biết, hay có hay biết đi chăng nữa, thì Thầy cũng phải làm vì một mục đích, và nhiệm vụ nào đó, chỉ có mình Thầy biết thôi!..

.... Thầy thể hiện cái kiêu mạn của Thầy qua việc tự phong thánh của Thầy quá vĩ đại, đến cả giáo lý Tiểu Đại từ xưa đến nay, từ đông sang Tây, từ nam chí bắc Thầy miệt thi huỷ báng không còn thể thống gì nữa dưới cái nhìn của cái tâm kiêu mạn của Thầy, và phía bên sau hai sự thể hiện này là ẩn dấu một cái lòng tham danh-lợi không đáy muốn nổi danh qua việc làm này.(hết trích)

2. Lần thứ 2 tự xưng Thánh:lời nói đầu ĐVXP tập 2 . TL nói:

Thưa quý vị! Nếu quý vị cứ theo vết chân của các vị Tổ Sư này thì tất cả tu sĩ của Phật Giáo sẽ chạy theo danh và lợi của thế gian thì đức hạnh làm người làm Thánh của Phật Giáo sẽ không còn nữa và như vậy muôn đời tu sĩ của Phật Giáo chỉ là tấm bia để cho người đời chê trách mà thôi. (trích lời nói đầu ĐVXP tập 2 của TL).

Thầy Thông Lạc chê các Tổ: "Nếu quý vị cứ theo vết chân của các vị Tổ Sư này thì tất cả tu sĩ của Phật Giáo sẽ chạy theo danh và lợi của thế gian thì đức hạnh làm người làm Thánh của Phật Giáo sẽ không còn nữa" (hết trích)

+ Rõ hàm ý của Thẩy là: Thẩy không theo vết các Tổ sư, thì thẩy (đương nhiên) " làm Thánh của Phật Giáo" (VQ nhận ra hàm ý thẩy)

* TT Th Đức Thắng nhận xét: Thầy đã đọc qua mẫu chuyện "có người đến mắng mà Phật không nhận lời mắng. thì lời đó tự trở về nguyên xứ" này rồi, Và theo chúng tôi, ở đây chắc chắn những người tu tập theo giáo lý Đại Thừa Tối thượng thừa cũng vậy, không nhận những lời huỷ báng kinh điển Đại Thừa và chư vị Thánh tổ sư từ Bồ tát Long Thọ trở xuống của Thầy đã dành chọ họ đâu! Thầy hãy nhận nó lại tất cả đi và tự làm một ông Thánh "tăng thượng mạng" mà vào địa ngục vô gián! (hết trích)

và còn rất rất nhiều lần TL tự xưng chứng Thánh. Lần lượt chúng ta sẽ quan khán...


Đoản khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần III Lahan10
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,099
Điểm tương tác
1,040
Điểm
113
Bài 13.- Môn Phái- TL là Nam hay Bắc Tông ? Là Tăng hay tục gia ?

Câu thành ngữ “chiếc áo không làm nên thầy tu” của dân gian cũng rất đúng với hình thể của TL .


  • Có lúc TL mặc áo Bắc Tông PG.- Thì phỉ báng Bắc Tông PG.- Nên không là Tăng Bắc Tông !
  • Có lúc TL vấn Y Nam Tông PG.- Thì chê trách Nam Tông PG.- Nên không là Tăng Nam Tông !
  • TL dĩ nhiên cũng không là Tăng thuộc Thiền Tông (đã bác luôn rồi)
  • TL dĩ nhiên cũng không là Tăng hệ Khất Sĩ thuộc HT. thích Giác Toàn !
  • TL cũng không phải Tăng Mật Tông (Lạc Ma)
  • TL cũng không phải Tăng Tịnh Độ Tông. (Minh sư)
  • Kể cả làm "Thầy Tụng" TL cũng không xứng ! (vì cha là thầy tụng, con là TL đã phỉ báng).

* TL hoàn toàn không là Tăng vì ngài phỉ báng, bác bỏ Nam Bắc Tông PG. Thiền- Tịnh- Mật ngài đều chửi thẳng mặt rồi !

+ Phỉ báng Bắc Tông PG:ở ĐVXP TL viết:

"Hỡi quý Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng, Ni và nam, nữ cư sĩ Phật tử xin hãy nhận định sáng suốt đâu là chánh pháp của Đạo Phật, đâu là tà pháp của ngoại đạo, mạnh tay dẹp bỏ những hý luận của Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân, Mã Minh, v.v... Những hý luận này chẳng ích lợi gì cho người tu; nó chỉ để cho những người kiêu căng, tự đắc lạm dụng để hý luận làm trò tranh luận hơn thua với những người còn tham danh, đắm lợi ở thế gian. (Lối lý luận trừu tượng nhưng không tu hành được, đó là đại vọng ngữ lừa đảo của các vị Tổ Sư này). Tổ Sư chịu chết một cách rất oan uổng cũng vì những lý luận này: Ngũ uẩn giai không." (hết trích)

(TT. Th Đức Thiện Nhận xét đoạn văn trên: Trình độ giáo lý của Thầy như vậy mà cũng đòi làm Tổ cho một thứ tông Ma giáo nào đó được sao? Ngũ Uẩn giai không, là giáo lý mấu chốt của cả Tiểu lẫn Đại thừa mà Thầy vẫn không hiểu được! Vây Thầy đang vận động để làm một cái việc ma quỷ gì vậy?Thầy đã học BA PHÁP ẤN chưa!? (Vô thường-khổ-vô ngã) Thầy có hiểu Vô ngã là gì không, hay chúng tôi phải giải thích cho Thầy! Vô ngã này không phải là giáo lý Tiểu thừa sao? Ngã không phải là Ngũ uẩn sao? Vậy vô ngã không phải đồng nghĩa với Ngũ uẩn giai không sao? Thầy có trí kém cõi như vậy mà cũng đòi làm Thầy thiên hạ đươc sao? Qua đây chúng tôi mới biết rõ được kiến thức Phật học của Thầy đã đến đâu rồi, hèn chi Thầy có những nhận thức sai lầm lệch lạc thiếu hiểu biết như vậy. Từ trí tuệ hạ liệt, kiến thức kém cõi do thiếu học hỏi đưa đến những nhận thức sai lầm là một điều tất yếu không thể không xảy ra, điều này cũng dễ hiểu thôi. Nếu Thầy muốn thuyết phục được người khác theo mình thì, trước hết Thầy phải trang bị cho mình một thứ kiến thức uyên bác cao sâu, thì Thầy mới mong làm được việc này, còn với trí tuệ ấy và kiến thức ấy thì không làm gì được đâu Thầy Thông Lạc!) (hết trích)

+ Chê trách Nam Tông Nguyên Thủy PG:

(TL viết): Đọc lại những quyển kinh luận của các nhà học giả, sư, thầy viết ra, lý chánh pháp mù mờ không rõ, đời - đạo viên dung lố bịch, đời chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo, mượn râu ông nọ cắm cằm bà kia, giống như chiếc áo chắp vá chỗ này, chắp vá chỗ khác, hành pháp thì không thông, nên tưởng tượng ra các hành dựa theo khoa học, võ học, dưỡng sinh, khí công, các pháp hành của Yoga, v.v.., tu tập ức chế thân tâm một cách quá đáng, tạo ra biết bao nhiêu bịnh tật cho những hành giả dại khờ tự đem mình vào chỗ chết, chỗ khổ mà không biết.(hết trích từ ĐVXP Tập 1)

(TT. Th Đức Thiện Nhận xét đoạn văn trên: Thầy Thông Lạc căn cứ vào đâu để nói rằng các kinh sách của các bộ phái dẫn đến xa lìa đạo Phật? Cách nói này đứa trẻ nít chúng cũng có thể nói được! Vì chúng chỉ biết có nói thôi, nhưng bảo chúng đưa ra lý luận bằng chứng thì chúng không đưa ra được, chỉ vỉ chúng nói theo kiểu thiếu hiểu biết của trẻ nít hay của kẻ hàm hồ, chứ thật ra chúng cũng đâu có bất cứ căn cứ dữ kiện nào đâu để chứng minh rằng lời nói của mình là đúng! Ở đây Thầy Thông Lạc cũng vậy, nói ra mà không biết mình nói gì! Nếu Thầy bảo rằng tất cả những kinh sách của các bộ phái trên đều dẫn đến lìa xa đạo Phật, có nghĩa là tất cả những kinh sách này đều sai lầm. Vậy thì Thầy lấy kinh sách nào không sai lầm để Thầy căn cứ vào đó để so sánh, để Thầy tu tập? Trong khi tất cả mọi thứ kinh sách của các bộ phái Phật giáo Thầy đều cho là sai lầm! Có lẽ Thầy căn cứ vào sách vở ngoại đạo chăng!? Đây là một điều tự Thầy mâu thuẫn với chính Thầy mà Thầy không biết. Thứ nữa, theo Thầy, đọc lại những quyển kinh luận của các nhà học giả, sư, thầy viết ra, lý chánh pháp mù mờ, không rõ, đời-đạo viên dung lố bịch v.v… Nếu Thầy đọc những quyển kinh luận này Thầy cho là mù mờ, Thầy không hiểu rõ. Vậy Thầy căn cứ vào đâu để bảo rằng đời-đạo viên dung lố bịch, v.v…, vì Thầy không hiểu rõ về nó mà; những gì Thầy không hiểu rõ về nó, mà nói về nó thì có đúng không? Vậy mà Thầy không tự biết mình, không tự lượng sức mình, trương cổ lên mà đại ngôn! Thầy có biết đây là kiểu lý luận kẻ hàm hồ thiếu hiểu biết hay không?)- Hết trích -


Tóm lại:


  • TL không phải là Tăng ở tất cả hệ phái PG.
  • TL cũng không phải là Tục gia đệ tử, cư sĩ (như Nhuận Đức, hay Minh Đạo).

* TL là "ngoại lệ" - Bất Tăng - phi Tục. Quả Thánh của TL không phải là Thánh Tăng ! Chỉ có thể là "Thánh Tiên" !

* Môn phái của TL không phải là (PG cũ 100 năm sau Phật nhập diệt mà TL bài báng). Như lời tựa ĐVXP tập 1. TL viết: "Đạo Phật đã có mặt trên trái đất này từ 2540 năm nhưng sự nghiên cứu kỹ về kinh sách và lịch sử của Đạo Phật thì Đạo Phật chỉ có tồn tại được một trăm năm, lúc bấy giờ chúng tỳ kheo tu tập đúng chánh pháp, còn từ đó về sau này chúng tỳ kheo đều tu sai pháp của Đạo Phật do bởi Đạo Phật phát triển theo kiểu thế tục hóa mê tín dân gian và bị các tôn giáo khác đồng hóa".(hết trích)

VQ nhận ra ẩn ý của TL là: Tăng Đoàn sau đức Phật nhập diệt 100 (Tức Tăng Đoàn PG hiện nay) không là Tăng Đoàn mà TL tu học, hành trì và chứng Thánh.

* Cái mà TL chứng Thánh Tiên la hán quả là "Tiên Đoàn" Môn phái TL hoàn toàn là "Tiên Đoàn mới".(khác Tăng thì là Tiên ? hay cái gì "X" đoàn khác ?)

 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,099
Điểm tương tác
1,040
Điểm
113
Bài 14.- - Môn Phái (tt) - TL là Thiền đăng- Quý hoả.


tác phẩm ĐVXP của TL. Như sau:

Đến khi Đức Phật thị tịch, các vị đại đệ tử của Người không đủ uy đức điều khiển một số chư Tăng quá đông đảo (1250 vị tỳ kheo). Vì thế sau khi trà tỳ nhục thân Đức Phật xong, các vị đại đệ tử của Đức Phật, nhất là ông Ca Diếp đã trực tiếp nghe một số chúng tỳ kheo vui mừng khi hay tin Đức Phật nhập diệt. Cho nên sau khi đám tang xong, ông vội vàng mở cuộc họp, thiết lập cuộc kết tập kinh luật lần đầu tiên, để lấy đó làm giềng mối cho Đạo Phật ở ngày mai.

....Những gương Thầy Tổ của chúng ta trước khi chết phải chịu khổ đau quá ư cay đắng,(hết trích)

VQ bình: Đúng là Mạn Phật, khinh Tăng, chê Đại Thừa, Bội nghĩa, vô ân hủy sư trưởng.

Như vậy. TL chết nếu ai nói Lão chết thì đồ đảng nói xúc phạm Thánh !

TL nói làm Đám Tang Phật thì không sao. Nhưng ai nói đám ma TL thì la làng la xóm !!!

Có lần VQ hỏi HT Phó BTS TT. TN (đương nhiệm) về TL.

- Hòa Thượng phê 8 chữ: Thiền đăng- Quý hoả - Địa ngục A tỳ.

TT Th Đức Thắng cũng có lời phê giống y này, như:

* Kẻ điên !

ở ĐVXP. TL viết:
Những Thầy Tổ xa xưa của chúng ta tu hành giải thoát như thế nào? Chúng ta không thấy được, chỉ nghe thấy trong kinh sách nói lại mà thôi. Còn những Thầy Tổ hiện đời của chúng ta, chúng ta đã trực tiếp nghe thấy sự sống và chết của các Ngài rất rõ ràng như trên tôi đã nói. (hết trích)

TT. Th Đức Thiện Nhận xét đoạn văn trên: Nếu Thầy đã không biết không thấy các vị Tổ sư xưa kia tu hành giải thoát như thế nào? Vậy tại sao đã không biết không thấy tức là không có căn cứ mà lại còn dám phê bình huỷ báng và bảo rằng đi lạc, đi sai lầm, và là lửa đảo người đi sau. Thật là một việc làm thiếu hiểu biết của kẻ vô học, của kẻ điếc không biết sợ súng, của kẻ điên chứ không phải là người bình thường có hiểu biết. (hết trích)

ở đoạn khác ĐVXP. TL viết:
Suy đi nghĩ lại, tôi đắn đo nhiều lần không quyết định có nên triển khai giáo án đường lối tu tập của Đạo Phật cho hậu thế không? Nếu đường lối tu hành của Đạo Phật không được phổ biến ở đời này, nhất là đạo đức giải thoát không làm khổ mình, khổ người thì loài người sẽ đi về đâu? Và sẽ khổ đau biết nhường nào?

Sự mê mờ vô minh của con người từ ngàn xưa đến nay đã lầm chấp và cho các pháp thế gian là thật có, chúng sẽ đem lại hạnh phúc cho họ, khi họ được đầy đủ. Vì sự lầm chấp này, họ ôm giữ khư khư các pháp thế gian, không chịu buông bỏ, do thế, ác pháp càng tăng trưởng, thiện pháp càng suy giảm, con người khổ đau lại càng khổ đau hơn.

Lòng thương xót bao người đã theo Đạo Phật từ xa xưa, hiện giờ và mai sau, bao thế hệ này nối tiếp bao thế hệ kia, tu hành giải thoát đâu không thấy chỉ thấy toàn ưu bi sầu khổ, bịnh chết, lại càng khổ đau hơn. Tu mãi chỉ có an ủi tinh thần một cách trừu tượng, mơ hồ chẳng có thực tế chút nào cả, chẳng có lối thoát ra, loanh quanh lẩn quẩn trong mê hồn trận của Đại Thừa và Tối Thượng Thừa.

(Nhận xét đoạn văn trên: Thầy có biết gì về Đại thửa và Tối thượng thừa?Nếu không biết gì về nó thì đi lẩn quẫn trong mê hồn trận là phải rồi! Vì căn cơ của Thầy không phải là căn cơ của Đại thừa và Tối thượng thừa, cho nên Thầy đã từng làm kẻ bán đồ nhi phế của Đại thừa và Tối thượng thừa. Thầy đã không đủ căn cơ để vào hai nhà trên thì cam tâm chấp nhận nhà dưới của mình đi. Đằng này, Thầy không tự lượng sức căn cơ của mình, cam tâm làm t ỳ kheo Vô Văn báng Phất huỷ Pháp báng đứng Đại thừa Tối thượng thừa. Vậy mà Thầy còn vác mặc về nhờ HT.Thanh Từ ấn chứng cho cái chổ chứng ngộ theo lối tu Tiểu thừa của Thầy, nhưng Thầy có biết HT. Thanh Từ là gì của Đại Thừa, của Tối thượng thừa không? Vậy thì việc làm của Thầy nó có mâu thuẫn với chính Thầy không? Thầy luôn luôn báng bổ đại thừa mà lại đi nhờ người bên Đại thừa ấn chứng cho Thầy! Đúng là một việc làm của thằng điên chứ không phải là việc làm của kẻ bình thường!)

* Địa ngục !

(TT. Th Đức Thiện Nhận xét đoạn văn trên: Thầy căn cứ vào đâu để bảo rằng các ngài tâm tham, sân, si, mạn, nghi chưa hết? Còn Thầy đã hết chưa?! Chúng tôi tin chắc rằng Thầy vẫn còn tham, sân, si, mạn, nghi, không những vẫn còn màn nhiều hơn họ nữa là khác. Chúng tôi sẽ đưa ra những bằng chứng cụ thể ngay trong những bài viết của Thầy đã thể hiện: Thật sự nếu Thầy là người đã sạch hết tham, sân, si, mạn, nghi thì Thầy sẽ không có những bài viết thiếu hiểu biết (tức là chỉ cho sự vô minh, ngu si vẫn còn đầy dẫy trong những nhận thức qua các bài viết của Thầy đối với Phật giáo Đại thừa và ngay cả Tiểu thửa một cách sai lầm bậy bạ như vậy như vậy), thứ đến Thầy thể hiện cái kiêu mạn của Thầy qua việc tự phong thánh của Thầy quá vĩ đại, đến cả giáo lý Tiểu Đại từ xưa đến nay, từ đông sang Tây, từ nam chí bắc Thầy miệt thi huỷ báng không còn thể thống gì nữa dưới cái nhìn của cái tâm kiêu mạn của Thầy, và phía bên sau hai sự thể hiện này là ẩn dấu một cái lòng tham danh-lợi không đáy muốn nổi danh qua việc làm này. Ở đây Thầy không thể bảo vì lòng từ bi thương xót người sau nên Thầy mới có việc làm này! vì nếu Thầy bảo vì lý do đó, thì vô tình thầy tự mâu thuẫn với chính mình qua việc huỷ báng bồ-tát hạnh. Như vậy lý do này không đứng vững, và như vậy việc làm này của Thầy mang đủ cả Tham, sân, si, mạn, nghi. Và nhất là bệnh nghi Thầy đang phạm phải, nó đã biến Thầy thành kẻ “nhất xiển đề” qua việc nghi ngờ giáo lý Đại-Tiểu thừa và đâm ra huỷ báng chúng. Khi mà Giáo lý của đức Phật bị Thầy phủ định, tức là Thầy phủ định chính đức Phật mà Thầy đang theo! Đó là cái vô minh mà Thầy đang thể hiện cho mọi người thấy qua những bài viết này, chúng sẽ là tác nhân đưa Thầy vào địa ngục vô gián sau này.)

Theo VQ nghĩ: Giống như TT Th Nhật Từ thấy: TL bị "hoang tưởng nhẹ" thôi.- Chứ chưa đến nổi Điên nặng ạ. Nhưng
Đoản khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần III Hoang_10


Hoang tưởng sanh Nội Ma là đây.
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,099
Điểm tương tác
1,040
Điểm
113
Bài 14.- - Môn Phái (tt) - TL hiểu về Nguyên thỉ & Chơn Như thế nào ?

Ra thất tôi thành lập tu viện "Chơn Như" tại ấp Gia Lâm, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh,(TL nói vậy !)

Lời VQ bình :

Ở Đại Thừa khởi Tín luận. Tổ nói:

Tâm chân như môn bổn giác
Luận văn: Tâm chân như giả tức thị Nhất pháp giới đại tổng tướng pháp môn thể. Sở vị tâm tính bất sinh bất diệt. Nhất thiết chư pháp duy y vọng niệm nhi hữu sai biệt, nhược ly vọng niệm tắc vô nhất thiết cảnh giới chi tướng. Thị cố nhất thiết pháp tùng bổn dĩ lai ly ngôn thuyết tướng, ly danh tự tướng, ly tâm duyên tướng, tất cánh bình đẳng vô hữu biến dị, bất khả phá hoại, duy thị nhất tâm cố danh chân như. Dĩ nhất thiết ngôn thuyết giả danh vô thật, đản tùy vọng niệm bất khả đắc cố. Ngôn chân như giả, diệc vô hữu tướng, vị ngôn thuyết chi cực nhân ngôn khiển ngôn, thử chân như thể vô hữu khả khiển, dĩ nhất thiết pháp tất giai chân cố. Diệc vô khả lập, dĩ nhất thiết pháp giai đồng như cố. Đương tri nhất thiết pháp bất khả thuyết, bất khả niệm, cố danh vi chân như. Vấn viết: Nhược như thị nghĩa giả, chư chúng sinh đẳng vân hà tùy thuận nhi năng đắc nhập? Đáp viết: Nhược tri nhất thiết pháp tuy thuyết vô hữu năng thuyết khả thuyết, tuy niệm diệc vô năng niêm khả niệm, thị danh tùy thuận. Nhược ly ư niệm danh vi đắc nhập. Phục thứ, thử chân như giả, y ngôn thuyết phân biệt hữu nhị chủng nghĩa.
nghĩa:
Tâm Chân như tức Bản thể Nhất pháp giới đại tổng tướng gọi là Tâm tính bất sinh bất diệt. Tất cả pháp đều y Vọng niệm nên có sự sai khác, nếu rời Vọng niệm tức khắc không còn tướng sai biệt. Thế nên tất cả pháp từ xưa nay đều rời tướng ngôn thuyết, rời tướng văn tự, rời tướng tâm duyên, tuyệt đối bình đẳng không bao giờ biến dị, cũng không thể phá hoại, duy Nhất tâm vì thế gọi là Chân như. Tất cả những ngôn thuyết đều giả danh không thật, tùy theo Vọng niệm nên thật sự là Bất khả đắc. Dù gọi Chân như nhưng Chân như không có tướng. Đây là chỗ cùng cực của ngôn thuyết, dùng ngôn ngữ phủ định ngôn ngữ. Tuy nhiên Bản thể Chân như tuyệt đối không thể phủ định, bởi vì tất cả các pháp đều là Chân, cũng không thể thành lập bởi vì tất cả các pháp đều là Như. Vì thế nên gọi Chân như. Nên biết tất cả chư pháp không thể nói, không thể suy nghĩ, vì tất cả pháp đều là Chân như.
(hết trích)

Kính các Bạn : Chơn Như là khái niệm của Đại Thừa Bắc Tông PG.- Là của Tổ Mã Minh (mà TL bài bác !).

Có lẻ trước đây TL theo học HT. Th Thanh Từ về BTPG. Trong tiềm thức còn lưu lại đạo lý cao siêu. Nhưng sau khi viết ĐVXP. TL lở bài bác Tổ Mã Minh ĐT- PG. Nên sau đó thấy không êm. Ngài đặc thêm chữ Nguyên Thủy phía trước. Thành ra Nguyên Thủy Chơn Như ?.

Vậy TL hiểu về Nguyên Thủy thế nào ?

ĐVXP viết:
Giáo pháp chân chánh của Đạo Phật không bao giờ dùng những danh từ trừu tượng rất kêu như: Chân Không, Phật Tánh, Cực Lạc, v.v.. để lừa đảo tín đồ. Giáo pháp chân chánh của Đạo Phật luôn luôn chỉ thẳng, nói thật, nói cái sai, cái không đúng đạo đức nhân bản nhân quả của con người để con người tự giác sửa sai, làm đúng lại theo đạo đức làm người, làm Thánh, vì Đạo Phật đã xác định Thánh nhân không phải ngoài con người; ngoài con người không thể tìm có Thánh nhân được. Cho nên giáo pháp của Đức Phật là một giáo pháp không trừu tượng, ảo tưởng, mê tín, dị đoan, phi đạo đức, v.v... Ngược lại những giáo pháp mà Thầy Tổ của chúng ta đang tu theo, nó để lại một rừng kinh sách toàn là loại giáo pháp trừu tượng, ảo tưởng, mê tín, dị đoan, v.v... Lần lượt chúng tôi sẽ lật tẩy bộ mặt lừa đảo gian dối của nó để quý vị suy ngẫm. Nó đã giết chết Thầy Tổ của chúng ta bao đời, bao thế kỷ nay.

(TT. Th Đức Thiện Nhận xét đoạn văn trên: Thầy căn cứ vào đâu để tự biết rằng giáo pháp chân chánh của Đạo Phật không bao giờ dùng những danh từ trừu tượng như chân không, Phật tánh, cực lạc? Đây là một cách lý luận hàm hồ mà không đưa ra chứng lý! Thầy đã đọc hết kinh luật luận thuộc hệ NIKAYE chưa? Trong đó đầy dẫy những danh từ trừu tượng trong kinh luật, và nhất là trong luận tạng của các nhà Tiểu thừa như: Niết-bàn là trạng thái hoàn toàn an tịnh (Sānta) vi diệu (Paṇīta) và Cực lạc (Accanta-sukha), Vô thượng chánh đẳng chánh giác, chân đế, duyên khởi, Như lai tạng, Đại không, tiểu không, Vô ngã, Nhơn không, Như lai, tâm, tâm sở, Chơn không, hữu vi, vô vi ….., chúng có khác gì bên Đại thừa đâu! Và Thầy có biết kinh Tiểu thừa Pàli mà thầy cho là kinh điển nguyên thỉ đó có đúng là nguyên thỉ hay không? Thầy có biết kinh điển nguyên thỉ được ghi lại bằng thư tiếng gì không? Vào lúc bấy giờ tại Ấn độ, ngôn ngữ dùng để truyền đạt giao thiệp nhau qua lời nói thì thông dụng là ngôn ngữ Magadha, nhưng về ngôn ngữ dùng để ghi chép thành văn bản thì là ngôn ngữ Sanskrit chứ không phải ngôn ngữ Pàli. Ngôn ngữ Pàli là thứ ngôn ngữ mới được các bộ phái Tiểu thừa phát triển sau này tự đặt ra để phiên dịch lại kinh điển từ nơi ngôn ngữ khác (có thể là Sanskrit, vì ngôn ngữ chữ viết để ghi chép chỉ có chữ Sanskrit là thông dụng, chúng được sử dụng tại Ấn độ trước, sau và thời kỳ Phật còn tại thế. Ngôn ngữ này là ngôn ngữ chính dùng để ghi chép vào lúc bấy giờ như những tác phẩm văn học lớn: Như Rig-Veda, Śakuntalā của Kālidasa, những bộ sử thi như Mahābhārata, Rāmayana, những tác phẩm triết học như Brhadupanishad, Sakhyakārikā, Vāiśesikakārikā, cac tác phẩm ngữ học của Pànini, Patanjati, v.v…) để thành của mình, hay bất cứ một ngôn ngữ nào khác thì cũng vậy, ngôn ngữ Pàli chỉ là ngôn ngữ có sau này, trong thời kỳ các bô phái phát triển, vì vậy chúng không phải là ngôn ngữ nguyên thi, nên Kinh điển trong hệ thống Pàli NIKAYA không phải là kinh NGUYÊN THỈ, Vì khi dịch sang một thứ ngôn ngữ khác chúng không còn là nguyên thỉ nữa, vì chúng theo quan điểm cùng kiến giải của họ, kinh đã không còn trung thực nữa! và lúc này ngôn ngữ Pàli không còn trung thành với chính bản gốc của ngôn ngữ khác nữa, vì chúngđã bị các nhà Tiểu thừa cải biến theo kiến giải căn cơ hạ liệt của mình rồi! Chắc chắn là vấn đề ngôn ngữ học và nhất là ngôn ngữ cổ Thầy mù tịt, nên Thầy cứ tự cho rằng Kinh điển Pàli của Tiểu thừa là kinh điển NGUYÊN THỈ thì Thầy sai lầm to rồi. Tiếng Pàli là ngôn ngữ được các nhà Tiểu thừa sáng chế sau này, và chúng hiện diện để các nhà Tiểu thừa ghi chép theo tiếng Pàli của mình vào thời kỳ Kiết tập lần thứ tư tại Tích Lan, và lần kiết tập này chỉ có bên Tiểu thửa thôi (Theo Đảo sử Tích Lan). Chứ thật ra ngôn ngữ Pàli đâu có nguồn gốc phát xuất từ xa xưa ở Ấn độ, nó là ngôn ngữ ở ngoài Ấn độ, chứ không phài tiếng sử dụng của một dân tộc nào đó vào lúc bấy giờ ở Ấn độ. Vậy Thầy có còn cho nó là Nguyên Thỉ nữa hay không? Một con người thiếu học hành, thiếu nghiên cứu mà dám bạo phổi đứng ra viết những điều linh tinh thiếu chính xác thiếu dữ liệu, thiếu hiểu biết, mà còn huênh hoang tự đắc tự phong Thánh cho chính mình, bất kính Thầy Tổ thượng, trung, hạ toạ! Những điều chúng tôi viết ra đây là một sự thực, nếu Thầy không tin thì cứ viết thư qua hỏi hội Pàli text Society, là Trung tâm nghiên cứu kinh điển Pàli tại Luân đôn thì Thầy sẽ rõ liền, và lúc đó Thầy sẽ tự biết rằng mình nhầm lẫn to, chỉ vì sự học hành kém cõi thiếu hiểu biết của mình mà ra!. Một con người với tư cách như vậy không đủ để làm người huống chi là Thánh! Vậy thì giáo lý NIKAYA của Thầy đang tôn thờ và thực hành theo nó, chúng cũng chỉ là thứ giáo lý được sang định lại bỡi một thứ ngôn ngữ khác. Chúng không phải là ngôn ngữ thường dùng hằng ngày của một dân tộc nào đó tại Ấn độ, mà nó là ngôn ngữ tự đặt ra của các nhà tiểu thừa phát triển sau này. Và như vậy qua tam sao thất bổn, chúng được các nhà Tiểu thừa xào nấu, và tự cắt xén giáo lý nguyên thỉ của đức Phật theo kiến giải hạ liệt của mình, cũng giống như kiến giải thấp hèn hạ liệt của Thầy hiện nay, đã không theo được căn cơ lớn của Đại thừa, của Tối thượng thừa, nên đành phải làm kẻ bán đồ nhi phế giữa đường, quay sang tiểu thừa rồi tự phong thánh cho mình. Thầy tưởng rằng ai cũng cùng một thứ căn cơ hạ liệt như Thầy nên Thầy muốn khuấy động báng bổ giáo lý đại thừa hòng mọi người theo Thầy, qua cách lừa đảo chứng nghiệm tứ thiền gì đó, rồi bắt đầu ra sức chống báng Đại thừa một cách mục hạ vô nhơn, theo kiểu ếch ngồi đáy giếng nhìn trời bằng vung đó để hù doạ mọi người được sao? )

Ôi thật là:

CÁI HỌC NHÀ NHO
(nếu đổi lại chữ nhà nho.- thành nhà tui là hợp ở đây nha !)

Cái học nhà nho đã hỏng rồi,
Mười người đi học, chín người thôi.
Cô hàng bán sách lim dim ngủ,
Thầy khóa tư lương nhấp nhỏm ngồi
Sĩ khí rụt rè gà phải cáo,
Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi.
Tôi đâu dám mỉa làng tôi nhỉ?
Trình có quan tiên thứ chỉ tôi.
TRẦN TẾ XƯƠNG


Đoản khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần III Ch_nhu10
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,099
Điểm tương tác
1,040
Điểm
113
Bài 15.- Môn Phái (tt) - Sự hận thù & truyền kiếp : quyết tiêu diệt BT PG của A lahan Thánh tiên.

Nguồn cơn.- TL viết rằng:

Trong suốt hơn hai năm, Thầy Viện Chủ (TL) đã dùng tuệ Tam Minh xét duyệt toàn bộ kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông (chữ Hán và chữ Việt) trong các thư viện Phật Giáo. Thầy phân tích và xếp loại kinh sách nào đúng hay không đúng với PHẬT PHÁP, và nhờ vậy, bộ sách ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT được hình thành và được biên tập và in ấn dần từ cuối năm 1997 đầu năm 1998. Đồng lúc Thầy cũng biên soạn các sách khác, trong đó có hai bộ lớn là GIỚI ĐỨC LÀM NGƯỜI VÀ GIỚI ĐỨC LÀM THÁNH tức là nằm trong bộ sách ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ.
(nguyenthuychonnhu.net)


Vấn đề "Thâm thù, đại hận" của 2 tông phái (Dưới ngọn "tiện sản- giới đao" của TL).-

Đoản khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần III Tr_thz10

* TL Thông Lạc bài báng Đại Thừa PG qua ĐVXP và GIỚI ĐỨC LÀM NGƯỜI VÀ GIỚI ĐỨC LÀM THÁNH tức là nằm trong bộ sách ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ. gồm các luận điểm:
MỤC LỤC

I). Đại Thừa là của Bà La Môn để lừa đảo tín đồ Phật Giáo
II). Thiền Đông Độ là của Lão Giáo, gọi là "Thiền Giáo đồng hành"
III). Tịnh Độ, Pháp Hoa, Mật Tông, Thiền Tông là của Bà La Môn.
1. Tịnh Độ Tông là mê tín, lừa đảo, biến tu sĩ thành Thầy tụng
2. Mật Tông là tà thuật, biến ông Thầy thành Thầy Thầy bùa, v.v.
3. Pháp Hoa Tông là cúng bái, van xin nương vào thần quyền
4. Thiền Tông biến Phật Giáo vô ngã thành Phật Giáo hữu ngã
IV). Nói về vô ngã: Vô ngã ác pháp là Niết Bàn, chứ không phải vô ngã là Niết Bàn.
Vô ngã cả ác lẫn thiện là cây đá
V). Nói về hành thiền:
1. Ngồi thiền không động, không nói, không nghĩ thì như gỗ đá
2. Không chấp nhận hành không, hành ác, chấp nhận hành thiện

VI). - Thiền Đông Độ ức chế niệm thiện-ác là khai mở tưởng tuệ
- Lý Bát Nhã của Đại Thừa phá Phật Giáo tận gốc (Tứ Đế)
VII). - Thiền tông ức chế ý thức cho là định, đó là định ngoại đạo
Hết vọng phát sinh hiểu biết gọi là trí tuệ, sự thực là tưởng tri
Thiền sư hý luận, nói Đông nói Tây, la, hét, chỉ, trỏ, v.v.
VIII). Kinh Kim Cang: - Không có pháp hành, toàn hý luận suông
- Chưa ai làm được như kinh, toàn bánh vẽ
IX). Kinh PhạmVõng: - Không phải của Phật, là của Bà La Môn
- Kinh PhạmVõng có thâm ý diệt PhậtGiáo
X). Kinh Duy Ma Cật như rắn thêm chân để lường gạt Phật tử
XI). Kinh Thủ Lăng Nghiêm:
1. Lường gạt mọi người
2. Tánh thấy nghe giác sáng suốt mà chui vào cái đãy thối
3. Có Phật tánh mà ngu như con bò
XII). Kinh Viên Giác do Tổ thuyết để lường gạt tín đồ Phật Giáo
XIII). 1. Không có Di Lặc, chỉ là sản phẩm của Bà La Môn
2. Đưa Đức Di Lặc ra để làm cách mạng lật Đức Thích Ca
XIV). - Trung Quán Luận của Ngài Long Thọ là hý luận là bánh vẽ
- Các người tu theo đều chết đau đớn .
XV). 1. Kinh Địa Tạng là của Bà La Môn mục đích lường gạt
2. Cầu siêu làm tuần thất là mê tín
XVI). Thiền Sư Nguyên Thủy chưa đạt đạo:
1. Thiền sư Ajahn Chad viết tập Mặt Hồ Tĩnh Lặng sai giáo pháp
2. Thiền Sư Mahãsi, viết tập *** sai ý nghĩa của Phật
XVII). Tổng Kết
Trích Dẫn Tham Khảo
(link Bài quan trọng cần xem)
thuvienhoasen.org
(vì DĐ không cho phép. Các Bạn vào google tìm: Phản Biện Hiện Tượng Thích Thông Lạc - Toàn Không)


Ngài Ngạo Thuyết có bài viết:

Hóa giải thâm cừu, đại hận giữa các hệ phái đạo Phật (Ngạo Thuyết P. 1)

Thâm cừu, đại hận - Nghe có vẻ thật khoa trương song cụm từ đó cũng không phải là cách diễn đạt vô lối, đoản hậu.

Nếu tựa trên bình diện tổng thể về sự phân tranh giữa các hệ phái đạo Phật thì mọi người sẽ dễ dàng nhận ra sự rạn nứt, chẳng dung nhau giữa các pháp môn học Phật là thật có, việc tương tàn giữa các hệ phái đạo Phật đã là mối thù truyền kiếp từ rất lâu xa.

Và ngày nay điều đó vẫn đang tiếp diễn, việc những người học Phật khác tông phái, pháp môn dùng những lời thô trược, hằn học ném vào nhau đã trở nên thường đến rất đỗi thường.

Người học Phật lấy Từ bi hỷ xả làm gốc, lấy chánh kiến, chánh ngữ mà gieo duyên chánh pháp nhãn tạng Như Lai.

Thế sao… Vì đâu nên nỗi !!! (hết trích)

TL Th Thông Lạc tự xưng là A la Hán. ...Ồ...Thì ra A la hán cũng có thâm thù, đại hận !!!... Và thâm thù, đại hận đó có lẽ truyền kiếp đến nhiều thế hệ đời sau của ngài...nên thành những hệ lụy đau lòng ngày nay.


Đúng 0 giờ, ngày 02 – 01 – 2013 (tức ngày 21 – 11 năm Nhâm Thìn). TL chết, làm đám ma ở Chùa Am TN (nay là Nguyên thủy Chơn Như).

Sau khi mở lớp đào tạo A la hán & người đắc Đạo bị thất bại (đến sau khi chết .- chắc là tức tưởi lắm !).- Vì chưa có được nhiều đệ tử đắc A la hán như mong muốn của TL)

Ngài than thở và truyền kiếp mối thù và ý quyết toàn diệt Đại Thừa Bắc Tông PG. Cho đàn em- tử đệ...
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,099
Điểm tương tác
1,040
Điểm
113
Bài 16.- Môn Phái (tt) - Sự truyền thừa (chấp vá) & truyền kiếp mối thù quyết tiêu diệt BT PG của TL.

* Về sự truyền thừa (chấp vá):

Giáo Sư tiến sĩ Vũ Thế Ngọc có bài nhận định, sau:
Thời gian phong trào sinh viên xuống đường chống quân phiệt cuối thập niên 1960’s tôi thường để ý đền một thanh niên nhỏ bé nhưng mạnh mẽ thường đi gần. Hỏi ông bạn Thích Quảng Trí (chủ tịch ban đại diện sinh viên Phật khoa của Đại học Vạn Hạnh) tôi mới biết ông là Thông Lạc một sinh viên dự thính của Phật Khoa. Vài lần trò truyện tôi rất có cảm tình với một người rất nhiệt thành và yêu nước như ông. Thấy ông là người hiền lành và yêu thích Phật học nhưng không đọc đựơc sách Anh ngữ và Hán văn. Vì sách triết học Phật giáo lúc bấy giờ tương đối rất hạn chế nên tôi tặng cho ông bộ kinh Pāli Nikāya vừa được thầy viện trưởng Minh Châu dịch ra Việt văn.
.........
Cá nhân tôi chỉ là người nghiên cứu kinh điển nên luôn luôn tránh thảo luận về việc “chứng ngộ” và càng không có khả năng chứng minh việc thành tựu đắc ngộ thánh quả A-La Hán hay Phật quả của sư Thông Lạc. Tuy nhiên đây là một đề tài tranh luận lớn trong nôi bộ Phật giáo đương thời. Đã có rất nhiều tranh luận hiện đang còn đăng trong nhiều diễn đàn Phật học. Trong số đó có một bài phản biện dài của cư sĩ Tâm Diệu trong ban biên tập Thư Viện Hoa Sen - đặc biệt còn có một loạt bài nghiên cứu rất giá trị của Tỳ Kheo Thích Nguyên Hải là “Đối Thoại Với Thầy Thông Lạc” (đã đăng trong Thư Viện Hoa Sen từ ngày 6-6-2011). Tỳ kheo Nguyên Hải đã dùng chính kinh điển Pāli Nikāya để phân tích “Thầy Thông Lạc Hiểu Lầm Nhưng Lời Dạy Của Đức Thế Tôn Trong Kinh Tạng Nikāya” (chương 1), “Thầy Thông Lạc Sai Lầm Về Lịch Sử Phật Giáo Trung Hoa” (chương 2). Đặc biệt trong loạt bài này đã khẳng định trong chương 5 “Thầy Thông Lạc Không Đắc Tam Minh” và chương 6 “Thầy Thông Lạc Không Đắc Thánh Quả A La Hán, cũng không Đắc Quả Vị Nào Trong Tứ Quả”...
.....
Việc tranh luận sự chứng ngộ quả A La Hán của sư Thông Lạc có lẽ đã trôi vào quên lãng sau khi sư Thống Lạc viên tịch vào năm 2013. Đặc biệt là Tu Viện Chơn Như sau này hoàn toàn thất bại trong hứa hẹn sẽ sản xuất ra các vị A-La Hán và việc kiện tụng tài sản trong gia đình về việc kế thừa đất đai tự viện. Tuy nhiên hiện nay người ta lại nhắc đến Tu Viện Chơn Như vì người cháu của sư Thông Lạc, dương kim trụ trì tu viện...
(TS Vũ Thế Ngọc.- tản mạn về sư Thông Lạc) (hết trích)

Khi còn trụ thế (môn đệ gọi ngài là Phật VN) TL đã dạy : "Tu viện của chúng tôi chỉ còn lại một vài nguời sống đúng phạm hạnh, ly dục ly ác pháp, hiện giờ họ đang thực hiện khá sâu vào bốn thiền (Tứ Thánh Định) họ sẽ là người thắp sáng lại Đạo Phật sau này, nếu chúng sanh có đủ duyên, nếu không đủ duyên tức là thiếu phước thì những tu sĩ này sẽ không đủ nghị lực và bền chí chiến đấu lại những nghiệp lực cuối cùng của đời mình."(ĐVXP Tập 1)

(hết trích)

Thưa các Bạn: Chúng ta thử lần dò theo dấu vết, để tìm.- (bậc sống đúng phạm hạnh, ly dục ly ác pháp,): "hiện giờ họ đang thực hiện khá sâu vào bốn thiền (Tứ Thánh Định) họ sẽ là người thắp sáng lại Đạo Phật sau này, nếu chúng sanh có đủ duyên, nếu không đủ duyên tức là thiếu phước thì những tu sĩ này sẽ không đủ nghị lực và bền chí chiến đấu lại những nghiệp lực cuối cùng của đời mình."
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,099
Điểm tương tác
1,040
Điểm
113
Bài 17. - Môn Phái (tt) - truyền kiếp mối thù quyết tiêu diệt BT PG của TL.- Tổng đàn .- Do Thích Mật Hạnh làm viện trưởng:

Trước khi chết TL đã dạy : "Tu viện của chúng tôi chỉ còn lại một vài nguời sống đúng phạm hạnh, ly dục ly ác pháp, hiện giờ họ đang thực hiện khá sâu vào bốn thiền (Tứ Thánh Định) họ sẽ là người thắp sáng lại Đạo Phật sau này, nếu chúng sanh có đủ duyên, nếu không đủ duyên tức là thiếu phước thì những tu sĩ này sẽ không đủ nghị lực và bền chí chiến đấu lại những nghiệp lực cuối cùng của đời mình."(ĐVXP Tập 1)

Vâng thưa các Bạn:

* TL truyền kiếp và truyền ngôi Viện Trưởng (tu viện Tổng đàn TN):

+ người thắp sáng lại Đạo Phật sau này.- Thích Mật Hạnh.

Đoản khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần III Mat_he10

(Trích Fb Tu Viện Chơn Như):

Nhìn những hình ảnh này mong quí phật tử kỳ cựu và phật tử mới biết Chùa Am sẽ giác ngộ nhân quả không có kẽ hở. Gốc gác lịch sử Chùa Am vốn là của giòng tộc họ Lê. Cô Diệu Quang là em tên họ là Lê Kim Lệ, Mật Hạnh là cháu ruột của đức Trưởng Lão. Con của người em thứ 5. Tên là Lê Ngọc Ẩn. Quí phật tử có duyên dự thời pháp cuối cùng có phật tử hỏi: ''sao Thầy không ở phía trước Chùa Am lại ra phía sau?''. Ngài trả lời: ''Tại người ta cướp chùa...'' Tất cả diện tích đất phía sau có ra cũng do nhân quả ''người ta cướp chùa'' thành ra Phật ở đâu thì đệ tử hộ trì Chánh Pháp ở đó. Khu đất rộng lớn ở phía sau do cô Minh Châu tóc bạc phơ cúng đất nhiều, cộng với ít đất và 2 cái thất của Trang. Còn lại phần lớn là của phật tử Hà Nội, cả nước và hải ngoại cúng tiền cộng lại hàng tỷ, hàng tỷ... nhờ Trang mua thêm đất để xây thất. nhà để kinh sách, khu chuyên tu, khu tiếp nhận thành ra có cổng 1 và cổng 2 có ra vào năm 2009. Dần dà Trang đứng giấy đỏ đó là lẽ tự nhiên?
Do có nhiều phật tử thắc mắc tại sao đức Trưởng Lão giao đất đai, tu viện cho em cháu mà không giao cho người khác?
Vậy hình ảnh này thay cho câu trả lời giải mối nghi tình người thắc mắc rằng Ngài không giao cho em và cháu và cũng chẳng giao cho bất kỳ ai ngoài giòng tộc hay các đệ tử của Ngài.
Chúng ta từ nhân quả đến phải không quí phật tử.Khi còn trụ thế Phật VN (ám chỉ sư Thông Lạc) đã dạy''trong tu viện không có người chứng đạo''
Theo ý con trò thì quí phật tử hãy tự thắp đuốc, xây cất am thất, chùa, tịnh xá, TTAD tại địa phương của mình tinh cần tu tập Như lý tác ý, Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ ngồi chơi thảnh thơi vô sự để bảo trì ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT, NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY....( trích Fb Tu viện Chơn Như www.facebook.com)

Đó là hận thù trong nội bộ. Và còn những hận thù của ngoại bộ.(có lẻ TL cậy các đệ tử lớn sắp "Chuẩn La hán"...)
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,099
Điểm tương tác
1,040
Điểm
113
Bài 18. - Môn Phái (tt) - truyền kiếp mối thù quyết tiêu diệt BT PG của TL.- Phân đàn Hà Tỉnh .- Do Thích Nguyên Tánh đảm nhiệm:

Đoản khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần III Nguyen10

* Phân đàn 2 Môn Phái TL. - Chơn Như Hà Tỉnh. Trú xứ: 278 Nhơn Trung, Thạch Trung, Hà Tỉnh . Do Thích Nguyên Tánh cai quản.

Vị đệ tử trưởng tràng, có triển vọng nhất của TL có lẻ là Sư Nguyên Tánh.- Ngài trấn thủ cơ sở Nguyên Thủy 2 ở Hà Tỉnh.

Sư Nguyên Tánh ngài:

+ Tiếp nhận Tu Viện Chơn Như Hà Tỉnh (cơ sở 2.- phân đàn 2 .- Môn phái TL) .

+ thành lập thêm 3 chi nhánh :


+ 1.Tăng Đoàn Nguyên thủy khất thực đầu đà ngày 11/2/2019 (ngày 27.9.2023 tái khẳng định tại Nguyên thủy- Hà tỉnh- theo L Th Miển-),

- Sư Tánh giao do Sư Minh tuệ thực hiện và gầy dựng hạnh tu này. cấp cho Sư m tuệ Trú xứ Núi Sạn Nha trang.-

- Theo Châu huỳnh 89 .- Th Nguyên Tánh có 1 chi nhánh ở Thanh Hóa. - sau khi Tánh chết M Tuệ nổi lên từ Thanh Hóa -.

+ 2. Kết hợp Ni đoàn Đạo Nhân Quả do (Giáo chủ) là thầy Tái sanh tức Thích Đức Tịnh. Còn có tên Phước Thịnh- trước khi chết giao cho Ni chưởng quản.- hoằng Đạo trên mạng online)

+ 3. Tập đoàn trú xứ núi sạn.- gồm :

1.Sư Tâm Chỉ
2.Sư M Tuệ
và một số vị....

Đoản khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần III Screen72


( Các sự kiện này. có thể xem thấy trên các youtube Châu Huỳnh 89. Lê Thị Miễn. v.v...)


Có lẻ đúng như lời "TL trăng trối: "nếu không đủ duyên tức là thiếu phước thì những tu sĩ này...." (hết trích)

Sư Nguyên tánh (đệ tử đắc ý và là sư phụ M Tuệ) - Sư Tánh là người sáng tạo ra y 7 màu. Sư liên kết thầy Tái Sanh sáng lập ra Đạo Nhân Quả.

* Vào ngày 19 tháng 4 . 2024.- Sư Tánh Ngài đã đi "Nát bàn" từ Hà Tỉnh...(bằng chiếc xe đạp điện, ).- .trước khi chết ngài giao sự nghiệp lại cho sư pháp nhẫn.

Sự Nghiệp Nguyên Thủy Chơn Như quyết Tiêu diệt Bắc Tông PG, đến đây 3 trụ cột lớn là Thông Lạc, Nguyên Tánh, và thầy Tái sanh đều chết hết rồi... xem như ...Ô hô !!!... Chúng ta hãy chờ xem diễn biến...
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,099
Điểm tương tác
1,040
Điểm
113
Bài 19. - Đạo Nhân quả.

Theo nguồn tin từ TVHS

Trong những ngày vừa qua, chúng tôi nhận được nhiều nguồn tin nói về một đạo lạ mới xuất hiện tại Việt Nam. Các thành viên cả nam và nữ của giáo phái này mặc áo quần mầu vàng, đầu trọc, trông tựa như các tăng sĩ phái Khất Sĩ chính thống của GHPGVN.

Sau khi tìm hiểu, chúng tôi được biết giáo phái mới này tự xưng là “Đạo Nhân Quả”, không có trú xứ, chỉ hoạt động online trên không gian mạng với trang web: taisinhkhongcon.com, Facebook và điện thoại di động. Nhân vật giáo chủ giáo phái lạ này là một người ẩn danh, tự xưng là "Đức Cha Lành Tâm Phật".

Khi được một youtuber gặn hỏi một nữ tu đang tụ họp gần đoàn Phật tử tháp tùng theo Thầy Minh Tuệ bộ hành khất thực trên quốc lộ 1A thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình. Vị này cho biết họ là thành viên “Đoàn Khất Sỹ” thuộc Đạo Nhân Quả, cũng đang du hành khất thực theo hạnh - đầu đà nhà Phật. Tuy nhiên vì đa số là nữ giới nên họ không đi bộ mà di chuyển bằng xe auto. Mục đích của họ là truyền bá đạo mới nhằm “giúp nhân sinh ngày càng giác ngộ rõ hơn”. (lời của họ)

Theo trang web và Facebook của cái gọi là “Đạo Nhân Quả” này, họ đã và đang kêu gọi mọi người hãy cúng dường tịnh tài kể cả nhà cửa đất vườn vào “Quỹ Cúng Dường Tam Bảo” – để thiết lập những trú xứ và những trú xứ này sẽ trở thành ngôi nhà của Tam Bảo - Của Đức Phật Như Lai - Của Đoàn Khất Sỹ Thiêng Liêng.

Đoản khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần III - Page 2 Giao-p10

Giáo Phái Lạ


Trưa ngày 22/5/2024, tại khu vực Thầy Thích Minh Tuệ nghỉ bên đường quốc lộ 1A thuộc địa bàn tỉnh Quảng Bình, xuất hiện một nhóm người lạ, khoảng 15 đến 18 người nữ mặc y áo mầu vàng tựa như pháp phục của hệ phái khất sĩ đòi làm lễ xuất gia cho ba Phật tử. Sau một hồi tranh cãi và đích thân thầy Thích Minh Tuệ lên tiếng, họ kéo ra khu vực đối diện bên kia đường tự tổ chức xuống tóc, cạo đầu, tụng kinh và ca hát. Một lễ thế phát cạo tóc xuất gia ngay bên quốc lộ chưa từng có trong nhà Phật trước đây.

Theo chỗ chúng tôi được biết cái gọi là Đạo Nhân Quả này chỉ là một giáo phái nhỏ quy tụ một số nam nữ cạo đầu mặc áo vàng đi khất thực bằng xe hơi, họ sở hữu cả máy tính laptop và iphone cao cấp. Hiện tại chưa có trú xứ, nên không rõ Đoàn Khất Sĩ cả nam lẫn nữ, ban ngày đi khất thực, còn ban đêm không biết họ ngủ ở đâu? Khách sạn, Abnb, homestay hay nhà dân?. Theo nhà Phật, nam nữ tu sĩ không được đi gần nhau, không được ngủ chung trong một mái nhà….

Chính vì có những dấu hiệu lạ, nên chúng tôi viết bản tin này thông báo rộng rãi đến quần chúng để đề cao cảnh giác trước những lời khuyến dụ gia nhập đạo, cúng dường tiền và đất đai nhà cửa. Chúng tôi đề nghị Ban Tôn Giáo Chính Phủ và Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam nên điều tra và ít nhất là đưa giáo phái này vào danh sách các giáo phái có vấn đề cần quan tâm (cho người dân) và cần theo dõi (cho các cơ quan chức năng chính phủ vì biết đâu tình báo quốc tế muốn lập một kiểu như Pháp Luân Công để làm suy yếu, phân hóa các nước Châu Á).



Hoàng Liên Tâm
Biên Tập Viên
Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen

++++++++++++++++++++++++++++++++


Mô Phật. Loạt bài theo dòng lịch sử này (dựa vào nhiều nguồn tìm thấy được trên thế gian). VQ Xin tạm dừng tại đây (chờ có dữ liệu mới)

Kính chúc các Bạn an lạc, hạnh phúc.. An nhiên để tu hành.
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top