Đời là Đạo, Đạo là Đời

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 3 2007
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
Thông thường mọi người không chỉ riêng Phật Tử, mà gòm tất cả mọi người trong xã hội đều phân biệt Đạo khác với Đời, và Đời khác với Đạo. Cho nên nghĩ đến Tu Hành là phải vào Chùa, Tịnh Xá, Đạo Tràng, Tự Viện, Thất v.v... Còn khi bước ra khỏi chùa, đạo tràng, tự viện, tịnh xá, thất v.v... thì gọi là trở về với Đời, không còn ở Đạo nữa.

Tôi hôm nay mới tỏ ngộ rằng Đời là Đạo, Đạo là Đời hai bên chưa từng cách xa nhau một ly tất. Như bài Vô Tướng Tụng của Lục Tổ Huệ Năng trong Pháp Bảo Đàn nói:

Phật pháp tại thế gian
Bất ly thế gian giác
Ly thế mích bồ đề
Cáp như cầu thố giác


Tạm Dịch:
Phật Pháp ở tại thế gian
Chẳng rời thế gian mà có Giác Ngộ
Lỳ thế mà tìm Bồ Đề
Cũng như tìm sừng thỏ


Mê thì sống trong đời mà chẳng thấy biết đạo. Giác thì ở ngay nơi đời mà Ngộ Nhập đạo.

Cái Chùa, Tự Viện, Tịnh Xá, Tịnh Thất v.v... cũng là ở Thế Gian, ở nơi đời chứ có lìa bao giờ mà bảo vô Chùa thì là Đạo, còn ra khỏi cổng chùa là Đời! Nhưng chẳng qua ta phải nương nhờ trở về quy y thế gian trụ trì Tăng Bảo để mà các vị Tăng Ni có thể giúp cho chúng ta, hướng dẫn chúng ta phương pháp tu hành để được giải thoát yên vui từ những lời dạy của Phật trong Kinh.

Khi đã biết phương pháp thực hành rồi thì áp dụng mọi lúc mọi nơi mọi hoàn cảnh trong đời sống hằng ngày. Chứ đâu phải vào chùa mới gọi là tu đạo, còn bước ra cổng chùa là buông tất cả những gì mình học mình hành trong chùa đâu?

Thí dụ mình học phép Quán Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Bây giờ chỉ nói đến phép Quán Vô Thường thôi, thì ở chùa mình học từ Thầy Cô, và cũng thực tập, nhưng mà trở về nhà, sống trong đời sống hằng ngày ta cũng vẫn có thể tu tập Quán Vô Thường. Không nhứt thiết là phải ngồi yên nhắm mắt mà quán, mà có thể bất cứ lúc nào nơi nào.

Thí dụ việc làm của ta là Nghề Buôn Bán.

Ngồi ngoài chợ vậy mà thấy người qua kẻ lại đó cũng là Vô Thường, lúc bán đồ cho khách quán tiền có vô có ra cũng là vô thường. Từng hơi thở cũng là vô thường, từng lời nói, từng sự rung động di chuyển thân thể tay chân, âm thánh lớn nhỏ ồn ào của chợ búa cũng là vô thường.

Như vậy cái đạo lý "Vô Thường" của Phật Pháp có rời thế gian mà có không? hay là nó ngay nơi thế gian hằng ngày trong đời sống?

Quán rỏ thân ta, tâm ta, cảnh vật xung quanh cũng đều vô thường thì chúng ta từ từ sẻ buông xã bớt mọi thứ vì chúng ta biết chúng đều là vô thường, không nắm bắt hoặc giữ lại được. Chúng ta phải tập quán như thế cho nhuần nhiễn các pháp quán đó, thì đến khi sự việc lớn nào sẩy ra như ta bị mất tiền, người thân bị bệnh nặng mất, hay chính ta đi nữa thì do nhờ tu tập quán Vô Thường, Khổ, Vô Ngã hằng ngày nên thành thối quen mà ta vẫn bình tỉnh trước những sự cố ấy và buông xã mọi thứ ra đi nhẹ nhàn không gì luyến tiết và đau khổ.

Nếu là tu Tịnh Độ thì khi hiểu rỏ buông xã rồi thì chỉ một tâm mà niệm Phật cầu sanh Cực Lạc, mọi thứ đều không nghĩ đến nữa.

Nếu như ta không tập hằng ngày, không thành thối quen, thì khi việc cố gì lớn sẩy ra như người thân chết, mình bịnh sắp chết, cháy nhà, động đất thiên tai lũ lục v.v... mình sẽ kinh hải lo sợ đau khổ dữ lắm! Mà làm vậy thì có ích gì? Cái nầy là tôi nói thật!

Ngay khi người thân ta bịnh chết hay ta, ta phải quán ngay lập tức có sanh thì phải có già, có bệnh có chết, các bậc thánh từ xưa đến nay cũng không khỏi, bởi vì thân tứ đại phải hoàn trả lại cho tứ đại, nhân duyên hòa hợp thì thành thân nầy, nhân duyên biệt ly thì thân nầy tan rả. Sanh rồi diệt, diệt rồi sanh. Đó là chuyện bình thường, đương nhiên của vạn vật vũ trụ mà thôi!

Người Phật Tử, nhứt là người Phát Tâm Bồ Đề phải nên làm sao mà ngay khi thân ta bịnh, ta vẫn có thể thuyết pháp.

Tôi cũng nghĩ đến việc nầy rồi, chủng bị tinh thần rồi, dù là tôi không đến nỏi già lắm nhưng tôi nghĩ trước và chủng bị trước rồi. Tôi nguyện còn một hơi thở cuối cùng của đời mình cũng dùng thân nầy mà thuyết pháp lợi ích cho mọi người xung quanh tôi, dù tôi chỉ là một cư sĩ.

Giả sử ai đến thăm bệnh mà hỏi tôi, "ông thấy sao, khỏe không?"

Tôi sẽ mỉm cười đáp: "tôi lúc nào cũng bình an, chỉ thân nầy đau bịnh là chuyện đương nhiên, có sanh tức có diệt, thân ai từ xưa đến nay mà bất diệt bao giờ, nói diệt mà đâu thật diệt, vốn là tứ đại nay về với tứ đại mà thôi, chẳng qua do nhân duyên hòa hợp thì gọi là "sanh" có thân nầy, nay do nhân duyên biệt ly thì gọi là "diệt" thân nầy mất, chúng ta chỉ nhìn trên hình tướng mà thấy biết sai lầm cho là có sanh diệt đó thôi, kỳ thật đâu có sanh diệt cái gì, ngôn từ giả tạm để nói chuyện cho hiểu vậy thôi. Ông hãy nhìn kỹ và quán rỏ thân nầy nó là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, còn Năm Âm thì Giai Không, có chi gọi là ta, của ta, bản ngã của ta đâu? Vốn là giả chẳng thật thì ông chớ lầm nhận là thật mà sanh mọi khổ đau.

Ông há chẳng nghe Kinh Bát Đại Nhân Giác nói sao? "Thế gian vô thường, quốc độ mong manh, tứ đại khổ không, năm ấm vô ngã, sinh diệt đổi dời, hư ngụy vô chủ, tâm là nguồn ác, thân là mọi tội, quán sét như vậy, xa dần sinh tử."

Hãy lấy thân tứ đại khổ không, năm ấm vô ngã, sinh diệt đổi đời sắp hư hoại nầy để làm điển hình và sự chứng minh chân thật cho lời Kinh Phật nói trên, mà thiểu dục tri túc, an bần giữ đạo, tinh tấn tu hành, giác ngộ giải thoát. Vậy ông đừng lo cho tôi làm gì vô ích, hãy lo cho chính ông đi! Hãy gắng lên để giải thoát!

Ông hãy về lo việc nhà và làm những việc cần làm, còn nếu rảnh rổi muốn ở lại một lát nữa thì nhờ ông Niệm Phật cùng với tôi, giúp tôi chánh niệm, sớm được Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng quan lâm tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc thế giới.

Nam Mô A Mi Đà Phật... Nam Mô A Mi Đà Phật... Nam Mô A Mi Đà Phật..."
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 3 2007
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
Nói tóm lại Đạo và Đời khác nhau ở mê và ngộ không ở hình tướng

Mê thì đời và đạo cách xa một trời một vực
Ngộ thì đời và đạo chẳng lìa xa trong gan tất

Không phải bận áo nầy thì gọi là đạo, bận áo kia thì gọi là đời. Không phải Phật Tử vào chùa bận áo tràng thì gọi là vào đạo, còn khi cởi áo tràng ra về nhà thì gọi là ra đời. Khiến cho ai cũng nghĩ vào chùa thì mới gọi là tu, còn về nhà thì hết tu cho nên sự tu hành gián đoạn và chỉ hạn buộc ở chùa.

Tu hành là từ nơi thân, khẩu, ý của mình hằng ngày mà tu sửa khi đối người tiếp vật dù là ở chùa hay ở nhà, ở công ty v.v...

Nói những lời như vậy không phải phủ nhận chùa là nơi thích hợp cho người muốn yên tịnh tu hành. (Bởi vì chùa có đại chúng tu nên có một cái lực mạnh thúc đẩy ta tinh tấn tu hành, còn ở nhà thì chỉ mình ta, nếu ta yếu ý chí thì dễ giải đãi. Người mới tu hành Phật Pháp nên đi chùa để tu học và hành thực tập. Biết cách tu rồi thì áp dụng vào đời sống hằng ngày, không phải chỉ mỗi tuần đi chùa một lần tụng kinh hay ngồi thiền, hay nghe giảng, hay làm công quả là được rồi, mà phải thật sự mọi lúc mọi nơi đều đem ra áp dụng tu hành.)

Cũng không phải nói vậy để bất kính gì với ai, mà là để mọi người hiểu rằng Phật Pháp không hạng buộc nơi chùa, mà rộng khắp pháp giới, nơi nào và hoàn cảnh nào cũng có thể đem giáo lý của Phật ra áp dụng tu hành vào đời sống hằng ngày.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên