Đối trị tham ái bằng cách hành phép đầu đà

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Một trong những mục đích luân lý và đạo đức là sống hòa thuận, hài hòa với những người bạn tinh thần. Mục đích của chúng ta là vậy chứ không phải chỉ nhằm thỏa mãn những ham muốn ích kỷ của mình. Hiểu biết vị thế và tôn trọng các bậc truởng thượng là một phần quan trọng của giới luật mà chúng ta hành trì.

Muốn sống hài hòa với mọi người, chúng ta phải loại bỏ tính kiêu căng tự phụ, cho mình là quan trọng hơn cả, đồng thời cũng không dính mắc vào những lạc thú phù du. Nếu không vất bỏ yêu ghét, thực ra bạn chưa có được chút nỗ lực tinh tấn nào. Không vứt bỏ có nghĩa là đi tìm an bình nơi không bình an. Hãy tự khám phá chân lý này. Chẳng cần phải lệ thuộc vào một đạo sư bên ngoài -- thân và tâm không ngừng dạy ta. Hãy lắng nghe bài thuyết giảng của chúng để không còn hoài nghi nữa.
Con người luôn luôn bị dính mắc vào ý nghĩ cho mình là lãnh tụ, người lãnh đạo. Cũng có kẻ dính mắc vào chuyện mình là một học trò, một môn đệ. Có ai tự hào rằng mình không phải là học trò khi mình có thể học hỏi ở tất cả mọi vật? Ai có thể dạy dỗ tất cả mọi điều mà không phải là thầy?

Hãy lấy việc vái lạy làm phương cách bảo vệ thế giới quanh bạn. Hãy vái lạy một cách tôn kính và đầy tình thương. Khi trở về cốc liêu một mình, hãy để mọi thứ xuống và việc trước tiên là nằm dài ra lạy. Muốn đi ra ngoài để quét dọn, hãy nằm dài ra lạy trước. Lúc quét dọn xong trở vào, lại tiếp tục lạy nữa. Vào nhà vệ sinh, phải vái lạy trước. Và vái lạy trước khi trở về phòng. Hãy nhủ thầm, "Mọi lỗi lầm do thân, khẩu, ý tôi gây ra, cầu mong đuợc tha thứ." Luôn luôn giữ mình chánh niệm.

Tu sĩ chúng ta là những kẻ đại may mắn. Chúng ta có chỗ ở, có bạn lành, có cư sĩ hỗ trợ và có Giáo Pháp. Chỉ còn việc thực hành nữa thôi.

Tiết chế lời nói

Muốn nói ít thì chỉ nói khi có ai hỏi, chỉ nói khi cần. Khi có ai hỏi, "Sư đi đâu?" chỉ cần trả lời, "Đi lấy gỗ mít." Nếu họ hỏi tiếp, "Lấy gỗ mít để làm gì?" chỉ trả lời, "Để nhuộm y." Thay vì trả lời dài dòng, "Tôi vừa từ Bangkok đến. Tôi nghe nói quanh đây có nhiều gỗ mít tốt. Vì vậy tôi đến kiếm một ít đem về nhuộm y. Tồi vừa mới may xong chiếc y tuần rồi. Còn anh thì sao, tuần này thế nào?"

Kẻ xuất gia không nên nói nhiềuthích quần tụ. Điều này không có nghĩa là phải hoàn toàn tịnh khẩu. Nhưng nhà sư chỉ nói khi cần thiết và hữu ích. Trong tu viện của ngài Ajahn Chah, buổi chiều sau khi các nhà sư đã kéo nước, quét dọn, tắm rửa, không còn nghe một âm thanh nào ngoài tiếng dép đi kinh hành của các nhà sư. Thường thì mỗi tuần một lần, các nhà sư vào giảng đường để nghe chỉ dẫn hoặc học hỏi giáo lý. Xong xuôi, các vị lại trở về cốc liêu để ngồi thiền hay đi kinh hành. Các đường đi lại trong thiền viện đã khá mòn trước đây, nhưng ngày nay vì các nhà sư ít đi lại nên người ta chỉ thấy dấu chân những con chó trong làng.

Càng ngày càng khó tìm ra những thiền viện tốt đẹp. Bởi thế một số nhà sư cho rằng Phật Giáo chỉ chú trọng vào việc nghiên cứu học hỏi giáo lý mà không thật sự thực hành. Khắp nơi người ta chỉ lo đốn cây khai rừng để tạo nên những ngôi chùa mới mà chẳng lưu tâm gì đến việc luyện tâm. Ngày xưa trái lại, các thiền sư chỉ sống với thiên nhiên mà không kiến tạo gì cả. Ngày nay các tín đồ xem việc xây dựng chùa chiền là hoạt động chính của tôn giáo và đó là lãnh vực mà nhiều người ưa thích. Như vậy cũng đúng. Nhưng chúng ta phải hiểu mục đích của việc xây dựng chùa chiền. Việc thực hành giáo pháp của nhà sư chiếm khoảng 80 đến 90% thì giờ, thời gian còn lại dành để giúp đỡ mọi người. Lại nữa, muốn dạy người khác, tự mình phải kiểm soát được mình; có kiểm soát được chính mình mới có đủ khả năng giúp đỡ người. Đừng mang gánh nặng của kẻ khác. Những buổi nghe Pháp là cơ hội để kiểm điểm lại tâm mình, kiểm điểm lại sự thực hành của mình. Điều quan yếu là phải thực hành những điều đã học hỏi. Bạn có thể tìm thấy những lời dạy dỗ này trong chính bản thân bạn không? Bạn đã thực hành đúng hay gặp một vài khuyết điểm? Bạn có tầm nhìn đúng không? Không ai có thể thay bạn làm những điều này. Bạn không thể diệt hoài nghi nhờ nghe người khác. Bạn có thể tạm thời xoa dịu mọi nghi nan của bạn, nhưng chuyện rồi đâu lại vào đấy, và nhiều câu hỏi lại phát sinh ra. Cách duy nhất để chấm dứt hoài nghi là chính bạn phải tự mình diệt chúng.

Chúng ta phải dùng phương pháp độc cư trong rừng để thanh lọc tâm chứ không phải để tách rời với mọi người hay để đào thoát. Làm thế nào có thể đào thoát khỏi tâm chúng ta; làm thế nào có thể trốn khỏi vô thường, khổ và vô ngã, khi chúng nó có mặt khắp nơi? Chúng chẳng khác nào mùi hôi thối của phân. Dầu dính ít hay nhiều vẫn hôi như nhau.

Đối diện với tham ái

Nếu đời sống thế tục thuận lợi cho việc hành thiền, Đức Phật đâu có khuyến khích chúng ta đi tu làm gì. Thân và Tâm chúng ta là những băng đảng cướp của giết người luôn luôn lôi kéo chúng ta đến hầm lửa tham lam, sân hận, si mê. Đời sống thế tục có rất nhiều khó khăn trở ngại, ngũ dục luôn luôn lôi cuốn. Chúng mời gọi chúng ta đến căn nhà ái dục với một giọng nói ngọt ngào thân thiện, "Đến đây! Hãy đến đây!" Và khi bạn đến gần, cửa mở, súng nổ.

Bạn có thể đối trị tham ái bằng cách hành phép đầu đà -- chỉ dùng các vật dụng cũ kỹ, không hấp dẫn, hoặc hành thiền quán sát tử thi. Xem mọi người, kể cả chính bạn, chỉ là những xác chết, những bộ xương. Hành thiền cách này thực ra không phải dễ, bởi vì khi chợt thấy hình ảnh một cô gái đẹp, bạn sẽ không còn thấy xác chết nữa.

Niệm thân là cách tập luyện để đối kháng lại những quan niệm sai trái của mình. Chúng ta thường xem thân này tốt đẹp. Trong khi đó Đạo giải thoát bảo ta nhìn cơ thể này chỉ là những tập hợp của vô thường và bất toại nguyện. Khi chúng ta còn trẻ trung, khoẻ mạnh, chưa nhuốm bệnh ngặt nghèo, chúng ta dễ có những hành động và ý nghĩ sai lầm -- cái chết đối với chúng ta thật xa vời, chẳng phải sợ hãi gì cả. Những người không hành thiền thì mãi đến lúc mang bệnh nặng hay tuổi già đến, họ mới thay đổi quan niệm. Tại sao phải đợi đến lúc ấy? Hãy làm như người đã chết, mặc dầu lòng tham ái của bạn không bao giờ chết; đúng vậy, nhưng xem chúng như đã chết.

Đôi khi cần phải đi đến một thái cực, chẳng hạn sống gần với thú dữ, thấy nguy hiểm đe doạ tánh mạng mình, bạn không còn thì giờ để nghĩ đến tình dục nữa. Bạn cũng có thể bớt ăn hay nhịn ăn để giảm sự kích thích.

Một số nhà sư sống trong nghĩa địa, lấy tử thi làm đề mục hành thiền. Đây là đề mục có hiệu quả chế ngự tình dục. Lúc còn trẻ tôi thích sống với những người già, hỏi họ thử xem cái già đến với họ như thế nào? Khi nhìn họ, tôi nhận thức được rằng chúng ta ai cũng phải đi con đường này. Tâm luôn luôn nghĩ đến cái chết, đến sự hủy diệt; không còn chút quyến luyến hay kỳ vọng gì vào cuộc đời này sẽ khiến chúng ta cảm thấy hoan hỉ và định tâm. Khi thấy sự vật như nó đang hiện hữu, nghĩa là thấy sự vật theo chân tướng của nó, ta sẽ không bị nó ràng buộc. Sau đó, khi đã có tâm định kiên cố, chúng ta sẽ không còn gặp khó khăn nữa. Chúng ta còn bị ái dục lôi kéo vì thiền tâm chưa kiên cố. Khi trở thành những nhà sư sống trong rừng, chúng ta không còn để cho phiền não tự do hòanh hành nữa, vì chúng ta đã nếm mùi những cú đá khá đau của chúng. Chỉ có kiên nhẫn và chịu đựng mới là phương thuốc thích hợp. Thực vậy, trong lúc hành thiền, chẳng có gì cả ngoài sức chịu đựng. Thế mà nhờ sự chịu đựng, tất cả đều sẽ thay đổi.

Có nhiều người cho rằng chúng ta điên khi thấy chúng ta ngồi trong rừng bất động như những tượng đá. Nhưng họ đã sống ra sao? Họ cười, họ khóc, họ dính mắc vào sự vui buồn. Có khi họ giết nhau hay tự sát vì tham lam sân hận. Vậy thì ai điên đây?

Hãy luôn luôn nhớ kỹ trong tâm: Tại sao ta xuất gia? Người nào đến hành thiền như chúng ta mà không hưởng được hương vị giải thoát thì đã phí thì giờ vô ích. Những cư sĩ, với gia đình, nghề nghiệp, trách nhiệm, mà còn nếm được hương vị giải thoát, huống hồ một người xuất gia. Một tu sĩ nếu chịu hành thiền chắc chắn sẽ thành công.

Theo: Mặt hồ tĩnh lặng
Người dịch: Tỳ khưu Khánh Hỷ Aggasami Trần Minh Tài
Nguồn: Buddha Sasana

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Buồn chán không phải là chuyện thật. Nếu nhìn gần, chúng ta sẽ thấy tâm luôn luôn hoạt động. Như vậy ta luôn luôn có việc để làm. Hãy nương tựa vào chính mình để làm công việc lặt vặt trong nhà như dọn dẹp sạch sẽ sau khi ăn, làm công việc trong nhà một cách thận trọng và chánh niệm, không khua chén bát, không đóng sầm cửa. Những việc lặt vặt này giúp bạn tiến hành định tâm và khiến cho việc hành thiền dễ dàng hơn. Chúng cũng có thể chứng tỏ rằng bạn thật sự có chánh niệm hay vẫn còn lạc lối trong phiền não.

Bạn, những người Tây phương, hay vội vã. Bởi thế bạn cũng sẽ có hạnh phúc, đau khổ và phiền não cực lớn. Nếu bạn hành thiền đúng đắn, việc đương đầu với nhiều vấn đề của bạn sẽ là nguồn gốc của trí tuệ thâm sâu sau này.
Xả bỏ

Làm bất cứ việc gì cũng với tâm xả bỏ. Đừng kỳ vọng sự đền đáp hay tán dương. Nếu xả bỏ một ít sẽ có một ít bình an. Nếu xả bỏ nhiều sẽ được nhiều bình an. Nếu xả bỏ hoàn toàn sẽ được bình an hoàn toàn và cuộc tranh đấu với thế gian này đi đến chỗ chấm dứt.

Đương đầu với tâm mình

Đạo, Quả và Niết Bàn không phải là chuyện ngẫu nhiên đạt được. Đạo, Quả, Niết Bàn phát sinh từ sự thực hành đúng, từ chánh tinh tấn, từ can đảm, dám tập luyện, suy nghĩ và bắt tay vào việc. Nỗ lực này bao gồm cả việc đối kháng hay đương đầu với chính tâm bạn.

Đức Phật dạy chúng ta đừng tin vào tâm vì nó phiền não, bất tịnh, không thể hiện Giới hạnh hay Pháp. Trong tất cả mọi cách thực hành khác nhau mà chúng ta chú tâm nỗ lực, chúng ta phải đối kháng lại con tâm này. Khi tâm bị đối kháng, nó trở nên nóng và âu sầu, lúc ấy chúng ta sẽ phân vân chẳng biết ta đi có đúng đường không.sự thực hành bị phiền não tham ái xâm nhập nên chúng ta đau khổ đến nỗi có thể quyết định ngưng hành thiền nữa. Nhưng Đức Phật dạy chính đó là sự thực hành đúng đắn; phiền não này chớ không phải bạn, đang bùng cháy. Đương nhiên là việc hành thiền khó khăn chứ không phải dễ.

Nhiều nhà sư hành thiền chỉ tìm giáo pháp phù hợp với sách vở, kinh điển. Dĩ nhiên, vào thời kỳ học hỏi nghiên cứu, phải y cứ vào kinh điển. Nhưng lúc "chiến đấu" với phiền não, phải chiến đấu ngoài sách vở. Nếu căn cứ vào mô mẫu có sẵn, bạn không thể đứng vững trước quân thù. Kinh điển chỉ đưa một mô mẫu và có thể khiến bạn quên mình, bởi vì chúng đặt căn bản trên trí nhớ và khái niệm. Suy nghĩ theo khái niệm phát sinh ra ảo tưởng, mơ mộng viển vông, có thể đưa bạn lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục, một nơi xa vời của tưởng tượng, vượt ra ngoài chân lý đơn giản nằm ngay trước mắt bạn.

Nếu chịu khó rèn luyện, trước tiên bạn sẽ nhận thấy rằng thân ẩn cư là điều quan trọng. Khi sống ẩn cư bạn có thể nghĩ đến lời khuyên của Ngài Sariputta về ba loại ẩn cư: thân ẩn cư, tâm ẩn cư, xa lánh phiền não cám dỗ ẩn cư. Ngài nói rằng: "Thân ẩn cư là nguyên nhân tạo nên tâm ẩn cư, và tâm ẩn cư là nguyên nhân phát sinh tị phiền não ẩn cư." Dĩ nhiên, khi tâm bạn yên tĩnh, bạn có thể sống bất kỳ nơi nào. Nhưng trong giai đoạn đầu tìm hiểu giáo pháp thì "Thân ẩn cư" có giá trị vô lường. Ngay hôm nay hay một ngày nào đó bạn hãy đi ra khỏi xóm làng, ngồi xuống. Hãy tập một mình. Bạn cũng có thể một mình leo lên đỉnh đồi cao đáng sợ. Rồi bạn sẽ bắt đầu hiểu rõ: nhìn vào chính mình thật sự sẽ như thế nào.

Đừng quan tâm đến việc có an tịnh hay không. Càng thực tập bạn càng tạo nên những nhân đúng và sẽ quen thuộc với những gì xẩy ra. Đừng sợ bạn sẽ không thành công, không đạt được sự an tịnh. Nếu nghiêm chỉnh thực hành, bạn sẽ trưởng thành trong Giáp Pháp. Ai tìm sẽ thấy. Chỉ người ăn mới no.

Theo: Mặt Hồ Tĩnh Lặng
Người dịch: Tỳ khưu Khánh Hỷ Aggasami

 

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Người say đắm trong ái dục là tự lao mình vào phiền não như con nhện vướng vào lưới của mình. Ai thoát khỏi sự rang buộc của tham ái thì không còn thống khổ nữa.










Tháng sáu

Ngày 04 tháng sáu

Người tham ái bị kẹt trong lưới tham

Kinh Pháp Cú 323-324

323. Người say đắm trong ái dục là tự lao mình vào phiền não như con nhện vướng vào lưới của mình. Ai thoát khỏi sự rang buộc của tham ái thì không còn thống khổ nữa.

324. Đừng luyến ái dĩ vãng, hiện tại, hay tương lai. Hãy vượt qua bờ bên kia của kiếp nhân sinh trần tục với tâm giải thoát, để khỏi chịu cảnh sinh tử luân hồi trở lại với mình.

Người dịch: Đinh Sĩ Trang

Ngày 05 tháng sáu

156. A IV 269

Bốn pháp giúp nữ nhân thành tựu sự chiến thắng

Tăng Bộ Chi Kinh, Chương Tám Pháp, Phẩm Ngày Trai Giới, Câu (IX) (49) Ở Đời Này 2-7

2. … Đầy đủ bốn pháp, nữ nhân thành tựu sự chiến thắng ở đời này. Đời này rơi vào tầm tay của nàng. Thế nào là bốn?


3. Ở đây, này Visàkhà, nữ nhân có khả năng khéo làm các công việc, biết thâu nhiếp các người phục vụ, sở hành vừa ý chồng, biết giữ gìn tài sản cất chứa. Này Visàkhà, thế nào là nữ nhân có khả năng khéo làm các công việc?

4. Ở đây, này Visàkhà, nữ nhân phàm có những công việc trong nhà, thuộc về len hay vải bông, ở đây nữ nhân ấy thông thạo, không biếng nhác, tự tìm phương pháp làm, vừa đủ để tự mình làm, vừa đủ để sắp đặt người làm. Như vậy, này Visàkhà, là nữ nhân có khả năng khéo làm các công việc. Và này Visàkhà, thế nào là nữ nhân biết thâu nhiếp các người phục vụ?

5. 5. Ở đây, này Visàkhà, trong nhà người chồng, phàm có nô tỳ nào, hay người đưa tin, hay người công thợ, nữ nhân biết công việc của họ với công việc đã làm, biết sự thiếu sót của họ với công việc không làm, biết sức mạnh hay không sức mạnh với những người đau bệnh; biết chia đồ ăn, loại cứng và loại mềm, mỗi người tùy theo phần của mình. Như vậy, này Visàkhà, là nữ nhân có khả năng biết thâu nhiếp các người phục vụ. Và này Visàkhà, thế nào là nữ nhân sở hành vừa ý chồng?

6. Ở đây, này Visàkhà, nữ nhân, những gì người chồng không vừa ý, dầu cho có vì sanh mạng, nàng cũng không làm. Như vậy, này Visàkhà, nữ nhân sở hành vừa ý chồng. Và này Visàkhà, thế nào là nữ nhân biết giữ gìn tài sản thâu hoạch được?

7. Ở đây, này Visàkhà, phàm có tiền bạc, lúa gạo, bạc và vàng người chồng đem về, nữ nhân ấy bảo vệ, phòng hộ chúng, giữ gìn và nữ nhân ấy cũng không bao giờ ăn trộm, sử dụng sai mục đích hoặc tiêu xài hoang phí.

Ngày 06 tháng sáu

Hành động ác sẽ quay lại hại người ác

Kinh Pháp Cú 240

240. Như rỉ sét do sắt sinh rồi trở lại ăn sắt. Ác nghiệp do con người tạo ra, rồi sẽ quay trở lại dẫn dắt con người vào cõi khổ.

Người dịch: Đinh Sĩ Trang

Theo: Daily Readings from the Buddha’s Words of Wisdom của Đại đức Shravasti Dhammika

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên